Nhận thức được tầm quan trọng về việc đánh giá sựphát triển của trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 23/2010/TT-BGDĐTngày 23/7/2010 về việc ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG XUÂN CỪ
Hà Nội, 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trìnhnào khác
Người viết cam đoan
Hoàng Thị Hà
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2 Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 16
1.3 Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 17
1.4 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 20
1.5 Yếu tố tác động đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong trường mầm non 24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ 5 - 6 TUỔI THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI -HÀ NỘI 32 2.1 Một số nét về giáo dục mầm non quận Hoàng Mai 32 2.2 Đặc điểm tình hình của 3 trường mầm non công lập được chọn nghiên cứu thực trạng 34
2.3 Tóm tắt về hoạt động khảo sát 35
2.4 Thực trạng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng Mai 37
2.5 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non Quận Hoàng Mai theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 44
2.6 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong các trường mầm non quận Hoàng Mai 54
2.7 Đánh giá chung về thực trạng 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI 61
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 61
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo bộ chuẩn phát triển tại các trường mầm non quận Hoàng Mai - Hà Nội 62
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
3.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp mầm non 33Bảng 2.2 Ý kiến của giáo viên về việc hiểu biết về nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi 37Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 39Bảng 2.4 Ý kiến của giáo viên về việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng Mai 40Bảng 2.5 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và cha mẹ trẻ về việc phối hợp với phụ huynh trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn 42Bảng 2.6 Ý kiến của GV về công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá trẻ
Bảng 2.7 Ý kiến của GV về tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi của hiệu trưởng tại các trường mầm non quận Hoàng Mai 46Bảng 2.8 Ý kiến đánh giá của GV về công tác kiểm tra, đánh giá GV trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi của hiệu trưởng các trường mầm non trong quận Hoàng Mai 49 Bảng 2.9 Ý kiến của CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tronghoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại các trường mầm
non 51 Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về việc xây dựng Bộ công cụ đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trong quận Hoàng Mai 53 Bảng 2.11: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi theo bộ chuẩn phát
triển 55 Bảng 3.1 Ý kiến của giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn 67 Bảng 3.2 Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp Tăng cường quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai 75 Bảng 3.3 Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển củatrẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng Mai - Hà Nội 76
Trang 5NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
3 CBQL – GV – NV Cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và xã hội Một đất nước, một
xã hội tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc vào những hạt giống này Phần lớncác quốc gia đang coi những năm đầu đời như điểm khởi đầu cần thiết cho một thế hệcông dân có đủ năng lực Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáodục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ tìnhcảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ tiếp thu được quachương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thànhcông sau này của trẻ Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵnsàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao cho mỗi quốc gia.Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt
có tác dụng lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo Ngày nay, việc nângcao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xãhội Thực hiện nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản toàn diện, toàn ngành GD-
ĐT đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh trong hoạt động học tập, phương pháp dạy học được coi là mộttrong những thành tố quan trọng của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tậpnhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học
Trong bối cảnh đổi mới và phát triển giáo dục như hiện nay, việc đánh giá tronggiáo dục không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung và đây là vấn đề đang rất đượcquan tâm Đánh giá giáo dục vừa là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học quản lýgiáo dục, vừa là một công cụ hữu hiệu của quản lý giáo dục nhằm đánh giá giá trị củagiáo dục để điều chỉnh, kiểm nghiệm trình độ phát triển của giáo dục và cải tiến đểgiáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng xã hội Trong mỗi nhàtrường, đánh giá được coi là một yếu tố cấu thành của đổi mới toàn diện, đánh giá cótác dụng xem xét và điều chỉnh các hoạt động giáo dục, khẳng định kết quả đạt được,đưa ra những nhận định về xu hướng tiến bộ, dự báo sự phát triển và đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
1
Trang 7Theo chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6tuổi được thực hiện dựa trên 5 lĩnh vực phát triển của trẻ Bên cạnh đó, còn dựa vàocác tiêu chí cụ thể để đánh giá xem trẻ có phát triển theo đúng độ tuổi, có khả năng sẵnsàng bước vào lớp 1 hay không Nhận thức được tầm quan trọng về việc đánh giá sựphát triển của trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 23/2010/TT-BGDĐTngày 23/7/2010 về việc ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi với 4lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số cụ thể để đánh giá trẻ về các mặt phát triển.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và
có thể làm được dưới tác động của giáo dục Đây là xu hướng chung của các nước trênthế giới nhằm nâng cao và giám sát chất lượng giáo dục Đồng thời, là cơ sở để thiết kế
và điều chỉnh chương trình giáo dục Đây là một bước đi mới nhằm đánh giá năng lực, củatrẻ 5 tuổi với những chuẩn, những chỉ số cụ thể giúp cán bộ quản lý, giáo viên và phụhuynh rất nhiều trong việc đánh giá trẻ 5 tuổi để từ đó có những phương pháp, biện phápphù hợp để chăm sóc giáo dục trẻ, tạo tâm thế cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả cơ sở giáo dục mầm non phải thực hiệnchăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình của Bộ GD&ĐT ban hành Nhưng đó làchương trình khung phải tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng vùng miền đểxây dựng kế hoạch thực hiện chương trình một cách hiệu quả và phù hợp Nói nhưvậy có nghĩa là cách thực hiện chương trình ở các trường, các vùng miền là khác nhaunên kết quả triển khai thực hiện chương trình cũng vì thế mà không thể giống nhau.Cũng có nghĩa là trẻ ở các trường, các vùng miền sẽ không đạt các chỉ số nhưnhau Việc đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn phát triển không phải là đểđánh giá xếp loại, so sánh trẻ này với trẻ kia, hay dùng để đánh giá giáo viênmà nó
có vai trò rất quan trọng là căn cứ để giáo viên điều chỉnh chương trình: nộidung, hình thức, phương pháp giáo dục và phối hợp với phụ huynh trong việcchăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1đồng thời giúp cho các cấp quản lý xây dựng tài liệu liên quan để định hướng cho sựphát triển toàn diện của trẻ mầm non với chất lượng tốt nhất Để đạt được mục tiêunày đòi hỏi người giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của Bộ chuẩnphát triển trẻ em 5 tuổi, hiểu và
Trang 82
Trang 9thực hiện đúng quy trình đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi em đồng thờithực hiện việc đánh giá trẻ một cách thường xuyên, hiệu quả.
Việc triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầmnon Quận Hoàng Mai - Hà Nội trong đó có trường Mầm non Tuổi Thơ - Hoàng Mainơi tôi đang làm quản lý đã được thực hiện từ năm học 2013- 2014, đến nay vẫn còngặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định, dẫn đến chưa thực sự góp phần vào nâng caochất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi trong các nhà trường Có nhiều nguyênnhân dẫn đến các hạn chế trong việc đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn: Có nhiều chỉ số(120 chỉ số), nhiều chỉ số khó, nhiều chỉ số không có minh chứng rõ ràng, bộ chuẩn rasau chương trình nên thiếu sự đồng nhất, nhiều giáo viên còn hiểu về chuẩn một cách
mơ hồ, một số giáo viên đánh giá theo cảm tính, đánh giá trẻ theo ý kiến chủ quan củamình không theo chuẩn hoặc không theo đúng quy trình đánh giá, thực hiện đánh giátrẻ theo bộ chuẩn vẫn mang tính hình thức, qua loa đại khái, làm cho có nhưngnguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý của các Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởngphụ trách chuyên môn chưa có các biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả trong đánhgiá, buông lỏng trong quản lý, phó mặc công tác đánh giá trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cho giáo viên
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, là một cán bộ quản lýtôi luôn tự hỏi mình phải làm gì, chỉ đạo, phối hợp như thế nào với các tổ chức, thànhviên trong và ngoài nhà trường như thế nào để quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5- 6 tuổitheo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được hiệu quả góp phần nâng cao chất lượngtoàn diện trong nhà trường, vì thế tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạtđộng đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng Mai, HàNội” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ khi xuất hiện mô hình nhà trường, các hình thức đánh giá người họccũng ra đời Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia có những hình thức đánh
3
Trang 10giá khác nhau nhưng đều đưa ra những quy định chuẩn, phù hợp với yêu cầu của giáodục và của xã hội hiện tại.
Đầu thế kỷ XVI, nhà giáo dục vĩ đại J.A Comenxki (1592-1670) đã đưa ra môhình nhà trường và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng Đó là nhà trường đượcphân theo cấp học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; các môn học trong nhà trườngđược quy định chặt chẽ có chương trình, có nội dung cụ thể thống nhất; thời gian đàotạo cũng được ấn định, đương nhiên cách đánh giá học sinh cũng được quy định rõràng [19, tr8]
Đến thế kỷ XVIII thì hệ đánh giá chất lượng đầu tiên được áp dụng phổ biếntrong nhà trường Lúc đầu hệ đánh giá có 3 bậc chính: Tốt - Trung bình - Kém Tuynhiên để đánh giá được theo 5 bậc chất lượng học sinh thì phải kiểm tra như thế nào đểđánh giá được chính xác, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng caochất lượng dạy và học mới là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm [15,tr 5]
Hiện nay, những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới luôn ưu tiên quantâm cho GDMN, trong đó đánh giá trẻ mầm non ở những nước đó được coi là mốiquan tâm số một của toàn xã hội Ở Singapore, CTGDMN là chương trình khung Việcban hành khung CTGDMN của Bộ Giáo dục là một thành tựu quan trọng củaSingapore Khung chương trình được thiết kế để giải thích quan điểm của chúng ta vềđiều gì sẽ tạo ra một nền GDMN có chất lượng dựa theo những đánh giá cụ thể vớiriêng từng trẻ Chương trình chỉ ra cách học phù hợp với trẻ ở giai đoạn mẫu giáo, vàcũng quan trọng không kém, chương trình chỉ ra việc dạy cần phải tiến hành như thếnào trong những năm đầu của trẻ để có Việc dạy trẻ và đánh giá trẻ tiến hành songsong hai chiều, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.[15, tr 5-6]
Ở Na Uy, chính phủ nước này đã dùng ¼ tổng ngân sách chi cho giáo dục để đầu
tư cho GDMN Các loại hình GDMN ở nước này phát triển đa dạng Ở đó, khi mộttrường mầm non được mở ra phải có sự kiểm định chặt chẽ của nhà nước về CSVC,chất lượng GV…Về CTGDMN của Na Uy: Mỗi trẻ được xây dựng riêng một chươngtrình học tập, kết quả phát triển của trẻ được đánh giá sát sao, cụ thể theo các tiêu chíphù hợp với chương trình học tập Việc đánh giá trẻ được kết hợp giữa giáo viên vàphụ huynh.[15,tr 6]
4
Trang 112.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống lýluận QLGD, giáo dục Đại học, quản lý nhà trường, quản lý chất lượng giáo dục; cónhiều công trình xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá và quản lý hoạt độngđánh giá của người học
Trong cuốn “Quản lý giáo dục”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã bàn đến sự khác
biệt của quản lý giáo dục với quản lý kinh tế xã hội: “Trong giáo dục, rất khó đolường, đánh giá việc đạt được các mục đích Trong các trường học có khá nhiều nhân
tố cản trở việc đánh giá trực tiếp thành tựu hay mức độ đạt được mục tiêu.Việc thiếunhững căn cứ chấp nhận được trong việc đánh giá sẽ tạo nên những khó khăn nghiêmtrọng trong quản lý ”.[19, tr 24-25]
Trong cuốn “Quản lý chất lượng trong giáo dục-đào tạo”, tác giả Nguyễn Đức
Chính có nêu: “Nếu như kiểm soát chất lượng là hình thức quản lý chất lượng phùhợp với cơ chế tập trung; quản lý chất lượng tổng thể phản ánh trình độ phát triểncao của các trường học thì bảo đảm chất lượng phù hợp với cơ chế chuyển đổi trongquản lý giáo dục ở nước ta” [13, tr 28-31]
Trong công trình nghiện cứu “Về việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo đến trường phổthông” do phòng Tâm lý -Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học tiến hành năm 1992-
1993 đã sử dụng bộ test “Đến tuổi học” và một số trắc nghiệm thích hợp để đánh giá
sự chuẩn bị của trẻ đã học mẫu giáo với việc đến trường phổ thông Tác giảNguyễn Thị Hồng Nga với đề tài nghiên cứu “Góp phần hoàn thiện bộ trắc nghiệm
đo lường mức độ sẵn đi học của trẻ 6 tuổi vào lớp 1” đã xây dựng bộ trắc nghiệmdựa trên mục tiêu, nội dung, yêu cầu của mẫu giáo và giáo dục tiểu học, cụ thể làlớp 1 Bộ trắc nghiệm tỏ ra hiệu quả và có khả năng để đánh giá sẵn sàng đi học củatrẻ đầu lớp 1 ở các thành phố,thị xã Trong 2 năm 1996-1997, Trung tâm nghiêncứu giáo dục mầm non thuộc viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng
bộ công cụ đánh giá chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ ở trường mầm non trọngđiểm (khối nhà trẻ)” Bộ công cụ này đã được xây dựng một cách khoa học, hệ thống
có sự kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước và đã được thử nghiệm ở cáctrường mầm non điểm của nội thành Hà Nội.[23, tr 19-20]
5
Trang 123 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài tập trung vào các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đánh giá trẻ
- Nghiên cứu thực tiễn hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá sựphát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại cáctrường mầm non Quận Hoàng Mai - Hà Nội
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫugiáo 5- 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng chămsóc - giáo dục tại các trường mầm non Quận Hoàng Mai, Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi trong các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi tại các trường mầm non công lập quậnHoàng Mai
Địa bàn và khách thể nghiên cứu thực trạng được thực hiện tại 03 trườngmầmnon công lập tại quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tổng số khách thể nghiên cứu: gồm 21 CBQL, 46 GV lớp 5 tuổi và 150 PHHSlớp 5 tuổi
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luậncủa quản lý giáo dục Cụ thể như sau:
6
Trang 13Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo theo
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của hiệu trưởng và hoạt động đánh giá trẻ của giáo viên để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Quản lý đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Vì vậy,trong luận văn này, quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩnphát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non được xem xét như là kết quả tác độngcủa nhiều yếu tố Tuy nhiên, trong từng thời điểm từng hoàn cảnh khác nhau có yếu
tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều, có yếu tốtác động ít Việc xác định đứng vai trò của từng yếu tố trong nhũng hoàn cảnh có thể
là điều cần thiết Vì vậy, trong nghiên cứu này, quản lý đánh giá trẻ theo Bộ chuẩnphát triển trẻ em được xem xét trong mối liên hệ về nhiều mặt
Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em tại các trường mầm non phải nghiên cứutrong sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quátrình quản lý tại các trường Thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lýhoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em tại cáctrường mầm non ở thời gian hiện tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành giáo dục và đàotạo; các tài liệu lý luận về quản lý, đánh giá trẻ mầm non, Bộ chuẩn phát triển trẻ emnăm tuổi và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát : Quan sát hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên,
cácgiờ dạy của giáo viên trên lớp có liên quan đến đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn pháttriển trẻ em 5 tuổi
Phương pháp phỏng vấn/trò chuyện : Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với cán bộ
triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Phòng GD&ĐT Quận HoàngMai; Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, đại diện công đoàn tại cơ sở giáo dục
Trang 147
Trang 15Phương pháp điều tra, khảo sát: Thông qua phiếu điều tra đối với CBQL,
GV,PHHS để biết được những vấn đề về đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển
Phương pháp thống kê toán học:Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra,
đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về quản
lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Kếtquả này sẽ góp phần nâng cao năng lực đánh giá trẻ cho giáo viên mầm non và hiệuquả quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ emnăm tuổi trong các nhà trường
6.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở khoa học để chỉ ra những ưu điểm, hạnchế của vấn đề quản lý hoạt động đánh giá trẻ mầm non theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5tuổi để từ đó đề xuất, đưa ra một số biện pháp thực hiện công tác quản lý hoạt độngđánh giá trẻ của các trường mầm non quận Hoàng Mai
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho việc quản lý hoạt động đánh giá sựphát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ở các trường mầm non trên địabàn Thành phố Hà Nội
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn sẽ có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giá
o Chương 2:Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của
trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non QuậnHoàng Mai- Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non Quận HoàngMai- Hà Nội
Trang 168
Trang 17Chương 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Quản lý
Quản lý không những là một hoạt động cụ thể mà đã trở thành một khoa học,một nghệ thuật và trở thành một trong những nghề phức tạp nhất trong xã hội hiệnđại -nghề quản lý Chính vậy mà lý luận về QL ngày càng phong phú và phát
triển Có nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh khái niệm “Quản lý”:
Theo Harold Koontz (Mỹ) thì: “QL là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phốihợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của cả nhóm Mục tiêu của nhà QL
là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhómvới thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì QL làmột nghệ thuật, còn với kiến thức thì QL là khoa học”[19, tr 8]
Theo Đại Bách khoa toàn thư liên Xô, 1977: “ Quản lí là chức năng của những hệthống có tổ chức với bản chất khác nhau( xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảotoàn cấutrúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình,mục đích hoạt động”[18, tr28]
Theo tác giả Vũ Dũng - Nguyễn Thị Mai Lan: ‘ Quản lý là sự tác động cóđịnh hướng, có mục đích có kế hoạch và hệ thống thông tin của chủ thể đến kháchthể của nó”[14, tr52-53]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu “Đại cương
về khoa học Quản lý” cho rằng “Quản lý là hoạt động đạt đến mục tiêu của tổ chứcbằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra”.[8, tr 9]
Từ các cách tiếp cận nêu trên, có thể thấy một điểm chung nhất khi quan niệm vềQuản lý: Quản lý là hoạt động có mục đích của con người, là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.Quản lý là một hoạt động thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồnlực
Trang 189
Trang 19một các tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất Quản lý làquá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc các thành viên thuộcmột hệ thống đơn vị sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thànhtựu của xã hội.
1.1.2 Quản lý giáo dục
Khái niệm QLGD hiện nay có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau:
Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý giáo dục (vĩ mô) là hoạt động tự giác của chủthể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát… một cách cóhiệu quả nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triểngiáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội " “ Quản lý giáo dục (vi mô) thựcchất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởitập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằmhình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhàtrường [20, tr10,12]
Theo tác giả Bush T: “Quản lý giáo dục một cách khái quát, là sự tác động có tổchức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theocách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là qúa trình tác động có kế hoạch, có
tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới thành tố của quá trình dạy học – giáo dụcnhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước
đề ra” [19, tr 16]
Từ các nhận xét trên, có thể kết luận như sau: QLGD là những tác động có hệthống, có ý thức, có mục đích, hợp với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáodục vận hành liên tục, phát triển mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng Haynói cách khác: QLGD là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch hợp quyluật của chủ thể quản lý đến tập thể GV, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh vàcác lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệuquả mục tiêu giáo dục
10
Trang 20Có một số loại đánh giá:
Đánh giá sơ khởi (placement): đánh giá có thể thực hiện đầu quá trình tác
động giáo dục để giúp tìm hiểu đặc điểm hay trình độ hiện tại của đối tượng, từ đó tìmcách tiếp cận về nội dung và phương pháp quản lý và giáo dục sao cho phù hợp
Đánh giá chẩn đoán (diagnostic): dựa trên những dữ kiện nhất định, đánh giá
chẩn đoán đưa ra những nhận xét về đối tượng nhằm tìm ra những khó khăn của đốitượng, những nguyên nhân dẫn đến hành vi này hay hành vi khác, kết quả này hay kếtquả khác để từ đó tìm các biện pháp khắc phục hoặc dự báo về sự phát triển tiếp theo
Đánh giá quá trình (formative): là hoạt động diễn ra trong tiến trình thực hiện
hoạt động giảng dạy cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm mục tiêu cảithiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy Đánh giá quá trình còn giúp chẩn đoán hoặc đokiến thức và kĩ năng hiện tại của học sinh nhằm xác định một chương trình học tươnglai cho phù hợp
Đánh giá tổng kết (summative): hay còn gọi là đánh giá kết quả thường được
thực hiện vào cuối thời kỳ giáo dục có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung
cấp thông tin về sự thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi kết thúc một khóa học, lớp học hoặc môn học/ học phần, chương trình
Đánh giá dựa theo chuẩn (norm): Là so sánh thành tích của các đối tượng
cùng được đánh giá với nhau Đó là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức
11
Trang 21độ cao hay thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác trong cùng mộthoạt động.
Đánh giá dựa theo tiêu chí (criterion): Là người học được đánh giá dựa trên
các tiêu chí đã được xác định rõ ràng về thành tích đạt được so với chuẩn đầu ra haymục tiêu đã đề ra ở đó hoạt động học tập của người học được so sánh với mục tiêuhọc tập cố định, xác định những gì người học cần biết, cần hiểu và có thể làm Khiđánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp vềnăng lực của người khác mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính người đượcđánh giá so với các tiêu chí cụ thể [16, tr 30- 47]
1.1.4 Chức năng, nguyên tắc, quy trình của đánh giá trong giáo dục
1.1.4.1 Chức năng của đánh giá trong giáo dục
Chức năng định hướng: Kết quả đánh giá có thể đo lường và dự báo trước khả
năng học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời xác định những điểmmạnh, điểm yêu của học sinh giúp cho giáo viên thu thập được các thông tin về kiếnthức, kỹ năng, hứng thú của học sinh với môn học, xem xét sự khác biệt giữa các họcsinh đồng thời giúp cho giáo viên đưa ra những quyết định liên qua đến các vấn
đề như: lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy và các yếu tố kháctrên cơ sở căn cứ vào khả năng, hứng thú học tập của học sinh Việc đánh giá nàycũng làm cơ sở cho việc lựa chọn, bồi dưỡng năng khiếu hay xếp nhóm để cónhững tác động hiệu quả
Chức năng kích thích, tạo động lực: Đánh giá là một phần không thể thiếu của
mọi hoạt động xã hội Mỗi cá nhân, khi thực hiện một công việc nào đó bao giờ cũng
có nhu cầu được đánh giá, chính vì vậy đánh giá sẽ mang lại sự thoả mãn nhu cầu cho
cá nhân, kích thích cá nhân tiếp tục tìm sự thoả mãn trong đánh giá khi hoàn thànhnhiệm vụ nào đó Sự đánh giá có kèm theo hình thức củng cố luôn có ý nghĩa kíchthích hành vi, tạo động lực cho sự phát triển tiếp theo Đánh giá trong giáo dục có thểkích thích tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng của những đối tượng được đánhgiá, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức
Trong quá trình quản lý dạy và học, căn cứ vào đặc điểm công việc và qui địnhhoạt động của ngành giáo dục chúng ta có thể sử dụng đánh giá để tăng cường tinh
12
Trang 22thần cạnh tranh giữa các đối tượng được đánh giá, từ đó có thể giúp cho những đốitượng này thực hiện được những mục tiêu đề ra trong tương lai.
Chức năng xác nhận: Nhằm xác định mức độ mà người học đạt được các mục
tiêu học tập đồng thời làm căn cứ cho những quyết định phù hợp Chức năng này có ýnghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là mặt xã hội Đánh giá xác nhận bộc lộ tínhhiệu quả của quá trình giáo dục, đào tạo
Chức năng hỗ trợ: là chẩn đoán, điều chỉnh để hỗ trợ việc học tập, giúp cho quá
trình dạy học có hiệu quả [21, tr 17-19]
1.1.4.2 Những nguyên tắc đánh giá trong giáo dục
Đánh giá phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Tính khách quan, công bằng: Tính khách quan là yêu cầu đương nhiên của mọi
hình thức đánh giá Đánh giá khách quan, công bằng mới có thể kích thích, tạo độnglực cho người được đánh giá và cho những kết quả đáng tin cậy làm cơ sở cho cácquyết định quản lý khác Nếu đánh giá thiếu khách quan, thiếu công bằng kết quả đánhgiá không có ý nghĩa đối với giáo dục, nó có thể làm cho giáo dục đi chệch hướng, nótriệt tiêu động lực phát triển, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển xã hội
Khi đánh giá cần ngăn ngừa được các yếu tố dẫn đến đánh giá không chính xác:yếu tố chủ quan của người đánh giá, công cụ và môi trường Ngoài ra, trước khi đưa rakết quả đánh giá nào đó, người đánh giá cần phải đặt đối tượng trong tổng thể các mốiquan hệ khác nhau, trong điều kiện và hoàn cảnh của chúng Bên cạnh đó, về công tácquản lý, cần xây dựng một qui trình đánh giá chặt chẽ, cần nghiêm chỉnh đảm bảo antoàn tất cả các khâu của qui trình ấy
Tính toàn diện: Đánh giá bao quát được các mặt, các khía cạnh cần đánh giá
theo yêu cầu, mục đích của giáo dục, đòi hỏi phải đánh giá được đầy đủ mục tiêu đã xác định cho phép xem xét đối tượng một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, tránh phiến diện
Tính phát triển: Đánh giá trong giáo dục phải mang tính phát triển Đánh giá
không chỉ giúp người được đánh giá nhận ra hiện trạng cái mình đạt mà còn giúp hìnhthành con đường phát triển đi lên như thế nào, tạo niềm tin, động lực cho người đượcđánh giá phấn đấu khắc phục những điểm chưa phù hợp để đạt tới trình độ cao hơncũng như phát triển tốt hơn nữa những ưu điểm của mình [21, tr 29-31]
Trang 2313
Trang 241.2.1.1 Quy trình triển khai một hoạt động đánh giá
Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch đánh giá
Giai đoạn 2: Lựa chọn hoặc tạo ra các công cụ để đánh giá
Giai đoạn 3: Thử nghiệm công cụ đánh giá
Giai đoạn 4: Thực hiện đánh giá
Giai đoạn 5: xử lí, phân tích kết quả
Giai đoạn 6: viết báo cáo kết quả
1.1.5 Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo là quá trình thu thập thông tin về trẻ mộtcách có hệ thống, phân tích và đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầmnon, nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo trong quá trình CS-GD phải có sự phốihợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từngtrẻ.có thể chia thành 2 loại: Đánh giá trẻ hàng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuốichủ đề và đánh giá cuối độ tuổi) Cụ thể:
* Loại 1: Đánh giá hàng ngày
Mục đích:
Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt
động:chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và lao động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ
Nội dung đánh giá:
Lưu kết quả đánh giá:
Đối với những trẻ đạt mục đích yêu cầu trong các hoạt động, GV theo dõi, đánh giá đểbiết, không nhất thiết phải ghi chép kết quả
Trang 2514
Trang 26Đối với những trẻ có biểu hiện đặc biệt như: Vượt yêu cầu rất tốt hoặc những trẻkhông đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trẻ có biểu hiện sức khỏe kém…,
GV ghi chép nhận xét, đánh giá cụ thể ở cột lưu ý hoặc phần cuối kế hoạch hàng
ngàycủa sổ soạn bài, sổ nhật ký của lớp
Dựa trên kết quả đánh giá nhanh hàng ngày, GV xácđịnh:
Những trẻ cần lưu ý đặc biệt và cần đến các biện pháp
* Loại 2: Đánh giá theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và cuối độ tuổi)
Mục đích đánh giá: Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triểncuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dụccho chủ đề và giai đoạn tiếp theo
Nội dung đánh giá: Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức,ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ cuối chủ đề và giai đoạn
Phương pháp đánh giá: Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây đểđánh giá trẻ:
Quan sát
Trò chuyện với trẻ
Sử dụng tình huống
Đánh giá qua bài tập
Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
Trao đổi với phụ huynh
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ
Thời điểm và căn cứ đánh giá:
Đánh giá cuối chủ đề dựa vào mục tiêu của chủ đề
Đánh giá cuối độ tuổi (cuối 3, 4, 5 tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ Lưu kết quả đánh giá: Ghi chép nhận xét tổng hợp trong sổ soạn bài khi kết thúcchủ đề.[4, tr 76,77]
Trang 2715
Trang 281.2 Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.2.2 Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1 Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượngchăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1
a) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dungchăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợpvới trẻ mẫu giáo năm tuổi
b) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõiđánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi
2 Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tàiliệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáodục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em Trên cơ sở
đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.[5, tr2,3]
1.2.3 Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực: Phát triển thể chất; Pháttriển tình cảm quan hệ xã hội; Pháttriển ngôn ngữ và giao tiếp; Phát triển nhận thức.Bốn lĩnh vực thể hiện được sự phát triển toàn diện của trẻ dựa trên cơ sở của cácnghiên cứu khoa học trong chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, 4 lĩnh vực trên được thểhiện tách biệt nhau nhưng trong thực tế, chúng liên quan chặt chẽ với nhau, sự pháttriển ở lĩnh vực này ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác
và không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào (Phụ lục 2)
16
Trang 291.4 Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.3.1 Một số lưu ý khi sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để đánh giá trẻ
Khi đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 cần tránhkhông một trẻ nào cảm thấy mình bị thất bại, yếu kém hơn những trẻ khác
Không dùng để xếp loại trẻ, tránh đòi hỏi trẻ phải đạt hết các chỉ số Trẻ có thểphát triển không đồng đều các lĩnh vực là bình thường
Đánh giá trẻ trong môi trường gần với môi trường sống của trẻ: Trẻ chỉ thể hiệntốt nhất khả năng của mình khi trẻ được sống trong môi trường gần gũi với cuộc sốngcủa trẻ , ở đó trẻ tự tin hoạt động theo khả năng của mình một cách thoải mái, tự nhiên
vì vậy tạo môi trường gần với cuộc sống của trẻ, tương tự như các hoạt động học tậpvui chơi của trẻ trên lớp mà không gây áp lực cho trẻ thì đánh giá trẻ mới có được kếtquả chính xác như mong muốn
Khi đánh giá trẻ nên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau
để có được kết quả chính xác có độ tin cậy cao và đảm bảo tính khách quan
Để bộ công cụ được thực hiện một cách tối ưu cần phải tập huấn ký thuật vàphương pháp của bộ công cụ cho đội ngũ giáo viên.[1,tr6]
1.3.2 Bộ công cụ theo dõi sự phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi dựa vào Bộchuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Việt Nam gồm những công cụ theo dõi các chỉ sốthuộc các lĩnh vững phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi Bộ công cụ đánh giá trẻ mẫugiáo 5 tuổi có hình thức phi chuẩn hóa vì chúng được sử dụng thường ngày hoặc định
kỳ theo năm học, tháng, tuần và được hoàn thiện dần trong quá trình sử dụng Nókhông đòi hỏi hình thức và cấu trúc thật chặt chẽ như các công cụ chuẩn hóa.[1,tr5]
Có nhiều dạng phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ tương ứng với các chỉ
số cần theo dõi như: phiếu quan sát, bài tập theo dõi, đề cương trò chuyện, đề cươngphân tích sản phẩm, bảng liệt kê các chỉ số theo dõi của cá nhân và lớp, nhóm… Cácdạng của bộ công cụ đều chỉ rõ được chỉ số, minh chứng, phương pháp, phương tiện,thời gian, hướng dẫn thực hiện, nhận xét, đánh giá và ghi kết quả
Nguyên tắc khi xây dựng Bộ công cụ:
Bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ theo hệ thống các chỉ số củatừng lĩnh vực
17
Trang 30Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ hoàn toàn dựa vào các phương phápđánh giá được thực hiện trong chương trình Giáo dục mầm non.
Việc xác định phương pháp đánh giá phụ thuộc vào minh chứng từng chỉ số Mục đích đo: được thể hiện các chuẩn của từng lĩnh vực phát triển trẻ em 5 tuổi.Nội dung đo: Được thể hiện ở các chỉ số của chuẩn và lĩnh vực
Miền đo: Được thể hiện ở các minh chứng của chỉ số
Cách đo: được thể hiện ở phương tiện, không gian, thời gian, và hướng dẫn
đo Thang đo: được thể hiện ở mức đạt và chưa đạt
Kiểu cho điểm: (+) và (-).[1,tr3]
1.3.3 Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Việc đánh giá sự phát triển của trẻ sẽ được thực hiện đánh giá trẻ hàng ngày,đánh giá trẻ cuối chủ đề và theo giai đoạn Đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi là những hoạtđộng mà GV phải xây dựng kế hoạch thực hiện, lựa chọn sắp xếp các chỉ số đánh giátrong hoạt động học, hoạt động khác trong ngày sắp xếp chỉ số đưa phiên chế vào từngtháng, chủ đề cho phù hợp với trẻ tại lớp mình, từ đó xây dựng bộ công cụ và sử dụngcác phương pháp đánh giá để đánh giá kết quả mong đợi đối với trẻ 5 tuổi
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, căn cứ vào Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, GVtiến hành hoạt động đánh giá trẻ như sau:
1 Phân chia chỉ số vào các chủ đề cho phù hợp
2 Xây dựng kế hoạch tháng/chủ đề:
Xác định mục tiêu: Căn cứ vào mục tiêu chung cuối độ tuổi; kết quả mong đợi trẻtheo từng lĩnh vực; các chỉ số Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; khả năng nhu cầu,hứng thú của trẻ; thời gian thực hiện ……
Lựa chọn nội dung giáo dục: Dựa trên vào mục tiêu GV lựa chọn và cụ thể hóanội dung GD cho phù hợp với trẻ
Lựa chọn các hoạt động, cách tổ chức phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất củalớp và khả năng của trẻ
3 Xây dựng bộ công cụ:
Bước1: Xác định các chỉ số cần theo dõi
18
Trang 31Bước 2: Tìm hiểu minh chứng của chỉ số đã chọn
Bước3: Lựa chọn phương pháp phù hợp với chỉ số, minh chừng và kinh nghiệm
và tần suất của giáo viên
Bước 4: Xác định phương tiện thực hiện phù hợp với chỉ số, minh chứng, điều
kiện cơ sở vật chất của lớp học
Bước 5: Xác định cách thực hiện
Bước 6: xác định thời gian thực hiện trên một trẻ, tổng số trẻ
Bước 7: Thử công cụ và hoàn chỉnh[2,tr 4,5]
4 Sử dụng bộ công cụ để tiến hành đánh giá trẻ:
Bước 1: Chuẩn bị thời gian, không gian và các phương tiện đo
Bước 2: Chuẩn bị bảng ghi kết quả theo lớp/nhóm và theo từng cá nhân
Bước 3:Tiến hành đo trên trẻ theo cách thực hiện đã xây dựng ở trên
Bước 4: Đánh giá kết quả đạt được trên trẻ
GV dựa vào các minh chứng của các chỉ số, dùng các phương pháp theo dõi đánhgiá, thông qua các hoạt động GD hằng ngày để đánh giá từng trẻ Mỗi chỉ số đượcđánh giá ở hai mức độ: đạt và chưa đạt
Đạt: Trẻ thường xuyên làm được/ đạt được/biết được (biểu hiện năng lực của trẻ
ổn định và không phụ thuộc vào môi trường), ký hiệu là (+)
Chưa đạt: Trẻ chưa làm được/ chưa đạt được/ chưa biết được (biểu hiện năng lựccủa trẻ còn chưa đạt, cần được giáo dục hỗ trợ thêm, kí hiệu là (-)
Bước 5: Ghi kết quả:
Ghi kết quả vào bảng
Bước 6:Thống kê kết quả:
Kết quả đạt được của các chỉ số tính theo tỉ lệ %:
Tính theo chiều dọc của bảng (là kết quả chung củanhóm/lớp)
Tính theo chiều ngang của bảng (là kết quả của từng cá nhântrẻ)
Bước 7: Điều chỉnh kế hoạch giáo dục:
Căn cứ vào Bảng tổng hợp theo dõi, đánh giá sự phát triển của lớp/nhóm theo
Bộ chuẩn PTTE5T, GV xem xét điều chỉnh kế hoạch GD của tháng/chủ đề, tuần, ngàytiếp theo
19
Trang 32Điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo:
Đối với những chỉ số có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70% GV tiếp tục đưa vào mụctiêu GD của chủ đề tiếp theo
Đối với những chỉ số có tổng số trẻ đạt (+) trên 70% GV đếm số trẻ chưa đạtđược chỉ số này để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong quá trình GD và phối hợpvới phụ huynh để giúp trẻ đạt được chỉ số
Do đó, mục tiêu GD tháng/chủ đề tiếp theo sẽ gồm các chỉ số mới cộng thêm cácchỉ số được chuyển từ chủ đề trước sang (những chỉ số có số trẻ đạt dưới 70%)
Điều chỉnh kế hoạch ngày:
Những chỉ số trẻ chưa đạt (-) GV điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợpvới nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ trong kế hoạch ngày
Bảng đánh giá trẻ được sử dụng để thông báo và phối hợp với PHHS rèn luyệnthêm cho trẻ khi ở nhà Đồng thời, GV cũng sử dụng bảng này để trao đổi với đồngnghiệp về việc điều chỉnh kế hoạch GD.[2, tr7,8,9]
1.4 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Theo các chức năng QL có thể khái quát QL hoạt động đánh giá trẻ MG 5-6 tuổidựa trên Bộ chuẩn PTTE5T tuổi gồm:
Xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá trẻ.
Tổ chức hoạt động đánh giá trẻ
Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá trẻ
1.4.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo bộ chuẩn
Kế hoạch đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một loại kế hoạch QLGD ở các nhàtrường mầm non, kế hoạch chỉ rõ những nội dung công việc sẽ làm, những nội dung
đó được sắp xếp, phân chia theo thời gian đã định trước một cách hợp lý, dựa trên mụcđích yêu cầu, nhiệm vụ, hình thức tiến hành và căn cứ vào các điều kiện tình hình cụthể của nhà trường nhằm đạt tới mục tiêu GD toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Một kế hoạch đánh giá trẻ khoa học, cụ thể sẽ giúp cho các nhà QL tiết kiệmđược thời gian, công sức, tiền của, tổ chức Sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho cácthành viên phụ trách từng mảng công việc phù hợp với khả năng, năng lựcchuyên
Trang 3320
Trang 34môn của họ, quy định trách nhiệm của từng thành viên, phối hợp thực hiện, đánh giátừng nội dung, cách thức tiến hành, hình thức tổ chức, chỉ rõ được thời gian thựchiện, thời hạn hoàn thành, dự kiến kết quả đạt được…
CBQL là người xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá trẻ cho cả nămhọc, xác định mục tiêu, dự kiến phân phối các nội dung các tháng trong năm Nội dung
kế hoạch bao gồm: Đặc điểm tình hình, mục tiêu – nội dung cần đạt, biện pháp thựchiện, lịch trình triển khai hoạt động đánh giá trẻ theo các chỉ số của Bộ chuẩn pháttriển trẻ em 5 tuổi
Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ của GV
Từ kế hoạch đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của nhà trường, GV lớp mẫu giáo 5tuổi chủ động xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ phù hợp với điều kiện thực tế củalớpmình( nhận thức của trẻ, phân phối chương trình, phiên chế bài học…), cụ thể hóamục tiêu, chỉ số, nội dung, hoạt động, phương tiện, thời điểm tiến hành, cách tổchức đánh giá trẻ cho phù hợp với trẻ của lớp
Có thể nói, việc lập kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻtheo Bộ chuẩn PTTE5T là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động đánhgiá trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non Kết quả của việc thực hiện kế hoạch là
cơ sở để GV đưa ra các quyết định thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt động đánhgiá trẻ, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ,tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻmẫu giáo 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
1.4.2 Tổ chức hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn.
1.4.2.1 Công tác chỉ đạo
Chỉ đạo thực hiện đánh giá trẻ trẻ mẫu giáo 5 tuổi là truyền tải nội dung kếhoạch đánh giá đến những người thực hiện, huy động các lực lượng: CBQL làmcông tác chuyên môn, GV chủ nhiệm lớp trẻ mẫu giáo 5 tuổi, PHHS vào việcthực hiện kế hoạch, điều hành mọi công việc để đảm bảo cho kết quả đạt được nhưmục tiêu đề ra
Người CBQL thực hiện các công việc như: chỉ đạo việc chuẩn bị trang bị kiếnthức lý luận, kỹ năng, các phương tiện phục vụ, nghiên cứu quy định đánh giá trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn, chuẩn bị về CSVC trang thiết bị hỗ trợ công tác đánh giá,chỉ đạo thực hiện các khâu theo quy trình đánh giá trẻ 5 tuổi, thông báo, sử dụng và
Trang 3521
Trang 36lưu giữ kết quả đánh giá, chỉ đạo việc rút kinh nghiệm, tổng kết đánh giá việc QL đánhgiá trẻ trong nhà trường Đồng thời chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát tiến trình công việctheo kế hoạch xem có đạt được hiệu quả hay không, hạn chế, khó khăn ở đâu? Cầnđiều chỉnh như thế nào cho phù hợp? Đồng thời luôn quan tâm, khuyến khích,động viên họ thực hiện tốt kế hoạch đề ra cụ thể:
Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện; tuyên truyền về vaitrò, trách nhiệm của GV, PHHS trong việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn; hướng dẫn GVxây dựng kế hoạch, bộ công cụ đánh giá trẻ, thiết kế bài tập, phiếu đánh giá trẻ, tuyêntruyền và phối hợp với PHHS Từ đó thực hiện điều chỉnh kế hoạch chung, bộ công
cụ kiểm tra xác xuất của nhà trường cho phù hợp
Như vậy, công tác chỉ đạo là một công việc vô cùng quan trọng trong hoạtđộng đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi NgườiCBQL làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành thì mới giúp cho việc đánh giá trẻ trong nhàtrường đạt được tốt hơn, khách quan hơn, có ý nghĩa và giá trị hơn
1.4.2.2 Tổ chức hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn
Thực hiện Thông tư 23/2010/TT-BGD&ĐT quy định đánh giá sự phát triểncủa trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T của Bộ GD & ĐT, nhà trường nghiên cứu và tiến hànhsoạn thảo văn bản quy định hướng dẫn chi tiết hoạt động đánh giá dựa trên Bộ chuẩnPTTE5T trong nhà trường, lấy ý kiến góp ý của các đơn vị, đối tượng có liên quantrong, ngoài nhà trường và ban hành văn bản
Tuyên truyền, phổ biến để các đối tượng nắm rõ nội dung của các văn bản quyđịnh, hướng dẫn công tác này Bồi dưỡng chuyên môn cho GV về hoạt động đánh giá
sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Phân công GV có trình độ trên chuẩn, có kinh nghiệm phụ trách lớp trẻ mẫugiáo 5 tuổi, xác định rõ trách nhiệm của các GV lớp trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi thực hiệnhoạt động đánh giá trẻ, điều chỉnh kế hoạch GD…
Đầu tư về CSVC; Xây dựng góc tuyên truyền của nhà trường về hoạt động đánhgiá trẻ mẫu giáo 5 tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ
Giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đúng quy trình theovăn bản đã ban hành và theo kế hoạch đánh giá cụ thể của lớp đã lập ở trong phần xây
22
Trang 37
-dựng kế hoạch có điều chỉnh theo tình hình thực tế thông qua các hoạt động của trẻ vàcác hoạt động phối hợp với PHHS để có được đánh giá toàn diện
Ghi kết quả đánh giá vào bảng
Điều chỉnh kế hoạch đánh giá và kế hoạch giáo dục sau khi đánh giá và phântích kết quả đánh giá thu được
1.4.3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn
là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục.Thành lập đoàn kiểm tra: với những thành viên là CBQL, giáo viên có năng lực,kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về quy định đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn, đồng thời phảihiểu được những ý nghĩa, tác dụng của việc làm này đem lại những giá trị lợi ích haygiá trị như thế nào cho nhà trường và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Từ đó, họ sẽ đưa ra biệnpháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với các quy định của ngành, trường
Thông qua công tác kiểm tra các hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cácnhà trường mầm non có thể điều chỉnh các tiêu chí đánh giá, phương thức đánh giá, đưa
ra các định hướng GD trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường cho phù hợp với yêu cầu về
sự đổi mới GD và sự phát triển chung của xã hội
Có 2 hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ trong trường mầm non: Đánh giá tìnhhình của trẻ hàng ngày; Đánh giá sự phát triển của trẻ sau chủ đề giáo dục (gọi tắt là đánhgiá theo chủ đề) hoặc đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi (sau một năm học)
Sau kiểm tra kết quả đánh giá trẻ hàng ngày của giáo viên, BGH nhà trường phântích, xác định nguyên nhân để có những giải pháp kịp thời như chỉ đạo GV điểu chỉnh
bộ công cụ đánh giá trẻ, lựa chọn các điều kiện, phương pháp đánh giá trẻ phù hợp, đềxuất nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp tiếp theo để giúp trẻ tiến bộ Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành với rất nhiều hình thức: Kiểm tra hoạtđộng đánh giá trẻ hàng ngày; Kiểm tra định kỳ cuối tháng/chủ đề; Kiểm tra đột xuất;Đánh giá kết quả phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ của trẻ căn cứ vàocác chỉ số theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Từ kết quả kiểm tra hoạt động đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5tuổi, BGH nhà trường nhận định được kết quả mà trẻ đạt được so với mục tiêu, làmcăn cứ chỉ đạo GV xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch giáo dục cũng như kế hoạchthực hiện hoạt độngđánh giá trẻ ở giai đoạn tiếp theo; bổ sung thêm các điều kiện về
23
Trang 38CSVC, thiết bị, đồ chơi, nhân lực, thời gian để thực hiện tốt hoạt động đánh giá trẻmẫu giáo 5-6 tuổi Đồng thời thông qua việc kiểm tra phát hiện những tồn tại, sai lệchtrong việc thực hiện kế hoạch đánh giá trẻ của GV để điều chỉnh đảm bảo việc hoànthành mục tiêu đề ra, cũng như động viên khích lệ những việc làm tích cực, sáng tạocủa họ, hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng CS-GD trẻ, vừa khôngngừng tạo điều kiện cho đội ngũ GV rèn luyện, phấn đấu để có thể đáp ứng với nhữngyêu cầu của GD trong giai đoạn hiện nay.
1.5 Yếu tố tác động đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong trường mầm non
1.5.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Học tập ở mẫu giáo 5 tuổi vẫn là "Học bằng chơi, chơi mà học" Học theo nghĩa
là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học còn gọi là “hoạt động học”, nộidung hoạt động học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng là những kiến thức rất
cụ thể, trực quan sinh động Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những trithức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp 1
Trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ Trẻ có khả năng chú ý có chủ định trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao dề bị phân tán bởi đối tượng hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ
Ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này đã phát triển tương đối tốt Trẻ có nhucầu bày tỏ nhu cầu nguyện vọng thông qua lời nói và dung lời để giải thích các sự vậthiện tượng Trẻ đã nói được câu ghép Câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng mangsắc thái và biểu cảm riêng
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp
sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn Sự phát triển tư duy ở
độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác.Trẻ đã biết phân tích tổng hợp khôngchỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.Tư duy của trẻ dần dần mất đi tínhduy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn Dần dần trẻ phân biệt được thực và
hư Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội Ýthức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi Các phẩm
24
Trang 39chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mụcđích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại
tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế
Sự phát triển xúc cảm và tình cảm: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhậnthức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ Qua vui chơigiao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáoxây dựng cho trẻ Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòngmọi người Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp, cái xấu theo chuẩn, xúc cảm thẩm mỹ, ócthẩm mỹ phát triển
Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩmchất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành độngnày hay hành động khác ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá vềnhững ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, về những khả năng của bản bản thân Ởtuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính củatrẻ Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết nếu mình là trai hay gáithì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình
Tâm thế sẵn sàng vào lớp 1: Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặtquan trọng của trẻ em Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 là chuẩn bị những tiền đề,những yếu tố của hoạt động học tập để có thể thích ứng tốt nhất, nhanh nhất đối vớiviệc học ở lớp 1 Có thể có hai lĩnh vực cần chuẩn bị:
Chuẩn bị chung, tổng quát cho trẻ bao gồm: Chuẩn bị về thể lực: bảo đảm chotrẻ khoẻ về thể xác và tinh thần, dẻo dai và linh hoạt, năng lực phối hợp các vận động
cơ bản Chuẩn bị về trí tuệ: óc tò mò ham hiểu biết, óc tưởng tượng, chú ý, trí nhớ, tưduy Chuẩn bị về một số nét nhân cách: một số nét ý chí của nhân cách (Tính chủđịnh, tự lập, kiên trì ), một số nét nhân cách biểu hiện thái độ đối với xã hội và bảnthân (lòng tự trọng, tự đánh giá, tinh thần hợp tác )
Chuẩn bị chuyên biệt: là sự chuẩn bị những năng lực và phẩm chất chuyên biệt,trực tiếp giúp trẻ dễ dàng và nhanh chóng thích ứng với việc tham gia vào các tiết học,môn học ở lớp 1 Cụ thể là: Chuẩn bị cho trẻ dễ làm quen, thích ứng với hình thức "tiết
25
Trang 40học" ở lớp 1 và cấp tiểu học sau này Chuẩn bị về động cơ học tập Chuẩn bị về nhậnthức nhiệm vụ học tập Chuẩn bị về cách học.
Hiểu được những đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói trên thì trongcách đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển tuyệt đối không được dùng
để "xếp loại" trẻ, không đòi hỏi ở trẻ những điều không thể làm được hoặc đánh giáthấp khả năng của trẻ Bên cạnh đó, cần lưu ý đối với trẻ 5 tuổi Bộ chuẩn không quákhó, tuy nhiên do đặc điểm tâm, sinh lý khác nhau: có những trẻ khôn ngoan, nhanhnhẹn đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn, cũng có trẻ vẫn chưa đáp ứng được các yêucầu của chuẩn Chính vì vậy, người CBQL, GV và cha mẹ trẻ cần phải hiểu khả năngcủa trẻ, hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình, theo dõi sự phát triển của trẻ
để điều chỉnh các tác động, kích thích sự phát triển của trẻ (tìm ra nguyên nhân để tácđộng sự phát triển của trẻ)
1.5.2 Gia đình
Gia đình là nơi giúp cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thể hiện những hành vi, quanđiểm sống của mình về một vấn đề, một sự kiện, hoạt động nào đó, giúp trẻ có sự điềuchỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực chung của tập thể,của xã hội Trong gia đình, nếu trẻ mẫu giáo 5 tuổi có những thói quen, hành vi khôngphù hợp thì cần có những điều chỉnh bằng nhiều hình thức của những người thân tronggia đình
Sự phát triển toàn diện của trẻ ở tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tình cảmquan hệ xã hội và lĩnh vực giao tiếp ứng xử đòi hỏi phải có sự quan tâm bồi dưỡng, tácđộng liên tục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, những thói quen chào hỏi, lễ phép, hành vivăn hóa ứng xử giao tiếp của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nếp sống gia đình trẻ
Đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi cũng là một nhiệm vụ của các bậc phụ huynh họcsinh Vì vậy, cần có những nhận xét, đánh giá từ phía gia đình Hơn nữa trong Thông
tư 23/2010/TT-BGD&ĐT cũng đã nhấn mạnh cha mẹ học sinh được khuyến khíchphối hợp với GV và nhà trường trong việc CS-GD trẻ em 5 tuổi; được GV hướng dẫncách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham giacác hoạt động; trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi bằng cáchình thức phù hợp nhất
26