1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (tt)

25 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 398,44 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là “Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam” nhằm phân tích, đề xuất những giải pháp mang tính xây dựng,

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THẾ ĐỨC

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới Những nền kinh tế phát triển, như: Mỹ, Nhật Bản, EU, thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD)…, hay kể cả các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, như: các thành viên ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ… đều coi trọng vai trò của DNNVV

Kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nền kinh tế trên thế giới cho thấy, ở mọi quốc gia, với mọi trình độ phát triển, công tác hỗ trợ, phát triển DNNVV luôn đòi hỏi một chiến lược hay cách tiếp cận mang tính tổng thể, cắt ngang và điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau Mặt khác, việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận và hòa nhập với thị trường trong nước và quốc tế luôn đòi hỏi nhà nước đầu tư đáng kể vào việc hoàn thiện thể chế và xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất bền vững, đồng thời đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho DNNVV trong tất cả các lĩnh vực Nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật để hỗ trợ DNNVV, điển hình như Mỹ (1953) hay Nhật Bản (1956)… nhằm thúc đẩy khối doanh nghiệp này phát triển, đổi mới sáng tạo, đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế Thậm chí tại một số quốc gia, như: Hàn Quốc, Đài Loan…, hỗ trợ DNNVV được quy định rõ trong hiến pháp

Ở Việt Nam, trong những năm qua, số lượng các DNNVV hình thành và phát triển rất nhanh Theo báo cáo của Hiệp hội

Trang 4

DNNVV, hiện cả nước có khoảng 480.000 DNNVV, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Hàng năm, khối DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước Đây là một trong những lý do khiến Chính phủ đặt mục tiêu cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020, trong đó chủ yếu vẫn là DNNVV (theo Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020)

Tuy nhiên, bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đang tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các DNNVV Một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các DNNVV Việt Nam phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay

là xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này

Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc trợ giúp phát triển DNNVV, như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015; thành lập Quỹ Phát triển DNNVV tháng 04/2016… Mới đây nhất, Quốc hội khoá XIV đã chính thức thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV Đây là cú huých đối với

sự phát triển của các DNNVV, tháo gỡ khó khăn phát triển sản xuất,

Trang 5

kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước, cho cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong việc hỗ trợ, hợp tác trợ giúp phát triển DNNVV của Việt Nam, phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới Đi kèm với việc thực hiện Luật

Hỗ trợ DNNVV tới đây sẽ là hàng loạt nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm hỗ trợ khối doanh nghiệp này Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn

là “Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam” nhằm phân tích, đề xuất những giải pháp mang tính xây dựng, cải thiện khung khổ pháp lý đối với DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam chỉ mới nở rộ từ vài thập niên trở lại đây khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tiếp đó ký kết hàng loạt hiệp định thương mại song và đa phương, thì việc nghiên cứu về DNNVV mới bắt đầu được quan tâm nhiều Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài DNNVV có thể kể đến như sau:

Tác giả Trần Ngọc Ca (2000) chủ biên sách tham khảo

“Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV” đã có bàn các vấn đề lý luận về quản lý và đổi mới doanh nghiệp

Hai đề tài cấp bộ liên quan đến DNNVV được tác giả nghiên cứu là “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV

Trang 6

trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO” của tác giả Phạm Thị Minh Nghĩa (2008) và “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2006-2010)” của tác giả Phạm Quang Trung (2008) đã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp này trên địa bàn Tác giả Phạm Thị Minh Nghĩa (2008) đã tổng hợp những đặc điểm chung của DNNVV, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của DNNVV

Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Phương (2008) với đề tài "Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay" đã đưa

ra những vướng mắc cùa khu vực DNNVV cùng với việc phân tích những nguyên nhân gây nên những tồn tại đó Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp với mong muốn đóng góp phần nào vào việc phát triển DNNVV Các giải pháp đưa ra một mặt giúp doanh nghiệp tự tạo cho mình một thế đứng vững chắc trôn thị trường Mặt khác, vai trò của nhà nước cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các DNNVV khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình nhằm phát huy nội lực cho nền kinh tế khi hội nhập

Nghiên cứu của tác giả Trần Tố Linh (2014) về “Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi” đã làm rõ những

cơ hội và thách thức đối với DNNVV hiện nay cùng một số giải pháp phát triển DNNVV Trong số các thách thức được tác giả trình bày có

đề cập đến việc tiếp nhận khoa học, công nghệ của DNNVV còn hạn

Trang 7

chế Lý do của hạn chế này xuất phát từ đặc điểm của DNNVV là quy mô nhỏ, ít vốn và thường là từ các cơ sở thủ công phát triển lên

Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2014) với đề tài "Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh" cho thấy mặc dù các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có đưa ra xong còn quy định chung chung, thiết kế chưa thật sự phù hợp với đối tượng DNNVV Tác giả có đưa ra một số giải pháp, trong đó cần tăng cường kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, một trong những vấn đề doanh nghiệp rất cần

Như vậy, vấn đề liên quan đến DNNVV đã được nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện trong nhiều loại công trình Định nghĩa, phân loại, thực trạng, giải pháp… của các DNNVV đã được nhiều tác giả phân tích kỹ lưỡng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, ở mỗi thời điểm khác nhau và với bối cảnh khác nhau, khi bàn về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV thì luôn phát sinh những vấn đề mới mà các nghiên cứu trước chưa phát hiện hết hoặc chưa có đủ dữ liệu về mặt thời gian để phân tích, đánh giá Gần như chưa có công trình nghiên cứu trọn vẹn nào cho đề tài, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay là Luật

Hỗ trợ DNNVV mới chỉ ra đời vào tháng 05/2017, do đó khoảng trống nghiên cứu còn lớn Vì vậy, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu, tiếp cận hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV một cách toàn diện là rất cần thiết khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu

Trang 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra những giải pháp chủ yếu

nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVV và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV;

+ Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam;

+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: chính sách hỗ trợ phát triển

DNNVV tại Việt Nam

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:

Trang 9

Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề trong thời điểm cụ thể Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính

sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan

- Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu

là phương pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phương pháp phân tích

và tổng hợp

Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ các

văn bản luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến DNNVV, báo cáo hàng năm của Hiệp hội DNNVV, số liệu từ Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… có giá trị trong việc đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn

Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu và thông tin

đã thu thập được trong phương pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra, phân tích các mặt trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV hiện nay ở Việt Nam

Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng

mặt, ta phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung; tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu Đó là

Trang 10

cách mà tác giả đã thực hiện để có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành của một vấn đề Trong phần nghiên cứu của mình, sau khi phân tích làm rõ những chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, tác giả cố gắng tổng hợp lại những kết quả của công tác này đối với sự phát triển của DNNVV Từ đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách

Việc sắp xếp các thông tin, các nội dung theo trình tự nhất định, ở đây là trình tự song hành (các nội dung có vai trò tương đương nhau) và trình tự thời gian (các sự việc nào diễn ra trước đước sắp xếp trước, sự việc diễn ra sau được sắp xếp phía sau), giúp cho việc nghiên cứu trở nên logic và dễ dàng hơn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam

+ Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm tiếp tục hoàn thiện

hệ thống chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 11

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương, như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chương 2 Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô vốn, lao động hay doanh thu ở dưới một mức giới hạn nào đó DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa

Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì lại quy định: số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới

200 người lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa Nghị định 56 cũng nêu rõ: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”

Kế thừa định nghĩa này, mới nhất là Luật Hỗ trợ DNNVV đã đưa ra khái niệm DNNVV tại Điều 5, theo đó là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, được chia thành 3 cấp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Trang 13

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Về hoạt động:

DNNVV có tính năng động, linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị trường: Quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị

trường chuyên môn hóa

- Về tổ chức, quản lý:

DNNVV được tạo lập dễ dàng, quản lý theo quy mô nhỏ Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô nhà xưởng không lớn

- Về vốn:

Quy mô vốn của DNNVV thấp, khả năng tài chính hạn hẹp,

ít được hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua hàng hóa với số lượng ít, đó cũng là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động

1.1.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, DNNVV có vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia, được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:

- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế

- Tạo việc làm cho người lao động

- Huy động được các nguồn lực trong dân cư

- Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt với khu vực nông thôn

- Ươm mầm các tài năng kinh doanh

Trang 14

Tuy có vai trò như vậy, nhưng DNNVV lại thường gặp phải những vấn đề sau: thiếu vốn, thiếu nguồn lực nội sinh và ngoại sinh;

có nguy cơ phải gánh chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh; gặp khó khăn khi hoạt động trong môi trường không tạo điều kiện thuận lợi về hệ thống pháp lý

Những vấn đề trên khiến các DNNVV khó có thể tự giải quyết nếu không có sự hỗ trợ thiết thực từ chính phủ Cũng vì lẽ đó, khối DNNVV đang là mục tiêu trọng tâm của các chính sách hỗ trợ

kinh tế của các quốc gia

1.2 Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1 Khái niệm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2 Nội dung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2.1 Chính sách tín dụng

1.2.2.2 Chính sách thuế

1.2.2.3 Chính sách đất đai

1.2.2.4 Chính sách xúc tiến thương mại

1.2.2.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học rút ra cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia

Ngày đăng: 07/11/2017, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w