Phần 2:
1. Ngoại ứng (ảnh hưởng ngoại lai) trong kinh tế là những ảnh hưởng lên đối tượng khác nhưng không được tính toán vào hệ thống kinh tế.
Đúng. Ngoại ứng là những tác động bên ngoài của một hoạt động nào đó tới một bên khác một cách ngẫu nhiên mà những tác động đó không được phản ánh bằng đồng tiền. Ngoại ứng tạo ra các lợi ích và chi phí không đuợc bồi hoàn, không có sự tham gia của bất kỳ nguồn tài chính nào.
2. Thất bại thị trường do Ngoại ứng tiêu cực gây ra là Sản xuất/ tiêu dùng ở mức lớn hơn mức tối ưu xã hội Đúng, vẽ hình.
3. Khi xảy ra ngoại ứng tiêu cực Lợi ích biên xã hội nhỏ hơn lợi ích biên cá nhân do cá nhân đã đẩy được chi phí ngoại ứng cho xã hội.
Sai. Khi có ngoại ứng tiêu cực, lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân bằng nhau và chi phí biên xã hội mới lớn hơn chi phí biên cá nhân do bị cộng thêm phần chi phí ngoại ứng biên.
4. Hàng hóa công cộng có thể vừa có tính cạnh tranh vừa có tính loại trừ trong tiêu dùng.
Sai. Hàng hóa công cộng là hàng hóa mà khi cung cấp cho một số người tiêu dùng thì một số người tiêu dùng khác vẫn có thể dùng chúng được. Hàng hóa công cộng có thể có tính không cạnh tranh (Hàng hoá sử dụng bởi một cá nhân thì người khác không bị cấm sử dụng cùng một lúc) hoặc/và không thể loại trừ (Không thể cản trở người khác chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng hàng hoá).
5. Thuế Pigou tạo ra động cơ kinh tế để điểu tiết mức sản xuất về mức tối ưu xã hội
Đúng. Khi áp dụng thuế t* có nghĩa là với mỗi đơn vị sản lượng đầu ra, doanh nghiệp đều phải trả một khoản thuế t* cho Nhà nước khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị giảm đi. Giả sử nếu doanh nghiệp này sản xuất thêm một đơn vị sản lượng vượt quá Q*, lợi nhuận cận biên mà hãng thu được do việc sản xuất thêm đó sẽ nhỏ hơn mức thuế t* mà doanh nghiệp phải trả cho đơn vị sản phẩm thêm đó và việc này sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống nhỏ hơn. Ngược lại, doanh nghiệp cũng không cố gắng giảm sản lượng xuống mức nhỏ hơn Q* vì tại đó lợi nhuận cận biên sau khi trừ đi thuế vẫn còn dương, tức là doanh nghiệp vẫn còn cơ hội tăng tổng lợi nhuận nếu gia tăng mức sản lượng. Như vậy, bằng cách đánh thuế t* = MEC(Q*) doanh nghiệp sẽ có một động cơ kinh tế để sản xuất tại mức sản lượng Q* là mức tối ưu đối với xã hội và vì vậy cũng tạo ra mức ô nhiễm tối ưu W*.
6. Thuế Pigou không gây ra tổn thất vô ích vì không làm thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.
Sai. Sau khi đánh thuế, đường cung sẽ dịch chuyển vào trong. Điều này được thể hiện trên đồ thị là đường cung mới (St = MC + t*) cắt đường cầu tại E, tương ứng với mức sản lượng Q*. Sau khi thực hiện thuế, thặng dư người tiêu dùng sẽ là
diện tích tam giác P*AE, còn thặng dư người sản xuất là diện tích tam giác CP*E (hay cũng chính bằng diện tích OBD = OP*ED - BP*ED).
7. Áp dụng Phí thải tạo động cơ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư giảm thải
Sai. Phải xét đến trong trường hợp thông tin hoàn hảo thì phí thải khuyến khích các doanh nghiệp hăng hái áp dụng các biện pháp để giảm thải (như thay đổi công nghệ, thiết bị quản lý nội vi tốt, tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý chất thải...) trong chừng mực nào các chi phí cho việc này vẫn còn thấp hơn mức phí và vì thế có thể còn giảm được mức thải nhiều hơn nữa.Thông tin không hoàn hảo sẽ gây ra tình trạng không chắc chắn về các chi phí giảm thải cận biên và chi phí thiệt hại cận biên, dẫn đến việc xác định chuẩn mức thải và/hoặc phí thải thấp hơn hoặc cao hơn mức cần thiết để đạt ô nhiễm tối ưu. Cụ thể hơn, có thể nói rằng thiếu thông tin sẽ dẫn đến việc ban hành các quy định về chuẩn thải hay phí thải không hiệu quả và gây ra những phí tổn gia tăng cho xã hội.
8. Mức chuẩn thải được xác định dựa vào sức chịu tải của môi trường
Sai, Mức chuẩn thải là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường. Mức chuẩn thải được xác định dựa trên mức ô nhiễm tối ưu của môi trường.
9. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng là sự kết hợp giữa công cụ chuẩn thải và công cụ phí thải.
Đúng. Vì lượng w thải ra vẫn là không đổi (theo như công cụ chuẩn thải) và giá bán giấy phép tương đương với công cụ phí thải.
10. Động cơ kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giấy phép xả thải là khi tham gia mua bán giấy phép các doanh nghiệp đều có lợi
Đúng. Vì thuộc về động cơ kinh tế, nên khi có lợi các doanh nghiệp mới tham gia và vào thị trường mua bán. Tuy nhiên nếu có động cơ khác như vì xã hội…, các doanh nghiệp có thể sẵn sang chịu lỗ trên thị trường.
11. Thỏa thuận mức ô nhiễm thông qua thị trường không xảy ra khi quyền tài sản môi trường thuộc bên chịu ô nhiễm. Sai. Vì tài sản thuộc bên nào hay thuộc cả hai bên đều có thể tiến hành thỏa thuận để sao cho tối đa hóa lợi ích của các bên. Chỉ khi tài sản không là của ai thì mới có thể không có sự thỏa thuận.
12. Đánh giá tác động môi trường thường được thực hiện khi dự án kết thúc
Sai. Đánh giá tác động môi trường có thể thực hiện linh động theo nhiều cách tùy dự án. Có thể: - Đánh giá trước khi thực hiện dự án
- Đánh giá sau khi thực hiện dự án
- Đánh giá trong suốt quá trình thực hiện dự án - Đánh giá cả trước và sau khi thực hiện dự án,
13. Không cần thực hiện quản lý nhà nước về môi trường vì các tổ chức chính trị xã hội khác đã thực hiện việc này. Sai. Vì cấc tổ chức chính trị xã hội không có đủ nguồn lực và quyền hạn để thay nhà nước quản lí. Nhà nước có quyền lực và sức mạnh tuyệt đối để thi hành các biện pháp quản lí môi trường, đồng thời áp chế được những trường hợp không tuân thủ theo trong khi các tổ chức không làm được điều đó, không có sức mạnh cưỡng chế, bắt buộc.
14. Quản lý nhà nước về môi trường là cần thiết vì đó chính là một mặt của đời sống xã hội.
Đúng. Vì trong mọi mặt của cuộc sống đều cần có sự quản lí. Ngoài ra quàn lí nhà nước về môi trường là cần thiết vì nó còn quan tâm đến:
- Sự thất bại thị trường đối với vấn đề môi trường
- Mức độ quan trọng trên bình diện rộng và sự phức tạp của những vấn đề môi trường. - Những vấn đề môi trường toàn cầu
15. Quản lý nhà nước về môi trường bắt buộc phải sử dụng tổng hợp nhiều công cụ, chính sách: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Sai. Bắt buộc sử dụng nhiều là sai, vì tùy từng trường hợp, cớ thể sử dụng 1 biện pháp thôi cũng đủ hoặc thậm chí không cần phải sử dụng các công cụ quản lí. Cần phải linh hoạt sử dụng 1 hay phối hợp nhiều các biện pháp, công cụ để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu không cần thiết mà sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp sẽ gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên và có thể mang lại hiệu quả không cao.
16. Thuế là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Sai. Nếu ta coi chi phí môi trường là một loại chi phí đầu vào như các chi phí khác thì việc người sản xuất phải trả tiền cho chi phí ấy là tất nhiên. Rõ ràng là, khi chưa áp dụng thuế, người phải trả chi phí môi trường là người bị ô nhiễm; còn sau khi áp dụng thuế, người gây ô nhiễm phải trả khoản chi phí đó.
Phần 3: bài tập
1. Các nhà quản lý môi trường đang xem xét để ban hành chính sách quản lý. Giả sử họ có đầy đủ thông tin về hàm thiệt hại môi trường MDC = 0,5W song không có đủ thông tin về hàm chi phí giảm thải của doanh nghiệp. Hàm MAC thực tế của doanh nghiệp là MACT = 45 – 0,75W, hàm MAC ước đoán của các nhà quản lý là MACE = 15 – 0,75W (W là lượng thải tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng triệu đồng)
a. So sánh mức ô nhiễm tối ưu với mức chuẩn thải mà cơ quan quản lý sẽ áp dụng? b. So sánh mức phí thải cơ quan quản lý áp dụng với mức phí thải tối ưu?
c. So sánh chi phí do ô nhiễm gây ra đối với xã hội tại mức ô nhiễm tối ưu và mức chuẩn thải được áp dụng?
d. So sánh tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng công cụ chuẩn thải với tổn thất phúc lợi xã hội khi áp dụng phí thải? Công cụ nào nên được áp dụng trong trường hợp này?
e. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị Giải:
a. Mức ô nhiễm tối ưu: MDC = MACT hay 0,5W= 45 – 0,75W WT = 36 tấn
Mức chuẩn thải cơ quan quản lý áp dụng: MDC = MACE hay 0,5W= 15 – 0,75W WE = 12 tấn
b. Phí thải tối ưu fT = 18 triệu đồng/tấn
Phí thải cơ quan quản lý áp dụng: fE = 6 triệu đồng/tấn. c. Chi phí của ô nhiễm gây ra
Tại mức ô nhiễm tối ưu: DCT = 0,5.18.36= 324 triệu đồng Tại mức chuẩn thải: DCE = 0,5.6.12= 36 triệu đồng d. Tổn thất phúc lợi khi áp dụng chuẩn thải:
DWL = 0,5(MACT(WE) – MACE(WE)). (WT - WE) = 0,5. (36 – 6)(36 – 12) = 360 triệu đồng Tổn thất phúc lợi khi sử dụng phí thải:
DWL = 0,5(MDC(W1) – MACT(W1)). (W1 - WT) = 0,5. (26 – 6)(52 – 36) = 160 triệu
( W1 là mức thải mà doanh nghiệp thải vào môi trường nếu CQQL áp dụng mức phí thải fE = 6 triệu đồng/tấn). Tổn thất phúc lợi khi áp dụng chuẩn thải lớn hơn tổn thất khi áp dụng phí thải, do đó CQQL nên chọn phí thải. 2. Một doanh nghiệp sản xuất trước khi áp dụng sản xuất sạch có hàm chi phí phí giảm thải biên MACT = 240 – 2Q. Doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất sạch hơn và hàm chi phí giảm thải biên sau khi áp dụng là MACS = 180 – 2Q. Cơ quan quản lý đang xem xét để áp dụng chính sánh đối với doanh nghiệp. Họ đã biết thông tin về hàm MAC của doanh nghiệp trước khi áp dụng SXSH mà không có thông tin về hàm chi phí giảm thải sau khi áp dụng SXSH. Hàm thiệt hại môi trường được xác định là là MDC = 4Q (Q là lượng chất thải tính bằng tấn và chi phí tính bằng triệu đồng)
a. Xác định mức thải tối đa của doanh nghiệp vào môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH.
b. Xác định mức chuẩn thải cơ quan quản lý sẽ áp dụng cho doanh nghiệp? Tại mức chuẩn thải đó hãy so sánh chi phí giảm thải của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng SXSH.
c. Xác định mức thải tối ưu cần điều chỉnh để đạt hiệu quả xã hội sau khi doanh nghiệp áp dụng SXSH? Tại mức thải đó chi phí giảm thải của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
d. Thể hiện kết quả tính toán bằng đồ thị? Giải:o;
a. Mức thải tối đa
- Trước khi áp dụng SXSH: Qm = 120 tấn - Sau khi áp dụng SXSH: Qm = 90 tấn
b. Chuẩn thải cơ quan quản lý áp dụng cho DN: QT = 40 tấn Chi phí giảm thải:
- Trước khi áp dụng SXSH: ACT = 0,5.(120 – 40).160 = 6400 triệu đồng - Sau khi áp dụng SXSH: ACE = 0,5.(90 – 40).100 = 2500 triệu đồng c. Mức thải tối ưu càn điều chỉnh lại sau khi DN áp dụng SXSH QE = 30 tấn
Chi phí giảm thải của doanh nghiệp: ACE = 0,5(90 – 30).120 = 3600 triệu đồng. d. Thể hiện bằng đồ thị
Phần 2: