TÓM TẮT SÁNG KIẾNGiáo dục sức khoẻ bao gồm 2 mục tiêu cơ bản: -Thứ nhất, tạo sức khoẻ thể chất cho trẻ thông qua việc cung cấp một môi trường vật chất sạch và an toàn, cũng như cung cấp
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Tên sáng kiến :
“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ trong trường mầm non”
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :Phát triển thể chất
3.Tác giả :
Họ và tên : Đặng Thị Sắc
Ngày tháng năm sinh :20/01/1963
Trình độ chuyên môn :CĐSP
Chức vụ: Phó hiệu trưởng - trường mầm non Hoàng Tiến
Điện thoại : 01684850213
4.Đồng tác giả :
Họ và tên:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ đơn vị công tác:
Điện thoại:
5.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tên đơn vị :Trường mầm non Hoàng tiến
Địa chỉ: Xã Hoàng Tiến - Thị xã chí linh - Tỉnh Hải Dương
6.Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường mầm non
Địa chỉ :Xã Hoàng Tiến - Thị xã Chí linh - Tỉnh Hải Dương
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Trường mầm non, có đội ngũ giáo viên , nhân viên và trẻ trong độ tuổi mầm non
8.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu : năm học 2013-2014
Tác giả XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN
Đặng Thị Sắc
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Giáo dục sức khoẻ bao gồm 2 mục tiêu cơ bản:
-Thứ nhất, tạo sức khoẻ thể chất cho trẻ thông qua việc cung cấp một môi trường vật chất sạch và an toàn, cũng như cung cấp các hoạt động vận động, thức ăn và sự chăm sóc cần thiết hàng ngày
-Thứ hai, sử dụng các hoạt động này để dạy trẻ các khái niệm trong lĩnh vực sức khoẻ cũng như thái độ hành vi để phát triển sức khoẻ
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho con người những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho họ có một sức khoẻ tốt
- GDTC là một bộ phận của quá trình GD toàn diện, GDTC có liên quan đến tất cả các mặt GD khác, Bởi vì: sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ là niềm hạnh phúc lớn của mỗi gia đình.Muốn có sức khoẻ cần phải ăn uống đủ chất, đủ lượng và phải thường xuyên tập luyện, có chế độ tập luyện hợp lý Chính vì vậy, Nhà nghiên cứu đã biên soạn đưa vào chương trình CSGD trẻ mầm non bộ môn GDTC nhằm rèn luyện thân thể cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ
-GDTC trong trường mầm non không những giúp cho cơ thể khoẻ mạnh mà nó còn giúp cho trẻ hình thành khả năng phát triển toàn diện cả về đức trí, thể mỹ.Hoàn thiện thể chất đó chính là mức độ phát triển thể chất của con người đạt tới trình độ cao, đảm bảo có đủ sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc Ở trường mầm non mức độ hoàn thiện thể chất được biểu hiện bằng khả năng hoạt động của những vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, nằm, bật… Trong các giờ TDBS, thể dục kỹ năng …
- Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy trình độ của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác được hết tác dụng và tầm quan trọng của GDTC đối với sự hình thành nhân cách của trẻ Trong trường mầm non ĐDĐC trang thiết bị phục
vụ cho bộ môn này còn thiếu, quần áo dày dép trong giờ tập chưa đảm bảo Xuất phát từ lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
Trang 32.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2013-2014 tại trường có dồ dùng trang thiết bị ,có đội ngũ giáo viên và học sinh
3.Nội dung sáng kiến:
Tôi trình bày một số biện pháp chỉ đạo trong phạm vi công tác tuyên truyền tới phụ huynh và tất cả cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non,để phụ huynh,học sinh và cộng đồng xã hội cùng quan tâm Biện pháp tham mưu với các cấp lãnh đạo tập trung đầu tư sơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cho trường mầm non để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có hiệu quả hơn Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên,bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, lòng nhân ái, nghiệp vụ sư phạm , Biện pháp tăng cường kiểm tra đôn đốc nhắc nhở bằng nhiều hình thức để kịp thời uốn nắn Nội dung còn chỉ
ra được tầm quan trọng của của việc thực hiện dân chủ hoá giáo dục đối với
sự nghiệp giáo dục và nó còn phát huy được quyền làm chủ và tiềm năng chí tuệ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường Để làm tốt công tác nuôi dưỡng giáo dục cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của giáo viên để giáo viên yên tâm gắn bó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
4.Khẳng định giá trị
Kết quả Năm học 2013 – 2014 với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ giáo viên nên trình độ của giáo viên được nâng lên rõ rệt 100% giáo viên đều nắm vững phương pháp giảng dạy qua dự giờ: giáo viên đạt khá giỏi tăng lên không có giáo viên yếu kém, qua khảo sát chất lượng cuối năm: số học sinh khá giỏi đạt trên 90% trở lên trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát đăc biệt là qua hội thi “ Bé tài năng khoẻ ngoan” cấp thị xã năm học 2014-2015 vừa qua trẻ thể hiện tự tin trên sân khấu Và đã đạt giải cao trong hội thi
5 Đề xuất kiến nghị
- Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm đế cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cá trường mầm non
Mở nhiều lớp tật huấn, chuyên đề về giáo dục thể chất để giáo viên học tập
- có chế độ lương hợp lý cho giáo viên nuôi
Trang 4MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho con người những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho họ có một sức khoẻ tốt
- GDTC là một bộ phận của quá trình GD toàn diện, GDTC có liên quan đến tất cả các mặt GD khác, Bởi vì: sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ là niềm hạnh phúc lớn của mỗi gia đình Muốn có sức khoẻ cần phải ăn uống đủ chất, đủ lượng và phải thường xuyên tập luyện, có chế độ tập luyện hợp lý Chính vì vậy, Nhà nghiên cứu đã biên soạn đưa vào chương trình CSGD trẻ mầm non bộ môn GDTC nhằm rèn luyện thân thể cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ
- GDTC trong trường mầm non không những giúp cho cơ thể khoẻ mạnh mà nó còn giúp cho trẻ hình thành khả năng phát triển toàn diện cả về đức trí, thể mỹ Hoàn thiện thể chất đó chính là mức độ phát triển thể chất của con người đạt tới trình độ cao, đảm bảo có đủ sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc Ở trường mầm non mức độ hoàn thiện thể chất được biểu hiện bằng khả năng hoạt động của những vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, nằm, bật…Trong các giờ TDBS, thể dục kỹ năng …
Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy trình độ của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa khai thác được hết tác dụng và tầm quan trọng của GDTC đối với
sự hình thành nhân cách của trẻ Trong trường mầm non ĐDĐC trang thiết bị phục vụ cho bộ môn này còn thiếu, quần áo dày dép trong giờ tập chưa đảm bảo Xuất phát từ lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GDTC trong trường mầm non”
2.Cơ sở lý luận
2.1 Đặc điểm phát triển thể chất
- Sự phát triển của trẻ em tuân theo những quy luật, trình tự và tốc độ phát triển phụ thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường sống đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng, điều kiện xã hội, vệ sinh và rèn luyện thân thể một cách có ý thức
Trang 5Trong những năm đầu tốc độ phát triển của cơ thể trẻ rất nhanh về cả chiều cao ,cân nặng ,vòng đầu ,vòng ngực và các bộ phận của bên trong cơ thể cũng hoàn thiện dần cụ thể như hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh các chức năng đang hoàn thiện dần Hiện lan toả chiếm ưu thế nên quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế Vì vậy khi luyện tập cần đảm bảo lượng vận động phù hợp luyện tập quá sức làm cho trẻ mệt mỏi
- Hệ vận động của trẻ đang phát triển, xương của trẻ có tỷ lệ chất hữu cơ cao ,
có tính đàn hồi nên xương rất rễ bị cong vẹo Vì vậy, khi luyện tập cho trẻ phải xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý
Hệ tuần hoàn : Tim của trẻ còn nhỏ nên co bóp lượng máu ít nhưng mạch đập lại nhanh hơn người lớn Vì vậy, mạch của trẻ rất dễ thay đổi khi gắng sức chính vì vậy, không cho trẻ vận động quá lâu Khi dừng vận động nên chuyển dần trạng thái động sang trạng thái tĩnh một cách hợp lý không gây tổn hại cho tim
Hệ hô hấp của trẻ đã hoàn thiện nhưng khí quản của trẻ còn nhỏ, trẻ thở nông, khả năng trao đổi không khí kém khi vận động lượng ôxy cần thiết tăng, lúc này trẻ sẽ thở gấp, vận động cũng làm tăng mức độ hoạt động của bộ máy
hô hấp, bộ máy hô hấp sẽ không chịu nổi những vận động quá sức kéo dài liên tục Vì vậy, việc tăng dần từ từ lượng ôxy cần thiết và ngăn ngừa được việc xuất hiện lượng ôxy quá lớn của cơ thể trẻ
Hệ trao đổi chất : Khi trẻ hoạt động nhiều, quá sứcđẫn đến sự tiêu hao năng lượng làm cho cơ thể trẻ mỏi mệt sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hoạt động cơ bắp
và hệ thần kinh Vì thế cần tổ chức cho trẻ vận động và nghỉ ngơi hợp lý theo từng độ tuổi Mặt khác, khả năng điều hoà thân nhiệt của trẻ còn yếu nên khi vận động cần ăn mặc thích hợp để khắc phục tình trạng làm tăng thân nhiệt , đồng thời cần biết giảm lượng vận động trong những ngày thời tiết quá nóng , tăng lượng vận động trong những ngày thời tiết quá lạnh, cần cung cấp đủ nước cho trẻ uống
2.2đặc điểm phát triển tâm sinh lý của vận động
2.2.1 đặc điểm phát triển sinh lý vận động
Trang 6Lứa tuổi mầm non tốc độ phát triển của trẻ chậm dần so với lứa tuổi ấu nhi, nhưng quá trình cốt hoá xương lại diễn ra nhanh hơn, các chức năng vận động của trẻ đang hoàn thiện dần, đặc biệt như: đi bộ nhịp điệu chưa ổn định nhưng đã biết phối hợp chân tay nhịp nhàng , khả năng định hướng trong không gian chưa tốt bước đi còn dao động, Vận động chạy đã nắm bắt kỹ năng một cách nhanh chóng, cơ thể trẻ rất nhanh thích ứng với vận động chạy ,dần dần biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, vận động nhảy nhảy còn gặp nhiều khó khăn khi tập vì nó đòi hỏi sức mạnh của cả cơ thể, chân , sự phối hợp chân tay
và toàn thân Vận động ném bắt, truyền yêu cầu sự phối hợp giữa các động tác một cách tinh vi, khả năng giữ thăng bằng Những bài tập này rèn luyện sự khéo léo, phản xạ nhanh và khả năng định hướng trong không gian Vận động trườn trèo, bò các kiểu là sự phối hợp chính xác giữa chân và tay
2.2.2 Đặc điểm phát triển tâm lý
Đối với lứa tuổi mầm non vốn tri thức về biểu tượng đang phát triển dần thông qua các hoạt động, nhu cầu khám phá hiểu biết về thế giới xung quanh phát triển buộc đứa trẻ phải khám phá và bắt chước những hoạt động của người lớn đưa vào trong những trò chơi của mình ,để thực hiện được phải dùng những vận động chạy, nhảy, trườn, bò, trèo, tung, bắt, ném
- Trẻ đứng ngồi nằm quỳ như thế nào cho phù hợp với khung cảnh trong không gian Tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan , trẻ chỉ
tư duy những gì mà trẻ thích Chú ý của trẻ cũng tồn tại cà 2 dạng :chú ý có chủ định và chú ý không có chủ định nên trẻ chỉ làm những gì mà trẻ thích Chính vì vậy trong những giờ vận động muốn cho trẻ tập trung chú ý gây hứng thú càng tạo ra những tình huống , những thủ thuật mới đạt được kết quả cao.Vận động cũng giúp cho ngôn ngữ phát triển, trẻ nhạy cảm với cái đẹp thông qua hình tượng tính không chủ định, tính biểu tượng cao khi có cái đẹp xung quanh trẻ thể hiện ngay sự thích thú, hò reo, nhảy múa, tung tăng sung sướng Vì vậy, vận động là nguồn cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh , trẻ càng tập nhiều bài tập vận động thì trẻ càng tiếp xúc rộng Đặc biệt là các cơ
Trang 7quan vận động phát triển như bộ xương , cơ gân và các dây chằng, khớp có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể
2.3.Khái niệm và ý nghĩa của hoạt động giáo dục thể chất
2.3.1.Khái niệm
Hoạt động phát triển thể chất là nâng cao thể lực sức khoẻ ,các bài tập thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ nhỏ Các bài tập rèn luyện vận động phát triển thể chất cho trẻ đóng một vai trò quan rọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ
2.3.1.1 Vận động là mộ thoạt động tích cực của các cơ quan vận động của con
người ,là phương tiện đặc biệt của quá trình giáo dục thể chất Giáo dục thể
chất cho trẻ chủ yếu thông qua hoạt động tự vận động của trẻ
2.3.1.2 Vận động cơ bản
Những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc sống nó được sử dụng trong mọi hoạt động khác nhau như đi ,chạy là cách thức di chuyển của con người trong cuộc sống Nhảy ,leo ,trèo ,ném được sử dụng để khắc phục khó khăn, khi làm việc nó thu hút một số lượng cơ bắp làm việc Khái niệm vận động cơ bản đi liền với với khái niệm cảm giác cân bằng vì cảm giác cân bằng
là thành phần có nhất định của vận động cơ bản
2.3.1.3 Kỹ năng vận động
- Là mức độ vận động đòi hỏi sự tập trung chú ý cao vào các thao tác thực hiện chi tiết kỹ thuật của động tác
2.3.2 Ý nghĩa của vận động
-Vận động cơ bản giúp hoàn thiện sự làm việc của hệ thần kinh trung ương ,nó củng cố tất cả các cơ bắp ,nâng cao sự hoạt động của toàn bộ cơ thể phát triển ,các tố chất vận động như nhanh – mạnh – bền – khéo và khả năng địng hướng trong không gian Vận động cơ bản có ý nghĩa lớn trong sự hình thành
tư thế đứng, phát triển quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục cái đẹp khi vận động ,tính chính xác, tính biểu cảm khi vận động
2.3.3.Một số điểm cần lưu ý
Trang 8Khi tìm hiểu hoạt động giáo dục thể chất
- Sân tập cho trẻ vận động phải sạch sẽ phù hợp với trẻ theo mùa
- Trang thiết bị đồ dùng phải đầy đủ ,tuyệt đối an toàn
- Trang phục như quần áo giày dép của cô và trẻ phải đảm bảo đúng quy định
- Thời tiết mưa rét hoặc nắng quá không nên cho trẻ tập ngoài trời
- Khi trẻ tập cô cần chú ý quan sát và sử lý đảm bảo an toàn cho trẻ
- Những trẻ mệt yếu không nên cho trẻ tập nhiều ,không nên ép trẻ khi trẻ chưa
tự tin
3.Thực trạng của vấn đề
3.1 Đặc điểm tình hình
Trường có 11 nhóm lớp: nhà trẻ 2, mẫu giáo 9, có công trình vệ sinh khép kín ,có tường bao ,bếp ăn với đầy đủ đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú ,có sân chơi rộng rãi thoáng mát có đủ đồ chơi ngoài trời
- Trường có 37 cán bộ giáo viên, nhân viên với 340 học sinh
3.1.1Thuận lợi
Được sự quan tâm của cấp uỷ đảng ,chính quyền địa phương nên trường đã được xây dưng khang trang với 8 phòng học có đầy đủ công trình vệ sinh khép kín
- Đội ngũ giáo viên giáo viên trẻ nhiệt tình ổn định
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ
- Hàng năm phòng giáo dục mở các lớp chuyên đề để củng cố chuyên môn,đầu tư về cơ sở vật, chất đồ dùng học tập
3.1.2 Khó khăn
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn
- Khu lẻ vẫn còn 2 lớp diện tích trật trội , công trình vệ sinh không đúng quy định
- Đồ dùng học tâp không đồng đều chưa chú trọng đến dụng cụ giáo dục các
bộ môn vận động nên ảnh hưởng không nhỏ đến rèn luyện thể lực của trẻ
3.2 Vài nét sơ lược về đối tượng điều tra
Trang 9-Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, điều tra 9 giáo viên dạy ở 3 độ tuổi với 30 trẻ ở 3 độ tuổi khác nhau để thu thập thông tin đánh giá thực trạng vấn đề vận động
3.2.2.Xây dựng tiêu chí đánh giá
3.2.2-1.Đánh giá cô.
*Loại tốt: Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển vận động của trẻ mầm non
- Soạn giáo án đầy đủ có tính sáng tạo
- Thực hiện sáng tạo khi tìm hiểu phát triển kỹ năng tập các bài tập TDKN
- Biết tận dụng và phát huy năng lực của trẻ tốt
*Loại khá:
- Nhận thức tầm quan trọng của việc rèn trong các giờ vận động ,TDKN,TDBS
- Soạn giáo án đầy đủ
- Thực hiện rèn kỹ năng của trẻ trong các HĐVĐ
- Biết tận dụng phát huy năng lực của trẻ
*Loại trung bình:
- Có nhận thức bình thường về việc rèn kỹ năng trong các hoạt động vận động của trẻ
- Soạn giáo án nhưng chưa đầy đủ
- Nắm được nội dung , phương pháp nhưng còn dập khuôn máy móc chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ
*Loại yếu :
-Không nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vận động đối với trẻ -Soạn giáo án sơ sài
-Chưa nắm vững nội dung ,phương pháp dạy các hoạt động vận động
3.2.2.2.Đánh giá trên trẻ
* Loại tốt: Thực hiện tốt kỹ năng hoạt động vận động
Thực hiện bài tập đúng yêu cầu của cô
Biết phối hợp tay chân đúng kỹ thuật
*Loại khá: Thực hiện đúng kỹ năng của hoạt động vận động
Trang 10Thực hiện bài tập đúng yêu cầu của cô
Biết phối hợp chân tay
*Loại trung bình: Có tham gia nhưng chưa hứng thú
Thực hiện bài tập chưa đúng yêu cầu của cô
Chưa biết phối hợp chân tay
*Loại yếu: Không có hứng thú tham gia bài tập vận động
Tập chưa đúng yêu cầu của cô
Chưa biết phối hợp chân tay
3.2.3 Phân tích kết quả điều tra
3.2.3.1 Đánh giá về cơ sở vật chất
Để đánh giá thực chất cơ sở vật chất trong nhà trường tôi đã tiến hành khảo sát Các nhóm lớp
Bảng 1:
Đối tượng Số
lượng
Mức độ
Đủ DT Đầy đủ
đồ dùng
Đạt 70-80%
Đạt 50-60%
Đạt 30-40%
Nhìn bảng thấy: Lớp đủ diện tích: có 9, không đủ diện tích: có 2
Lớp đủ đồ dùng: có 3, đồ dùng đạt 70-80%: có 01,đồ dùng đạt 50-60%: có 4, đạt 30-40%: có 3
3.2.3.2 Phân tích nhận thức của giáo viên
Để đánh giá được nhận thức của giáo viên về khả năng phát triển vận động tôi tiến hành khảo sát 9 giáo viên dạy mẫu giáo cả 3 độ tuổi
Về khả năng hướng dẫn các bài tập thể dục kỹ năng kết quả được đánh giá trên bảng
Bảng 2: