1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Luận văn nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt

115 266 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

Để hoànthành các nhiệm vụ đó, việc chăm lo xây dựng và nâng cao đạo đức cáchmạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt các xã nóiriêng giữ vai trò hết sức quan trọng,

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cóvai trò rất lớn trong việc bảo đảm sự ổn định, phát triển của xã hội thông quaviệc điều chỉnh hành vi của con người bằng dư luận xã hội Vì vậy, trong cácgiai đoạn lịch sử khác nhau, các chế độ xã hội khác nhau đều luôn coi trọng vấn

đề đạo đức, xây dựng, bảo vệ và nâng cao các giá trị đạo đức của chế độ đó.Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để và toàn diệnvới những nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề, khó khăn và lâu dài Để hoànthành các nhiệm vụ đó, việc chăm lo xây dựng và nâng cao đạo đức cáchmạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và cán bộ chủ chốt các xã nóiriêng giữ vai trò hết sức quan trọng, vì họ là những người trực tiếp, tiếp xúc,lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cụ thể hoá, hiện thực hoá các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở các xã.Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm đếnvấn đề đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảngviên và coi đạo đức là gốc của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“có tài mà không có đức là người vô dụng” Cũng chính nhờ làm tốt công tác

này nên Đảng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, đảng viên hùng hậulãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong cuộcđấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước tiến lênxây dựng chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cả nước đangtiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩathì việc nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã có ý nghĩa

Trang 2

cực kỳ quan trọng góp phần vào thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng và nângcao đạo đức cách mạng, đảng bộ các xã ở tỉnh Cà Mau trong thời gian qua đãthường xuyên coi trọng đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạngcho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các xã, do đó phần đông cán bộchủ chốt các xã đã phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, năng động,sáng tạo, giữ gìn được phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, được nhân dân tín nhiệm Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, do tácđộng của nền kinh tế thị trường và do một số nơi cấp ủy đảng các xã chưathực sự quan tâm, coi trọng đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cáchmạng, nên tình trạng tha hoá về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã ở trong tỉnh có xu hướngngày càng gia tăng, tệ quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân ngày càngtrỗi dậy Chính những điều này đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với

sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Tình hình đó đặt ra cho cấp ủy đảng các

xã tỉnh Cà Mau phải coi đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạngcủa đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã là vấn đề cơ bản và cấp bách

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu với hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng

cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trong giaiđoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ,đảng viên đã được đề cập rất nhiều trong các bài nói, bài viết của Chủ tịch HồChí Minh, trong các văn kiện của Đảng ta Và cũng có khá nhiều tác giả,

Trang 3

nhiều công trình khoa học nghiên cứu hết sức công phu đã được trình bàythành sách, luận án, luận văn và các bài viết trên báo, tạp chí Tiêu biểu như:

- “Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ đảng viên trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, Luận án PTS của Phùng Xuân Thành (1991).

- “Giáo trình đạo đức học” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.

- “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Thang Văn Phúc chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội 1998.

- “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị Quận đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới”, Luận án Tiến sĩ của Đặng Nam Điền

(2004)

- “Đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường thuộc sở giáo dục – đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thanh (2005).

- “Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng trong các trường bồi dưỡng, đào tạo sỹ quan ngoại ngữ quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”,

Luận văn Thạc sĩ của Cao Ngọc Hải (2005)

- Đặng Nam Điền (2000), “Một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống

cho đảng viên ở chi bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.19-20 và 32.

Nguyễn Trọng Phúc (2007), “Rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

-một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (775), tr 10-14.

Các công trình nghiên cứu trên đây tiếp cận một hướng nhất định, vớimột đối tượng nghiên cứu cụ thể Vấn đề đạo đức cách mạng và nâng cao đạođức cách mạng trong sự nghiệp đổi mới và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

là vấn đề rộng lớn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu Tuy nhiên, đến nay chưa có

đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về nâng cao đạo đức

Trang 4

cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau dưới góc độ khoa họcchuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Mục đích

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về đạo đức cách mạng và nâng caođạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau; đề xuấtphương hướng và những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức cách mạngcủa đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay

* Nhiệm vụ

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đạo đứccách mạng và nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đạo đức cách mạng và nâng caođạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau, chỉ rõ nguyênnhân và rút ra những kinh nghiệm

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đứccách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đạo đức cáchmạng và nâng cao đạo đức cách mạng Ngoài ra, đề tài có kế thừa kết quảnghiên cứu của một số công trình có liên quan

* Cơ sở thực tiễn

Trang 5

Thực tiễn công tác Đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyệnnâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã trong tỉnh; các báocáo tổng kết thực tiễn; những tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tế ở các xãtrong tỉnh Cà Mau của bản thân tác giả.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học:phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic, tra cứu tài liệu, điều tra xã hội học, thốngkê… đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn

5 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn

- Phân tích và làm rõ quan niệm, chuẩn mực đạo đức cách mạng và nângcao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

- Nêu ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng củacán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

- Đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao đạo đứccách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo chocác cấp uỷ đảng trong việc giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức của cán bộchủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay; đồng thời cũng cóthể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tạiTrường Chính trị tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện

- Góp phần vào việc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức,lối sống của cán bộ chủ chốt các xã - những vấn đề bức xúc ở cơ sở hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,phần nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 6

Chương 1

ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC XÃ Ở TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cán bộ chủ chốt các xã và đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau – Quan niệm, chuẩn mực, vai trò

1.1.1 Cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau – Vị trí, vai trò và đặc điểm

Mỗi tổ chức, cơ quan dù ở Trung ương hay ở địa phương, cơ sở đều cóngười lãnh đạo, quản lý Nhiều tổ chức có tập thể lãnh đạo, trong tập thể lãnhđạo có người đứng đầu Người đó là cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ chủ chốt.Mặc dù quan niệm về cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ chủ chốt hiện chưathống nhất, chưa có tài liệu nào phân định rõ ràng (ví dụ: có quan niệm chorằng cán bộ lãnh đạo ở xã gồm các chức danh bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phóchủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cácchức danh chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và trưởng các đoàn thể nhân dân; còncán bộ chủ chốt chỉ gồm các chức danh Bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồngnhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân xã)

Căn cứ vào Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của BộChính trị, Hướng dẫn 47-HD/BTCTW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Ban Tổchức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

A- QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở TỈNH,THÀNH PHỐ (Hướng dẫn này có thể vận dụng cho cấp huyện vớinhững điều chỉnh thích hợp)

Trang 7

1- Thẩm quyền và đối tượng quy hoạch:

Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ là tổ chức có thẩm quyềntrong quy hoạch cán bộ ở tỉnh, thành phố, cụ thể là:

1.1- Xây dựng để đề xuất, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thưquy hoạch các chức danh cán bộ công tác tại địa phương mìnhnhưng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý: Bí thư, Phó Bíthư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố

Khi xây dựng quy hoạch các chức danh này, ban thường vụ cáctỉnh uỷ, thành uỷ trao đổi và phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chứcTrung ương

…1.3- Hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ đối với các chứcdanh phân cấp cho cấp dưới quản lý…[3, tr.5]

Và căn cứ vào tình hình thực tế công tác cán bộ ở tỉnh Cà Mau tác giả luận văn

cho rằng: Cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau là những người đứng mũi chịu sào, những người chèo lái công việc tại địa bàn, đơn vị mình phụ trách; đó là những người có phẩm chất đạo đức, có cái nhìn bao quát và có khả năng quyết sách những vấn đề lớn; là những người được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức, điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc tại xã.

Với quan niệm như trên, cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau bao gồm bốnchức danh chủ chốt của hệ thống đảng, chính quyền đó là: Bí thư, phó Bí thưĐảng uỷ, Chủ tịch hội đồng nhân dân và Chủ tịch uỷ ban nhân dân

Bí thư Đảng uỷ: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ hoạt động

của đảng bộ xã

Phó Bí thư Đảng uỷ: là người chịu trách nhiệm chính về công tác xây

dựng Đảng, một số nơi phó bí thư trực tiếp làm trưởng ban tổ chức, chủ

Trang 8

nhiệm uỷ ban kiểm tra của đảng uỷ và phụ trách khối đoàn thể; theo dõi côngtác quản lý và phân công công tác cho đảng viên ở các chi bộ; chỉ đạo côngtác văn phòng của đảng uỷ, công tác tài chính của đảng bộ.

Chủ tịch hội đồng nhân dân: là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, nắm

vững các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,vận dụng vào thực tiễn địa phương; chủ động đề xuất với ban thường vụ vàđảng uỷ những chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm cụ chính trị, củng

cố tổ chức và nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ và đảng bộ; trực tiếp chỉđạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chịu trách nhiệm chính về công táccán bộ theo phân cấp quản lý

Chủ tịch uỷ ban nhân dân: là người chịu trách nhiệm chính toàn bộ công

tác chính quyền nhà nước ở địa phương; có trách nhiệm tổ chức thực hiệnnghiêm túc các mặt công tác do cấp trên chỉ đạo, chương trình công tác củađảng uỷ về mặt chính quyền đúng pháp luật; xây dựng kế hoạch công tác của

uỷ nhân dân xã từng thời gian báo cáo cấp uỷ và hội đồng nhân dân, phâncông nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của uỷ ban nhân xã; chịu tráchnhiệm trước đảng bộ, nhân dân và cấp trên về quản lý, sử dụng tài chính, ngânsách của uỷ ban nhân dân xã

Trên thực tế, ở nhiều xã trong tỉnh Bí thư đảng uỷ xã đồng thời là chủtịch hội đồng nhân dân xã Với mô hình này, thẩm quyền và trách nhiệm của

Bí thư đảng uỷ xã càng lớn Ngoài công tác Đảng, Bí thư đảng uỷ kiêm chủtịch hội đồng nhân dân còn phải chịu trách nhiệm lãnh đạo hội đồng nhân dânquyết sách những vấn đề lớn của địa phương; duy trì công tác tiếp xúc cử tricũng như hoạt động của hội đồng, các tổ hội đồng hiệu quả, đúng luật định

* Vị trí, vai trò của cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau.

Theo quy định của Nhà nước ta hiện nay: xã, phường, thị trấn là đơn vịhành chính - cấp hành chính cuối cùng trong hệ thống hành chính bốn cấp,

Trang 9

thường được gọi chung là “cấp cơ sở” với đầy đủ các mặt đời sống chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội.

Với tư cách là cấp hành chính cơ sở (tương đương với phường và thịtrấn) xã là cấp chấp hành, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhândân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyệnvọng của nhân dân; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối củaĐảng và pháp luật của Nhà nước; tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huyquyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế, vănhoá, xã hội, tổ chức đời sống dân cư Đồng thời, xã cũng là nơi bắt nguồn vàcung cấp sáng kiến, những kinh nghiệm, những nhân tố mới, những điển hìnhmới và những phát hiện mới nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Xã còn là nơi tổng kếtthực tiễn, cung cấp các luận cứ khoa học cho các công trình nghiên cứu khoahọc của đất nước

Trong cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xâydựng đất nước hiện nay, đặc biệt là khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành sựnghiệp đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cấp cơ sở nói chung,

xã nói riêng luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng

vì “cấp xã gần gũi với dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm đượcviệc thì mọi công việc đều xong xuôi”[28, tr.371]

Trong mọi giai đoạn của cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm và đề caovai trò của người cán bộ cách mạng mặc dù quần chúng nhân dân là gốc củamột nền chính trị đúng đắn Tuy nhiên, để thực hiện đường lối chính trị thànhcông và đạt hiệu quả trong thực tiễn thì những cá nhân xuất chúng, nhữnglãnh tụ cách mạng, những cán bộ của Đảng chính trị đóng vai trò quyết định

Vì chỉ có những cá nhân xuất chúng với những phẩm chất và năng lực đặc

Trang 10

biệt mới có khả năng nhận thức được những khuynh hướng vận động của lịch

sử, có khả năng giác ngộ, tập hợp và tổ chức quần chúng trở thành một lựclượng cách mạng to lớn, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện sứ mệnhlịch sử của mình trong cuộc đấu tranh giành, giữ và xây dựng quyền lực Nhànước Như V.I.Lênin từng nói: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nàogiành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được từ trong hàng ngũcủa mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng

tổ chức và lãnh đạo phong trào”[24, tr.473]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” và

“muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Người còndiễn đạt hình ảnh: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyềnkhông tốt thì dù động cơ có tốt, dù chạy thì máy cũng tê liệt”[27, tr.84]

Đối với cán bộ chủ chốt ở xã, nhận định trên của V.I.Lênin và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đều hết sức chính xác, vì họ là trung tâm đoàn kết, tập hợp, tổchức các lực lượng cách mạng ở xã, là linh hồn của cả hệ thống chính trị ở xã

Hệ thống chính trị ở xã mạnh hay yếu, phong trào quần chúng của có sôi nổihay không, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có được thựchiện tốt hay không, địa bàn xã phát triển nhanh chóng, đúng hướng, lànhmạnh, có xảy ra điểm nóng, những vấn đề bức xúc hay không điều đó hoàntoàn phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã.Trên thực tế cho thấy, những xã nào có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tốt, đủnăng lực quản lý, điều hành thì hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,

an ninh, quốc phòng tại địa phương đó đạt hiệu quả cao

Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay,khiến cho nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý của chính quyền xã cũng phải chủ động

và linh hoạt hơn cho phù hợp thực tiễn Lúc này vai trò “đầu tàu”, “đứng mũi

Trang 11

chịu sào” của đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã càng cần phải phát huy Hơn aihết, người cán bộ chủ chốt các xã phải tận tâm, tận lực, phải biết lo trước,phải biết tổ chức, tập hợp cán bộ, nhân viên, vận động nhân dân; phải biếtphát huy những mặt tích cực cũng như biết cách sử dụng cán bộ, nhân viêncùng góp sức thực hiện thắng lợi chức trách, nhiệm vụ được giao.

Như vậy, vị trí, vai trò của cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau thể hiện như sau:

Vị trí của cán bộ chủ chốt ở xã là trung tâm định hướng trong lãnh đạo,quản lý, điều khiển các hoạt động của đảng bộ, chính quyền xã, có tác độngtrực tiếp và quyết định đến sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, vănhoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng…; chủ trì toàn bộ các công việc của cấp

uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân Cán bộ chủ chốt xã là người nắm cáckhâu trọng yếu, trọng tâm và những vấn đề mới nảy sinh, cơ mật trong đờisống xã hội; là trung tâm đoàn kết trong đảng bộ xã mà trực tiếp là đảng uỷ,hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, đồng thời là nguồn cán bộ bổ sung chocấp trên, nhất là cấp huyện

Vai trò của cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau được thể hiện qua các mốiquan hệ: với đường lối, chính sách; với bộ máy (các cơ quan, tổ chức lãnhđạo, quản lý); với công việc; với quần chúng nhân dân Người cán bộ chủchốt ở xã chỉ được đánh giá là thực hiện tốt vai trò của mình nếu hoàn thànhnhiệm vụ mà các mối quan hệ đó đặt ra và đòi hỏi, bởi họ giữ vai trò quyếtđịnh trong việc xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy vững mạnh và phong tràocách mạng quần chúng sâu rộng ở cấp xã Thực tế cho thấy sự mạnh, yếu của

hệ thống chính trị và phong trào cách mạng quần chúng gắn liền với vai tròcủa đội ngũ cán bộ chủ chốt Đối với bộ máy, cán bộ chủ chốt là trung tâmđoàn kết, tổ chức, sắp xếp lực lượng Họ tác động quyết định đến năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đến năng lực và hiệu quảquản lý của chính quyền, lực lượng vũ trang và hoạt động của các đoàn thể

Trang 12

quần chúng ở xã Cán bộ chủ chốt xã là một bộ phận quan trọng trong đội ngũcán bộ của hệ thống bộ máy chính quyền cơ sở ở nước ta Họ vừa là người đạidiện của dân trong quản lý Nhà nước ở địa phương, vừa là người trực tiếplãnh đạo, tổ chức thực hiện quyền hành pháp và quản lý cũng như tiến hànhcác chương trình kinh tế - xã hội ở xã mà mình quản lý.

* Đặc điểm của cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau hiện nay.

Để tìm hiểu về đặc điểm của cán bộ chủ chốt các xã cần thiết phải kháiquát về đặc điểm con người Cà Mau nói chung Đặc điểm ấy ảnh hưởng nhấtđịnh đối với người cán bộ chủ chốt các xã trong tỉnh

Trước hết, con người Cà Mau đương nhiên là con người Việt Nam.Ngoài những đặc điểm chung của con người Việt Nam, người Cà Mau cũng

có những đặc điểm riêng do những điều kiện địa lý tự nhiên và quá trình lịch

Trang 13

bản, sâu sắc của con người Cà Mau đã làm cho mọi người cảm phục[25, tr.28].

Bên cạnh những đặc điểm trên, Cà Mau là một vùng đất trẻ, giàu tiềmnăng - được thiên nhiên ban tặng “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”; là tỉnhcực nam của Tổ quốc, trong lịch sử và hiện tại là nơi dừng chân của nhiềungười từ cả miền Bắc và miền Trung chuyển cư đến làm ăn, sinh sống vàcông tác Sự kết hợp các yếu tố tâm lý, văn hoá nhiều miền khác nhau đã tạonên sự phong phú về đặc điểm của con người Cà Mau

Vì vậy, cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau hiện nay có những đặc điểmsau đây:

Một là, cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau đa số xuất thân từ nông dân

hoặc có nguồn gốc từ nông dân và trưởng thành trong hoạt động thực tiễn sảnxuất và lãnh đạo, quản lý từ ấp lên, nên họ rất giàu kinh nghiệm Những kinhnghiệm mà họ có được là do thu nhận từ hoạt động thực tiễn đã tạo cho họ cóthế mạnh về tư duy cụ thể, tư duy thực hành, sự năng động, tự chủ trong côngviệc Sự năng động, tự chủ của người cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau đượcthể hiện qua việc dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công tác, phóng khoángtrong tư duy, trong sinh hoạt Song, do được trưởng thành trên cơ sở kinhnghiệm, nên sự năng động, tự chủ này một mặt phát huy được khả năng sángtạo, nhưng mặt khác lại dễ rơi vào sự tự do, tuỳ tiện Năng động, sáng tạo làđiều kiện cần thiết để người cán bộ chủ chốt hoàn thành nhiệm vụ chính trịcủa mình, nhưng để đạt được hiệu quả cao, tránh được những sai phạm trongcông tác thì cần phải khắc phục hạn chế đó Để khắc phục cho được sự tự do,tuỳ tiện, rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm cán bộ chủ chốt các xã cần được nângcao trình độ về mọi mặt cả về trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ Đâychính là nét đặc thù cơ bản của cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau

Trang 14

Hai là, ngoài sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo, cán bộ chủ chốt các xã ở

Cà Mau còn có sự nhạy cảm về chính trị khá cao Sự nhạy cảm về chính trịcủa họ là kết quả của sự kế thừa truyền thống cách mạng của các thế hệ chaanh đi trước Thông qua sự giáo dục, rèn luyện của lớp người đi trước, cũngnhư sự trải nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc kháng chiến chốngquân xâm lược, người cán bộ chủ chốt các xã đã hiểu sâu sắc bản chất của chế

độ cũ, bản chất của kẻ thù, nên họ có ý thức rất rõ ràng về vấn đề độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu lý tưởng của Đảng, của cáchmạng dân tộc Đặc biệt là người Bí thư đảng uỷ xã, họ hầu hết là những người

có tuổi đời từ 48 trở lên, là những người được rèn luyện, thử thách và trưởngthành trongcuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Họ là những người giữ vịtrí đầu tàu lãnh đạo cả hệ thống chính trị ở các xã Chính vì vậy, trong hoạtđộng thực tiễn, những cán bộ này rất nhạy bén trước những vấn đề chính trị,luôn có ý thức cảnh giác đối với âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đồng thời có ýthức giác ngộ cách mạng cao, trung thành với lý tưởng cách mạng, tin tưởngtuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với người cán bộ công tác ở cơ

sở Chỉ với sự nhạy cảm và nhận thức chính trị như vậy họ mới có thể giáodục, động viên, hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụchính trị ở địa phương

Ba là, bên cạnh sự nhạy cảm về chính trị, cán bộ chủ chốt chủ các xã ở

Cà Mau còn có tư duy nhanh nhạy trong hoạt động kinh tế Họ bắt nhịp, thíchứng rất nhanh với cơ chế kinh tế thị trường, nên rất năng động, sáng tạo trongviệc tổ chức sản xuất hàng hoá ở địa phương Trong nhiều năm qua, với việcchuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi hợp lý đã làm xuất hiện hàngloạt các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông – ngư – lâm nghiệp, qua

Trang 15

đó giúp Cà Mau có sự phát triển mạnh nền sản xuất hàng hoá, hướng mạnhxuất khẩu, hợp tác với bên ngoài.

Bốn là, bên cạnh những mặt tích cực, cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau

còn có mặt hạn chế nhất định về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, nhất

là trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.Nguyên nhân của mặt hạn chế này một mặt là do ảnh hưởng của nhữngnăm tháng chiến tranh kéo dài, điều kiện học tập khó khăn Sau giải phóng,

do sự thiếu hụt nguồn cán bộ, họ lại phải bắt tay vào công việc mới – gópphần xây dựng quê hương, đất nước nên không có thời gian, điều kiện đểtham gia học tập Mặt khác, còn do điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối.Trước hết là do địa bàn xã rộng lớn, kênh rạch chằng chịch đi lại khó khăn,nhất là đối với những cán bộ công tác ở những xã vùng sâu, vùng xa Thêmvào đó, về mặt xã hội do ảnh hưởng của những tư tưởng cũ tạo thành thóiquen ỷ lại, cho rằng không cần phải học để có trình độ cao vẫn có thể làmđược việc với những kinh nghiệm trong thực tiễn; không cần học hành nhiều

mà vẫn có ăn, có mặc vì được sự ưu đãi của tự nhiên “rừng vàng, biển bạc”

1.1.2 Quan niệm và chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

* Quan niệm về đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau

Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mọi người Nó gắnliền với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem như làmột biểu hiện đặc trưng về nhân cách giúp con người ta phân biệt được cái tốtvới cái xấu, cái hay với cái dở, cái thiện với cái ác; chống lại cái giả dối, cáixấu… hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ Nếu thiếu đạo đức, con người

sẽ không phải con người bình thường và cuộc sống xã hội cũng sẽ không phải

là một cuộc sống xã hội bình thường và ổn định được

Trang 16

Vậy đạo đức là gì?

Theo Giáo trình Đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, làtập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh vàđánh giá cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với nhau và quan hệvới xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội”[23, tr.8]

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh đời sống xãhội, được thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người,giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội Bởi vậy, đạo đức là

bộ mặt của đời sống tinh thần xã hội, đồng thời là nền tảng phẩm chất nhâncách của con người trong quan hệ giao tiếp

Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi bước tiến của văn minh nhân loại làmỗi bước phát triển trong các mối quan hệ của con người và đó cũng là mộtbước tiến về đạo đức Sự tiến bộ về đạo đức là một dấu hiệu quan trọng đểđánh giá sự phát triển của con người và sự tiến bộ của xã hội

Cùng với sự phát triển của con người và sự tiến bộ của xã hội, một nền

“đạo đức mới” cũng được hình thành và phát triển Nền đạo đức mới đó đượcChủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định là “Đạo đức cách mạng” Bởi vì,đạo đức cách mạng không phải tự phát hình thành và hoàn thiện một cách tứcthời mà sự ra đời của nó gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, xuất phát từ lợi ích sống còn của cách mạng

và không ngừng phát triển theo mỗi bước đi lên của cách mạng Đó là hệthống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh các mối quan hệ củacon người trong chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.Điều đó cũng nói lên rằng đạo đức cách mạng là một hiện tượng xã hội mangtính lịch sử, cụ thể Cho nên, những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cáchmạng không phải nhất thành bất biến mà mỗi lĩnh vực hoạt động có những

Trang 17

yêu cầu, chuẩn mực đạo đức riêng, mỗi đối tượng cụ thể có những phẩm chấtđạo đức đặc thù nhưng vẫn trên nền đạo đức chung của xã hội.

Đối với cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau là những người đứng đầu đangtrực tiếp hoạt động lãnh đạo, quản lý ở địa bàn xã Cho nên, đạo đức cáchmạng của họ phải thể hiện đầy đủ trong tiêu chuẩn chung của người cán bộcách mạng như: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc,năng lực, sức khoẻ, hiệu quả công tác,… và hệ giá trị đạo đức chung của xãhội, nhưng do đặc điểm, tính chất và đòi hỏi của công việc tại địa bàn xã cũngđặt ra cho người cán bộ chủ chốt các xã ở Cà Mau những phẩm chất riêngmang tính đặc thù, cụ thể với những điểm chính sau đây:

- Niềm tin vào lý tưởng cách mạng, trung thành với đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tận tuỵ phục vụ nhiệm vụ chính trị

ở địa phương, tận tuỵ phục vụ nhân dân nơi mình phụ trách, vững vàng trướcmọi thử thách, dám đương đầu với sự chống đối, với khó khăn nguy hiểm đểlàm những việc nên làm, tự tin trong hành động

- Nắm chắc một cách tương đối toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng để có định hướng chung đúng đắn cho

hoạt động lãnh đạo của mình tại địa bàn Trước hết, nắm chắc kiến thức pháp luật trên các lĩnh vực mình phụ trách; hai là, nắm chắc các nghị quyết, chỉ thị của huyện uỷ trên các lĩnh vực mình phụ trách; ba là, nắm chắc tình hình thực tiễn ở địa phương; bốn là, nắm vững kiến thức quản lý hành chính nhà nước,

quản lý xã hội - điều này không thể thiếu đối với cán bộ chủ chốt làm côngtác quản lý chính quyền Ngoài ra, người cán bộ chủ chốt các xã hiện naycũng cần phải thành thạo ở mức độ nhất định các kiến thức bổ trợ như tin học,ngoại ngữ, công nghệ thông tin…

- Tác phong làm việc dân chủ, bám sát thực tiễn, nhanh nhạy, sáng tạo,quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Trang 18

- Có năng lực triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghịquyết của cấp trên và cấp mình cho đến các phong trào xã hội tại địa bàn dân

cư trong xã đạt hiệu quả cao nhất; năng lực giao tiếp với dân; năng lực vậnđộng quần chúng

- Có sức khoẻ tốt, đủ sức làm việc liên tục trong nhiệm kỳ và hoàn thànhnhiệm vụ cấp trên và nhân dân giao phó

- Hết lòng vì sự nghiệp cách mạng “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,

mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, tận tuỵ phục vụ nhân dân, gắn

bó với nhân dân, sẵn sàng làm “người đầy tớ” của nhân dân; không cậy quyền

để mưu cầu lợi ích riêng, biết tiếp thu, lắng nghe sự phê bình của quần chúngnhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân ở địa phương

* Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

Cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau là lực lượng nằm trong đội ngũcán bộ, đảng viên nên chuẩn mực đạo đức của họ được xác định dựa trên cơ

sở chuẩn mực đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung.Tuy nhiên, do ví trí, vai trò, đặc điểm cũng như do chức năng, nhiệm vụ của

họ nên trong nội dung chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các

xã ở Cà Mau bên cạnh cái chuẩn mực đạo đức chung đó cũng có những chuẩnmực cụ thể đặc thù Có thể khái quát chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán

bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau như sau:

- Trung, là chuẩn mực đạo đức quan trọng hàng đầu của người cán bộ

chủ chốt các xã Trung ở đây là trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hộidưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Trung với Đảng, với nướckhông chỉ đơn thuần bằng tình cảm, lý tưởng đạo đức cách mạng mà phảibằng hành động cách mạng cụ thể: Thực hiện đầy đủ có hiệu quả các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; biết bảo vệ Đảng, bảo

vệ Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, đấu tranh chống lại các thế lực thù

Trang 19

địch, chống lại mọi nguy cơ làm tổn hại đến lợi ích nhân dân và của chủ nghĩa

xã hội, chống lại những biểu hiện phai nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa.Trung với nước, với chủ nghĩa xã hội mang lại cho người cán bộ chủ chốt các

xã ở tỉnh Cà Mau một lập trường kiên định vững chắc, một ý chí mạnh mẽ,một niềm tin sắt đá vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có tinh thần lạc quancống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng Trung của người cán bộ chủchốt các xã ở tỉnh Cà Mau là trung thành với lợi ích của quần chúng nhân dân

ở địa phương cơ sở, xây dựng cơ sở thành một đơn vị tiên tiến, vững về kinh

tế, ổn định về chính trị, lành mạnh về văn hoá

- Hiếu, là yêu cầu đạo đức quan trọng Cũng như mọi con người có đạo

đức, cán bộ chủ chốt các xã bao giờ cũng là con một gia đình lớn là Tổ quốc,người mẹ lớn là nhân dân Vì vậy, chữ hiếu ở đây của người cán bộ chủ chốtcác xã ở tỉnh Cà Mau không phải chỉ hiếu với gia đình, ông bà, bố mẹ, anh chị

em mà cao hơn nữa là hiếu với dân tộc, giai cấp và nhân dân Nguyễn PhiKhanh khi bị giặc bắt đem về ải Nam Quan đã dặn con trai mình là NguyễnTrãi rằng không được than khóc mà phải trở về tìm minh chủ rửa nhục chonước, trả thù cho cha như vậy mới là đại hiếu, còn khóc lóc liệu có ích gì.Trong mọi giai đoạn cách mạng, chính nhân dân là người sinh ra, đã nuôidưỡng, rèn luyện, chở che, đùm bọc người cán bộ cách mạng trong mọi giankhổ khó khăn trước đây cũng như hiện nay Vì vậy, người cán bộ chủ chốt các

xã phải luôn hằng tâm niệm rằng mình cần phải làm gì cho Tổ quốc, cho nhândân, nhất là quần chúng nhân dân ở địa phương cơ sở để đền đáp công lao tolớn của nhân dân

- Kính, là chuẩn mực đạo đức của người cán bộ chủ chốt các xã Kính ở

đây là kính trên nhường dưới, kính già yêu trẻ, kính trọng những bậc tiền bối,thế hệ cha anh đi trước trong lịch sử và trong sự nghiệp cách mạng vẻ vangcủa dân tộc ta Chữ kính cao nhất ở đây là phải kính trọng nhân dân trong bất

Trang 20

kỳ hoàn cảnh nào, giai đoạn nào, khi chưa có chính quyền cũng như khi giànhđược chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “đối với nhân dân phảikính trọng lễ phép” đây không chỉ là lời dạy dành riêng đối với người chiến sĩCông an nhân dân mà đây là lời Bác dạy tất cả cán bộ, đảng viên Thiếu đứcKính, người cán bộ chủ chốt các xã sẽ trở thành ông chủ đè đầu cưỡi cổ quầnchúng nhân dân, không còn là công bộc của nhân dân như lời Bác đã dạy:

“Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Để kính dân,người cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau phải bỏ lối sống gia trưởng độcđoán, quan liêu, cửa quyền, vi phạm các qui tắc dân chủ ở cơ sở “Các cơquan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, xã đều là công bộc củadân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân nhưtrong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”[26, 56]

- Dũng, là chuẩn mực quan trọng về đạo đức cách mạng của người cán

bộ chủ chốt các xã Dũng là dũng cảm, có dũng khí dám đương đầu với sứcchống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm Dũng là chuẩn mựcđạo đức mà nhờ đó tình cảm đạo đức có sức sống mãnh liệt, có sức mạnh thực

tế giúp người cán bộ chủ chốt các xã vượt qua mọi thách thức, khó khăn, chịuđựng mất mát hi sinh, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm cánhân Dũng giúp cho người cán bộ giàu sang không quyến rũ, nghèo khókhông chuyển lay, uy vũ không khuất phục Trong điều kiện hiện nay, ngườicán bộ chủ chốt các xã phải luôn đề phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, vìvậy chữ dũng của người cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau là phải đấutranh chống lại chủ nghĩa cá nhân để vượt lên chính mình, chống lại sự chia

rẽ, mất đoàn kết nội bộ, bè phái, chống lối tư duy kinh nghiệm, sản xuất nhỏ,

óc cục bộ địa phương, chống nghèo nàn lạc hậu

- Cần, là chuyên cần, cần mẫn Đối với những người lao động khác cần

có đức tính cần cù thì đối với người cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

Trang 21

phải mẫn cán, “đối với công việc phải tận tụy”, không ngại gian khổ khó khăncũng như không chủ quan ỷ lại vào cấp trên Người cán bộ chủ chốt các xãphải yêu công việc được giao như chính việc của gia đình mình Chuyên cầnphải toàn diện cả trong hoạt động quản lý ở cơ sở, phải luôn đi sâu đi sát quầnchúng, bám sát thực tiễn Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu cao của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì người cán bộchủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau cần phải không ngừng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi tri thức, đổi mới tư duy, biết phát hiện vànhân rộng những sáng kiến, những kinh nghiệm hay của nhân dân để vậndụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước vào thực tiễn cuộc sống Đảng ta khẳng định “Học tập là nghĩa vụ bắtbuộc đối với mọi cán bộ, đảng viên lười học, lười suy nghĩ, không thườngxuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là biểu hiệncủa suy thoái”[7, tr.14].

- Kiệm, nghĩa là tiết kiệm, mục đích của việc này là nhằm nâng cao hiệu

quả của lao động sản xuất Mọi người phải thực hành tiết kiệm, thực hiệnphương châm “được mùa chớ phụ ngô khoai”, nhưng đối với người cán bộchủ chốt các xã phải là tấm gương đi đầu trong thực hành tiết kiệm Tiết kiệm

ở người cán bộ không phải chỉ cho chính bản thân mình, gia đình mình màcòn phải tiết kiệm cho dân, cho nước Hiện nay, tình trạng lãng phí của côngdiễn ra nhiều nơi và khá phổ biến trên nhiều mặt Do đó, đối với cán bộ chủchốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay không chỉ tiết kiệm trong chi tiêu muasắm, xây dựng công sở mà quan trọng hơn cần phải biết tiết kiệm về thờigian, tiết kiệm sức dân, tiết kiệm tiền của đóng góp của dân Người cán bộchủ chốt không chỉ ủng hộ phong trào tiết kiệm mà cần phải biết lên án mạnh

mẽ những hiện tượng lãng phí, đồng thời phải suy nghĩ cách làm thế nào đểtạo ra nhiều công ăn việc làm có hiệu quả kinh tế – văn hoá – xã hội – môi

Trang 22

trường để tránh lãng phí sức người và tiền vốn của nhân dân tạo ra sự pháttriển bền vững ở địa phương cơ sở.

- Liêm, là liêm khiết, thanh liêm Đây là thuộc tính bản chất quan trọng

nhất của người cộng sản Người cán bộ chủ chốt các xã phải có ý thức sâu sắc

và thường xuyên rèn luyện phẩm chất liêm khiết trước Đảng, trước nhân dân

Trong mối quan hệ với Đảng, với nhân dân ; chữ “Liêm” bị đánh mất thì cán

bộ, đảng viên trở thành kẻ thực dụng, cơ hội, thoái hoá biến chất, trở thành kẻtham ô, móc ngoặc, kẻ chống lại Đảng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, làmsuy giảm lòng tin của quần chúng

Hiện nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, trước những tác động của nó và vai trò quản lý của Nhà nước

có lúc có nơi bị buông lỏng, các quy chế kiểm soát chưa thật chặt chẽ thìviệc nêu cao chữ liêm trong đạo đức cách mạng của người cán bộ chủ chốtcác xã đặc biệt quan trọng, nhờ đó hạn chế, ngăn chặn và từng bước đẩy lùibệnh tham ô, móc ngoặc, hối lộ, tư lợi… hiện nay

- Chính, là ngay thẳng, giữ vững cái đúng, là chính trực, quang minh

chính đại – một yêu cầu hết sức quan trọng về đạo đức người cán bộ chủ chốtcác xã Chính là sự thẳng thắn, trung thực, theo con đường chính nghĩa mànói, mà làm, mà tiến lên Đối với người cán bộ chủ chốt các xã thì lập trườngcộng sản chủ nghĩa, trước hết là suốt đời phấn đấu xây dựng cho xã: dân giàu,

xã mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh làm “chính” Mọi suy nghĩ và hành

động đều theo con đường chính nghĩa đó không băn khoăn do dự

Người cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau, thực hiện đức “chính” phải

toàn diện, không phải chỉ nỗ lực rèn luyện mình theo chính nghĩa cách mạng

mà còn phải đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực không chân chínhtrong xã hội; không chỉ tích cực phê bình xây dựng đức chính cho người khác

mà còn phải thực sự xây dựng cho chính bản thân ngày càng ngay thẳng

Trang 23

quang minh chính đại hơn “phú quý bất năng dâm”, “bần tiện bất năng di”,

uy vũ, cám dỗ “bất năng khuất” Phẩm chất chính trực là điều kiện để người

cán bộ chủ chốt các xã hoàn thành nhiệm vụ vì chính nhờ nó mà họ đượcnhân dân địa phương tín nhiệm, cảm phục, ngưỡng mộ

- Chí công, vô tư, là chuẩn mực đạo đức bắt buộc đối với người cán bộ

chủ chốt các xã cũng như mọi cán bộ, đảng viên Xét bản chất của vấn đề đã

là người cán bộ cách mạng là phải chí công, vô tư, không có đức tính này thìkhông còn là người cách mạng Chí công, vô tư là phẩm chất đạo đức cao đẹpcủa người cán bộ cách mạng phân biệt với người bình thường

Cơ sở khách quan của chí công, vô tư là quan hệ về lợi ích, giữa lợi ích

cá nhân với lợi ích cộng đồng, giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa tư lợi

và công lợi Trong mối quan hệ lợi ích ấy, lợi ích cá nhân, lợi ích riêng chỉ cóthể có tính chân chính khi và chỉ khi nó không đối lập với lợi ích chung củacộng đồng, của xã hội Đối với quần chúng nhân dân thường có tâm lý saysưa chạy theo lợi ích cá nhân, tư lợi mà quên đi lợi ích cộng đồng, thì ngườicán bộ chủ chốt các xã phải biết hi sinh lợi ích của riêng mình đặt lợi ích dântộc, lợi ích giai cấp, lợi ích của cộng đồng lên trên Khi lợi ích cộng đồngngày càng phát triển thì nó là điều kiện, là tiền đề để phát triển lợi ích cánhân, vì vậy Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở: Làm cán bộ không phải để vinh thânphì gia, không phải để làm quan phát tài mà là để phụng sự Tổ quốc, phụng

sự đoàn thể, phụng sự nhân dân

Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau là một chỉnh thể thống nhất, do đó việc giáo dục, rèn luyện nâng caođạo đức cách mạng cho họ trong giai đoạn hiện nay phải được tiến hành mộtcách đồng bộ trên cơ sở nhận thức một cách chính xác, đầy đủ thực trạng đạođức cách mạng, những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến việc nângcao đạo đức cách mạng của họ, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao

Trang 24

đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trong giai đoạnhiện nay.

1.1.3 Vai trò của đạo đức cách mạng đối với hoạt động của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

* Vai trò của đạo đức cách mạng đối với việc tạo lập uy tín và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của người cán bộ chủ chốt các xã

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng củangười cách mạng, là nguồn nước làm cho tinh thần cách mạng không bao giờcạn, “cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cán bộ cách mạng phải cóđạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đượcnhân dân”[29, tr.252] Đạo đức là cái mà nhờ nó con người có thể nâng mìnhlên địa vị làm người và lên những tầm cao mới của con người Trên ý nghĩa

đó, có thể nói đạo đức cách mạng là nhân tố tất yếu của sự tiến bộ xã hội, của

sự nhân đạo hoá xã hội Ngoài đạo đức, không thể có nhân tố nào khác có thểthực hiện được nhiệm vụ cao cả đó Đạo đức là phương thức tồn tại của conngười trong xã hội

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội cổ xưa xét về phương diện lịch sử,mặc dù vị trí, vai trò của đạo đức có khi bị các hình thái ý thức chính trị phápquyền lấn át, mặc dù trong những giai đoạn lịch sử nhất định nó cũng có cácbiểu hiện suy thoái và xuống cấp nhưng về bản chất, đạo đức luôn được bổsung, hoàn thiện, đổi mới và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử vàngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong xã hội hiện đại Trong thời đạingày nay, đạo đức cách mạng có ý nghĩa cực kỳ to lớn, không có đạo đức cáchmạng thì không thể thực hiện thành công cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng to lớn, lâu dài, khókhăn, sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử Vì vậy, muốn việc thành công phải

Trang 25

có cán bộ tốt, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước hết phải cócon người xã hội chủ nghĩa Đảng và Hồ Chủ tịch luôn luôn nhấn mạnh vaitrò hàng đầu của đạo đức cách mạng đối với toàn thể quần chúng cách mạng,trước hết là đối với cán bộ, đảng viên và đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã.Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác giáo dục,rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, chống lại chủ nghĩa cá nhân, cơ hội.

Có thể thấy rằng, trong các kỳ Đại hội Đảng, trong các Nghị quyết Hội nghịTrung ương của thời kỳ đổi mới, vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên nóichung, của cán bộ chủ chốt các xã nói riêng luôn được đề cập đến như mộttrong những vấn đề quan trọng, dưới các hình thức và các cấp độ khác nhau.nhất là trong thời gian gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Banchấp hành Trung ương khoá VIII đã bàn về một số vấn đề trọng yếu của côngtác xây dựng Đảng Trong đó, vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, ngăn chặn

đà suy thoái về đạo đức của cán bộ trở thành một vấn đề bức xúc và cấp bách.Trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, vấn

đề phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên được đề cập đến dưới các góc độkhác nhau, với số lần nhiều nhất so với các lần Đại hội trước đây Vì trongđiều kiện đổi mới hiện nay vấn đề giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng caođạo đức cách mạng, ngăn đà suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên đang làvấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu, có quan hệ trực tiếp đến uy tín,thanh danh, chất lượng và vai trò lãnh đạo của Đảng, đến sự thành công hoặcthất bại của công cuộc đổi mới trong tương lại Nghị quyết đã khẳng định:

Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh Mỗi cấp ủy, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểmđiểm việc thực hiện di chúc Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cáchmạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng.Trên cơ sở tổng kết hai năm thực hiện cuộc vận động xây dựng và

Trang 26

chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đưa việc tự phê bình và phê bình trong cáccấp ủy và tổ chức Đảng, từ trung ương đến cơ sở thành nền nếp vậnđộng nhân dân góp ý phê bình đảng viên [9, tr.139-140].

Về nâng cao chất lượng đảng viên, Nghị quyết Đại hội X của Đảng yêucầu: “Lấy đạo đức làm gốc, đồng thời bồi dưỡng về kiến thức, trí tuệ, nănglực để làm tròn nhiệm vụ người lãnh đạo, người đi tiên phong trong các lĩnhvực công tác đượcc giao”[10, tr.133]

Có thể nói, đối với người cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ chủ chốtcác xã nói riêng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đạo đức cách mạng

là động lực, là sức mạnh tinh thần thôi thúc đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu

đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội Đạo đức cách mạng còn góp phầnvào việc gìn giữ và phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc, làm cho xã hộingày càng phát triển Đạo đức cách mạng góp phần quyết định chống lạinhững biểu hiện vô nhân đạo, vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội,thực hiện tốt hơn quyền con người, bảo vệ môi sinh, chống đói nghèo, bệnhtật trước hết ở các xã vì nó là tế bào của quốc gia

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việcthành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Người cán bộ chủ chốt các

xã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo chính trị, quản lý nhànước ở các xã - đơn vị hành chính nhỏ nhất của đất nước nhằm thực hiệnthắng lợi các chủ trương chính sách chung của Đảng, Nhà nước phù hợp vớitừng điều kiện hoàn cảnh riêng ở từng địa phương cơ sở, vận động tổ chứcquần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị ở địaphương phát triển hoà cùng với xu thế phát triển chung của đất nước Trongtừng giai đoạn lịch sử khác nhau, cần có một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầuthực tiễn cách mạng đặt ra Hiện nay sự nghiệp đổi mới đất nước đang đượctiếp tục và từng bước đi vào chiều sâu, chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện cơ

Trang 27

chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước tiên là công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IXnhằm đưa khu vực nông thôn, miền núi tiến kịp miền xuôi, thu hẹp khoảngcách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang

có những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch, nhưng cũng bộc lộ không ít yếukém, hạn chế, và thời cơ thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức Vì vậy, đòihỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ mới trong đó đặc biệt là cán bộchủ chốt các xã phải ngang tầm với yêu cầu của thực tiễn mới đặt ra Trướchết, ở họ phải đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất đạo đức cách mạng Chính

vì vậy, trong điều kiện cách mạng hiện nay, vấn đề nâng cao đạo đức cáchmạng ở người cán bộ chủ chốt các xã phải tiếp tục được nhấn mạnh

Như chúng ta đã biết, trong cấu trúc nhân cách của con người nói chung

và người cán bộ chủ chốt các xã nói riêng, giữa năng lực và phẩm chất đạođức có mối quan hệ biện chứng, Bác Hồ đã từng nói phải xây dựng đội ngũ

cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, trong đó đạo đức là cái được ưu tiên hàng

đầu vì có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, song có tài mà không

có đức thì không chỉ trở thành người vô dụng mà còn trở thành kẻ cơ hội, bấtdụng, thậm chí trở thành kẻ phản động Vì vậy, vai trò của đạo đức cách mạngtrong việc hình thành, phát triển nhân cách của người cán bộ chủ chốt các xã

là rất quan trọng Chỉ có đạo đức cách mạng mới giúp họ vượt qua chính bảnthân mình mà trước hết là giúp họ vượt qua những hạn chế phổ biến của họ vềvăn hoá, về nhận thức lý luận Mác – Lênin, đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước cũng như năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thựctiễn bằng chính quá trình nổ lực vươn lên trong công tác, vượt qua nhữngkhó khăn cá nhân cũng như các điều kiện xã hội khác Nhờ có đạo đức cáchmạng, người cán bộ chủ chốt các xã có ý thức ham học, học nữa, học mãi, học

Trang 28

ở nhà trường, học trong thực tiễn, học ở quần chúng nhân dân Nhờ có đạođức cách mạng mà người cán bộ chủ chốt các xã gắn chặt với nhân dân, tạođược niềm tin và uy tín với nhân dân.

Người cán bộ chủ chốt các xã được sinh ra, được lựa chọn từ chính trongphong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, vì vậy vai trò chính trị cũngnhư sinh mệnh chính trị của họ, suy cho cùng do quần chúng nhân dân quyết

định Nếu không ngừng rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức chống” thì chắc chắn họ sẽ được quần

chúng nhân dân tiếp tục lựa chọn, bảo vệ, giúp đỡ để họ hoàn thành ngàycàng tốt hơn nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó, mặc dù về năng lựcchuyên môn họ có phần hạn chế nhất định Ngược lại, những người cán bộ

chủ chốt các xã nhưng chữ “tâm” vẫn không tròn, chữ “đức” còn mỏng, còn

toan tính cá nhân, nói và làm trái ngược nhau thì người đó sẽ trở thành đốitượng phản kháng của nhân dân Không giữ được đạo đức cách mạng nghĩa làngười cán bộ chủ chốt các xã đang tích tụ dần những yếu tố tự đào thải mình

* Đạo đức cách mạng giúp cán bộ, cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau không sợ sệt, rụt rè lùi bước khi gặp khó khăn, gian khổ và thất bại.

Trong cuộc sống, công tác, không chỉ có thuận lợi, mà còn có khó khăn.Nhiều khi có rất nhiều khó khăn, thậm chí có thất bại nặng nề Nếu không cóđạo đức cách mạng, có thể sẽ mềm lòng, nản chí, xuôi tay Song, những cán

bộ, cán bộ chủ chốt các xã có đạo đức cách mạng vì lý tưởng, lợi ích chungcủa cách mạng, của dân tộc và nhân dân, quyết không lùi bước Họ khôngngần ngại hy sinh lợi ích của riêng mình để bảo vệ, phát triển lợi ích chungcủa cách mạng và toàn xã hội

Lịch sử cách mạng đã cho thấy, các cán bộ của Đảng như các đồng chíTrần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ,

Trang 29

Nguyễn Thị Minh Khai…, là những tấm gương tiêu biểu về đạo đức cáchmạng Các đồng chí đó đều đã vì Đảng, vì dân, không lùi bước trước kẻ thù,dũng cảm hy sinh oanh liệt Trong hoạt động cách mạng, có rất nhiều đồngchí làm công tác bí mật ở dưới hầm hàng tháng viết truyền đơn, dịch sáchbáo, tới lúc ra ngoài ánh sáng, mắt bị mờ, vẫn hăng say hoạt động Có đồngchí bị giặc bắt,tra tấn, chết đi, sống lại, không khai một lời Trong khángchiến, Đảng ta có những người con anh hùng như đồng chí Phan Đình Giótlấy thân mình lấp lỗ châu mai để cho bộ đội tiến lên Đồng chí Tô Vĩnh Diệnlấy thân mình chèn cho xe đại bác khỏi lăn xuống dốc Có nhiều đồng chínhịn đói hai, ba ngày chạy đuổi truy kích địch Các cán bộ, đảng viên anhhùng đó cũng là những con người, cũng có cuộc sống như mọi người Song,

họ đã không sợ nguy hiểm, không sợ hy sinh, kiên quyết chiến đấu đến hơithở cuối cùng, vì tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng, vào tương lai của giaicấp và của Tổ quốc

* Đạo đức cách mạng giúp cho cán bộ, cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau khi thành công không say sưa, kiêu ngạo, công thần, xa rời quần chúng.

Người ta khi thành đạt, thành công, nếu không có sự tu dưỡng tốt sẽ dễsinh bệnh tự cao, tự đại Trong thực tế, có người chỉ mới làm được một sốviệc ở địa phương, đã tự cho mình là tài giỏi lắm, cái gì cũng hay, cái gì cũngbiết, đáng làm lãnh đạo Khi thành công, nếu không có đạo đức cách mạng, dễlên mặt, dạy đời và ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình, ưa sai khiếnngười khác Hay khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không giỏi bằng mình,

ai cũng không làm bằng mình Không thèm học hỏi quần chúng, không muốncho người khác phê bình mình Việc gì cũng muốn làm thầy người khác Cán

bộ khi mắc bệnh trên, dù đã thành công, cũng bị quần chúng nhân dân xa rời,chán ghét Từ xưa đến nay, quần chúng nhân dân không bao giời tin cậy vàyêu mến những kẻ tự cao, tự đại, tự xưng ta đây là anh hùng, là lãnh đạo Vì

Trang 30

vậy, mà từ thành công đến thoái hoá, thất bại không xa Cho nên, khi thànhcông hay thắng lợi, cán bộ, cán bộ chủ chốt các xã càng phải chú ý rèn luyệnđạo đức cách mạng.

Điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ:

“Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công cũngvẫn giữa vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trướcthiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ; không côngthần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá Đó cũng làbiểu hiện của đạo đức cách mạng”[28, tr.281]

* Đạo đức cách mạng giúp cán bộ, cán bộ chủ chốt các xã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là nhằm xây dựngmột xã hội trong đó tự do của mỗi cá nhân là điều kiện cho tự do của tất cả mọingười Một xã hội trong đó lợi ích cá nhân được thoả mãn hài hoà với lợi íchtập thể và lợi ích của toàn xã hội Như vậy, trong chủ nghĩa xã hội cơ bản là có

sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợí ích tập thể, lợi ích cá nhân nằm tronglợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thểđược đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thoả mãn.Song, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không phải bao giờcũng có sự thống nhất, trùng khít hoàn toàn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tậpthể Khi đó, đòi hỏi một sự tự nguyện hy sinh lợi ích cá nhân của người cáchmạng, vì lợi ích chung của tập thể, của giai cấp, nhân dân và dân tộc Điềunày đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lợi ích của cá nhân gắn liềnvới lợi ích của tập thể Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thìđạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi íchchung của tập thể”[28, tr.281-182]

Trang 31

Rõ ràng, đạo đức cách mạng có vai trò quan trọng giúp cán bộ, cán bộchủ chốt các xã tự nguyện hy sinh lợi ích riêng của cá nhân mình vì lợi íchchung của tập thể, và nhờ có đạo đức cách mạng người cán bộ, cán bộ chủchốt các xã luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên, lên trước lợi ích cá nhân

và xác định được mình là một bộ phận của tập thể, giữ một vị trí nhất địnhtrong xã hội thì phải đóng góp một phần công lao trong xã hội với phươngchâm “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổquốc hôm nay”

* Đạo đức cách mạng giúp người cán bộ, cán bộ chủ chốt các xã chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.

Người xưa từng nói, cái khó nhất trên đời là chiến thắng bản thân mình,hoặc: có 100 thầy cũng bất lực nếu tự mình không thắng nổi bản thân mình vàngày nay gọi là “chủ nghĩa cá nhân” Đó là những điều không ai chối cãi.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn choviệc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khôngthể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”[28, tr.291].Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh thì ngườicách mạng cần phải nhận rõ có 3 loại kẻ địch nguy hiểm nhất:

Một là, chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc phản động

Hai là, thói quen và truyền thống lạc hậu

Ba là, chủ nghĩa cá nhân Nó là bạn đồng minh của hai loại kẻ địch trên.Chủ nghĩa cá nhân là kẻ địch khó chống nhất Vì nó “ẩn nấp trong mình mỗingười chúng ta Nó chờ dịp - hoặc thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầudậy”[28, tr.287] Nó là nguyên nhân chính trong các khuyết điểm mà cán bộ,đảng viên thường mắc

Chủ nghĩa cá nhân đối lập và là kẻ thù của chủ nghĩa tập thể Chủ nghĩatập thể là một nhu cầu tất yếu khách quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 32

Đó là sự thống nhất tự giác giữa các cá nhân vì lý tưởng đạo đức của conngười Nó là cơ sở và là hạt nhân của đạo đức mới, đạo đức cách mạng.Người cách mạng không chỉ nghĩ, hành động vì lợi ích cá nhân mình, mà còn

vì lợi ích của người khác, của mọi người Mình vì mọi người, với tinh thầntrách nhiệm thương yêu nhau Song, những người mang nặng chủ nghĩa cánhân, thì việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết; họ trở nêncông thần, kêu ngạo, tự cao, tự đại; cũng vì bị chủ nghĩa cá nhân ràng buộc,xui khiến mà sinh ra mất đoàn kết trong nội bộ Cũng vì cá nhân chủ nghĩa

mà cán bộ thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm kém, khôngchấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm hại đến lợiích của cách mạng, của nhân dân

Muốn khắc phục được những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán

bộ chủ chốt các xã trong tỉnh, các cấp uỷ đảng cần phải tăng cường công tácchính trị tư tưởng kết hợp với giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảngviên nói chung và cán bộ chủ chốt các xã nói riêng Trong công tác phảithường xuyên, nghiêm túc thực hành tư phê bình và phê bình và hoan nghênhquần chúng thật thà phê bình cán bộ Đây là một phương pháp tốt để cán bộchủ chốt các xã tăng cường đoàn kết, nâng cao đạo đức cách mạng, chống lạichủ nghĩa cá nhân

1.2 Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau hiện nay – Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá

1.2.1 Quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

* Quan niệm về nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các

xã ở tỉnh Cà Mau

Đối với nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thực hiện đường lốiđổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều

Trang 33

thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong xuthế toàn cầu hoá và tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp Yêu cầuđạo đức cách mạng đối với cán bộ là đòi hỏi phải có giác ngộ sâu sắc về độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, không ngừng phấn đấu cho sự nghiệp dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đây là phẩm chất đạođức bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất đạo đức khác của người cán bộ

Từ phẩm chất bao trùm nhất trên cho thấy người cán bộ cách mạng nóichung, cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay nói riêng có đạo đứccách mạng là người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có khát vọng, có hànhđộng tích cực suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng để phục vụ và đemlại nhiều lợi ích cho Tổ quốc, cho nhân dân; là người lao động cần cù, thôngminh sáng tạo, tiết kiệm trong sản xuất, trong đời sống, gương mẫu trong sinhhoạt, nghiêm túc bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí, không chiếm đoạttài sản của Nhà nước và của nhân dân làm của riêng, một lòng một dạ vì sựnghiệp chung của cách mạng, của đất nước, trong đó có lợi ích của bản thân vàgia đình Gắn lợi ích của bản thân và gia đình với lợi ích chung của đất nước,của cộng đồng Người cán bộ chủ chốt các xã có đạo đức cách mạng là ngườitrung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương pháp luật, quy ước cộng đồng,khiêm tốn học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, chuyên mônnghiệp vụ, gắn bó với nhân dân, luôn cảnh giác sẳn sàng chiến đấu, quyếtkhông khuất phục, không cúi đầu trước kẻ thù, sống hoà mình với quần chúng,nói đi đôi với làm, thông qua lời nói và việc làm cho dân tin, dân phục, dânyêu Đó là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những nét tiêu biểu của người cán

bộ chủ chốt các xã, nó giúp cho cán bộ có nghị lực, có bản lĩnh vượt qua mọigian nan thử thách để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Trang 34

Tuy nhiên, đối với cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau đạo đức cáchmạng của họ không phải tự nhiên sinh ra đã có Phải trải qua một quá trình tựgiác tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn cách mạng lâu dài gian khổ, phải trảiqua thực tiễn đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, đạo đức cách mạng mớiđược hình thành, củng cố và phát triển.

Đây là quá trình tất yếu khách quan, là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyếtđịnh tác động một cách trực tiếp đến việc nâng cao đạo đức cách mạng củacán bộ chủ chốt các xã Trong đó, hoạt động giáo dục của tổ chức, của đoànthể giữ vai trò chỉ đạo, định hướng và thông qua hoạt động này làm cho cán

bộ chủ chốt các xã có sự chuyển biến trong nhận thức rồi đi đến tự giác tudưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân mình theo yêu cầu chuẩn mực đạođức mà sự nghiệp cách mạng của Đảng đòi hỏi

Vì vậy, có thể quan niệm: Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay là toàn bộ những hoạt động có mục đích,

có tổ chức của chủ thể và đối tượng, bằng những nội dung, hình thức, phương pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào ý thức, tình cảm và hành

vi đạo đức để bồi dưỡng, hướng dẫn, kích thích tính tích cực, tự giác rèn luyện của cán bộ để phát triển lên một trình độ mới các chuẩn mực đạo đức

đã được xác định, đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.

Qua khái niệm có thể thấy, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủchốt các xã ở tỉnh Cà Mau là quá trình gồm nhiều hoạt động, nhưng giữa cáchoạt động ấy có sự thống nhất biện chứng tác động lẫn nhau giữa những điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan trong sự hình thành, phát triển đạo đứccách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau đã được xác định lêntrình độ mới; là quá trình hoạt động tự giác có mục đích của tổ chức, của đoànthể, của xã hội và của từng cá nhân cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau đểđịnh hướng, bồi dưỡng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức cho họ; và đây cũng

Trang 35

là quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, tranh giữa tích cực – tiêu cực, tốt– xấu, hay – dở, đạo đức – phi đạo đức… Hiện nay nổi lên mâu thuẫn cầngiải quyết cấp bách đó là mâu thuẫn giữa những nhu cầu nâng cao đạo đứccách mạng cùa cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau nóiriêng với những tiêu cực của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội đang có sựthay đổi lớn; mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộvới thực trạng tình hình đạo đức cách mạng và nâng cao đạo đức cách mạngcủa cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau Do đó, nâng cao đạo đức cáchmạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay là quá trình thốngnhất giữa hai mặt: một mặt, tiếp nhận và phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp,tiến bộ, tích cực; mặt khác, đấu tranh phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu, cáitiêu cực, phi đạo đức trong tập thể, trong xã hội và từng người cán bộ.

* Nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

Như trên đã trình bày, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốtcác xã ở tỉnh Cà Mau là quá trình gồm nhiều hoạt động nhằm hình thành,củng cố và phát triển các phẩm chất đạo đức cách mạng lên trình độ mới Do

đó, nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau hiện nay cần tập trung chú ý vào những vấn đề cơ bản đó là: Nângcao sự hiểu biết của của cán bộ chủ chốt các xã về vị trí, vai trò của đạo đức;các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng; về nội dung, phương pháp tudưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng… xây dựng tính tự giác, tự tu dưỡng rènluyện của cán bộ trong việc nâng cao đạo đức cách mạng cho bản thân Đồngthời, khơi dậy tính tích cực, tinh thần đấu tranh, tỏ rõ thái độ chính kiến rõràng, không mập mờ “ba phải” trước cái tốt - xấu, đúng – sai, tiến bộ - lạchậu, tích cực – tiêu cực…

Trang 36

Từ những vấn đề cơ bản cần chú ý trên đây, có thể khái quát thànhnhững nội dung cụ thể sau:

- Nâng cao tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng trung thành vớiĐảng, với Tổ quốc và nhân dân

- Nâng cao phẩm chất cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư, lối sốngtrong sạch, lành mạnh

- Nâng cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ

- Nâng cao ý thức dân chủ, tổ chức kỷ luật, gắn bó với nhân dân, với cấp dưới

- Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, dám nghỉ, dámlàm, dám chịu trách nhiệm

Tóm lại, nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các

xã ở tỉnh Cà Mau là sự phản ánh yêu cầu khách quan của nhiệm vụ cách mạngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Đó là hệ thống những phẩm chất,những yếu tố tạo nên nhân cách của người cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh CàMau Đó cũng là sự cụ thể hoá những tiêu chuẩn cán bộ của Đảng trong giaiđoạn mới của cách mạng và đó còn là sự cụ thể hoá những đức tính cao đẹpcủa con người Việt Nam trong thời đại mới mà Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) đã xác định:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoátkhỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sựnghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xãhội Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung Có Lốisống lành mạnh, nếp sống văn minh, cận, kiệm, trung thực, nhânnghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, ý thứcbảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương

Trang 37

tâm nghề nghiệp; có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích củabản thân, gia đình, tập thể và xã hội Thường xuyên học tập nângcao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thểlực [8, tr.58-59].

* Hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

là một qúa trình thống nhất giữa hai yếu tố là: giáo dục và tự giáo dục, trong

đó giáo dục là yếu tố chủ đạo định hướng, còn tự giáo dục là yếu tố quyếtđịnh trực tiếp Do đó, hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức cách mạngcủa cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau trên cơ sở có sự thống nhất giữahoạt động của chủ thể và đối tượng, sự tự giác từ cả hai phía và phải đượcthực hiện thường xuyên liên tục trong mọi tình huống, hoàn cảnh, chứ khôngphải chỉ thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp báchhay chỉ thực hiện theo tính thời vụ, tính phong trào

Vì vậy, với tư cách là người tổ chức, điều khiển quá trình nâng cao đạođức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã Chủ thể phải bằng nhiều hìnhthức, phương pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng Chẳng hạnnhư: Thông qua học tập chính trị, nghiên cứu quán triệt đường lối, nghị quyếtcủa Đảng; thông qua sinh hoạt các tổ chức và hoạt động tư phê bình và phêbình; thông qua hoạt động thực tiễn lãnh đạo, quản lý; thông qua các tấmgương tiêu biểu về đạo đức… mà giáo dục những giá trị, chuẩn mực đạo đứccách mạng, những yêu cầu khách quan của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ,chức trách của đối tượng Đồng thời, phải xây dựng các quan hệ xã hội lànhmạnh, tốt đẹp giữa các tổ chức và cá nhân, giữa cấp trên với cấp dưới, giữacán bộ chủ chốt với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúngnhân dân Các mối quan hệ này diễn ra thường xuyên và tạo nên môi trường

Trang 38

trực tiếp, có vai trò định hướng tình cảm, nhận thức và quy định hành vi củacán bộ chủ chốt Do đó, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, các tập thể trongsạch, vững mạnh có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao đạo đức cách mạngcủa cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau.

Song, bất cứ công việc gì, nhân tố bên trong cũng đóng vai trò quyếtđịnh Việc nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh CàMau phải do chính bản thân mỗi cán bộ quyết định

Với chức trách, nhiệm vụ được giao, cán bộ chủ chốt có liên quan, ảnhhưởng và tác động đến nhiều thành viên khác, là người trực tiếp tuyên truyềnvận động, giáo dục, hướng dẫn quần chúng nhân dân ở địa phương thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là tấm gương đốivới mọi người Vì vậy, mỗi cán bộ chủ chốt các xã phải tự giáo dục bản thân,

tư tu dưỡng rèn luyện mình thì lúc đó việc nâng cao đạo đức cách mạng chobản thân mình mới có thể đạt hiệu quả chắc chắn và bền vững nhất Nếu mỗicán bộ chủ chốt không thật sự cầu thị, thiếu ý chí phấn đấu, không tự kiểmtra, tự phê bình và không kiên quyết, tự giác sửa chữa những khuyết điểm củamình thì những tác động từ hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng của chủthể sẽ ít tác dụng

Với tính đa dạng, phong phú về hình thức, phương pháp như vậy sẽ tạonên sức mạnh tổng hợp tác động vào quá trình rèn luyện, tu dưỡng của cán bộtheo nhiều chiều, nhiều kênh khác làm cho mỗi cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh

Cà Mau luôn cảm nhận được tình cảm của lãnh đạo, của quần chúng, của tậpthể đối với mình; luôn tiếp thu được ý kiến đánh giá, nhận xét, yêu cầu theonhững chuẩn mực và nguyên tắc xác định và nhất quán Từ đó hình thành ýthức danh dự, trách nhiệm và tình cảm gắn bó với Đảng, Nhà nước, tập thể vàquần chúng, nền tảng của ý thức đạo đức cộng sản chủ nghĩa; là cơ sở hìnhthành động cơ, nhu cầu phát triển các giá trị đạo đức cách mạng của người

Trang 39

cán bộ Và nếu như không có những động cơ, nhu cầu đạo đức như: nhu cầukhẳng định, nâng cao uy tín, muốn được tôn trọng, giúp đỡ, được khenthưởng thì các hành vi ứng xử sẽ thiếu nhất quán, sự tu dưỡng, rèn luyệnđạo đức cách mạng của bản thân cán bộ chủ chốt các xã sẽ kém hiệu quả.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộchủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau thì phải căn cứ vào những hoạt động của chủthể và đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ và nội dung chuẩn mực đạo đức cáchmạng của cán bộ chủ chốt các xã đã được xác định Theo đó, Luận văn xácđịnh tiêu chí đánh giá hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủchốt các xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay như sau:

Tiêu chí thứ nhất, sự nhận thức đúng đắn của các huyện uỷ và đảng uỷ

các xã về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với ngườicán bộ chủ chốt các xã

Đây là tiêu chí cơ bản quan trọng hàng đầu trong hoạt động nâng cao đạođức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ở tỉnh Cà Mau

Hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã phụthuộc vào hoạt động giáo dục, rèn luyện của chủ thể và quá trình tiếp nhận, tựrèn luyện, tu dưỡng của đối tượng – khách thể Ở tiêu chí này, các huyện uỷ

và đảng uỷ các xã là chủ thể và bản thân cán bộ chủ chốt các xã là khách thể.Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng cho kháchthể là cán bộ chủ chốt các xã, đòi hỏi các huyện uỷ, đảng uỷ các xã và bảnthân người cán bộ chủ chốt các xã phải có sự nhận thức đúng đắn vị trí, vaitrò, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với người cán bộ Nếu không

có sự nhận thức đúng, không hiểu rõ vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng đốivới người cán bộ thì không thể quan tâm đúng mức, quan tâm thường xuyên

Trang 40

và không thể lãnh đạo chặt chẽ, thậm chí buông lỏng hoạt động giáo dục, rènluyện đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt các xã.

Tiêu chí thứ hai, chất lượng của nội dung, hình thức, phương pháp giáo

dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt các xã

Để đạt được mục đích hoạt động, chủ thể giáo dục có thể trực tiếp haygián tiếp tác động vào đối tượng nhằm phát triển các phẩm chất đạo đức cáchmạng của đối tượng Trong những tác động ấy, nội dung chủ thể truyền đạt,hình thức, phương pháp chủ thể sử dụng là những tác động trực tiếp có vai trò

to lớn thúc đẩy quá trình nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốtcác xã Vì vậy, chất lượng của nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục,rèn luyện đạo đức cách mạng là một trong những tiêu chí khá quan trọng đểđánh giá hiệu quả nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt các xã ởtỉnh Cà Mau

Chất lượng nội dung giáo dục đạo đức cách mạng được thể hiện ở tínhtoàn diện, tính đồng bộ và tính khoa học của các chuẩn mực đạo đức mà chủthể truyền đạt đến đối tượng; ở độ nông sâu, rộng hẹp của các kiến thức và sựphù hợp hay chưa phù hợp với từng đối tượng Vì thế, chất lượng nội dunggiáo dục đạo đức cách mạng là mặt quan trọng, có đặc trưng cơ bản là sửdụng tổng hợp các nội dung của các hoạt động giáo dục nhận thức, tư tưởng,

lý luận, chính trị, giáo dục pháp luật và kỷ luật… Việc tiến hành các nội dunggiáo dục nâng cao nhận thức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, nâng cao về hiểu biết truyền thống dân tộc, về lịch sử vàđường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; giáo dục nâng cao nhậnthức về pháp luật, kỷ luật là cơ sở để xây dựng tình cảm cách mạng, ý thứctrách nhiệm, giác ngộ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng cho mỗi người cán bộchủ chốt các xã qua đó giúp họ nâng cao đạo đức cách mạng cho bản thân

Ngày đăng: 08/11/2017, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương (07/11/2006), Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, số 06-CT/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Bộ Chính trị về tổchức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”
2. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau (28/02/2006), Hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số 01-HD/BTCTU Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn về công tác quyhoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước
3. Ban Tổ chức Trung ương (24/5/2005), Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số 47- HD/BTCTW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo,quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
4. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2004), Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho cánbộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
5. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998 ), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khoá VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đặng Nam Điền (2004), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chính trị quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chínhtrị quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Tác giả: Đặng Nam Điền
Năm: 2004
12. Cao Ngọc Hải (2005), Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng trong các trường bồi dưỡng, đào tạo sỹ quan ngoại ngữ quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng trong cáctrường bồi dưỡng, đào tạo sỹ quan ngoại ngữ quân đội nhân dân ViệtNam giai đoạn hiện nay
Tác giả: Cao Ngọc Hải
Năm: 2005
13. Nguyễn Duy Hùng (2008), Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học và một số giải pháp xâydựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Hùng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
14. Nguyễn Văn Huyên (2007), “Đạo đức trong giao tiếp xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (779), tr. 67-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức trong giao tiếp xã hội ở nước tahiện nay”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Năm: 2007
15. Huyện uỷ Cái Nước (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Cái Nước
Năm: 2008
16. Huyện uỷ Đầm Dơi (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Đầm Dơi
Năm: 2008
17. Huyện uỷ Năm Căn (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Năm Căn
Năm: 2008
18. Huyện uỷ Ngọc Hiển (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Ngọc Hiển
Năm: 2008
19. Huyện uỷ Phú Tân (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Phú Tân
Năm: 2008
20. Huyện uỷ Thới Bình (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và côngtác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Thới Bình
Năm: 2008
21. Huyện uỷ Trần Văn Thời (2008), Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ (ban hành kèm theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thực trạng đội ngũ cán bộ vàcông tác quy hoạch cán bộ
Tác giả: Huyện uỷ Trần Văn Thời
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w