1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non thị trấn ninh giang huyện ninh giang

28 335 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 168 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ ở lứatuổi mầm non, trong những năm qua tại trường mầm non thị trấn Ninh Giang được sựquan tâm của các cấp các ngành đặ

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở

trường mầm non Thị trấn Ninh Giang Huyện Ninh Giang

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý trường Mầm non

3 Tác giả: Đinh Thị Thu Huyền (Nữ)

Ngày, tháng, năm sinh: 25/01/1974

Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non

Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Mầm non thị trấn Ninh Giang - HuyệnNinh Giang – Tỉnh Hải Dương

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 09/2015 đến tháng 03/2016

TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên)

Đinh Thị Thu Huyền

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Giáo dục mầm non (GDMN) là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàngcủa cuộc đời Với đặc điểm phát triển đặc biệt của trẻ mầm non, với vai trò quan trọngcủa việc GD trẻ nên GDMN có những nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học nào

có được, đó là đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Chăm sóc nuôi dưỡng và GD Tronghai nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ chăm sóc nói chung và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏethể chất (SKTC) nói riêng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non có vị trí vô cùng quan trọng vàđược coi là nhiệm vụ hàng đầu, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sốngcòn đối với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non

Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ ở lứatuổi mầm non, trong những năm qua tại trường mầm non thị trấn Ninh Giang được sựquan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là ngành GD thì hoạt động chăm sóc SKTCnói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ ở trường nói chung đạt được những thànhtựu rất đáng khích lệ như: Tổ chức tốt việc hình thành các kỹ xảo, thói quen tự vệ sinhcho trẻ; tổ chức khoa học chế độ ăn, ngủ, phát triển vận động… kết quả của các hoạtđộng trên đã góp phần quan trọng trong quá trình GD toàn diện nhân cách cho trẻ ởtrường Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ ở trườngmầm non thị trấn Ninh Giang Huyện Ninh Giang vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhấtđịnh đặc biệt là công tác quản lý hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ như: Hoạt độngquản lý thực hiện chương trình chăm sóc chưa triệt để, các chương trình vẫn nặng vềsách vở ít có tính thực tiễn; kế hoạch chăm sóc sức khỏe còn chung chung khó thựchiện, đánh giá; đội ngũ cán bộ, GV, NV thực hiện nhiệm vụ chăm sóc còn thiếu về sốlượng và chưa đảm bảo về mặt chất lượng phục vụ cho hoạt động chăm sóc…

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn nội dung “Quản lý hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Ninh Giang Huyện Ninh Giang” làm đề tài sáng kiến của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý

hoạt động chăm sóc SKTC hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trẻ ởtrường mầm non

Trang 3

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

- Điều kiện áp dụng Sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viêncủa nhà trường

- Thời gian áp dụng Sáng kiến: Từ 05/9/2015 đến 10/3/2016

- Đối tượng áp dụng Sáng kiến: Trẻ Mầm non trên địa bàn thị trấn

3 Nội dung SK:

1 Tính mới tính sáng tạo của SK: Sáng kiến nhằm khắc phục những khó khăn mà nhà

trường đang gặp phải trong công tác quản lý chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe thểchất cho trẻ tại trường, vì thế chúng tôi tập trung giải quyết tốt những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

- Tuyên truyền về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng sức khỏe của trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh

- Tăng cường công tác kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ

- Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch

- Trang bị bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nuôi dưỡng

2 Khả năng áp dụng SK:

Sáng kiến mang tính khả thi cao do những biện pháp người viết đưa ra hoàntoàn phù hợp với thực tế Cơ sở vật chất, trình độ quản lý, tâm lí và nét đặc thù của địaphương

3 Hiệu quả của SK:

Qua quá trình chỉ đạo thực hiện, hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe thể chấtcho trẻ ở trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang được nâng lên rõ rệt, việc thực hiệnchương trình chăm sóc khoa học hơn, sát với thực tiễn; kế hoạch chăm sóc sức khỏecòn theo từng độ tuổi rõ ràng, dễ thực hiện, đánh giá; đội ngũ cán bộ, GV, NV thựchiện nhiệm vụ chăm sóc đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng …Từ đó đã giúp cho

tỷ lệ trẻ phát triển tốt về thể chất tăng dần theo từng tháng, từng học kỳ, từng giaiđoạn

Trang 4

4 Khẳng định giá trị kết quả đạt được của SK:

Sáng kiến được sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cácnhóm lớp, của trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang

5 Đề xuất kiến nghị:

Quản lý Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường Mầm non Thịtrấn Ninh Giang đang được thực hiện đạt hiệu quả cao qua từng giai đoạn ở tất cả cáckhối lớp Vì vậy nhà trường rất cần có sự quan tâm từ phía các cấp lãnh đạo các mặt,

cụ thể như:

- Đảng, Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho GDMN, xây dựng cơ sở hạtầng, tăng kinh phí cho các hoạt động GD nói chung và hoạt động chăm sóc SKTCcho trẻ nói riêng Cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù với giáo viên mầm nontheo quy định của nhà nước

- Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác CSGD đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng và cáctrường mầm non

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để huy động tốt sự tham gia của

xã hội vào công tác xây dựng CSVC tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện tốtmục tiêu CSGD, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng chung tay chăm locho sự nghiệp GDMN

- Cần có các biện pháp để nâng cao nhận thức của CB, GV, NV về vấn đề CSGDtrẻ Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tổ chức thao giảng tại trường, theo cụm,

và dự giờ lẫn nhau để nâng cao chất lượng CSGD nhằm góp ý, rút kinh nghiệm

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương về công tácGDMN

- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên những kiến thức cơ bản về cách giữ vệsinh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non

Trang 5

Thị trấn Ninh Giang Huyện Ninh Giang

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Trong các nhiệm vụ của trường Mầm non hiện nay thì Công tác chăm sóc sứckhỏe thể chất cho trẻ là một trong những vấn đề cần thiết đối với mỗi nhà trường vàđược xem là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện chuyên đề phát triển vậnđộng cho trẻ Mầm non và tình hình đổi mới giáo dục hiện nay Mục tiêu chính củaGDMN Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Ninh Giang nói riêng, trong giai đoạnhiện nay là: 100% trẻ em đến trường được chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn

về mọi mặt Để thực hiện tốt được mục tiêu trên ngay từ đầu năm học tất cả cáctrường Mầm non trong huyện nói chung, trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang nóiriêng phải có sự nỗ lực cố gắng vượt bậc

Từ những năm học từ 2013 - 2014 công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ởtrường Mầm non Thị trấn Ninh Giang, tuy đã được phòng GD&ĐT huyện đánh giá làmột đơn vị mạnh, hàng năm trên 98% trẻ em ở độ tuổi có sự phát triển tốt về thể chất.Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế đó là, số trẻ ở độ tuổi này vẫn có một

số trẻ hạn chế về kỹ năng thực hiện các hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân; chươngtrình nặng tính sách vở; một số PHHS chưa có nhận thức đúng đắn về công tác chămsóc sức khỏe thể chất cho trẻ, chất lượng bữa ăn và cơ sở vật chất nhà trường chưatương xứng với một đơn vị nằm trên địa bàn trung tâm Huyện, chưa ngang tầm với vịthế của trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia

Trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ

là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó tráchnhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non

Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân tôi luôn trăn trở suynghĩ làm cách nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ, đểcác cháu được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non được pháttriển toàn diện về nhân cách xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo 5 tuổi, các cháuđược vui chơi, ca hát, được nuôi dưỡng, đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững

Trang 6

2 Cơ sở lý luận của sáng kiến:

* Các luận điểm, các quan điểm khoa học về sự cần thiết phải quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường Mầm non

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để đảm bảo cho sự tăng trưởngcủa xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn lực con người phải tiếnhành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn là bào thaitrong bụng mẹ Vì vậy, công tác chăm sóc - GD trẻ đặc biệt là GD thể chất cho trẻ ởtrường mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nóiriêng và nguồn lực nói chung

GD thể chất là một bộ phận quan trọng của GD phát triển toàn diện Đó là quátrình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện cơ thể và hình thànhcác kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể pháttriển hài hòa cân dối, sức khỏe được tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diệnnhân cách

Không ai có thể phủ nhận vai trò của sức khỏe đối với sự phát triển của mỗi con

người C.Mác cho rằng “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không những chỉ là một phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện” Nhận thức rõ được điều đó, Hồ Chí

Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục, bởi mỗi người dân khỏe mạnh là làm cho cảnước hùng mạnh

Sức khỏe là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc biệt làtrẻ dưới 6 tuổi Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng,nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bênngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tínhmạng Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển thể lực tốt nếu như người lớn chú ý đến việcchăm sóc giữ gìn sức khỏe, bảo vệ hệ thần kinh khỏe mạnh cho trẻ Khi đứa trẻ khỏemạnh, hiển nhiên sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển chung của trẻ

Trang 7

GD thể chất có mối quan hệ mật thiết tới việc GD đức, trí, thẩm mỹ và lao độngcho trẻ Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động nào của trẻ đều phụ thuộc vào trạngthái sức khỏe của cơ thể Nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ làm cho trẻ yêu đời hơn, tri giáccái đẹp sâu sắc, tinh tế hơn và trẻ có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động vàđời sống GD thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với GD lao động Thể dục giúp trẻ

có sức khỏe dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịpđiệu và sự định hướng không gian tốt hơn

* Các cơ sở chính trị và pháp lý:

Ngay từ Luật Giáo dục năm 1998, chúng ta thấy Đảng và Nhà nước ta đã thực

sự coi trọng GDMN, coi GDMN là nền móng then chốt tạo nên chất lượng cho cácbậc học tiếp theo Do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu,chiến lược phát triển GDMN giai đoạn 2001 - 2020, mục tiêu được đặt ra đến năm

2020 là "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi "

Quyết định 149/2006/QĐ - TTg ngày 23/06/2006 của Thủ tướng chính phủ Phê

duyệt Đề án "Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015" cũng nêu rõ "Phát triển GDMN

nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non”.

Từ Năm học 2014 – 2015, trong nhiệm vụ trọng tâm của năm học, Sở GD&ĐT

Hải Dương đã chỉ đạo thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầmnon

Kết luận: Từ những luận điểm, các quan điểm khoa học và những cơ sở chính

trị, pháp lý đã nêu ở trên, bản thân là một Hiệu trưởng trường Mầm non thuộc địa bàntrung tâm của Huyện Ninh Giang Tôi thấy cần phải đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cácbiện pháp và áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả các biện pháp đó sao cho tỷ lệtrẻ phát triển tốt về lĩnh vực thể chất của trường ngày càng tăng, năm sau cao hơn nămtrước, tiến tới 100% trẻ của trường đề đạt các chỉ số ở lĩnh vực này, và từ đó giữ vững

Trang 8

góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở tất các các nhóm lớp trongtrường

3 Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất ở trường mầm non thị trấn Ninh Giang:

* Thuận lợi: - Trường Mầm non Thị trấn Ninh Giang đã được đón nhận bằng

đạt chuẩn Quốc gia từ năm học 2012 – 2013, đội ngũ Cán bộ giáo viên, nhân viên nhàtrường 100% đã đạt chuẩn, trên 90% đạt trình độ trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệttình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, phần đa giáo viên là người địa phương nên công tácchăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi hơn

- Thứ nhất là nhận thức của các cấp lãnh đạo và xã hội về vai trò của việc chămsóc SKTC cho trẻ mầm non có nhiều thay đổi Các cấp lãnh đạo đều nhận thấy rằng:

Sự chăm sóc SKTC cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non rất quan trọng đối với sựphát triển sau này của trẻ Trẻ khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn phụ thuộc vàonhiều chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ ở nhà trường mà còn

cả ở gia đình trẻ

- Thứ hai là điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng cũng ảnhhưởng tới việc thực hiện chăm sóc SKTC cho trẻ mầm non Địa bàn nhà trường phụtrách là thị trấn trung tâm huyện do đó nhận thức và kinh tế của nhân dân cũng có tuậnlợi nhất định

- Thứ ba là điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động chăm sócSKTC cho trẻ của trường là trường chuẩn quốc gia nên tương đối đầy đủ về trang thiết

bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ

* Khó khăn:

- Đại bộ phận nhân dân nhưng không phải bất cứ ai, bất cứ nơi nào cũng công

nhận và coi trọng vai trò của các hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ trong trường mầmnon Và không phải gia đình, phụ huynh nào cũng hiểu biết và có kiến thức về dinhdưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ

- Trong tình hình hiện nay địa phương là nơi tập trung nhiều tầng lớp nhân dân,nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ và buôn bán nhỏ Do điều kiện, hoàn cảnh gia

Trang 9

đình, môi trường cộng đồng tương đối phức tạp nên đôi khi cũng kìm hãm sự pháttriển thể chất của trẻ, có thể gây khó khăn đến công tác chăm sóc SKTC cho trẻ củanhà trường

- Tuy nhiên, trong điều kiện GDMN phát triển như hiện nay thì điều kiện cơ sởvật chất nhà trường cũng chưa thật sự tốt và chưa được hiện đại hóa nên công tácchăm sóc trẻ gặp nhiều khó khăn điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện

về thể chất cho các cháu

- Bên cạnh đó là vấn đề các bệnh dịch hay lây nhiễm trong trường mầm non.Các yếu tố về biến đổi khí hậu, vệ sinh môi trường, sự ô nhiễm làm cho dịch bệnhhiện nay phát triển rất nhanh và dễ lây lan Trường mầm non là nơi tập trung nhiều trẻlứa tuổi nhỏ nên sức đề kháng của trẻ rất yếu và như thế nên dễ tạo thành môi trườnglây bệnh truyền nhiễm Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻtrong trường mầm non Khi có dịch bệnh xảy ra, có thể gây xáo trộn các hoạt động

GD và công tác quản lý trong nhà trường

- Cuối cùng là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Hiện nay, một số ngườidân vì muốn có được lợi nhuận cao nên đó sử dụng những hóa chất cấm dùng trongnuôi trồng, chế biến nông, thủy hải sản… tạo nên những thực phẩm kém chất lượng

Vì thế, nhà trường khi thực hiện cho trẻ ăn bán trú thì cũng gặp nhiều khó khăn trongvấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Từ những thuận lợi và khó khăn trên trong những năm qua công tác chăm sócsức khỏe thể chất cho trẻ tuy đã được quan tâm đúng mức: 100% trẻ đến trường đượcchăm sóc sức khỏe, 98% trẻ đạt các chỉ số trong lĩnh vực phát triển thể chất; Chấtlượng bữa ăn hàng ngày đạt 95% theo chuẩn; Công tác vệ sinh cá nhân vệ sinh trườnglớp tuyên truyền phòng dịch được đặc biệt quan tâm Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường

về cân nặng đạt 99%; phát triển bình thường về chiều cao đạt 98,3% Nhìn vào kếtquả khảo sát trên chúng tôi thấy tin tưởng ở công tác quản lý chỉ đạo của mình nhưng

so với các điều kiện chuẩn mực thì kết quả này vẫn cần phải được cải thiện nâng caonhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển nhanh chóng của GDMN hiện nay

Trang 10

Đứng trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìmtòi nhiều biện pháp để quản lý tốt hoạt động chăm sóc SKTC cho trẻ của trường Tôi

đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng sáng kiến: “Quản

lý hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ ở trường mầm non Thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang.”

4 Các biện pháp đã thực hiện:

Để quản lý hoạt động chăm sóc SKTC của trường đạt được kết quả cao, trướchết nhà trường phải biết phối kết hợp với lãnh đạo địa phương, với nhiều người, nhiềungành, các đoàn thể xã hội,…để họ cùng vào cuộc Phải nêu cao vai trò trách nhiệmcủa từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng

và giáo dục trẻ đạt kết quả cao Chúng tôi đã sử dụng và thực hiện một số biện phápsau

4.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Cũng như các hoạt động khác của con người, hoạt động chăm sóc SKTC chotrẻ mầm non muốn đem lại kết quả cao thì trước hết phải làm cho đội ngũ GV, NVnhững người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc có nhận thức đúng đắn và đầy đủ

về ý nghĩa, những nội dung, trách nhiệm của bản thân trong chăm sóc trẻ Từ đó sẽ tạo

ra động cơ và tính tích cực, chủ động của GV, NV khi tham gia CSGD trẻ

* Cách thức thực hiện biện pháp

- Làm cho đội ngũ GV, NV nhận thức rõ về vị trí vai trò, nhiệm vụ của mình

- Xác định trách nhiệm tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị đạo đức lối sống,trình độ chuyên môn, NVSP tốt là cần thiết

- Giúp GV, NV hiểu được mục tiêu, chương trình giảng dạy đổi mới theo hướngchuẩn hoá, hiện đại hoá GV, NV xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình đáp ứngngày càng cao của ngành từ đó buộc mỗi GV, NV phải tự hoàn thiện mình

- Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để mỗi GV, NV vươn lên tronggiảng dạy

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, GD, giác ngộ

Trang 11

- Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị trong nhà trường Tổ chức nghe báo cáo,thời sự, chính sách phát triển GD đào tạo của ngành và của địa phương

- Tích cực phổ biến những quy định của ngành về kiến thức nuôi dạy trẻ chocác bậc cha mẹ và cộng đồng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và Y tế, các cấp chínhquyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và GD trẻ

- Ngoài công tác tuyên truyền trực tiếp, hướng dẫn GV tuyên truyền qua cácgóc, các bản tin phương tiện thông tin đại chúng và các tạp chí của ngành để tuyêntruyền về những kết quả và các giải pháp phát triển mầm non ở địa phương

- Thu thập các ý kiến từ phụ huynh, và một số người trong ban đại diện cha mẹtrẻ, kiểm tra tập hợp ý kiến, đề xuất hướng giải quyết

Tóm lại: Để biện pháp nâng cao nhận thức cho GV, NV về vấn đề chăm sóc,

nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện các nộidung GD, tuyên truyền thông tin nhằm nâng cao nhận thức trong các cấp quản lý và

GV, NV

- Quan tâm đúng mức đến đội ngũ GV, NV đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,

GD trẻ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao Mặt khác cần tạo ra một bầu không khí dân chủ, cởi mở, trách nhiệm,quyết tâm và tính tự giác trong đội ngũ GV, NV

- Xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác tuyên truyền, GD chính trị tư tưởngtheo hướng dẫn của các cấp quản lý

- Cần đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ để công tác GD, tuyên truyềnthông tin đạt kết quả tốt

4.2 Biện pháp 2: Tuyên truyền về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng sức khỏe của trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh

Đối với ngành học mầm non, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường làmột nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹtrẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ ở lớp

Trang 12

cũng như ở gia đình

Mục đích của biện pháp này nhằm giúp nhà trường thực hiện công tác tuyêntruyền, phổ biến những kiến thức khoa học về GD dinh dưỡng và sức khỏe cho cácbậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinhthần.góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc và GD trẻ mà ngành GD đã đề ra.Ngoài ra khi công tác tuyên truyền được thực hiện tốt sẽ tạo được sự thống nhất giữagia đình và nhà trường về việc CSGD trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phươngpháp cách thức tổ chức CSGD trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được nhữngmâu thuẫn về cách CSGD trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi choviệc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ

* Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong trường Hàng năm nhà trường mớibáo cáo viên về bồi dưỡng các kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giámhiệu, GV, NV, nhằm huấn luyện đội ngũ này thành những tuyên truyền viên tốt cóđược phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu khi truyền đạt thông tin đếnphụ huynh, biết lắng nghe, tóm tắt những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giảithích tư vấn cho phụ huynh Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện đểđội ngũ tuyên truyền được tham gia các lớp bồi dưỡng về dinh dưỡng, vệ sinh phòngbệnh, cách chăm sóc SKTC cho trẻ…; cung cấp các tài liệu cho các tuyên truyền viêngiúp họ nắm chắc những kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn về chăm sóc trẻ

và đặc biệt cần cập nhật các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộcsống, xã hội

- Lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học Ngay từ đầu năm họcBan giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh họcsinh và cộng đồng, các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗitháng xoay quanh các yêu cầu như: tình hình sức khỏe của học sinh; tình hình bệnh tậtcủa học sinh có thể phát sinh do thời tiết khí hậu; vấn đề dinh dưỡng cho trẻ; tình hìnhhiểu biết của các bậc phụ huynh về chăm sóc trẻ Trong khi lập kế hoạch của chủ đề,

Trang 13

kế hoạch tuần, GV cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêunhững yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó.

- Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụhuynh Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc – GD trẻ ở trường bằngnhiều hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụhuynh

- Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có

để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc – GD phù hợp

- Cần thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phốihợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học

- Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc SKTC cho trẻ Nhà trường tuyêntruyền, lên lịch thông báo cụ thể để phụ huynh theo dõi các buổi khám sức khỏe, tưvấn và nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định và cùng nhà trườngtheo dõi sức khỏe của trẻ, cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻthông qua các hình thức: Trao đổi trực tiếp hàng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ Tổchức họp định kỳ với gia đình Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm/lớp Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe và các hội thi văn hóa, văn nghệ, tổ chứcthăm hỏi gia đình trẻ Mời gia đình thăm quan hoặc tham gia vào một số hoạt độngcủa lớp của trường tùy theo điều kiện và khả năng của họ, thông qua ban ĐDCMHS

- Thành lập ban ĐDCMHS chăm sóc sức khỏe ở trường gồm mỗi lớp hai thànhviên, ban này có thể dự giờ thăm lớp, dự cách chế biến các món ăn theo kế hoạchtuần, thánh, đột xuất và từ đó góp ý xây dựng cho GV, NV để kịp thời sửa sai và điềuchỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ

* Tóm lại: Ban giám hiệu, GV, NV của nhà trường cần nhận thức sâu sắc rằng

công tác tuyên truyền về chăm sóc SKTC cho các bậc phụ huynh là một khâu rất quantrọng để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng của mình nên từng thànhviên cần phát huy hết vai trò của mình, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự tin

Trang 14

tưởng vào chất lượng CSGD trẻ của nhà trường

- Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt độngchăm sóc – GD trẻ của lớp của trường GV cần phải: lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ,chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ cáckiến thức chăm sóc và GD trẻ khi gia đình có yêu cầu

- GV cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương trình chăm sóc – GD trẻ ởtrường bằng nhiều hình thức: Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạtcủa trẻ ở gia đình , thông tin cho cha mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thayđổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện pháp tác động chăm sóc – GD phù hợp

- Cần thống nhất với các bậc phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện phápphối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học Trongquá trình phối hợp với các bậc cha mẹ GV cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụthể của gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất

4.3 Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Để đảm bảo hoạt động chăm sóc SKTC của nhà trường đảm bảo hiệu quả cao, sựphát triển của trẻ được tốt và đảm bảo sự yên tâm của các bậc phụ huynh thì Ban giámhiệu trường mầm non cần tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc và giám sát thườngxuyên hoạt động chăm sóc giúp GV, NV

Việc đẩy mạnh hoạt động kiểm tra cũng nhằm giúp CBQL hình thành cơ chếđiều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu chung đã đề ra của kế hoạch phát triển nhàtrường đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển chất lượng cầu ngành mầm non

Việc tổ chức kiểm tra từng công đoạn sẽ giúp khẳng định được tính đúng đắncủa kế hoạch và kịp thời điều chỉnh nếu có sai sót Việc kiểm tra theo định kỳ sẽ giúpCBQL và GV, NV nhìn nhận hiệu quả của công tác CSGD cho trẻ, từ đó xác địnhtrách nhiệm của nhà quản lý và bản thân GV, NV trong phát huy mặt mạnh, uốn nắnđiều chỉnh sai sót cho phù hợp mục tiêu đề ra

* Cách thức thực hiện biện pháp

Ngày đăng: 08/11/2017, 01:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w