1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ vấn đề NÂNG CAO đạo đức CÁCH MẠNG CHO cán bộ, CHIẾN sĩ CÔNG AN TRONG điều KIỆN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

110 887 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 570,5 KB

Nội dung

Lực lượng Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lực lượng Công an nhân dân (CAND) là lực lượng vũ trang trọng yếucủa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thựchiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụđắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Để hoàn thành sự nghiệp cách mạng vô cùng to lớn và vẻ vang, nhưngcũng hết sức nặng nề đó, lực lượng CAND phải không ngừng được xây dựng,củng cố, phát triển theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại Tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, giỏi ngoại ngữ, tin học

và có phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng

Trong hơn 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và xây dựng đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, chiến sĩ công an nóiriêng, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam đã thu được những thắng lợi hết sức tolớn, lực lượng CAND đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vựcbảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Từ khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấpsang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN),tình hình kinh tế - xã hội đã có những biến đổi to lớn mang tính bước ngoặt.Bên cạnh những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực phát triển kinh tế, lại đặt ranhững vấn đề xã hội hết sức nhức nhối, đáng lo ngại

Qua các thời kỳ cách mạng nhiều tập thể, cá nhân trong lực lượngCAND đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân, hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng

Trang 2

Huân, Huy chương, nhưng cũng có không ít cán bộ, chiến sĩ vi phạm phápluật, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượngCAND.

Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về đạo đức cách mạngtrong điều kiện KTTT định hướng XHCN tác động đến việc hình thành đạo đứccách mạng của cán bộ, chiến sĩ công an là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễncấp bách trong công tác xây dựng lực lượng CAND hiện nay ở nước ta, xuất

phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: "Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề đạo đức cách mạng và sự tác động của nền KTTT định hướngXHCN đến quá trình hình thành đạo đức cách mạng đã được nhiều tác giả, tổ

chức khoa học quan tâm nghiên cứu, như: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề

đạo đức cách mạng", Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1996; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức", PGS Thành Duy (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 1996; "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường

với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay",

Nguyễn Chí Mỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999

Ngoài những công trình kể trên còn có các bài, tạp chí, luận án, luận

văn liên quan đến vấn đề này, như: "Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong

việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay", Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí

Triết học, số 6/1996; " Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo

đức người cán bộ quản lý", Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số

2/1997; "Sự hình thành đạo đức xã hội chủ nghĩa trong điều kiện quá độ lên

chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", Nguyễn Ngọc

Long, Luận án tiến sĩ triết học, Mátxcơva, 1982; "Vấn đề đạo đức cách mạng

của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", Hà Nguyên

Trang 3

Cát, Luận án tiến sĩ triết học, 2000; "Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây

dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở hiện nay", Dương Xuân

Lộc, Luận văn thạc sĩ triết học, 2001; "Vấn đề xây dựng đạo đức cho cán bộ cơ

sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Đặng Thanh Giang,

luận văn thạc sĩ triết học, 2001

Vấn đề đạo đức cách mạng và vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới

ở nước ta hiện nay là vấn đề rộng lớn cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứutổng kết về mặt lý luận và thực tiễn Trên cơ sở kế thừa những thành quảnghiên cứu trên đây, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề đạo đức cách mạngmang tính đặc thù của người cán bộ, chiến sĩ công an trong điều kiện KTTTđịnh hướng XHCN hiện nay, cố gắng tìm ra những giải pháp mang tính khảthi nhằm góp phần xây dựng, nâng cao đạo đức cách mạng trong lực lượngCAND nước ta hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Từ thực tế đạo đức, lối sống của cán bộ chiến sĩ trong lực lượngCAND, luận văn đi sâu phân tích, lý giải thực trạng, nguyên nhân tình hìnhđạo đức và vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng trong lực lượng CAND, trongđiều kiện định hướng XHCN, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caođạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

- Luận văn rút ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đứccách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức cách mạng và vấn đề nâng cao đạo

đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an ở Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Sự tác động của KTTT và KTTT định hướng

XHCN đến đạo đức của cán bộ, chiến sĩ công an ở Việt Nam hiện nay Thựctrạng và giải pháp

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

- Luận văn chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước, chỉ thị, nghị quyết của lực lượng CAND về vấn đề đạo đức, đồng thờitác giả luận văn có sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã đượccông bố liên quan đến nội dung của đề tài luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháplịch sử và lôgic, phân tích- tổng hợp, điều tra xã hội học để thực hiện nhiệm

vụ trên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn góp phần vào việc xây dựng, củng cố, phát triển, nâng caođạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an, chống biểu hiện suy thoáiđạo đức cho cán bộ, chiến sĩ công an nhằm xây dựng lực lượng CAND trongsạch, vững mạnh

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảngdạy môn đạo đức học trong các trường CAND

Trang 5

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 6

1.1.1 Một số quan niệm ngoài mác-xít về đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái giá trị cơ bản của ý thức xã hội,xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử xã hội loài người Sự ra đời và pháttriển của đạo đức do nhu cầu của đời sống xã hội, của hoạt động và giao tiếp.chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó vắng bóng hay thiếu sựhiện diện của đạo đức Vì vậy, đạo đức từ lâu đã được nhân loại hết sức quantâm Tuy nhiên, đứng trên quan điểm triết học khác nhau, lợi ích giai cấpkhông giống nhau…mà người ta có cách lý giải khác nhau về đạo đức

* Quan niệm Nho giáo

Người đặt nền móng, xây dựng nên học thuyết Nho giáo là Khổng Tử(551- 479 tr CN), với việc đề ra học thuyết Nhân - Lễ- Chính danh

Phạm trù nhân là trung tâm của đạo đức Nho giáo Trong Luận ngữ,Khổng Tử có 58 chữ đề cập vấn đề nhân, nhưng không chỗ nào giống nhau

cả Có thể khái quát mấy nội dung chính của phạm trù này như sau:

- Nhân là yêu thương người và hết lòng với người khác Bản tính này cókhi thì tiểm ẩn, có lúc được bộc lộ trong các quan hệ xã hội giữa người vớingười Cốt lõi của nó là trung thứ Theo Khổng Tử, người nhân nếu tự lập lấymình thì cũng phải lo lập cho người, muốn thành đạt cho mình thì cũng phải lothành đạt cho người Việc gì mình không muốn thì đừng bao giờ làm chongười khác

Trang 7

- Nhân còn là gốc sinh ra các đức khác, các đức khác ấy tụ cả ở nhân.Nhân theo Nho giáo còn bao gồm những tiêu chuẩn đạo đức khác như: trung,hiếu, cung, kính, khoan, hòa, cần mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũngcảm, biết trách mình hơn trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu,ghét người đáng ghét.

Lễ theo Khổng Tử là hình thức biểu hiện của "nhân", là những quyphạm, nguyên tắc đạo đức của nhà Chu (thế kỷ IX tr.CN), tức là những phongtục, tập quán, những quy tắc trật tự xã hội, những thể chế pháp luật của nhànước

Chính danh: danh (tên gọi, chức vụ, đơn vị, thứ bậc của một ngườitrong mối quan hệ cụ thể) và thực (phận sự của người đó bao gồm cả nghĩa vụ

và quyền lợi) phải phù hợp với nhau "Danh và thực không phù hợp nhau làloạn danh Danh và phận của mỗi người, trước hết do các mối quan hệ xã hộiquy định" [61, tr 24] Chính danh là con đường để đạt đến điều nhân, để đưa

xã hội từ loạn thành trị Khổng Tử kịch liệt phản đối đấu tranh để giải quyếtmâu thuẫn trong xã hội, ông chủ trương "lấy hòa làm quý", lấy "nghèo màvui", ông khuyên mọi người hãy an phận Ông cho rằng mỗi cá nhân, sự sống,cái chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do "thiên mệnh" (mệnh trời) quy định.Nhưng bằng nỗ lực chủ quan của mình con người có thể thay đổi được "thiêntính" ban đầu qua quá trình tiếp xúc, học tập và "tu thân" Đây là điểm rấtđáng chú ý trong quan niệm của Khổng Tử

Người tiếp tục phát triển Nho giáo là Mạnh Tử (371-289 tr.CN) TheoMạnh Tử "bản tính con người ta là thiện, còn như người ta làm những điềubất thiện chẳng qua là họ theo dự định của mình, chứ không phải bản tính conngười ta là như vậy" Theo ông, tính thiện của con người vốn sinh ra đã có.Tính thiện bắt nguồn từ tâm, nhờ tâm mà phân biệt được phải trái, thiện ác.Nhờ tâm mà nhận biết được nhân, nghĩa, lễ, trí, vì "tâm" có "lương năng" -không học mà biết và "lương tri" - không suy nghĩ mà biết Để bảo tồn và

Trang 8

phát triển "tâm, tính " - lương tâm, tính thiện của con người, Mạnh Tử chủtrương cần phải có sự rèn luyện, giáo dục đạo lý cho con người Nhược điểmlớn của Mạnh Tử là lảng tránh hiện thực, tìm về con đường nội tỉnh, tự suyxét, tự kiểm điểm mình về đạo đức làm chính, coi đó là niềm vui duy nhất,phải "chờ thời", phải "đợi mệnh trời", không được "làm việc nguy hiểm đểcầu may" Tuy nhiên, có điểm đúng là ông khuyên mọi người phải luôn tự sửamình, giữ tâm mình cho chính thì mới giáo dục được người khác, vì theo ông

"mình cong queo không thể nào sửa cho người khác ngay thẳng được"

Người phát triển tư tưởng Khổng - Mạnh theo hướng duy tâm là ĐổngTrọng Thư (180- 105 tr.CN) Ông cho rằng mọi hiện tượng trong tự nhiên, xãhội và trật tự của nó đều được xuất phát và sắp đặt theo ý chí của "trời", thânthể và ý thức của con người đều do "Thượng đế " ban cho; mọi trật tự và quyluật vận động của xã hội là do ý chí của "Thượng đế " sắp đặt và chi phối.Ông là người xây dựng nên hệ thống các phạm trù đạo đức: "ngũ luân", "ngũthường" làm khuôn mẫu cho mọi hành vi ứng xử, giao tiếp, giáo dục và tựtrau dồi đạo đức cá nhân của mọi tầng lớp người trong xã hội phong kiến Vớinhững nội dung hết sức khắt khe, phi lí, phi nhân bản, Đổng Trọng Thư đãtước bỏ hết yếu tố nhân đạo, tiến bộ của Khổng Tử và Mạnh Tử Chẳng hạn,ông cho rằng: "Vua xử tội chết thần phải chết, nếu không là mắc tội bất trung",

"cha bảo con chết là phải chết nếu không là mắc tội bất hiếu" Thực chất họcthuyết về luân lý đạo đức của ông nhằm phục vụ mục đích cao nhất là đạo

"trung quân", là trung thành tuyệt đối với ông vua cụ thể, đó là quan hệ cơbản, giường cột trong các mối quan hệ của con người sống trong xã hội

Nho giáo coi tu thân là gốc, là nền tảng để củng cố các mối quan hệtrong gia đình và ngoài xã hội Nho giáo cho rằng bản thân mình có tốt, có thiện,

có hiểu biết, sống có nhân nghĩa, nói có tín thực và giao tiếp đúng lễ thì mới làmgương cho người khác noi theo, mới có khả năng "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".Nho giáo coi trọng đạo tu thân, tu dưỡng đạo đức theo "lễ", ứng xử đúng với

Trang 9

danh phận, tích cực rèn luyện bản thân bằng học tập đi đôi với thực hành đạođức và phải hàng ngày tự kiểm điểm bản thân Như vậy, Nho giáo có cả mặt tíchcực và tiêu cực, nó hướng cá nhân mỗi người cũng như mọi người vào conđường ham tu dưỡng đạo đức theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, tích cực học tập đểtiến bộ giúp ích cho nước, cho dân, nhưng nó cũng kích thích tính gia trưởngđộc đoán, không khuyến khích phát triển các ngành khoa học tự nhiên Do đó

đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, kìm hãm sự phát triển xã hội

* Quan niệm của Đạo gia

- Lão Tử (khoảng thế kỷ VI tr.CN) là ông tổ của Đạo gia, với việc đềra: học thuyết về "đạo"; tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết "vô vi"hay những vấn đề về đạo đức nhân sinh, chính trị- xã hội Ông cho rằng

"Đạo" vừa là duy nhất, vừa thiên bình, vạn trạng, biến hóa vô cùng và mangtính bất biến, vừa là "hữu", vừa là "vô" "Đạo" sinh ra vạn vật, không có ý chídục vọng và không có mục đích định trước, nó không làm chúa tể để chi phốivạn vật mà thuộc theo sự phát triển tự nhiên của vạn vật Mở rộng quan điểm

về "đạo" trong đời sống xã hội, Lão Tử chủ trương thuyết "vô vi", nghĩa làsống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động có tính giả tạo,

gò ép, trái bản tính tự nhiên của mình, không can thiệp vào guồng máy của tựnhiên "Vô vi" là "không làm gì", mà chỉ bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên củamình và của vạn vật, không ham muốn, không dục vọng, không thể chế,không pháp luật, không bị ràng buộc bởi truyền thống đạo đức Từ đó ôngphản đối hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội, phản đối sự áp bức, bóc lộtcủa bọn quý tộc, nhưng trong hành động lại thụ động, tiêu cực, thủ tiêu đấutranh

- Người tiếp tục đường lối Đạo gia của Lão Tử là Dương Chu

(395-335 tr.CN), với việc lấy con người và đạo sống theo bản tính tự nhiên làm trungtâm trong học thuyết của mình Theo ông, con người hãy vì mình, hãy sống đúngvới bản tính tự nhiên, vốn có của mình, không ham sống, không ghét chết,

Trang 10

không danh vọng, tiền tài, không bị ràng buộc bởi luân lý, đạo đức, thể thức

xã hội, bảo tồn thân thể, sinh mệnh, không để vật lụy mình và mình lụy vật.Ông đề cao chủ nghĩa cá nhân, tự do vô chính phủ, thỏa mãn tối đa tình cảm

và ước muốn của mình, tận hưởng và tận dụng cái hiện có trong cuộc sống,không nên làm khổ sở mình bằng ý nghĩ về cái gì sẽ đến sau khi chết Từ đóông phủ định mọi sự cưỡng bức bằng bạo lực, phủ định mọi giá trị chuẩn mựcđạo đức và thể thức xã hội, phản đối chế độ phong kiến hà khắc Tuy nhiên doquá đề cao chủ nghĩa cá nhân, tuyệt đối hóa nó, đã làm cho con người tựnhiên của Dương Chu tách khỏi mặt xã hội với những quan hệ đa dạng, phứctạp của nó và đây chính là điểm hạn chế trong quan niệm đạo đức của ông

- Một trong những nhà tư tưởng lớn của trường phái Đạo giáo là Trang Tử(369-286 tr.CN), với việc ngả theo chủ nghĩa hoài nghi, tương đối luận và chủnghĩa thần bí Ông cho rằng những điều phải trái, thiện ác không có tiêu chuẩnkhách quan, không thể biết được chân lý khách quan, mọi vật đều chỉ là tươngđối, mỗi người đều có chỗ phải, chỗ trái, chỗ tốt, chỗ xấu của riêng mình, khôngngười nào giống người nào Từ đó ông khẳng định những hiện tượng thiện ác,đẹp xấu, lớn nhỏ, sang hèn, sống chết, còn mất… đều là những thể như nhau,cần phải có thái độ làm ngơ để mặc cho phải trái tự nhiên phát triển, không cầnphân biệt chân lý và sai lầm, nên thực hiện "vô vi, vô sự", không nên "lấy ngườihại trời, lấy việc hại mệnh, làm tổn hại đến tự do bình đẳng của vạn vật và conngười" Như vậy, quan điểm đạo đức của Trang Tử thực chất cũng là thoát ly thựctiễn, phủ nhận mọi giá trị đạo đức, phủ nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội phongkiến mục nát, suy tàn, bảo vệ hình thái ý thức quý tộc chủ nô thời chiến quốc

* Quan điểm Phật giáo

Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, còn gọi là Siddharta(563-483 tr.CN) Đạo Phật ra đời là sự phản kháng sự ngự trị của ĐạoBàlamôn và chế độ phân chia đẳng cấp cực kỳ hà khắc trong xã hội Ấn Độ cổđại Phật giáo cho rằng đời người là bể khổ, cái khổ đó tồn tại triền miên

Trang 11

trong suốt cuộc đời con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi Phật giáo đã

lý giải căn nguyên của nỗi khổ ấy và tìm con đường giải thoát khỏi nỗi khổtrầm luân Con đường giải thoát khỏi bể khổ nằm trong "Tứ diệu đế", tức là 4chân lý tuyệt diệu thiêng liêng như sau:

+ Một là Khổ đế: Là chân lý về những nỗi khổ mà chúng sinh đều phải

gánh chịu Nếu liệt kê ra thì khổ nhiều vô kể nhưng chung quy lại có 8 loạikhổ cơ bản: Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Cầu bất đắckhổ, Oán tăng hội khổ và Yêu mến xi hạnh khổ

+ Hai là Nhân đế hay Tập đế: theo Phật giáo, mọi cái khổ đều có

nguyên nhân của nó, mà nguyên nhân chính là do con người ta có lòng tham,sân, si Ba nguyên nhân này kết hợp với duyên khởi tạo ra 12 nguyên nhân(thập nhị nhân duyên) gây ra sự khổ: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập,xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử

+ Ba là Diệt đế: Phật khẳng định, cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể

chấm dứt được luân hồi bằng cách diệt nguyên nhân sinh ra sự khổ, tức làdiệt nghiệp

+ Bốn là Đạo đế: Phật đưa ra đường lối, phương pháp diệt khổ, giải

thoát khỏi vòng luân hồi bằng cách giác ngộ chân lý của Phật, thực chất làtiêu diệt vô minh Con đường tiêu diệt vô minh gồm 8 phương pháp là: Chínhkiến, chính tư duy, chính ngữ; chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến,chính niệm; chính định

Theo con đường "bát chính đạo", "tiêu diệt vô minh" con người có thểdiệt trừ được vô minh, giải thoát và được lên cõi Niết bàn, là trạng thái hoàntoàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi Phật giáo khuyêncon người ta tự giác tu luyện, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kiên trì hành vihướng thiện thì sẽ chuyển ác thành thiện, sửa tà thành chính để đạt tới sự giải

Trang 12

thoát Phật giáo không thừa nhận có thượng đế, đồng thời "còn tích cực chốngchế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng

xã hội; nói lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch của cuộcđời.", kêu gọi lòng từ bi, hỉ xả, nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bác ái hướngcon người "vào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, vì dân vì nước."

* Quan niệm đạo đức trong xã hội Hy Lạp cổ đại

Nội dung cơ bản trong quan niệm về đạo đức ở Hy Lạp cổ đại phảnánh cuộc đấu tranh giữa quan niệm duy vật và duy tâm, giữa tầng lớp chủ nôdân chủ tiến bộ và tầng lớp chủ nô quý tộc, và phần nào phản ánh cuộc đấutranh giữa nô lệ và chủ nô Đại biểu xuất sắc cho chủ nghĩa duy vật và tầnglớp chủ nô dân chủ tiến bộ là Đêmôcrít, Êpiquya, còn đại biểu cho chủ nghĩaduy tâm và chủ nô quý tộc là Platôn

Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.CN) quan niệm đối tượng nghiên cứu

của đạo đức học là cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi cá nhân Hạt nhântrung tâm trong đạo đức của ông là lương tâm trong sáng, là sự lành mạnh vềtinh thần của từng cá nhân Ông yêu cầu "mỗi người phải sống đúng mực, ônhòa, không vô độ mà gây hại cho người khác" [5, tr 213], ông chống lại sựgiàu có quá đáng và thu lợi bất lương Ông cho rằng, hạnh phúc hay bất hạnh,giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại đều do hoạt động kinh tế (thủcông và thương mại) tạo ra, không do "Thượng đế" chi phối Ông đề ra tiêuchuẩn đánh giá đạo đức tốt hay xấu của từng cá nhân: "Để nhận ra ngườitrung thực và không trung thực, phải căn cứ không chỉ vào việc làm của họ

mà còn vào ý muốn của họ", gắn động cơ, ý thức với hành động, đó là quanniệm tiến bộ của ông

Êpiquya (341-270 tr.CN), người kế tục quan điểm duy vật của Đêmôcrít.

Trong vấn đề đạo đức học, ông coi con người tồn tại như một cá thể, theo ông

"cá nhân là có trước và quyết định mọi mối quan hệ giữa người với người

Trang 13

trong xã hội" [6, tr 210] và "Mục đích cuộc sống của con người là hạnh phúc,được hiểu như sự vui thú và khoái lạc" [6, tr 210] Ông khẳng định "sự bìnhtâm của tinh thần, thanh thản về tâm hồn" là biểu hiện cao nhất của sự "khoáilạc", đem đến cho con người hạnh phúc Ông yêu cầu mỗi người phải biếtsống, hoạt động, khát vọng một cách điều độ, vừa phải, thì mới có "khoáilạc", có "hạnh phúc".

Platôn (427-347 tr.CN), là học trò của Xôcrát (469-399 tr.CN) nên ông

tiếp thu và phát triển quan niệm đạo đức của Xôcrát theo hướng duy tâm kháchquan Nếu Xôcrát thừa nhận đạo đức con người và tri thức thống nhất là một,cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đứchạnh, thì Platôn lại cho rằng linh hồn được tạo ra bởi "Thượng đế "mới là cơ

sở, nền tảng tạo nên đời sống đạo đức Theo Platôn, giữa linh hồn và thể xáchoàn toàn đối lập nhau, thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn Thểxác không bất diệt, chỉ có linh hồn mới bất diệt Nhưng linh hồn cũng baogồm ba phần: lý tính (trí tuệ), xúc cảm và cảm tính, trong ba phần ấy chỉ lýtính là bất diệt; tương ứng với ba phần của linh hồn con người, xã hội sẽ có bahạng người, ba đẳng cấp tùy thuộc người ấy có bộ phận linh hồn nào giữ vaitrò chủ đạo Ông cho rằng, chỉ những nhà triết học, những người thông thái vàquý tộc mới đạt đạo đức thanh cao, đạo đức của thường dân chỉ là sự kiềmchế dục vọng thấp hèn, họ chỉ thích nghi với lao động chân tay, còn nô lệ thìkhông có đạo đức, vì không phải là người, chỉ là "động vật biết nói"

Theo ông, sở hữu tư nhân là nguồn gốc sinh ra điều ác, các mối bấthòa và làm băng hoại đời sống đạo đức, nên cần loại bỏ sở hữu tư nhân khỏiđời sống xã hội, nhưng cần phải duy trì các hạng người khác nhau do giữa cáchạng người này không có sự bình đẳng hoàn toàn, "mỗi hạng người làm hếttrách nhiệm của mình, biết sống đúng với tầng lớp của mình." Như vậy về đạođức học Platôn là nhà đạo đức duy tâm, phân biệt đẳng cấp, bênh vực, bảo vệlợi ích của tầng lớp quý tộc chủ nô, chống lại nền dân chủ Aten, đối lập với

Trang 14

đạo đức học tiến bộ duy vật của Đêmôcrít Mặc dù ông đã phát hiện ra nguồngốc sinh ra mọi bất công xã hội là sở hữu tư nhân

Sau thời kỳ cổ đại, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, cuộc đấutranh giai cấp quyết liệt của giai cấp nô lệ chống giai cấp chủ nô và các cuộcchiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các nhà nước chủ nô đã dẫn đến sự tan rãcủa chế độ chiếm hữu nô lệ cả ở phương Đông lẫn phương Tây làm xuất hiệnchế độ xã hội mới; xã hội phong kiến Nho giáo, Đạo giáo, Bàlamôn giáo,Phật giáo… ở phương Đông trở thành tư tưởng thống trị đời sống tinh thầncủa xã hội, còn ở phương Tây là thần học, giáo hội, nhà thờ và tín ngưỡng tôngiáo Các vua, chúa phong kiến trở thành những "thiên tử", những "đấng tốicao" thống trị xã hội, bóc lột, đàn áp thậm tệ người nông dân

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên,của sản xuất và cuộc đấu tranh liên tục của giai cấp nông dân chống địa chủ,phong kiến… đã thúc đẩy xã hội phương Tây bước vào một thời kỳ mới - thời

kỳ Phục hưng và Cận đại (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) Phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa được hình thành và trở thành xu thế lịch sử tất yếu,không có thế lực nào ngăn cản nổi Chính sự quá độ từ chế độ phong kiếnsang chế độ tư bản là tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của triết học,trong đó có đạo đức học, nhất là các tư tưởng nhân đạo Tin tưởng vào sứcmạnh của con người, coi "con người là thước đo của mọi vật" chi phối suynghĩ, hành động của các nhà tư tưởng với các đại biểu:

Tômátmorơ (1478-1535) là nhà tư tưởng nhân đạo nổi tiếng thời Phục

hưng Ông kêu gọi "con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡngcái đẹp của chính mình" Ông cho rằng, chế độ xã hội Anh thế kỷ XV là chế độ

xã hội "cừu ăn thịt người" và nguyên nhân làm cho con người ta có tính ích kỷ là

do chế độ tư hữu Ông mơ ước có một xã hội dựa trên sở hữu công cộng, mọisản phẩm làm ra phải được phân phối đều cho mọi người và "mọi thành viên

Trang 15

trong xã hội đều phải bình đẳng" Ông đề cao vai trò của lao động, coi lao động

là nhu cầu của đạo đức chứ không chỉ còn là nhu cầu cuộc sống của con người

Lêôna Đờvanhxi (1452-1519) là nhà tư tưởng lớn người Italia lại khẳng

định: "Con người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hóa Dựa trên các sự vật tựnhiên, con người sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho cuộc sống củamình", từ đó ông phê phán các quan niệm của thần học và giáo hội, đề cao kinhnghiệm thực nghiệm trong nhận thức

Tômađô Cămpanenla (1568-1639) là nhà khoa học tự nhiên, nhà cộng

sản không tưởng nổi tiếng người Italia Ông yêu cầu phải cải tạo lại toàn bộ

xã hội mới đảm bảo cho con người hạnh phúc Theo ông, chế độ tư hữu sinh

ra kẻ giàu người nghèo và tính ích kỷ, là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưngông có mặt hạn chế là: đề xuất xóa bỏ chế độ tư hữu phải gắn liền với triệttiêu gia đình, vì gia đình mà nảy sinh sở hữu tư nhân; xây dựng xã hội tươnglai trên chế độ quần hôn, cộng đồng và không thấy được vai trò của lợi ích cánhân trong hoạt động của con người Quan niệm này bị các nhà tư tưởng tưsản xuyên tạc, coi chế độ cộng sản là cộng vợ, cộng chồng

Tômát Hốpxơ (1588-1679) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ

nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVIII Ông cho rằng, con người vừa là một vật thể

do thiên nhiên tạo ra, vừa là một vật thể xã hội và tự mình tham gia vào xã hội

đó Ông quan niệm, đã là người ai cũng có khát vọng, có nhu cầu riêng củamình, ai cũng có tính ích kỷ vì lợi ích riêng, đó là nguyên nhân, là tiền đề đểcon người làm điều ác, gây ra các cuộc chiến tranh giết hại lẫn nhau Ông nói:

"Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn", từ

đó ông khẳng định, bản tính của con người là ích kỷ Đây là điểm hạn chế củaông, do ông chưa nhận thấy bản tính xã hội, bản tính nhân loại của con người,điều đó phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp tư sản Anh đang lên thế kỷ XVII

Trang 16

Đêni Điđơrô (1713-1784) là nhà duy vật của triết học khai sáng Pháp,

chủ biên bộ Bách khoa toàn thư nổi tiếng thế kỷ XVIII Ông coi con người là

sự thống nhất hữu cơ giữa linh hồn và thể xác, nhưng linh hồn cũng có bảntính vật chất như thể xác Ông cho rằng, không phải tôn giáo sáng tạo ra conngười, mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo, vì vậy ông kịch liệt phê phánquan niệm đạo đức của tôn giáo, coi nó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ

cả tin vào số mệnh, thượng đế Ông khẳng định, nhân cách của con người làsản phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh, chính môi trường vàhoàn cảnh xung quanh đã tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người.Điểm hạn chế là ông chưa hiểu được bản thân môi trường và hoàn cảnh cũng

là sản phẩm hoạt động của con người, nó mang tính lịch sử chứ không bấtbiến vĩnh viễn

Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, trong khi chủ nghĩa tư bảnhầu như đã hoàn toàn chiến thắng chế độ phong kiến ở phương Tây do sựphát triển mạnh mẽ của sản xuất, nhất là đại công nghiệp và ngoại thương, thìnước Đức đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu về kinh

tế và chính trị Tuy nhiên, nước Đức lại đạt được những thành tựu vĩ đại tronglĩnh vực triết học, văn hóa và nghệ thuật Triết học cổ điển Đức đã đem lạicách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại: đã coi conngười là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, là chủ thể, đồng thời làkết quả của toàn bộ văn minh do chính mình tạo ra; tư duy và ý thức của conngười chỉ có thể phát triển trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thếgiới và lịch sử phát triển của nhân loại là một quá trình phát triển biện chứng.Vậy trong lĩnh vực nhân bản học và đạo đức các nhà triết học cổ điển Đứcquan niệm như thế nào?

Imanuen Cantơ (1724-1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại

nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Mác Những vấn đề về đạo đứchọc được ông thể hiện tập trung trong tác phẩm "Phê phán lý tính thực tiễn"

Trang 17

Ông cho rằng, các nguyên lý đạo đức độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động kháccủa con người và lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý vàchuẩn mực đạo đức, còn cảm tính chỉ đưa con người tới chỗ hưởng thụ cánhân, ích kỷ, phi đạo đức Ông đưa ra nguyên tắc cơ bản của đạo đức là phảituân theo "mệnh lệnh tuyệt đối", nên chỉ những hành động nào của con ngườiphù hợp với "mệnh lệnh tuyệt đối" thì mới được coi là có đạo đức "Mệnhlệnh tuyệt đối" là quy luật đạo đức chung đòi hỏi mọi người ở mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp xã hội đều phải thực hiện, là nghĩa vụ của mọi công dân sốngtrong xã hội Theo ông, người có đạo đức là người sống theo lẽ phải và tôntrọng sự thật, vì vậy "tự do" đã trở thành phạm trù trung tâm trong đạo đứchọc của ông, là lý tưởng cao đẹp mà cả nhân loại cần phải hướng tới Quanniệm đó phản ánh mong mỏi, khát vọng của giai cấp tư sản Đức cuối thế kỷXVIII Ông tuyên bố: quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng, là thần thánh, làcần thiết với mọi hoạt động để yêu cầu các cá nhân được tự do chống lại trật

tự phong kiến Điều đó chứng tỏ tính siêu hình, duy tâm về đạo đức củaCantơ

Gioócgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen (1770-1831) là nhà biện chứng

lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Mác Ông đưa ra luận điểm "con người vềbản tính vốn là bất bình đẳng" để chứng minh mọi sự bất công, mọi tệ nạntrong xã hội là những hiện tượng tất yếu làm cho xã hội phát triển; chính sựkhông ngừng nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ xã hội trởthành động lực cơ bản thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng Theo Hêghen,nhà nước không chỉ là cơ quan hành pháp, mà là tổng thể các quy chế, kỷcương, chuẩn mực về đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hóa…; nhà nước cóvai trò duy trì, điều hòa mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, giữa cácđẳng cấp trong xã hội và là nguyên nhân nổ ra các cuộc chiến tranh giữa cácnước và nhờ chiến tranh "mà thể trạng đạo đức của các dân tộc mới được bảotoàn " Ở Hêghen, đạo đức, luân lý và pháp luật thống nhất trong một khoa

Trang 18

học duy nhất là: "Triết học pháp quyền" Học thuyết về đạo đức là triết họcpháp quyền bao gồm: pháp quyền trừu tượng, luân lý, đạo đức Trong đó, Hêghen phân biệt rõ đạo đức là thực tiễn ứng xử, là quan hệ giữa người vớingười, còn luân lý là các nguyên tắc và các chuẩn mực của lối ứng xử ấy.Theo Hêghen, đạo đức là ý niệm về cái thiện được hiện thực hóa trong ý chí

có phản tư về mình và trong thế giới bên ngoài; trong quá trình triển khai tồntại hiện có của mình, đạo đức trải qua ba thang bậc là gia đình, xã hội côngdân và nhà nước, mà nhà nước là tồn tại tối cao của tự do; đạo đức "phản ánhquá trình tác động, quá trình hoàn thành chức năng của mọi cái điều tiết xãhội: luân lý, luật pháp, các chuẩn mực sống chung" [6, tr 28] Như vậy việcxét cơ sở đạo đức của pháp luật trong tư tưởng đạo đức học của Hêghen rất cógiá trị đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.Điểm hạn chế ở ông là: đạo đức, luân lý pháp quyền chỉ là sự "tha hóa" của "ýniệm tuyệt đối" Điều này thể hiện tính chất duy tâm của ông

Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) là nhà duy vật nổi tiếng, bậc tiền bối

của triết học Mác Ông xuất phát từ chủ nghĩa nhân bản, coi bản chất conngười là tổng thể các khát vọng, khả năng, nhu cầu, ham muốn và tưởngtượng của các cá nhân để xây dựng lên quan niệm đạo đức của mình Ông chorằng, khát vọng và hạnh phúc là cơ sở của mọi hành vi của con người Conngười luôn luôn cố gắng vươn tới đạt được những cái gợi lên tình cảm hạnhphúc, hoan hỉ (cái tốt) và cố tránh những cái đem lại sự xót xa, nhục nhã (cáixấu) Đối với ông, cảm giác là điều kiện đầu tiên của đạo đức Ông chống lạiđạo đức ích kỷ, khắc kỷ của đạo đức tôn giáo Ông khẳng định, đạo đức củaông là vị kỷ (vì con người cá nhân), nhưng nó là lành mạnh giản dị, ngaythẳng, chính trực hoàn toàn đối lập với đạo đức giả Vị kỷ, theo ông là lợi ích

cá nhân không được mâu thuẫn với lợi ích của người khác và xã hội, biết đếnhạnh phúc của mình thì cũng cần tôn trọng hạnh phúc của người khác Để lợi

Trang 19

ích cá nhân không mâu thuẫn với người khác và xã hội, theo ông phải dựatrên tình yêu thương của con người đối với nhau Như vậy, quan niệm về đạođức của Phoiơbắc có nhiều điểm tiến bộ, nhưng đạo đức ấy còn rất trừutượng, hoàn toàn tách khỏi đời sống xã hội; đấu tranh giai cấp; những vấn đềcủa lịch sử và trở thành lý luận trừu tượng về luân lý.

Những quan niệm đạo đức tiêu biểu trên đây tuy có mặt hạn chếnhưng cũng có những yếu tố tích cực đáng được kế thừa và phát triển tronghoàn cảnh mới như:

- Đề cao rèn luyện, tu dưỡng bản thân (Nho giáo, Phật giáo);

- Phát hiện nguồn gốc sinh ra mọi bất công trong xã hội là sở hữu tư nhân;

- Tin vào sức mạnh của con người, con người là chủ thể của xã hội;

- Tìm ra nguồn gốc thúc đẩy xã hội phát triển là quá trình nảy sinh vàgiải quyết mâu thuẫn;

- Gắn xây dựng đạo đức với xây dựng luật pháp, nhà nước;

- Đề cao vai trò, vị trí của cá nhân trong xã hội…

Chính những yếu tố tích cực tiến bộ này đã được C.Mác, Ph.Ăngghen

kế thừa để xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học về đạo đức

1.1.2 Quan niệm mác-xít về đạo đức

Những quan niệm đạo đức trước Mác tuy có những hạn chế do hoàncảnh lịch sử, do địa vị giai cấp và nhận thức, nhưng cũng có đóng góp nhấtđịnh để hình thành một bộ môn khoa học mới - đạo đức học mác-xít Đạo đứchọc mác-xít đã khắc phục mặt hạn chế, kế thừa yếu tố tiến bộ để đưa ra quanniệm đúng đắn, khoa học về đạo đức

Theo quan niệm mác-xít, "đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là

tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và

Trang 20

đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với

xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội" [25, tr 8].

Định nghĩa trên cho thấy, triết học, chính trị, pháp quyền, nghệ thuật,tôn giáo… đạo đức là những hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,phản ánh hiện thực đời sống xã hội dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau.Đời sống xã hội (xét đến cùng là chế độ kinh tế - xã hội) là nguồn gốc nảysinh các quan điểm về đạo đức của con người - như Ph.Ăngghen đã khẳng

định trong tác phẩm Chống Đuyrinh: "Chung quy lại mọi học thuyết đạo đức đã

có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấygiờ" [31, tr 161]

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng,phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức

xã hội (trong đó có đạo đức) cũng thay đổi theo, C Mác và Ph.Ăngghenkhẳng định: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ

sộ cũng đảo lộn ít nhiều nhanh chóng" [34, tr 15] và "phương thức sản xuất

ra đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinhthần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ;trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [35, tr 15]

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đạo đức được sinh ra trướchết từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấutranh xã hội, quản lý xã hội, phân phối sản phẩm và trong quan hệ giữa conngười với con người để con người tồn tại và phát triển Chính lao động là giátrị đạo đức hàng đầu của mọi thang bậc giá trị, vì nó sáng tạo ra giá trị caonhất, sáng tạo ra con người, hoàn thiện phẩm cách con người để xã hội tồn tại

và phát triển vì: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sốngloài người" [35, tr 641]

Trang 21

Bản chất của đạo đức không phải do "mệnh trời", "mệnh lệnh tuyệtđối", "Chúa"… sinh ra, mà là sản phẩm của xã hội, là sản phẩm tổng hợp củacác yếu tố khách quan và chủ quan, là sản phẩm của hoạt động thực tiễn vànhận thức của con người Đạo đức mang bản chất xã hội thể hiện ở chỗ:

- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hộiquyết định;

- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức,làm cho đạo đức tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội;

- Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đứcđược quy định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức

xã hội của con người Bản chất xã hội đó của đạo đức được biểu hiện ở tínhthời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức;

- Đạo đức có quy luật vận động nội tại riêng của mình, nhưng thíchứng với mỗi chế độ kinh tế, mỗi hình thái kinh tế - xã hội, tức mỗi thời đạibao giờ cũng có một hình thái đạo đức nhất định Đó là các hình thái đạo đức:đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức

tư sản và đạo đức cộng sản;

- Cùng với tính quy định bởi tồn tại xã hội, bởi thời đại lịch sử, đạođức còn mang bản sắc của mỗi dân tộc Mỗi dân tộc có những quan niệm,chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức khác nhau mang tính độc đáo, khác biệt nhấtđịnh Về điểm này Ph Ăngghen đã từng chỉ rõ: "Từ dân tộc này sang dân tộckhác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đãbiến đổi nhiều đến mức thường trái ngược hẳn nhau" [35, tr 135]

Trong các xã hội có giai cấp, đạo đức bao giờ cũng mang tính giaicấp, không có thứ đạo đức đứng trên, đứng ngoài các giai cấp đã và đang tồntại hiện thực trong xã hội Tính giai cấp của đạo đức là sự phản ánh và thểhiện địa vị, quyền lợi và lợi ích của các giai cấp trong xã hội, mà trước hết là

Trang 22

của giai cấp thống trị, đó là biểu hiện đặc trưng nhất bản chất xã hội của đạođức Điều này được Ph Ăngghen khẳng định:

Vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lậpgiai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp;hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị,hoặc là khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho

sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi íchtương lai của những người bị áp bức [35, tr 137]

Đạo đức điều chỉnh hành vi, lối ứng xử, phương thức hành động củamỗi người, trong quan hệ với xã hội và với những người khác Sự điều chỉnh

đó được thực hiện bằng những khuôn phép, những chuẩn mực, những quy tắcđạo đức phù hợp với từng thời điểm lịch sử, từng cộng đồng người, từng giaicấp, dân tộc Sự điều chỉnh hành vi con người bằng dư luận xã hội và lươngtâm chỉ có trong lĩnh vực đạo đức, nó hoàn toàn mang tính tự nguyện là sự tự

do lựa chọn của mỗi người

Sự đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau vàquan hệ với xã hội thông qua một hệ thống các giá trị được quy định trongnhững nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội Hệ thống giá trị này được hìnhthành, phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển và hoàn thiện của ý thứcđạo đức, thực tiễn đạo đức và sự điều chỉnh hành vi đạo đức Nếu hệ thốnggiá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ của xã hội thì hệ thống ấymang tính tích cực, nhân đạo, nhân văn Ngược lại, nếu hệ thống ấy mang tínhtiêu cực, phản nhân đạo, nhân văn thì đó là những phản đạo đức

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, giữ lạinhững yếu tố tiến bộ, lọc bỏ những mặt hạn chế, phiến diện về các chuẩn mựcđạo đức cũ, đạo đức học mác-xít đã xây dựng nên hệ thống các phạm trù đạo

Trang 23

đức học, trong đó có các phạm trù được coi là cơ bản như: ý nghĩa cuộc sống;hạnh phúc; nghĩa vụ; lương tâm; thiện - ác v.v…

1 Đạo đức học mác-xít khẳng định "ý nghĩa cuộc sống" là ở đời sống

hiện thực và xem đó như nền tảng tinh thần của đời sống con người C.Mác

đã khẳng định, lao động là phương thức tồn tại và phát triển của xã hội, laođộng là động lực, là phương thức hình thành và phát triển, hoàn thiện conngười cả về mặt thể chất và tinh thần Vấn đề ý nghĩa cuộc sống của conngười là một quá trình phát triển không ngừng bắt nguồn từ hoạt động sốngcủa con người mà xét đến cùng là từ lao động sản xuất xã hội Đạo đức họcmác-xít cho rằng, quá trình hoạt động sống mà cốt lõi là lao động sản xuấtbao giờ cũng mang tính xã hội, các chủ thể tham gia vào lao động sản xuất xãhội đã tạo nên những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, đóng góp vào thànhquả phát triển chung của xã hội Chính những thành quả đó làm cho cuộcsống của các chủ thể mang tính xã hội và chủ thể tìm thấy "ý nghĩa cuộcsống" của mình Ý nghĩa cuộc sống của con người không hoàn toàn phụ thuộcvào thời gian sống mà ở chỗ con người đã lao động tự giác, sáng tạo, tự docống hiến cho xã hội và thụ hưởng những thành quả do xã hội đem lại

2 Hạnh phúc là lý tưởng sống, là ước mơ chân chính của con người,

là động lực thúc đẩy con người vươn lên vượt mọi khó khăn trong cuộc sống, làmột trong những nội dung của đời sống con người và xã hội loài người C Mácnói: chỉ có thể xem xét con người một cách sống động, hiện thực gắn liền vớihoạt động sinh hoạt, hoạt động sáng tạo của con người; hạnh phúc là đấu tranh

Trong quá trình lao động sản xuất và hoạt động xã hội, con người đãsản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu đadạng, phong phú của bản thân mình và của xã hội, đồng thời cũng là quá trìnhsản sinh, phát triển các nhu cầu cũng như phương thức thỏa mãn các nhu cầu

và như vậy qua lao động sản xuất con người sẽ tìm thấy hạnh phúc chân chínhcủa mình Với đạo đức học mác-xít, hạnh phúc là đưa lại cho con người niềm

Trang 24

vui, niềm tự hào sung sướng, nâng cao ý thức phẩm giá của con người, tintưởng vào xã hội và bản thân mình, gắn bó cá nhân với cộng đồng trong tìnhyêu thương, quý trọng, lẫn nhau.

3 Nghĩa vụ đạo đức không chỉ là sự đòi hỏi, sự yêu cầu của xã hội đối

với mỗi cá nhân mà còn là nhu cầu của sự tiến bộ, sự hoàn thiện đối với bảnthân mình Nghĩa vụ đạo đức không thể là sự ép buộc từ bên ngoài vào conngười, mà gắn bó chặt chẽ với ý thức của con người về lẽ sống, lý tưởng, vềhạnh phúc và những quan niệm mang tính triết lý của cuộc sống Nghĩa vụđạo đức thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong gia đình, bạn

bè, thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, quốc gia, quốc tế Không có ý thức nghĩa

vụ đạo đức thì con người tự đánh mất ý thức về chính bản thân mình, mất đi ýnghĩa làm người Ý thức nghĩa vụ đạo đức của mỗi người được hình thànhthông qua con đường giáo dục gia đình, giáo dục của nhà trường và hoạt độngcủa chính con người đó trong suốt cuộc đời mình, trong đó lao động là ngọnnguồn của tình cảm nghĩa vụ Ý thức nghĩa vụ đạo đức mang tính chất mộttình cảm thiêng liêng, là nền tảng tinh thần biểu hiện ở hành vi đạo đức, làđộng lực tinh thần sâu sắc xuất phát từ nội tâm để con người sáng tạo nênnhững giá trị đạo đức cao cả

Hạnh phúc và Nghĩa vụ có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời

nhau, hạnh phúc gắn liền với nghĩa vụ, hạnh phúc và nghĩa vụ thống nhất vớinhau trên cơ sở lao động, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là hạnh phúc lớnnhất, cao đẹp nhất của con người

4 Lương tâm là kết quả của một quá trình nhận thức sâu sắc của chủ

thể đạo đức đối với những nhu cầu đòi hỏi của xã hội Lương tâm là hiệntượng đạo đức có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống cá nhân

và xã hội Sự hình thành cảm xúc lương tâm gắn liền với nhận thức về lẽsống, lý tưởng, hạnh phúc của con người, đặc biệt là ý thức nghĩa vụ đạo đức,

vì ý thức nghĩa vụ đạo đức là nền tảng, là cơ sở hình thành lương tâm con

Trang 25

người Lương tâm thư thái, trong sáng gắn liền với hoạt động tích cực của conngười vì hạnh phúc của xã hội và hạnh phúc của người khác, qua đó conngười càng mở rộng, nâng cao và làm sâu sắc thêm hoài bão, lý tưởng, ước

mơ và phát triển các nhu cầu của mình

Để có được lương tâm trong sáng, mỗi con người nhất thiết phải trảiqua quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ lâu dài trong cả cuộc đời mình vàphải được giáo dục thường xuyên liên tục ở mọi lúc, mọi nơi Vì "sức mạnhcủa lương tâm con người mới tùy thuộc vào sự giác ngộ lý tưởng, trình độ vềnhân cách và năng lực hiểu biết, năng lực hành động của con người" [33, tr 38]

5 Thiện là lợi ích của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

"Thiện cũng là những hoạt động phấn đấu hi sinh vì con người, làm cho conngười ngày càng sung sướng hơn, tự do hơn, hạnh phúc hơn" [25, tr 137]

Thiện, ác không phải là "ý muốn của Thượng đế" hay là "sự tha hóacủa Tinh thần tuyệt đối", là "những mong muốn chủ quan"… Đạo đức họcmác-xít quan niệm thiện, ác của con người là sản phẩm lịch sử Cái thiện thayđổi theo thời đại, thông qua các quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, không cóquan niệm thiện, ác đúng cho mọi thời đại, mọi giai cấp Cái thiện phải là sựsáng tạo của con người theo lý tưởng đạo đức cao đẹp, đúng đắn, cái thiệngắn bó chặt chẽ với cái chân lý và cái đẹp Giữa cái thiện và cái ác không có

sự đối lập tuyệt đối, vì thiện, ác là sản phẩm của lịch sử nên quan niệm về cái

ác cũng thay đổi, thậm chí trái ngược nhau từ xã hội này đến xã hội khác, từthời đại này đến thời đại khác

Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội tư bản tất yếu sẽ bị diệtvong, xã hội cộng sản chủ nghĩa nhất định sẽ thay thế xã hội tư bản, ngườithực hiện sứ mệnh lịch sử ấy là giai cấp công nhân, giai cấp vô sản; sau khigiành được chính quyền, thiết lập sự thống trị chính trị của mình, cùng với

Trang 26

việc xây dựng xã hội mới, tiến bộ giai cấp vô sản sẽ xây dựng nên nền đạo

đức mới của mình, đó là đạo đức cộng sản.

Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đường phát triển của đạo

đức nhân loại, theo V.I Lênin, đạo đức cộng sản đó là: "Những gì góp phầnphá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những ngườilao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của ngườicộng sản" [32, tr 41], vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi ích căn bản của giaicấp vô sản trong cách mạng vô sản, nó là vũ khí tinh thần giúp giai cấp côngnhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN và cộng sản chủnghĩa

Trên cơ sở tiếp thu quan niệm đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kế thừatinh hoa văn hóa nhân loại, đạo đức truyền thống của dân tộc, xuất phát từtình hình thực tế của xã hội Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm của mình về đạo đức, coi đó là "gốc", là

"nền tảng" của con người mới, xóa bỏ mọi áp bức bất công, cùng nhau xâydựng một xã hội tương lai tốt đẹp - XHCN và cộng sản chủ nghĩa, đạo đức ấy

là đạo đức mới - đạo đức cách mạng.

1.1.3 Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyệnĐảng ta - Đảng Cộng sản Việt Nam, nên những vấn đề cốt lõi trong tư tưởng

Hồ Chí Minh cũng chính là tư tưởng, đường lối của Đảng ta về cách mạngViệt Nam

Từ ngày thành lập Đảng đến nay, đặc biệt là từ Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vaitrò, ý nghĩa to lớn của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh đối với cách mạng Việt Nam Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII (tháng 6/1991), Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng ghi vào

Trang 27

Cương lĩnh và Điều lệ của mình là: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động" TạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/ 2001), Đảng ta một lần nữa lạikhẳng định:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện

và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kếtquả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lêninvào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại [17, tr 20]

Một trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh là tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng

và cùng với Đảng ta xây dựng, bồi đắp là đạo đức cộng sản, mang bản chấtgiai cấp công nhân, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trên cơ

sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa,đạo đức của nhân loại Đạo đức ấy "không phải là vì danh vọng của cá nhân

mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người" [38, tr 29]; "quyếttâm suốt đời đấu tranh cho đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất; rasức làm việc cho Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối,chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trướclợi ích riêng của cá nhân mình Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân ", "vìĐảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc Ra sức họctập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nângcao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ", "là ởchỗ đấu tranh quên mình vì độc lập của dân tộc, vì thống nhất của tổ quốc, vì

tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩacộng sản" [39, tr 30]

Trang 28

Đó là đạo đức hướng tới sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, giảiphóng nhân dân lao động khỏi chế độ nô lệ, giành độc lập, tự do cho dân tộc,xây dựng thành công chế độ xã hội mới - chế độ XHCN và cộng sản chủnghĩa ở Việt Nam Đạo đức cách mạng không những khác xa mà còn đối lậpvới đạo đức của các giai cấp bóc lột

Nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức cách mạng theo Chủ tịch

Hồ Chí Minh là:

1 Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập

tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan

trọng nhất chi phối các phẩm chất khác, là điểm xuất phát mang tính cáchmạng trong quan niệm về đạo đức, "là chuẩn mực đạo đức bao trùm của conngười Việt Nam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, làkhát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh" [17, tr 53] "Trung" và "hiếu" là hai khái niệm

cơ bản, đứng đầu trong "tam cương" và "ngũ luân" của đạo đức Nho giáo Ởđây, Hồ Chí Minh, trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước của người ViệtNam, giữ lại ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, của người controng khái niệm "trung, hiếu" để đưa vào đấy nội dung mới, hoàn toàn mangtính cách mạng, "trung với nước, hiếu với dân" "Trung với nước" là trungthành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân

và của Đảng "hiếu với dân" là đem lại cuộc sống "ấm no, tự do, hạnh phúccho nhân dân", thương dân, gần dân, gắn bó với dân, kính trọng lễ phép vớidân và học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao hơn là "tậntrung với nước, tận hiếu với dân", vì cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo,người "dẫn dắt", nhưng lại "là đầy tớ thật trung thành của nhân dân" Trungvới nước, hiếu với dân có quan hệ chặt chẽ với nhau, càng "trung với nước"

Trang 29

bao nhiêu thì lại càng "hiếu với dân" bấy nhiêu và càng "hiếu với dân" baonhiêu sẽ thể hiện được "trung với nước" cao bấy nhiêu.

Suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa

xã hội (CNXH) phải trở thành phẩm chất của con người mới, đồng thời phảiđược hiện thực hóa trong hành vi, trong hoạt động thực tiễn để "hoàn thànhnhiệm vụ cách mạng" Nghĩa là, phẩm chất này phải trở thành bản lĩnh, lýtưởng, lẽ sống, niềm tin của mỗi người dân Việt Nam để "tranh thủ thời cơ,vượt qua thách thức", quyết tâm thực hiện cho được mục tiêu "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" trong thời kỳ mới Nhằm "pháthuy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, trong phát triển kinh tế cũng như xây dựng chế độ xã hội mới Phẩmchất này đã và đang "hòa nhập với dòng chảy chung của ý thức đạo đức caođẹp của nhân loại Và nhân loại cũng đã cổ vũ nó, tiếp nhận nó như là chínhphẩm chất và giá trị của mình" [15, tr 201]

2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - mình vì mọi người là những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cán bộ cách mạng Phẩm chất này luôn

gắn liền với hoạt động thực tiễn mỗi người sống trong xã hội, nó tiềm ẩntrong tầng sâu của ý thức, nhưng lại chứa đựng mặt biểu hiện ra bên ngoàibằng hành vi đạo đức có thể cảm nhận được, gắn bó chặt chẽ giữa lời nói vàviệc làm, giữa suy nghĩ và hành động Phẩm chất này có quan hệ mật thiết vớiphẩm chất "trung với nước, hiếu với dân"

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm quen thuộccủa truyền thống đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống của dân tộcViệt Nam Những khái niệm này được Hồ Chí Minh cải biến nội dung, đưavào nó những yêu cầu mới, nội dung mới trên cơ sở kế thừa, giữ lại nhữngyếu tố tinh túy, tốt đẹp, phù hợp, lọc bỏ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời khôngcòn phù hợp với điều kiện lịch sử mới, thời đại mới Về điểm này, Người đã

Trang 30

giải thích rõ: "bọn phong kiến ngày xưa đưa ra cần, kiệm, liêm, chính nhưngkhông bao giờ làm, nhưng lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyềnlợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiệnlàm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân".

Theo Hồ Chí Minh:

"Cần" tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; phải lao động cần

cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất chất lượng cao, với tinhthần tự lực cánh sinh là chính, hay như ngày nay ta thường nói "phát huynội lực"

"Kiệm" là không lãng phí thời gian, của cải của mình và của nhân dân,

là tiết kiệm sức lao động, sử dụng sức người, sức của một cách hợp lý nhằmtạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội phục vụ cuộc sống của mình và của nhândân; kiệm là tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa

xỉ, hoang phí…

"Liêm" là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", luôn liêm khiếttrong mọi hoàn cảnh, "không tham địa vị, không tham tiền tài, không thamsung sướng, không ham người tâng bốc mình"

"Chính" là không tà, thẳng thắn, đúng đắn đối với mình, đối với người

và đối với việc, tức là quang minh chính đại, không giả dối "Việc thiện thì dùnhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh hay việc phải làm thì

dù nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh"

"Chí công vô tư" - mình vì mọi người là đem lòng chí công, vô tư củamình mà đối xử với người, với việc Phải ham muốn làm những việc ích quốc,lợi dân, không ham địa vị công danh phú quý Chí công, vô tư là chăm lo việcnước như chăm lo việc nhà; chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đìnhmình, nghĩ đến việc nước, việc tập thể, việc chung trước việc riêng, việc nhà;

Trang 31

làm trước hưởng sau Bác căn dặn: "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩđến mình mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã" [35, tr 75].

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức,những "đức tính" cao đẹp cần phải có đối với mỗi người trong xã hội mới, nó

là tiêu chí, là cơ sở, là chuẩn mực để điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức củamỗi người trong các mối quan hệ với: tập thể, đồng chí, đồng đội, người khác,nhà nước và nhân dân một cách đúng đắn nhất Cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên hệ thống chuẩn mực đạo đứccủa con người sống trong chế độ xã hội mới, là thước đo sức mạnh, sự tiến

bộ về tinh thần của một dân tộc: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm làmột dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiếnbộ" [40, tr 104]

Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư mình vì mọi người, một lòng vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện được cần,kiệm, liêm, chính Chí công vô tư - mình vì mọi người là chủ nghĩa tập thểđối lập với chủ nghĩa cá nhân, thực hiện chí công vô tư - mình vì mọi ngườiđòi hỏi phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, vì "chủ nghĩa cá nhân là mộttrở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên thắng lợi của chủnghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa

-cá nhân" [2, tr 291]

Tuy nhiên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là

"giày xéo" lên lợi ích cá nhân, mà giữa lợi ích chung của tập thể và lợi íchriêng của cá nhân luôn thống nhất biện chứng với nhau; "mỗi người đều cótính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình.Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải

là xấu" [38, tr 209] Tất nhiên, khi giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể cómâu thuẫn thì lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích tập thể Về điểm này,Người đã từng cảnh báo: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người hôm qua

Trang 32

là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đượcmọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vàochủ nghĩa cá nhân" [45, tr 558].

Phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - mình vì mọi người

là yêu cầu, đòi hỏi, là tiêu chuẩn rất cao đối với mỗi người cán bộ cách mạng

Vì vậy, vấn đề rèn luyện, tu dưỡng để có được những phẩm chất này phảiđược tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, gian khổ

3 Yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người mới Phẩm chất này mang tính kế thừa trong

truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng"

Không có tình yêu "thương người như thể thương thân" thì không thể

là người cách mạng, người có lý tưởng XHCN Tình yêu thương, quý trọngcon người luôn gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡcon người, rộng lượng và khoan dung với người, nhưng lại phải nghiêm khắcvới bản thân mình

Yêu thương, quý trọng con người không phải là tình thương chungchung trừu tượng, phi giai cấp mà phải gắn với cuộc đấu tranh giải phóng,giành độc lập tự do cho dân tộc và tiến lên CNXH Chỉ khi nào con ngườiđược sống trong một đất nước độc lập, trở thành chủ nhân thật sự của đấtnước, được "ấm no, tự do, hạnh phúc" thì mới có tình "yêu thương, quý trọngcon người" thật sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực về tình yêu thương,quý trọng con người Người không chỉ nói mà còn suốt cuộc đời mình thựchiện, thể hiện tình "yêu thương, quý trọng con người"

Trang 33

4 Tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính là phẩm chất đạo đức mới, là yêu cầu cao về đạo đức cách mạng ở tầm quan hệ rộng lớn, vượt ra

ngoài khuôn khổ quốc gia, dân tộc vì phẩm chất này được hình thành trên cơ

sở bản chất quốc tế của giai cấp vô sản và được hun đúc lên bởi chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại

-Theo Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước phải gắn liền với tinh thầnquốc tế trong sáng, chân chính Nếu chỉ có tinh thần yêu nước mà không cótinh thần quốc tế trong sáng, chân chính thì sẽ dẫn đến hoặc là kỳ thị dân tộc,chủng tộc sôvanh nước lớn hoặc là dân tộc hẹp hòi Tinh thần quốc tế trongsáng, chân chính là tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết các dân tộc bị áp bức vàgiai cấp vô sản toàn thế giới trong cuộc đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình, độclập dân tộc, hữu nghị và công lý, vì CNXH và chủ nghĩa cộng sản

Đây là phẩm chất đạo đức hoàn toàn mới nên đòi hỏi phải có sự quyếttâm cao của mỗi người, mỗi dân tộc và loài người tiến bộ trong cuộc đấutranh chung lâu dài, gian khổ trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin chânchính, sự tiến bộ của văn minh nhân loại, sự giác ngộ giai cấp và sự phát triểncao của nền sản xuất xã hội

Cùng với những nội dung khái quát của các chuẩn mực đạo đức màmỗi người cán bộ cần phải có, phải giữ vững trên đây, Hồ Chí Minh lại đề ranhững yêu cầu, những tiêu chuẩn đạo đức phù hợp với từng đối tượng, từnglĩnh vực hoạt động, trong các mối quan hệ đạo đức của con người và tùy theophạm vi trách nhiệm công việc của mỗi người, phù hợp với mỗi giai đoạn củacách mạng Đó là sự quán triệt phương pháp biện chứng và lịch sử, cụ thể củachủ nghĩa Mác - Lênin vào lĩnh vực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Để xây dựng nền đạo đức mới- đạo đức cách mạng theo những tiêu

chuẩn, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức kể trên, Hồ Chí Minh còn đề ra nhữngnguyên tắc và phương châm mang đặc trưng riêng, độc đáo để định hướng

Trang 34

cho sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi conngười Đó là:

1 Nói đi đôi với làm, nêu gương sáng về đạo đức là một yêu cầu, một phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mới - đạo đức cộng sản.

Theo Hồ Chí Minh, nói phải luôn luôn đi đôi với làm, làm rồi mới nói,nói ít làm nhiều, làm tận tụy, say sưa mà không nói, không tự phô trương,khoe mẽ Như vậy, tư tưởng, ý thức đạo đức phải gắn liền, hòa quyện vớihành vi đạo đức và hiện thực cuộc sống sinh động Về điểm này, Người đãtừng chỉ rõ: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộngsản" mà ta được họ yêu mến Quần chúng chỉ quý mến những người có tưcách, đạo đức Muốn hướng dẫn, nhân dân, mình phải làm mực thước chongười ta bắt chước" [46, tr 552] Điều đó cho thấy không có gì thuyết phụchơn, cảm hóa và lôi cuốn hơn đối với mọi người bằng những việc làm thực,bằng việc nêu gương sáng

2 "Xây" đi đôi với "chống" là nguyên tắc chỉ đạo mang tính bắt buộc, là đòi hỏi khách quan để xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng.

Xây dựng đạo đức mới là cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, gay go,quyết liệt diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trong từng tập thể, trong mỗi con người, vìnhiều khi tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác … đan xen nhau, khó phân biệt rạchròi

Xây dựng đạo đức mới là phải tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất,chuẩn mực đạo đức cách mạng cho mỗi người, trong từng gia đình, tập thể,cộng đồng, làng xóm, trường học và toàn xã hội; khơi dậy ở mỗi người khátvọng tự nguyện vươn lên cái chân, thiện, mỹ, loại bỏ cái ác, cái xấu, cái sai…;xây dựng chủ nghĩa tập thể, tinh thần phụng sự Đảng, Tổ quốc, nhân dân, ýthức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết; nhân rộng điển hình tiên tiến "ngườitốt, việc tốt"; chống là chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, tham ô,

Trang 35

lãng phí, kiêu ngạo, vô tổ chức, vô kỷ luật, lười biếng Theo Hồ Chí Minh,

"xây" và "chống" phải luôn luôn đi đôi với nhau, gắn liền với nhau, muốn

"xây" phải "chống", "chống" là để "xây", trong "chống" có "xây"; kết hợp chặtchẽ giữa "xây" và "chống", trong đó phải coi "xây" là điểm nổi trội căn bản,

vì chỉ có thông qua "xây" thì mới có được nền đạo đức mới - đạo đức cáchmạng

3 Phải tu dưỡng đạo đức kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời

Theo Hồ Chí Minh, "đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" [47, tr 293].Nếu không rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên, liên tục, hàng ngày thìrất có thể hôm qua, hôm nay còn là người tốt, thiện, vĩ đại nhưng ngày mai,ngày kia lại trở thành người thoái hóa, biến chất, hư hỏng, người xấu, người

ác và tầm thường vô vị

Đối với Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, cóxấu, có tốt, có thiện có ác, có ưu điểm, khuyết điểm… Vấn đề là ở chỗ pháthuy cái hay, cái tốt, cái thiện, cái ưu điểm và hạn chế tiến tới xóa bỏ cái xấu,cái ác, khuyết điểm ở mỗi người, mà muốn thực hiện được điều đó thì phảirèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, kiên trì, bền bỉ

4 Luôn luôn tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén của Đảng, của mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng đạo đức cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, phê bình là nêu ưu điểm và vạch ra khuyết điểmcủa đồng chí mình, phê bình phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật,phê bình là để sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ, tránh nể nang, chegiấu khuyết điểm cho nhau, ngại đấu tranh, ngại va chạm…; tự phê bình là

Trang 36

nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình, trung thực, thẳng thắn, khôngkiêu ngạo, không độc đoán cá nhân, không tự cho phép mình đứng ngoài tổchức, ngoài vòng kỷ luật và phải nghiêm khắc với bản thân mình.

Theo Bác, tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau, gắn liền vớinhau, phải có phương pháp phê bình đúng đắn và phải gương mẫu trong thựchiện tự phê bình và phê bình

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN HIỆN NAY

1.2.1 Cán bộ, chiến sĩ công an - lực lượng xã hội đặc thù

Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, do nhà xuất bảnCAND, xuất bản năm 2000 đã định nghĩa: "Công an nhân dân là lực lượng vũtrang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có nhiệm vụ: quản

lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòng ngừa và đấutranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh, trật tự nhằmbảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòabình của nhân dân" [10, tr 131] Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày14/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam nêu rõ: "Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạotuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Đảng ủy Công anTrung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều hành của Thủ tướngChính phủ"

Như vậy, CAND là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhànước và nhân dân, là một ngành trực thuộc Chính phủ Bộ Công an có "Cơquan Bộ Công an" và "Công an địa phương" Điểm khác biệt của ngành Công

an với các ngành khác trực thuộc Chính phủ là: Công an nhân dân là lực

Trang 37

lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Cán bộ, chiến sĩ CAND là những người hiện đang làm việc trong lựclượng CAND được biên chế trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, chịu sựquản lý tập trung, thống nhất chuyên sâu theo điều lệnh CAND; kết hợp quản

lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo lãnh thổ

Trong luận văn này chúng tôi dùng khái niệm "cán bộ, chiến sĩ côngan" là để chỉ những người hiện đang có biên chế chính thức trong tổ chức bộmáy CAND, không phân biệt chiến sĩ, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ haychuyên môn kỹ thuật, nhân viên công an, đã được phong, thăng cấp bậc hàmhay là chiến sĩ công an nghĩa vụ, học viên các Trường CAND

Cán bộ, chiến sĩ công an là một lực lượng xã hội đặc thù trong xã hộiViệt Nam, tính đặc thù ấy được biểu hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, đặc thù do chức năng, nhiệm vụ công tác công an Từ khi

lực lượng CAND được thành lập (19/08/1945) đến nay, để đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đều kịp thời ban hành, bổ sung và xác định rõ chức năng, nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy của Công an nhân dân

Cách mạng tháng Tám thành công (1945), sau khi thành lập Chínhphủ liên hiệp, trước những khó khăn phức tạp của cuộc đấu tranh chống phảncách mạng, để bảo vệ thành quả cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắclệnh số 23-SL (ngày 21/02/1946) thành lập Việt Nam Công an vụ, ngay từ sắclệnh đầu tiên này chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Công an đã đượcxác định tương đối rõ:

- Nhiệm vụ: "Tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến

sự an toàn của Quốc gia hoặc bề trong hoặc bề ngoài" [2, tr 62] đã quy địnhviệc hình thành cơ quan (tổ chức) nghiệp vụ trong CAND

Trang 38

- Nhiệm vụ: "Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những

sự hành động có thể làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sựhoạt động đó là do người Việt Nam hay người ngoại quốc", [2, tr 256] đã thểhiện rõ CAND phải làm chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước vềphương hướng, nhiệm vụ, biện pháp và tổ chức thực hiện đấu tranh chốngphản cách mạng thắng lợi

- Nhiệm vụ: "Điều tra về những hành động trái phép nói trên và truytìm người can phạm để giúp tòa án trong sự trừng trị" [2, tr 191] đã quy định

rõ chức năng, nhiệm vụ tư pháp của CAND

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên, CAND đã đấu tranh quyếtliệt chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ hậu phương, phá chính quyền địch,góp phần đưa cách mạng tiến lên giành thắng lợi mới

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II (1951), trướcnhững biến động của tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi cho

sự nghiệp cách mạng, để chỉ đạo, lãnh đạo CAND được kịp thời, chuẩn bịmọi mặt đánh thắng giặc Pháp xâm lược, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Chỉthị 05-CT/TW về " Nhiệm vụ và tổ chức Công an", với nhiệm vụ chính là:Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ nền kinh tế quốc dân, bảo

vệ quân đội, bảo vệ nhân dân Đồng thời và quy định những nhiệm vụ cụ thểcủa công tác công an trên cơ sở kế thừa chức năng, nhiệm vụ của Sắc lệnh số23-SL:

Điều tra khám phá tổ chức và hoạt động của bọn gián điệp;nghiên cứu tổ chức và hoạt động của những tổ chức chính trị phảnđộng trong nước Bảo vệ biên giới, chống gián điệp quốc tế, đặc vụ,thổ phỉ; các cơ quan của Đảng, của chính quyền, của quân đội, củacông an, chống sự xâm nhập của gián điệp kinh tế, bảo vệ các cơ sởkinh tế quốc dân như: hầm mỏ, xí nghiệp, đường sá, cầu cống, giaothông, vận tải

Trang 39

Công an trị an, điều tra, khám phá để bài trừ trộm cướp,gian phi, mại dâm, rượu, thuốc phiện, theo dõi, khám phá nhữnghành động có hại đến trị an của xã hội.

Giữ trật tự an ninh, vệ sinh cho nhân dân ở những nơi đôngđảo, kiểm soát sự thi hành các luật lệ đi đường, các thể lệ hành chínhđịa phương [2, tr 282]

Chỉ thị còn nêu rõ những việc Công an không phải làm: Điệp báo haytình báo chiến lược; địch vận, phá hoại, diệt bù nhìn, diệt tề ; quản trị nhàgiam; coi giữ tù binh v.v để tập trung hoàn thành nhiệm vụ nêu trên

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng,nửa nước đi vào cải tạo XHCN, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

5 năm lần thứ nhất, xây dựng và bảo vệ CNXH, chi viện cho cách mạng miềnNam, chống sự can thiệp của đế quốc Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dânchủ nhân dân trong cả nước Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạnnày Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 132/CP (ngày 29/09/1961) quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an:

- Bộ Công an là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản

lý công tác Công an theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằmbảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động của bọn phản Cách mạng và tội phạm hình sự, giữ vững trật tự an ninh xã hội

- Bộ Công an có nhiệm vụ: nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủban hành các chính sách, chế độ, thể lệ công tác; tổ chức và chỉ đạo thực hiệncác chính sách, chế độ, thể lệ công tác Công an đã được ban hành

Lực lượng CAND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hai cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, đánh cho "Mỹ cút,ngụy nhào, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội" Hiệnnay thực hiện sự nghiệp đổi mới theo đường lối của Đảng, với cơ chế thị

Trang 40

trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đốingoại tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh hơn, nhưng cũng đặt ranhiều vấn đề phức tạp khi các thế lực thù địch tăng cường thực hiện âm mưu

"diễn biến hòa bình", tìm mọi cách chống phá chế độ ta với những thủ đoạnvừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn độc ác Trước tình hình đó, tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là: "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nềnvăn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo

vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc" [17, tr 117] Trên cơ sở đó,Đảng ta đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc" trong tình hình mới Vấn đềquan trọng bậc nhất đặt ra cho chiến lược này là phải bảo đảm môi trường hòabình, ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất nước, giữ vững độc lập dântộc, chủ quyền quốc gia và định hướng XHCN trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và phải tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất củađất nước, phát huy cao độ nội lực, giành thế chủ động chiến lược trong mọitình huống Trong điều kiện hiện nay, Bộ Công an phải thực hiện đồng thời bachức năng: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh chínhtrị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; quản lý nhà nước về an ninh chính trị vàtrật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước; trực tiếp đấu tranh phòng, chốngcác thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Trên cơ sở ba chức năng đó để cụ thểhóa thành những nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới

Như vậy có thể khẳng định, cán bộ, chiến sĩ công an là lực lượng xãhội đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân giao phó

Đó là nhiệm vụ vô cùng vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn giankhổ đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải có quyết tâm rèn luyện, phấnđấu rất cao về năng lực, trình độ, nghiệp vụ công tác và đạo đức cách mạngmới hoàn thành được Lực lượng CAND là lực lượng nòng cốt, chủ công thực

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân (2000), Công an nhân dân Việt Nam - Lịch sử biên niên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công an nhândân Việt Nam - Lịch sử biên niên
Tác giả: Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2000
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập tư tưởng HồChí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giáo dục chủ nghĩayêu nước Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Năm: 2003
5. Bộ Công an (2000), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Công an nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2000
6. Bộ Giáo dục đào tạo (2001), Triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Hà Nguyên Cát (2000), Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậucần Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay
Tác giả: Hà Nguyên Cát
Năm: 2000
8. Nguyễn Trọng Chuẩn - Đỗ Minh Hợp (2001), "Tư tưởng đạo đức trong"triết học pháp quyền" của Hê ghen", Triết học, 8(126), tr. 24-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức trong"triết học pháp quyền" của Hê ghen
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Đỗ Minh Hợp
Năm: 2001
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức, Triết học, 9(127), tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 2001
10.Nguyễn Trọng Chuẩn (2001)"Tư tưởng đạo đức trong Triết học pháp quyền của Hêghen", Triết học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng đạo đức trong Triết học pháp quyềncủa Hêghen
11.Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
13.Thành Duy (2002), "Vai trò của văn hóa đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam", Triết học, 2(129), tr. 18-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hóa đạo đức trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Thành Duy
Năm: 2002
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18.Nguyễn Tĩnh Gia (2001), "Giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cho cán bộ hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 5-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cho cánbộ hiện nay
Tác giả: Nguyễn Tĩnh Gia
Năm: 2001
19.Đặng Thanh Giang (2001), Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Thái Bình), Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho cán bộ cơsở trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đặng Thanh Giang
Năm: 2001
20.Đặng Thái Giáp (2000), Trật tự an toàn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trật tự an toàn xã hội trong điều kiện kinh tế thịtrường
Tác giả: Đặng Thái Giáp
Năm: 2000
21.Võ Nguyên Giáp (2003), "Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng sản, (22+23), tr. 19- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng HồChí Minh
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Năm: 2003
22.Nguyễn Ngọc Hà (2002), "Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức nước ta hiện nay", Triết học, 3(130), tr. 15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tìnhtrạng suy thoái đạo đức nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w