Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt) Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh quảng nam (tt)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền cấp cơ sở (hay còn gọi là chính quyền cấp xã) có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền Nhà nước với nhân dân, thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cơ sở (hay còn gọi CBCC cấp xã) có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cơ sở Trong nhiều văn kiện của Đảng đều khẳng định vai trò của cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng CBCC cấp xã là những người gần dân nhất, sát dân nhất Chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng đắn đến mấy nhưng sẽ khó có được hiệu lực, hiệu quả cao nếu như không được triển khai thực hiện bởi một đội ngũ CBCC cấp xã có năng lực pháp luật tốt Chính vì đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa,
có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị
Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng của công
Trang 2tác cán bộ Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ CBCC cấp xã đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có phẩm chất, đạo đức và năng lực ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở trong công tác cán bộ Do vậy, nâng cao năng lực cho CBCC cấp xã là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã trong sạch, vững mạnh, đủ khả năng thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
để thực hiện trọng trách là “công bộc” của nhân dân
Trong quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 18-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, đánh giá công chức Việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác của CBCC; thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng CBCC.Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của CBCC.Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của CBCC”
Đánh giá CBCC là khâu quan trọng đầu tiên của công tác quản
lý nhân sự trong một tổ chức, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp CBCC phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến
bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CBCC.Từ những phân tích nêu trên về tầm quan trọng của khâu đánh giá CBCC trong công tác quản lý CBCC cấp xã ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, tôi chọn đề tài
“Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để
Trang 3nghiên cứu, tìm hiểu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài đánh giá CBCC cấp xã, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về chất lượng đội ngũ CBCC và có những đóng góp nhất định trong việc hoạch định chủ trương, chính sách và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở nước ta Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên tập trung chủ yếu về mặt phương pháp luận, hoặc nghiên cứu ở phạm vi rộng (toàn bộ đội ngũ CBCC Nhà nước) chưa chuyên sâu về đội ngũ CBCC cấp xã, mặt khác do nghiên cứu đã lâu nên có nhiều nội dung không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi như hiện nay
Dưới góc độ khoa học, các công trình nghiên cứu nói trên rất
có giá trị đối với những người quan tâm đến vấn đề đánh giá CBCC cấp xã nói chung và đối với tác giả nói riêng Vận dụng kinh nghiệm đánh giá CBCC của các nước vào Việt Nam như: Hoàn thiện hệ thống quan điểm, tiêu chí, căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, ban hành các quy chế, quy định tiêu chuẩn năng lực của cá nhân người lãnh đạo, quản lý trong việc đánh giá cán bộ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và pháp luật về đánh giá CBCC cấp xã, qua khảo sát, đánh giá thực trạng CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện đánh giá CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung
Trang 43.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đề ra, Luận
văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm đánh giá CBCC cấp xã mà các địa phương đã làm có hiệu quả để áp dụng trong công tác đánh giá CBCC cấp xã ở tỉnh Quảng Nam
- Đánh giá thực trạng CBCC cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và xác định nguyên nhân của hạn chế
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện đánh giá CBCC đáp ứng yêu cầu CCHC ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đánh giá, phân loại CBCC cấp xã hàng năm ở tỉnh Quảng Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác đánh giá CBCC tại 244 (207 xã, 25 phường, 12 thị trấn) đơn vị hành chính cấp
xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Về thời gian: Nguồn số liệu để phân tích thực trạng tác giả lấy trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016 và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện đánh giá CBCC cấp xã giai đoạn 2017-2025
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về “Đánh giá chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” Luận văn có kế thừa và phát triển những giải pháp
về đánh giá chất lượng đối với cán bộ chủ chốt và công chức ở cơ sở của các công trình khoa học có liên quan
Trang 55.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh, xử lý thông tin, phương pháp tổng hợp Ngoài ra luận văn còn
sử dụng, kế thừa thành quả của một số công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo, tài liệu liên quan
- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua 200 phiếu khảo sát
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa quy
định pháp luật về CBCCvà đánh giá CBCC, xác định những nhân tố tác động đến việc đánh giá CBCCvà chất lượng CBCC; làm rõ ý nghĩa quan trọng của công tác đánh giá CBCC đối với việc nâng cao chất lượng CBCC
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ
sung những vấn đề lý luận góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về “Đánh giá cán bộ CBCC cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” Luận văn là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, giảng dạy và nâng cao chất lượng của CBCC cấp xã, đáp ứng yêu cầu của công cuộc CCHC Kết quả của luận văn còn sử dụng, tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở Trường chính trị tỉnh
và những người làm công tác cán bộ
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
Chương 2: Thực trạng đánh giá cán bộ, công chức cấp xã từ
Trang 6thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện đánh giá cán
bộ, công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1 Khái niệm đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:“Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã), là công dân Việt Nam, được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND),
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”
1.1.2 Khái niệm đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: “Đánh giá là nhận xét, bình phẩm
về giá trị” Còn dưới góc độ khoa học quản lý về đánh giá thì đó là quá
trình thu thập, xử lý thông tin để định lượng tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có hiệu quả
Đánh giá CBCC cấp xã là hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong kiểm tra, nhận xét CBCC trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa mục tiêu, tiêu chí xác định cho từng CBCC với tình hình thực tế của việc thi hành công vụ từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng, kỉ luật và các chế độ khác đối với CBCC cấp xã
Trang 71.2 Nội dung, mục đích và ý nghĩa của đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.2.1 Nội dung của đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
1.2.1.1 Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc
1.2.1.2 Đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao 1.2.1.3 Đánh giá tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
1.2.1.4 Đánh giá thái độ phục vụ nhân dân
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của đánh giá cán bộ, công chức cấp
xã
1.2.2.1 Mục đích của đánh giá
Thứ nhất, đối với cá nhân CBCC cấp xã: Việc đánh giá giúp
người CBCC có nhận thức rõ về bản thân trong thực thi nhiệm vụ
Thứ hai, đối với chính quyền cấp xã: Giúp người lãnh đạo chỉ
ra điểm mạnh, điểm yếu của CBCC Thông qua đánh giá CBCC, sẽ nhận thấy những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, phân công công việc, trong kế hoạch hoạt động của cơ quan
1.2.2.2 Ý nghĩa của đánh giá
Việc đánh giá là hoạt động thường xuyên, một trong chức năng của Nhà nước Qua đánh giá sẽ góp phần nhìn nhận đúng thực trạng đội ngũ CBCC để từ đó có những giải pháp, biện pháp khắc phục yếu kém trong công tác tổ chức cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
1.3 Phương pháp, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
1.3.1 Phương pháp đánh giá
1.3.1.1 Phương pháp đánh giá theo nhận xét
Thực chất của phương pháp này là cách “bình bầu cuối năm”
Trang 8Cuối năm, mỗi CBCC viết một bản kiểm điểm cá nhân, tự nhận xét, đánh giá về ưu, khuyết điểm của mình trong năm công tác;
1.3.1.2 Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm
Theo phương pháp này thì ứng với các tiêu chuẩn là một bảng điểm cho một tiêu chuẩn Thủ trưởng cơ quan đánh giá kết quả làm việc của CBCC sẽ cho điểm đối với mỗi CBCC, sau đó thông báo cho người được đánh giá biết
1.3.1.3 Phương pháp đánh giá theo giao kết hợp đồng
Với phương pháp này thì hằng năm thủ trưởng cơ quan ký kết với mỗi cá nhân CBCC một bản hợp đồng về nhiệm vụ công tác mà CBCC đó phải đảm nhiệm và hoàn thành trong năm
1.3.1.4 Phương pháp đánh giá của đồng nghiệp
Phương pháp này tiến hành theo hình thức dùng phiếu hỏi ý kiến hay phỏng vấn trực tiếp Trên cơ sở kết quả tổng hợp phiếu, tổng hợp ý kiến báo cáo và đưa ra ý kiến về mặt công tác hoặc về năng lực, đạo đức CBCC
1.3.2 Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
nhân dân”;
CBCC chính quyền cấp xã là người trực tiếp làm việc và sinh
Trang 9hoạt cùng với người dân Cho nên đạo đức của người CBCCsẽ có tác động rất lớn đối với người dân, có ảnh hướng rất lớn đối với hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã
1.3.2.3 Tiêu chí về trình độ năng lực
Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người CBCC Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của người CBCC
Năng lực của chủ thể bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó có
2 yếu tố quan trọng cơ bản tạo thành hai điều kiện cần và đủ cho chủ thể: đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi
1.3.2.4 Tiêu chí về hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao Thứ nhất là trình độ (trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị)
Trình độ văn hóa: Nó là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách
trong thực tiễn
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được
đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học
Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định
lập trường quan điểm của CBCCNhà nước nói chung và CBCCchính quyền cấp xã nói riêng Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của
tổ chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính
Nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội
Thứ hai: sức khỏe (thể chất tâm lý): Sức khỏe của mỗi con
người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là
Trang 10thể lực và trí lực Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linh hoạt trong phản ứng xử lý công việc
1.3.2.5 Tiêu chí về uy tín trong công tác
Uy tín là kết quả của sự phấn đấu rèn luyện gian khổ, bền bỉ của bản thân cán bộ Đặc biệt với người lãnh đạo cần phải giành lấy uy tín tuyệt đối trong tập thể bằng chính tài năng, đức độ, nghị lực, bằng ảnh hưởng tư tưởng và hành động thực tế của mình chứ không phải bằng danh hiệu và chức vụ hoặc bằng thủ đoạn và tiểu xảo
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cán bộ, công chức cấp xã
1.4.1 Yếu tố khách quan
1.4.2 Yếu tố chủ quan
1.5 Kinh nghiệm đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tại một số địa phương ở Việt Nam
1.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
1.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.5.3 Kinh ngiệm của tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Vị trí và đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam
2.1.2 Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trang 11* Về số lượng (thống kê đến thời điểm tháng 12/2016)
- Tổng số CBCC của UBND cấp xã tỉnh Quảng Nam: 5287
người Cụ thể: (Xem bảng 2.2)
+ Tổng số cán bộ: 2521 người
+ Tổng số công chức: 2766 người
Bảng 2.2 Số lượng CBCC cấp xã tỉnh Quảng Nam phân theo chức danh
Các chức danh Thời điểm 31/12/2016
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp xã, tính
đến tháng 12/2016 - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam)
* Về cơ cấu
Bảng 2.3 Số lượng CBCC cấp xã tỉnh Quảng Nam phân theo cơ cấu,
độ tuổi và thành phần dân tộc
5287 Nam Nữ Kinh Thiểu
số
Dưới
30
Từ 31 đến dưới 40
Từ 41đến
50
Từ 51 đến 60
Số lượng 3884 1403 4126 1161 1103 2332 1227 625
Tỷ lệ % 73.5 26.5 78 22 20.8 44.1 23.2 11.9
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp xã, tính
đến tháng 12/2016 - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam)
Qua số liệu thống kê cho thấy, đội ngũ CBCC cấp xã tỉnh Quảng Nam có số lượng cơ bản đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm
vụ quản lý của địa phương
2.1.2.2 Về trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Tính đến tháng 12/2016, tổng hợp trình độ đội ngũ CBCC cấp
xã tỉnh Quảng Nam như sau:
Trang 12Trình độ học vấn, chuyên môn (Xem bảng 2.4)
Bảng 2.4 Tổng hợp trình độ chuyên môn của CBCC cấp xã tỉnh
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp xã, tính
đến tháng 12/2016 - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam)
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC cấp xã, tính
đến tháng 12/2016 - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam)
Trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc (Xem bảng 2.6) Bảng 2.6 Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của CBCC cấp xã tỉnh
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng,chất lượng CBCC cấp xã, tính đến
tháng 12/2016 - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam)