1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Luận văn tốt nghiệp - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng

69 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 154 KB
File đính kèm KCN2011-2014.rar (139 KB)

Nội dung

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi nước cần rất nhiều vốn cho quá trình phát triển của đất nước mình, đặc biệt là các nước đang phát triển.Và Việt Nam cũng vậy, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì cần có một nguồn vốn rất lớn để chuyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật,… Do đó, FDI đã và đang trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Một trong những yếu tố góp phần thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển các khu công nghiệp. Hhoạt động sử dụng FDI vào KCN TP Đà Nẵng trong những năm gần đây đã có những thành tựu nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, các dự án FDI tại KCN TP Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của nền kinh tế của thành phố. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng FDI vào KCN TP Đà Nẵng đã và đang là một trong những nội dung, công tác trọng tâm và ngày càng trở nên cần thiết.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Trang 2

Mục lục

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vii

LỜI MỞ ĐẦU……….…1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI……… 3

1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……… 3

1.1.1 Khái niệm về FDI……… 3

1.1.2 Đặc điểm của FDI………4

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu……….5

1.1.4 Vai trò của FDI……… ……….5

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN… …9

1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành các KCN … …9

1.2.2 Đặc điểm của KCN………10

1.2.3 Vai trò của các KCN với phát triển kinh tế……… 11

1.2.4 Vai trò của FDI đối với KCN………15

1.3 Nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN……… … 16

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN 16

Trang 3

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại KCN……….18

1.4 Kinh nghiệm sử dụng vốn FDI vào các KCN……… 21

1.4.1 Kinh nghiệm của Bắc Ninh………21

1.4.2 Kinh nghiệm của Bình Dương………21

1.4.3 Bài học trong việc sử dụng vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng…… 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FDI VÀO CÁC KCN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG……… 25

2.1 Khái quát về các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng……….…25

2.1.1 Tổng quan về TP Đà Nẵng……… ……….…25

2.1.2 Các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng……….… 26

2.2 Tình hình thu hút FDI vào các KCN TP Đà Nẵng……….…… 30

2.2.1 Theo quy mô vốn đầu tư……….……30

2.2.2 Tỷ lệ lấp đầy……….…… 33

2.2.3 Hình thức đầu tư……….……….34

2.2.4 Đối tác đầu tư……….……….35

2.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng………….36

2.3.1 Thực trạng triển khai các dự án……… … 36

2.3.2 Tình hình hoạt động sử dụng vốn FDI của các KCN TP Đà Nẵng…….37

2.3.3 Kết quả hoạt động của các dự án FDI của các KCN TP Đà Nẵng…… 38

2.4 Hiệu quả sử dụng vốn FDI vào KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng………… 39

2.4.1 Đóng góp vào ngân sách nhà nước………39

2.4.2 Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động……… 41

2.4.3 Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý……….…42

2.4.4 Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư……… 43

Trang 4

2.4.5 Góp phần mở rộng thị trường, làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu… 442.5 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân……… ………45 2.5.1 Tồn tại, hạn chế……….… 45 2.5.2 Nguyên nhân………46CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN FDI VÀO CÁC KCN TP ĐÀ NẴNG………503.1 Quan điểm, mục tiêu sử dụng vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng…….503.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN TP

Đà Nẵng……… … 52 3.2.1 Giải pháp ngắn

hạn……… 52 3.2.2 Nhóm các giải pháp dài hạn……… 53KẾT LUẬN……… ………… 65

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BOT: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

2 BTO: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

3 BT: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

4 CSHT: Cơ sở hạ tầng

5 CTCP: Công ty cổ phần

6 DNLD: Doanh nghiệp liên doanh

7 FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8 KCN: Khu công nghiệp

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 1: Dự án và tổng vốn đầu tư đăng kí tại các KCN ở Đà Nẵng 30

qua các năm

(lũy kế đến tháng 12/2014)

Bảng 5: Tỉ trọng vốn FDI đăng kí và vốn thực hiện của các dự án 35

thuộc KCN TP Đà Nẵng

Bảng 6: Tình trạng hoạt động của các KCN TP Đà Nẵng năm 2014 36

và số lao động trong các DN toàn thành phố Đà Nẵng

Bảng 8: Tỷ lệ giữa giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trong 43

KCN TP Đà Nẵng và giá trị xuất khẩu toàn thành phố

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mỗi nước cần rất nhiềuvốn cho quá trình phát triển của đất nước mình, đặc biệt là các nước đang pháttriển.Và Việt Nam cũng vậy, để thúc đẩy quá trình tăng trưởng nền kinh tế, thựchiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì cần có một nguồn vốn rất lớn

để chuyển dịch cơ cấu, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất

và kỹ thuật,… Do đó, FDI đã và đang trở thành một trong những nguồn vốnquan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Mộttrong những yếu tố góp phần thu hút FDI vào Việt Nam là việc phát triển cáckhu công nghiệp

Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới,

do Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 khởi xướng CácKCN phát triển đã góp phần tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư và sử dụngFDI Những kết quả ban đầu đạt được là rất đáng khích lệ nhưng không ít yếu tốbất lợi xảy ra đối với việc sử dụng vốn FDI tại các KCN Cùng với thành tựuchung của cả nước, hoạt động sử dụng FDI vào KCN TP Đà Nẵng trong nhữngnăm gần đây đã có những thành tựu nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệpCNH, HĐH và phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, các dự

án FDI tại KCN TP Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng

và đòi hỏi của nền kinh tế của thành phố Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sửdụng FDI vào KCN TP Đà Nẵng đã và đang là một trong những nội dung, côngtác trọng tâm và ngày càng trở nên cần thiết

Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của

mình Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN FDI

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FDI VÀO CÁC KCN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN FDI VÀO CÁC KCN TP ĐÀ NẴNG

Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, do thời gian có hạn và kiến thứchạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ NÂNG CAO HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI 1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1.1.1 Khái niệm về FDI

Trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tếquốc tế, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, tận dụng lợi thế tương đối của cácquốc gia, tránh hàng rào thuế quan và phi thuế quan, chiếm lĩnh thị trường, cácnhà đầu tư rất tích cực tìm kiếm và thực hiện đầu tư ra bên ngoài Và đó lànguyên nhân hình thành và thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ,

mà trong đó đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển tiền, các nguồn lựccần thiết đến các không gian kinh tế khác không thuộc nền kinh tế của quốc gianhà đầu tư trực tiếp tham gia, tổ chức, điều hành, việc chuyển hóa chúng thànhvốn sản xuất, kinh doanh…nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa

Bản chất của FDI: là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanhdài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn Đó chính là hình thứcxuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao Do đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư côngnghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình côngnghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư Cùng với thời gian, các công tyxuyên quốc gia ngày càng vươn lên chiếm vai trò quan trọng trong đầu tư quốctế

1.1.2 Đặc điểm của FDI

- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của nhà đầu tư, họ tự chịu trách nhiệm

về lỗ lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao

Trang 11

- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu làDoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạtđộng theo tỷ lệ góp vốn của mình.

- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhậnđược công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mực tiêu

mà các hình thức khác không giải quyết được

- Nguồn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động mà nócòn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũngnhư đầu tư từ lợi nhuận thu được

Như vậy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một ý nghĩa đặc biệtquan trọng, nó không những giúp chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu

tư mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, đẩy mạnh quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế và đặc biệt là kênh hiệu quả để thực hiện chiến lược chuyểngiao công nghệ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu

Các hình thức đầu tư của FDI ngày càng phong phú và đa dạng theo nhưcầu và tình hình thực tế Tùy theo yêu cầu, mục tiêu của mỗi dự án và kinhnghiệm thực tế, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các hình thức thích hợp:

a) Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên để tiến hànhđầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kếtquả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

b) Hình thức doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam,trên cơ sở hoạt động liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hànhđầu tư kinh doanh tại Việt Nam (pháp nhân kinh tế của nước sở tại) Mỗi bênliên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn phápđịnh của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh (lỗ,lãi) được phân chia theo tỷ lệ góp

Trang 12

c) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tưnước ngoài lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh trong khuôn khổ của pháp luật nước sở tại

d) Hình thức hợp đồng – xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

Hợp đồng BOT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng và được phép tổ chứckinh doanh, khai thác trong một thời gian để hoàn vốn và thu lợi nhuận Khi hếtthời hạn, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho Chính phủ nước sở tại

Hợp đồng BTO: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong chuyển giaochương trình đó cho chính phủ nước sở tại Đổi lại chính phủ nước sở tại sẽgiành quyền kinh doanh công trình đó cho nhà đầu tư trong một thời gian nhấtđịnh để thu hồi vốn và có lợi nhuận

Hợp đồng BT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và chuyển giaochương trình đó cho nước sở tại Đổi lại nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tưthực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

1.1.4 Vai trò của FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế phổ biến hiệnnay FDI được xem là một động lực chính để phát triển bền vững nền kinh tế thếgiới Nó không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn có vai trò quantrọng đối với nước nhận đầu tư và nước đầu tư

1.1.4.1 Vai trò của FDI đối với nước đầu tư:

- Giải quyết nhu cầu thừa vốn đầu tư của nền kinh tế:

Một quốc gia có vốn dồi dào thường có mức lợi nhuận cận biên về vốnthấp hơn so với quốc gia khan hiếm vốn Vì vậy xuất hiện quá trình di chuyểnvốn quốc tế từ nước có lợi nhuận cận biên thấp sang nước có lợi nhuận cận biêncao hơn, tức là từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn làm cho nguồn vốn được sửdụng một cách hiệu quả hơn

Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đã phát triển đến một trình độnhất định thì thị trường tiêu thụ sẽ bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, làm lãng phí

Trang 13

vốn dẫn đến việc phải tìm một thị trường khác Quá trình đầu tư mới này làmcho dòng vốn tiếp tục được lưu thông, đồng thời có điều kiện tạo ra lợi nhuậncao

- Nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức hiệu quả nhất giúp nhàđầu tư tận dụng lợi thế khu vực, lợi thế nội địa hóa để mở rộng thị trường, tiếtkiệm chi phí sản xuất và nâng cao tỉ suất lợi nhuận Lợi thế khu vực là lợi thế vềchi phí vận chuyển sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu, các hạn chế về nhập khẩu.Đồng thời, lợi thế nội địa hóa của nước tiếp nhận đầu tư đã tạo điều kiện chonhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thuận lợi khi thực hiện các giao dịch và quản lý:giảm chi phí giao dịch trong việc thực hiện hợp đồng, tránh sự can thiệp củaChính phủ như hàng rào thuế quan Do đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn

- Đổi mới công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, nângcao năng lực cạnh tranh và kéo dài thời hạn, hiệu quả khai thác sử dụng nhữngcông nghệ cũ, lạc hậu không còn thích hợp với tình hình của nước chủ nhà nhờchuyển sang nước tiếp cận đầu tư có trình độ công nghệ thấp hơn, đồng thờigiúp nước đầu tư cơ cấu lại nền kinh tế

1.1.4.2 Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

Trên thực tế, FDI mang lại cho nước tiếp nhận nguồn tư bản cả gói với giá

rẻ, công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý và những kiến thức ưu việt về thịtrường, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ và giải quyết việc làm Thông qua FDI, cácquốc gia đã có vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục

a) Vai trò tích cực

Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là nước phát triển, đầu tư trực tiếp nước

ngoài đã góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp,lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Bên cạnh đó, khi

có nhận được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại có thể tăng

Trang 14

nguồn thu, tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môitrường cạnh tranh tích cực.

Trong trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là nước đang phát triển, hầu hết

các nước đang phát triển đều thiếu vốn cho công cuộc xây dựng đất nước vàphát triển kinh tế Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại nhữnglợi ích thực sự to lớn

Thứ nhất, FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lí luận về tăng

trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăngtrưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa, nếu vốn trong nước không đủ, nềnkinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI FDI chính lànguồn bổ sung quan trọng, khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài, giúp cácnước thoát khỏi cảnh nghèo đói và góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển

Thứ hai, FDI đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Trong một

số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nàobằng “chính sách thắt lưng buộc bụng” Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản

lý thì không thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đaquốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinhdoanh, trong đó có những công nghệ, bí quyết không thể mua được bằng quan

hệ thương mại đơn thuần, mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiềunăm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ

và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực tiếp thu của đất nước

Thứ ba, việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, tính năng động và khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước càng được tăng cường Điều đó có tác động mạnh mẽ đến

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sản phẩm theo hướng ngàycàng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ngàycàng phù hợp với xu thế chung của thời đại

Trang 15

Thứ tư, FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát

triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng

Thứ năm, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì

một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chiphí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướnnhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương đượccải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương Trong quátrình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trườnghợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanhnghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thuhút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địaphương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ sáu, FDI thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp

có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trongnước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phâncông lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham giamạng lưới sản xuất toàn cậu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

b) Tác động tiêu cực

- FDI làm tăng khoảng cách giữa các vùng miền trong nước, giữa thànhthị và nông thôn, gia tăng khoảng cách giàu nghèo vì nhà đầu tư nước ngoài chỉđầu tư vào những vùng, ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

- Các doanh nghiệp FDI thường có lợi thế về vốn, công nghệ và kinhnghiệm quản lý so với các doanh nghiệp của nước sở tại Vì vậy, các doanhnghiệp trong nước có sức cạnh tranh kém hơn hẳn các doanh nghiệp FDI nên vềlâu dài thường bị phá sản hoặc sản xuất cầm chừng

Trang 16

- Các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng những sơ hở về quản lý Nhà nước

và luật pháp của nước sở tại để vi phạm những quy định bảo vệ môi trường sinhthái và các vấn đề khác Chuyển giao công nghệ qua hoạt động FDI vẫn cònnhiều hạn chế và tiêu cực, nên dẫn tới hiện tượng công nghệ nhỏ giọt, công nghệlạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường và giá cả thường cao hơn giá cảmặt bằng thế giới

Tiếp nhận FDI có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cựcđối với nước sở tại Do đó, bên tiếp nhận phải đưa ra các giải pháp để nhằmgiảm thiểu những tác động tiêu cực này Tuy nhiên, những lợi ích mà hoạt độngFDI đem lại cho các quốc gia tiếp nhận là rất lớn Thực tế đã chỉ ra thu hút FDI

là một trong những giải pháp tối ưu để một quốc gia đang phát triển như ViệtNam có thể vươn lên thành một quốc gia phát triển

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN

1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp và sự cần thiết hình thành các KCN.

 Khái niệm

Trên thế giới, khu công nghiệp là một khu đất được phân chia và phát triển

có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể để cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật cầnthiết kế cả hạ tầng cơ sở, tiện ích công cộng đầy đủ cho một cộng đồng cácngành công nghiệp tương ứng

Ở Việt Nam, có nhiều khái niệm khác nhau về khu công nghiệp Theo Điều

3 của Luật Đầu tư 2005: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng côngnghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lýxác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” Còn theo Điều 2 củaLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996: "Khu công nghiệp" là khu chuyênsản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,

do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập” Nghị định số 29/2008/NĐ-CPQuy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế định nghĩa: “Khucông nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ

Trang 17

cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điềukiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”

Sự cần thiết hình thành các khu công nghiệp

Thứ nhất, KCN là mô hình quản lý đặc biệt, mô hình tổ chức sản xuất côngnghiệp hiện đại, có hiệu quả Và là một trong những giải pháp quan trọng để đẩynhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, KCN cho phép khắc phục được những yếu kém về kết cấu hạ tầngkinh tế- xã hội trên những vùng rộng lớn của cả nước

Thứ ba, KCN tạo khả năng áp dụng một hệ thống luật pháp nhất định nhằmđáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trên một địa bàn giới hạn

1.2.2 Đặc điểm của KCN

KCN thực chất là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ cóhàng rào ngăn cách với phần lãnh thổ còn lại của đất nước Nó được xây dựng

cơ sở hạ tầng và những tiến ích công cộng (điện, nước, giao thông, ) hiện đại

và thuận lợi hơn với mục đích hấp dẫn các nhà đầu tư Kinh nghiệp về các KCNtrên thế giới cho thấy diện tích hợp lí của một KCN khoảng 10 ha đến 300 ha.Thông thường việc phát triển cở sở hạ tầng do một công ty xây dựng và kinhdoanh cơ sở hạ tầng đảm nhiệm, các công ty này sau khi xây dựng xong kết cấu

hạ tầng được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại

Các doanh nghiệp trong KCN là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanhcác sản phẩm công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phục vụcho sản xuất công nghiệp.Các doanh nghiệp này được kinh doanh các lĩnh vực

cụ thể sau:

- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng

- Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ đề nâng cao chất lượng sảnphẩm và tạo ra sản phẩm mới

- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêuthụ trong nước

Trang 18

- Phát triển và kinh doanh bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật vàquy trình công nghệ

- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp

Các KCN đều có đặc trưng cơ bản chung nhất là được nước chủ nhà thihành các chính sách ưu đãi về thuế, hải quan, giá thuê đất, nhằm tạo môitrường pháp lý và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư

và công nghệ kỹ thuật mới từ nước ngoài

Trên thực tế thì mỗi một KCN đều chịu sự quản lý, giám sát từ một banquản lý khu công nghiệp cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Đây là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong KCN

1.2.3 Vai trò của các KCN với phát triển kinh tế

Sự ra đời và phát triển của các KCN đã góp phần thúc đẩy công nghiệpphát triển, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liềnvới phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH-HĐH, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đào tạo cán

bộ quản lý, công nhân lành nghề, tạo điều kiện xử lý các tác động đến môitrường một cách tập trung Các KCN thực sự đóng vai trò tích cực trong côngcuộc CNH-HĐH đất nước

a) Vai trò của KCN trong phát triển kinh tế- xã hội

Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế

xã hội của đất nước Trong hơn 20 năm qua hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tích cực vàoviệc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, vào thắng lợi công cuộc đổi mới, tăngcường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài

đã trở thành nguồn vốn quan trọng; có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng CNH-HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới nângcao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạothêm việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập

Trang 19

kinh tế thế giới Trong khi đó cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trênthế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tếkhu vực, nhịp độ tăng trưởng kinh tế khu vực đang chậm lại, những đối tácchính đầu tư vào Việt Nam đang gặp khó khăn.

b) Vai trò của KCN trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất

Khu công nghiệp là khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùngvới nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng Đây chính là điểm đến lýtưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài Một số công nghệ tiêntiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanhnghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được ápdụng tại Việt Nam Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước tathực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Cùng với dòngvốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, cácnhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiêntiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như Công tyTNHH Canon Việt Nam, Samsung Electronics Việt Nam, Intel Products ViệtNam , những lĩnh vực chúng ta yếu kém cần khuyến khích phát triển như cơkhí chính xác, điện tử

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệpnhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50%tổng số dự án), đây là những dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩucao và đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chấtlượng sản phẩm Tuy nhiên, các KCN cũng đã thu hút được các dự án có quy

mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, thiết

bị điện tử, cơ khí chính xác Mặc dù số lượng các dự án này mới chiếm khoảng

Trang 20

5-10% số dự án, nhưng cũng góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngànhcông nghiệp.

Các ngành công nghiệp trong KCN, đặc biệt là những doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sửdụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắmvững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ laođộng Việt Nam lên một bước Một lượng đáng kể người lao động Việt Namđược đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với các phươngthức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tàichính, tổ chức nhân sự Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỹthuật cao, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện được kỹ năng và bản lĩnh làm việcgiúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiệnđại

c) Vai trò khu công nghiệp trong việc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng

Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển KCN Việt Nam, nhiều KCN đã

và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nềnkinh tế cả nước Tại các vùng, các địa phương có các KCN hoạt động mạnh thìmức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển

Báo cáo của Ban Chỉ đạo phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế chobiết, tính đến năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diệntích đất tự nhiên gần 84.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể chothuê đạt 56.000 ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó,

212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60.000 ha và 83KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản vớitổng diện tích đất tự nhiên 24.000 ha

Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy cácngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, mà cònđẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống

Trang 21

kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN Điều này được thể hiện qua một số khíacạnh sau:

- Đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sựphát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữanông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Cùngvới quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đãđược cải thiện đáng kể, nhu cầu về dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạtđộng kinh doanh cho các cơ sở trong khu công nghiệp

- Cùng với chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợicủa nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện

và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thuhút đầu tư Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thànhphần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việcthu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN

- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hútcác dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy

mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, tạo điều kiện để các địa phương giảiquyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường, tái tạo và hình thành quỹ đất mớiphục vụ các mục đích khác của cộng đồng

- Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN cònđảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển cáckhu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụtrợ, dịch vụ các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và

cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngànhnhư điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt

Trang 22

động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư đáp ứng nhu cầuhoạt động và phát triển của các KCN.

Như vậy vai trò của KCN rất quan trọng, với lợi thế của nó việc phát triểnKCN sẽ góp phần to lớn vào phát triển kinh tế vùng, địa phương

1.2.4 Vai trò của FDI đối với KCN

Đầu tư nước ngoài góp phần mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa cáchoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện tăng cường, củng cố và tạo ra nhữngthế lực mới cho nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực

và thế giới Từ những đóng góp quan trọng ta có thể thấy rõ vai trò to lớn củaFDI đối với sự phát triển các khu công nghiệp nói chung, như sau:

- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nói chung, mở rộng quy môsản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh trongKCN và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩugiải quyết việc làm

- FDI giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tiếp nhận thành tựuphát triển khoa học, kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó rút ngắn khoảng cách với thế giới

Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trên trườngquốc tế

- FDI giúp sử dụng có hiệu quả lợi thế của đất nước mà trước đây khôngthể thực hiện do thiếu vốn Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất trong cácKCN có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất

1.3 Nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI vào

các KCN

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI vào các KCN

1.3.1.1 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng KCN

Trong mỗi KCN, cơ sở hạ tầng của KCN luôn là điều kiện vật chất hàng đầu

để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khainhanh chóng, hiệu quả các dự án đầu tư đã cam kết Tổng thể hạ tầng phát triểnphải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và thuận tiện với đường

Trang 23

sá, kho bãi, phương tiện vận tải đủ khả năng lưu giữ và vận chuyển hàng hóa tớithị trường; một hệ thống điện nước, liên lạc viễn thông phân bổ tiện lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh và mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ phát triển rộngkhắp, đa dạng Kết cấu hạ tầng tối ưu giúp giảm chi phí sản xuất về giao thôngvận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đảm bảo tiến độ thực hiện dự án từ đónâng cao hiệu quả của dòng vốn FDI.

1.3.1.2 Công tác giải phóng mặt bằng trong KCN

Công tác giải phóng mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự

án Giải phóng mặt bằng được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra sẽ tiếtkiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả Các KCN cần có chínhsách đền bù, giải quyết thỏa đáng để không gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân

và thực hiện dự án FDI

1.3.1.3 Quy hoạch ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ sản xuất tại KCN

Công nghiệp phụ trợ được hiểu là chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp

có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất những thành phẩm chính Sản phẩm côngnghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ và vừa Ngoài hiệu quả tạo

ra nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóngvai trò rất quan trọng trong việc tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm côngnghiệp chính Phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh

và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực, thúc đẩy giải ngân vốn FDI trongcác KCN

1.3.1.4 Các chính sách ưu đãi, thanh tra, kiểm tra

Các chính sách ưu đãi với nguồn vốn FDI trong KCN, đặc biệt là ưu đãi vềthuế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án FDI, đến giá thành sảnphẩm từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI

Công tác kiểm tra, thanh tra các dự án trong KCN cũng đóng vai trò khôngnhỏ trong sử dụng vốn FDI Trong từng dự án cần làm rõ những trọng điểmđồng thời quan tâm khảo sát, đánh giá để gỡ các nút thắt, rút giấy phép các dự

Trang 24

án không có khả năng triển khai Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ban quản lýcác KCN và các ngành, trung ương và địa phương.

1.3.1.5 Sự phát triển của đội ngũ lao động

Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng hay lao độngchân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài Chi phí nhânlực (chi phí dùng cho đào tạo lương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớntrong tổng chi phí lưu động, bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vậnhành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư việc thiếu cácnhân lực kỹ thuật lành nghề khiến các dự án FDI không đạt được chỉ tiêu kếhoạch, ảnh hưởng đến hiệu quả của dòng vốn

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại KCN

Xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả kinh tế phản ánh hiệuquả (lợi ích) chung của toàn xã hội Đối với các nhà ĐTNN thì hiệu quả mà họmong muốn là hoạt động đầu tư của họ đem lại lợi nhuận cao với một mức độrủi ro thấp Đối với nước chủ nhà thì họ muốn thông qua hoạt động đầu tư củacác nhà ĐTNN sẽ đem lại cho đất nước không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cảhiệu quả xã hội Luận văn sẽ trình bày một số chỉ tiêu chính để đánh giá hiệuquả sử dụng vốn FDI tại KCN

1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp FDI

a) Hiệu quả giải ngân nguồn vốn trong các dự án FDI

Dựa vào tỉ lệ giữa vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký, có thểđánh giá được hiệu quả trong việc giải ngân nguồn vốn FDI đăng ký Tỷ lệ càngcao thì nguồn vốn FDI được giải ngân càng lớn, không bị ứ đọng, dự án đạtđược hiệu quả mục tiêu đặt ra

b) Số lượng dự án đang hoạt động trong KCN

Tình trạng hoạt động của dự án được phân ra làm 3 loại: Đang sản xuất –kinh doanh; Đang xây dựng cơ bản; Ngừng hoạt động

Dựa vào số lượng và tỉ lệ của các loại dự án và vốn đầu tư đăng ký, có thểđánh giá về số lượng dự án khả thi đang hoạt động và tỉ trọng vốn đầu tư có hiệu

Trang 25

quả của các dự án đó Tỉ lệ các dự án tiếp tục sản xuất – kinh doanh càng caocàng chứng tỏ các dự án tại KCN đang hoạt động bình thường.

c) Kết quả hoạt động của các dự án FDI

Kết quả hoạt động của các dự án được đánh giá bằng doanh thu và lợinhuận của dự án hàng năm Các dự án được đánh giá có kết quả hoạt động kinhdoanh tốt khi doanh thu của dự án tăng lên và sản sinh lợi nhuận

1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong nước của các dự án FDI

a) Đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước

Lợi nhuận của doanh nghiệp FDI một phần được để lại cho nước sở tại

thông qua những đóng góp vào cho ngân sách nhà nước Nó được đánh giá qua

số lượng thuế mà các doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước Từ chỉ sốnày và số liệu về khối lượng vốn đầu tư trong KCN ta thấy được giá trị củanguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc cải thiện cán cân ngân sách nhànước

b) Đóng góp của FDI vào kim ngạch xuất khẩu

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong KCN

có những đóng góp quan trọng trong cán cân xuất nhập khẩu của thành phố.Thông qua tỷ trọng đóng góp của FDI vào kim ngạch xuất khẩu chúng ta có thểthấy được ảnh hưởng và tác động của FDI tại KCN đến cán cân thanh toán quốctế

c) Đóng góp của FDI vào việc làm và nguồn nhân lực

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp FDI

sử dụng lợi thế chi phí lao động thấp, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địaphương Những giá trị này được xác định bằng số lượng việc làm tạo ra từ khuvực kinh tế FDI trong KCN và tỷ trọng với lao động tại địa phương

d) Đóng góp của FDI và nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật địa phương

Chỉ tiêu này được đánh giá một cách tương đối qua số lượng cơ sở hạtầng mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng được trên địa bàn

Trang 26

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như các doanh nghiệp kinh doanh bất độngsản xây dựng được Các tiêu chí này được đưa ra trên cơ sở các tiêu chí của thếgiới và quan điểm của nước tiếp nhận dầu tư Hoạt động FDI chỉ diễn ra ở nơi cólợi nhuận cao, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nước chủ nhà Trong từnggiai đoạn phát triển, mỗi quốc gia chỉ nên đặt ra một số mục tiêu chủ đạo trên cơ

sở nội lực vốn có của đất nước, đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh tế - xãhội phát triển Các mục tiêu chủ đạo có thể được điều chỉnh cho phù hợp với lợithế của đất nước khi có sự thay đổi tương ứng với mỗi giai đoạn của sự pháttriển Không một quốc gia nào có thể đạt được tất cả các mục tiêu trong cùngmột giai đoạncủa sự phát triển Do vậy, cần phải biết xác định đâu là mục tiêutrọng tâm của công tác thu hút FDI trong từng giai đoạn, đồng thời có biện pháp

sử dụng nguồn vốn này một cách hữu hiệu

Giá trị tuyệt đối của FDI trong tổng vốn đầu tư thể hiện lượng vốn FDIthu hút được và vai trò to lớn của nó đối với nhu cầu về vốn cho sự phát triểnkinh tế Còn các chỉ tiêu về ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cânthanh toán - đây là những tiêu chí thể hiện hiệu quả của việc sử dụng FDI trongđầu tư Hoạt động FDI tạo thêm nguồn thu cho ngân sách của nhà nước, cảithiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệcho quốc gia Chính vì vậy, đánh giá sự phát triển của một quốc gia không chỉxét về mặt kinh tế mà còn phải chú ý về mặt xã hội Hai mặt này có mối quan hệhữu cơ, chặt chẽ với nhau Hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng tỷ lệ tích luỹ,nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, trình độ văn hoá, tạo công ăn việc làm,chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường sinh thái và còn tạo điều kiện giải quyếtcác vấn đề xã hội khác Do vậy, kinh tế và xã hội luôn gắn bó chặt chẽ tác độngqua lại với nhau Khi nhấn mạnh hiệu quả kinh tế đồng thời phải quan tâm đếnhiệu quả xã hội

1.4 Kinh nghiệm sử dụng vốn FDI vào các KCN

1.4.1 Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Trang 27

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, với mật độ dân số và cácđiểm dân cư rất cao, giáp thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quốcgia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng cả nước thuận lợi TỉnhBắc Ninh chủ trương xây dựng các KCN không những có chức năng hoàn hảo,tạo môi trường sạch, đáp ứng nhu cầu NĐT mà còn tạo một không gian sống lâncận đảm bảo cho KCN phát triển an toàn Trong việc xây dựng và phát triểnKCN, Bắc Ninh luôn bình tĩnh hướng đến bền vững, vừa tích lũy nhân tố tạohình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền móng vững chắc để phát triểnkinh tế đi đôi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thiết lập nhân

tố đột phá đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, góp phần quan trọng vào thànhtựu phát triển kinh tế - xã hội

Xác định tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chophát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bắc Ninh

đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằmthu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh Trong năm 2014 tỉnh đã cấp mới

98 dự án FDI vào KCN với tổng vốn đăng kí 1313 triệu USD, điều chỉnh tăngvốn 66 dự án với tổng vốn tăng là 274 triệu USD Nhờ kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh tốt, doanh thu của các KCN là 26 548 triệu USD, giá trị xuấtkhẩu là 23600 triệu USD và nộp ngân sách 6500 tỷ đồng Tổng số lao động tạiKCN đạt 172461 người với 1991 lao động nước ngoài

1.4.2 Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2 Bình Dương là cửa ngõ giao thươngvới Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có cáctrục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14,đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vàcác cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hộitoàn diện Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Trang 28

ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ Tỉnh BìnhDương đã tập trung tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút và sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn FDI Tỉnh đã đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầnggiao thông gắn với kết nối vùng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và cải cách thủ tụchành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ tốt nhất cho doanhnghiệp Khu vực FDI đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong pháttriển kinh tế KCN, được khuyến khích phát triển lâu dài tại địa phương Trongnăm 2014, tỉnh đã cấp mới 83 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 563 triệuUSD, tăng vốn 59 dự án với tổng vốn tăng là 216 triệu USD

1.4.3 Bài học trong việc sử dụng vốn FDI vào các KCN TP Đà Nẵng

Một là, đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp,

chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh Sửa đổi ngay các nội dung khôngcòn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung cácnội dung còn thiếu Đặc biệt, chính sách quản lý đầu tư phải được xây dựnghoàn thiện, môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện

thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xâydựng kế hoạch đầu tư Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nângcao chất lượng của các quy hoạch khi phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lýnhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển Tăng cường gắnkết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộitheo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phêduyệt

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa

chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên

để đưa vào danh mục dự án đối tác công - tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách

để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài Đồng thời,

có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã

Trang 29

hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triểnchung của đất nước.

Bốn là, tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập

trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểm Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chíxác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ,nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗtrợ Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi

dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ

Năm là, tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt

động có hiệu quả tại Việt Nam Các dự án của Samsung ở Bắc Ninh góp phầnrất quan trọng trong ngành công nghiệp và được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãicủa tỉnh để đạt được hiệu quả tối ưu Cụ thể là:

- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nướcngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như:giá điện, nước, vận tải, bưu điện…

- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tàichính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanhnghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản Tổ chứctriển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chínhcho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế

- Thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bảođảm cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời

có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt Kiện toàn và tăng cường hệ thốngkiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước điđến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp

Sáu là, tiếp tục triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm chất, conngười (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật,…) Khuyến khích các

Trang 30

kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp,dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FDI VÀO CÁC KCN TẠI

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát về các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng:

2.1.1 Tổng quan về TP Đà Nẵng

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam Đây làtrung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vựcmiền Trung - Tây Nguyên Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời

là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam

Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1256,4 km2, dân số ước tính đạt 1 triệungười vào năm 2014 Đà Nẵng hiện nay có 6 quận và 2 huyện (huyện Hòa Vang

và huyện đảo Hoàng Sa) Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Nam vàphía Tây giáp với tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp với biển Đông Đà Nẵng làđầu mối quan trọng của hệ thống giao thông vận tải quốc gia bao gồm đường bộ,đường không và đường biển

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Vị trí chiến lược

- Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, có mối giao lưu kinh tế,văn hóa mật thiết với các trung tâm lớn ở hai miền là thủ đô Hà Nội và thành

Trang 31

phố Hồ Chí Minh Nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách khukinh tế Dung Quất ( thuộc tỉnh Quảng Ngãi ) 120km và khu kinh tế mở Chu Lai( thuộc tỉnh Quảng Nam ) 90 km về phía Nam, Đà Nẵng hiện nay và trong tươnglai sẽ là đô thị hạt nhân của khu vực Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã

ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh vàthành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định,nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từngbước phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong nhữngvùng phát triển năng động của cả nước Trong đó, Đà Nẵng được xác định làthành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triểncho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên

- Đà Nẵng cũng là một trong số các trung tâm giao lưu quốc tế ở ViệtNam, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông – Tây của tiểu vùng sông MêKông mở rộng, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước vàcác nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Myanmar Hành lang Kinh tế Đông -Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến đường đẩy mạnh hợptác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao mức sống cho nhân dân, màcòn tạo khả năng cho các doanh nghiệp của các nước tiếp cận tốt hơn các vùngnguyên liệu, thị trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động , tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hóa hoạt động kinh

tế và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển du lịch

Trang 32

Cơ cấu kinh tế (2014): Dịch vụ 54,08% – Công nghiệp và Xây dựng43,24% – Nông nghiệp 2,68%, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% -Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%.

2.1.2 Các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng

Hiện tại trên địa bàn thành phố có 6 KCN với tổng diện tích là 1055 ha,trong đó có 3 KCN mới được hình thành trong giai đoạn 2001 – 2005 là KCNHòa Khánh mở rộng, KCN Hòa Cầm và KCN DVTS Đà Nẵng

2.1.2.1 KCN Đà Nẵng

Là khu công nghiệp (KCN) được xây dựng đầu tiên ở Đà Nẵng với

tên gọi ban đầu là Khu chế xuất An Đồn, KCN Đà Nẵng được đánh giá là KCNđiển hình và thành công nhất của thành phố khi đạt tỉ lệ lấp đầy 100% sớm nhất

cả nước (8 năm sau khi chính thức đi vào hoạt động) Đây là KCN đầu tiên củathành phố sớm hoàn thiện công tác xây dựng và đảm bảo mật độ cây xanh là15% diện tích theo quy định

Với định hướng xây dựng và phát triển mô hình kinh tế KCN từ rấtsớm, thành phố đã cấp phép đầu tư KCN Đà Nẵng vào năm 1993, trở thànhKCN thứ hai của cả nước sau KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh)

Được xây dựng trên một diện tích rộng 50ha, KCN Đà Nẵng có vị tríhết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa khi chỉ cách cảng Tiên Sa 2km

và cách Sân bay quốc tế, Ga Đà Nẵng 3-4km

2.1.2.2 KCN Hòa Khánh

KCN Hòa Khánh được thành lập vào năm 1998, có vị trí đặt tại quận LiênChiểu, thành phố Đà Nẵng KCN Hòa Khánh cách cảng biển Tiên Sa 20 km,cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 10 km, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng: 10

Trang 33

Hòa Khánh được thành lập từ năm 1998 với tổng diện tích 395,72ha, trong đó298,25 ha đất công nghiệp có thể cho thuê Dự án do Công ty phát triển và khaithác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) thực hiện khai thác giai đoạn 1 và Công ty

cổ phần đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng kinh doanh khai thác hạ tầng giai đoạn 2

KCN Hòa Khánh được xây dựng ở vị trí thuận lợi, nơi tập trung phầnđông công nhân lao động của thành phố, cách trung tâm thành phố và các côngtrình quan trọng như Sân bay quốc tế, Ga Đà Nẵng khoảng 10km Từ đây, nếu dichuyển bẳng ô tô vào nội thành chỉ mất khoảng 20 phút nên khá thuận lợi choviệc đi lại và vận chuyển hàng hóa Đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhấttrong sáu KCN hiện có ở Đà Nẵng và là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư nhất, đặcbiệt là các dự án của nhà đầu tư Nhật Bản

2.1.2.3 KCN Liên Chiểu

Thành lập từ 18/4/1998, Khu Công nghiệp (KCN) Liên Chiểu được xâydựng trên khu đất nằm phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích quy hoạch289,35ha Đây là khu công nghiệp lớn và hiện đại của thành phố nằm trong quầnthể kiến trúc tổng hợp bao gồm khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giảitrí và dịch vụ do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng làm chủ đầu tư

Công trình được xây dựng khá xa trung tâm thành phố, cách cảng biểnTiên Sa 25km, cách sân bay quốc tế và ga Đà Nẵng 14km, sát cảng biển LiênChiểu và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân Tuy nhiên,nhờ đầu tư đồng bộ và hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng cùng chính sách giá cạnhtranh, phương thức thanh toán linh động và sự hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tưtrong quá trình triển khai dự án, KCN Liên Chiểu đang là điểm đến thu hútnhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

2.1.2.4 KCN Hòa Cầm

Là Khu Công nghiệp (KCN) có vị trí thuận lợi nhất trong các KCN tại ĐàNẵng, cách trung tâm thành phố 8km về phía Tây Nam, hiện nay KCN Hòa Cầmthu hút khoảng 23.000 lao động làm việc tại 55 doanh nghiệp đang đầu tư sản

Trang 34

Đây là công trình do Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầmlàm chủ đầu tư, triển khai xây dựng từ năm 2003 trên diện tích 136,73ha, trong

đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 96,13ha Với vị trí chiến lược:nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, giáp Quốc lộ 14B và chỉ cách cáccông trình hạ tầng quan trọng của thành phố như cảng Sông Hàn, cảng LiênChiểu, sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Ga Đà Nẵng từ 5 đến 8km; KCN Hòa Cầmđang là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước

2.1.2.5 KCN Hòa Khánh mở rộng

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng là KCN mới của thành phốđược xây dựng trên địa bàn quận Liên Chiểu với tổng diện tích quy hoạch216,52ha; trong đó 132,6 ha đất sử dụng để xây dựng nhà máy, phần còn lạidành cho các công trình công cộng, trồng cây xanh và xây dựng các dịch vụphục vụ cho công trình

Đây là KCN có uy tín tại Đà Nẵng do Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn –

Đà Nẵng thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 35 triệu USD Mặt phía Đông củaKCN tiếp giáp với KCN Hòa Khánh hiện hành và Quốc lộ 1A, tạo điều kiện chocác nhà đầu tư có thêm lựa chọn địa điểm kinh doanh trong điều kiện KCN HòaKhánh gần như đã lấp đầy Chính vì vậy, dù đi vào hoạt động từ tháng 11/2005nhưng KCN đã nhanh chóng được lấp đầy đến 62%, trong đó chủ yếu là các dự

án có vốn đầu tư nước ngoài

Với vị trí gần KCN Hòa Khánh, đây cũng là một trong những vị trí thuậnlợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa do nằm gần cảng Liên Chiểu và chỉcách trung tâm thành phố, Sân bay quốc tế và Ga Đà Nẵng khoảng 12km Đâycũng là khu vực tập trung đông đảo công nhân, nguồn lao động dồi dào cho cácdoanh nghiệp thực hiện dự án

2.1.2.6 KCN DVTS Đà Nẵng

Ưu tiên khuyến khích các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khai thác, kinhdoanh thủy hải sản là một trong những nét riêng gắn với tên gọi khu côngnghiệp (KCN) dịch vụ thủy sản Đà Nẵng Khu công nghiệp dịch vụ Thủy sản Đà

Ngày đăng: 07/11/2017, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w