MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã và đang tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt hơn bao giờ hết; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới; các tổ chức, doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy luật mang tính toàn cầu. Việc đưa công cụ quản lý tiên tiến của Thế giới theo tiêu chuẩn ISO vào các tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết. Giúp cho các tổ chức quy trình hóa các hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểm soát các hoạt động, tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra ổn định, chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của nội dụng môn học Ứng dụng ISO trong công tác quản trị văn phòng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội em xin trình bày đề tài : “ Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc”. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nhân sự khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại phòng Hành chính nhân sự của Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc. 3. Lịch sử nghiên cứu PGS.TS. Trần Kim Dung (2006), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh. GS.TS. Nguyễn Đình Phan (2003), Giáo trình quản lý chất lượng, NXB Hà Nội. GS. Nguyễn Quang Toản, ISO 9000, NXB Thống kê. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp so sánh 5. Mục tiêu nghiên cứu Để hiểu rõ những lý luận về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tuyển dụng nhân sự. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc. Đưa ra được một số giải pháp khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc. 6. Giả thuyết khoa học Việc nghiên cứu về việc áp dụng ISO 9001: 2008 trong công tác tuyển dụng nhân sự của em sẽ giúp cho công ty thấy được những mặt đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục một cách khách quan nhất. Đồng thời, đưa ra những giải pháp để công ty khác phục. Quá trình nghiên cứu đề tài này cũng giúp cá nhân em nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng nhân sự đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ISO 9001:2008 và công tác tuyển dụng nhân sự. Chương 2: Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc. Chương 3: Giải pháp nâng cao áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được đề tài này em xin chân thành cảm ơn giảng viên ĐinhThị Hải Yến – Khoa Quản trị văn phòng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đãgiảng dạy và hướng dẫn học phần Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong côngtác quản trị văn phòng Em đã áp dụng kiến thức được học trong nhà trường vàđời sống thực tế để hoàn thành đề tài này Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chếnên thiếu sót là điều không thể tránh khỏi Kính mong nhận được sự đóng góp ýkiến của quý thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung trong đề tài này của em là đúng với thực tếcủa Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc Đề tài của em có sử dụng một số tài liệuqua sách, báo, tạp chí, trang web
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đã và đang tạo nên sự cạnh tranh mạnh
mẽ, khốc liệt hơn bao giờ hết; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đanghội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới; các tổ chức, doanhnghiệp đều phải tuân theo các quy luật mang tính toàn cầu
Việc đưa công cụ quản lý tiên tiến của Thế giới theo tiêu chuẩn ISO vàocác tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết Giúp cho các tổ chức quy trình hóacác hoạt động, qua đó chuẩn hóa và thiết lập các chuẩn mực cần thiết để kiểmsoát các hoạt động, tạo lập cách thức làm việc thống nhất và cung cấp đầu ra ổnđịnh, chất lượng
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của nội dụng môn học Ứngdụng ISO trong công tác quản trị văn phòng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
em xin trình bày đề tài : “ Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công táctuyển dụng tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc”
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụng nhân sự khi áp dụng tiêuchuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại phòng Hành chính nhân sự của
- GS Nguyễn Quang Toản, ISO 9000, NXB Thống kê
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
Trang 4- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp so sánh
5 Mục tiêu nghiên cứu
- Để hiểu rõ những lý luận về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tuyển dụngnhân sự
- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng nhân sựtại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
- Đưa ra được một số giải pháp khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
và tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
6 Giả thuyết khoa học
Việc nghiên cứu về việc áp dụng ISO 9001: 2008 trong công tác tuyểndụng nhân sự của em sẽ giúp cho công ty thấy được những mặt đạt được vànhững mặt hạn chế cần khắc phục một cách khách quan nhất Đồng thời, đưa ranhững giải pháp để công ty khác phục
Quá trình nghiên cứu đề tài này cũng giúp cá nhân em nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng việc ứng dụng ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụngnhân sự đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về ISO 9001:2008 và công tác tuyển dụngnhân sự
- Chương 2: Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào công tác tuyểndụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
- Chương 3: Giải pháp nâng cao áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008trong công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
Trang 5Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ISO 9001:2008
VÀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 1.1 Cơ sở lý luận về ISO 9001:2008
1.1.1 Khái quát về ISO
ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng, là tổ chức tiêu chuẩnhóa quốc tế
ISO là chữ viết tắt của International Organization for Standardization.
Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO)khuyến nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ an toàn,sức khỏe và môi trường cho cộng đồng Hiện nay, ISO với gần 3000 tổ chức kỹthuật với hệ thống các Ban Kỹ thuật (TC-Technical committee), Tiểu ban Kỹthuật (STC), Nhóm công tác (WG) và Nhóm đặc trách có trách nhiệm soạn thảocác tiêu chuẩn quốc tế Tiêu chuẩn quốc tế ISO được ban hành sau khi đượcthông qua theo nguyên tắc đa số đồng thuận của các thành viên chính thức củaISO
Hiện nay ISO đã soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sảnphẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp,…
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quôc tế (ISO-International Organization for Standardization) được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947 Có trụ sở tại
Geneva, Thụy Sĩ, đến 2013 hoạt động ở 164 quốc gia thành viên trên thế giới
Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vitoàn thế giới Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977
1.1.2 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
1.1.2.1 Khái niệm
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi làtiêu chuẩn cơ bản nhất, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của hệ thốngquản lý chất lượng của một tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của một tổ chứcluôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chếđịnh, đồng thời tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cũng là cơ sở để đánh giá khả năngcủa một tổ chức trong hoạt động nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao
Trang 6hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới,khi được áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soátđược hoạt động trong nội bộ tổ chức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ởmức cao nhất
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có tên gọi đầy đủ là “các yêu cầu đối với hệthống quản lý chất lượng” ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 được banhành lần thứ 4 vào năm 2008 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO9001
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và đượcban hành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi Tiêu chẩn Việt NamISO 9001-2008
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là quyển tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO9000:2008 (ISO 9000:2008 series) Doanh nghiệp muốn triển khai áp dụng tiêuchuẩn ISO 9001:2008 cần phải đọc và làm theo 2 quyển tiêu chuẩn sau của bộtiêu chuẩn ISO 9000:2008:
- ISO 9000:2005 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO9000:2007) để có thể hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩnISO 9001:2008 Tên của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 là “Cơ sở và từ vựng của hệthống quản lý chất lượng”
- ISO 9001:2008 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO9001:2008) để biết được những yêu cầu gì mà hệ thống quản lý của Doanhnghiệp mình cần phải đáp ứng
- Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng,Doanh nghiệp có thể nghiên cứu và vận dụng theo hướng dẫn của tiêu chuẩn
ISO 9004:2009 (Managing for the sustained success of an organization - A quality management approach).
1.1.2.2 Mục đích của tiêu chuẩn 9001: 2008
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lýchất lượng cho tổ chức:
Trang 7- Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứngcác yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định liên quan đếnsản phẩm.
- Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng vàduy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Việc duy trìbao gồm việc cải tiến liên tục hệ thống nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêucầu của khách hàng, yêu cầu luật định liên quan đến sản phẩm
1.1.2.3 Các yêu cầu của tiêu chuẩn 9001: 2008
- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ;
- Trách nhiệm của lãnh đạo;
- Quản lý nguồn lực;
- Tạo sản phẩm;
- Đo lường, phân tích và cải tiến
1.1.2.4 Lợi ích của tiêu chuẩn 9001: 2008
- Nâng cao được hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng vàđối tác Thông thường khi một doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 9001:2008(tức là đã áp dụng ISO 9001:2008) thường là một công ty có phong cách làmviệc chuyên nghiệp và kết quả luôn tốt hơn những công ty chưa có ISO 9001
- Thúc đẩy hiệu quả làm việc của từng phòng ban, bộ phận trong công ty.Khi áp dụng ISO 9001:2008 mọi phòng ban buộc phải thiết lập mục tiêu theođịnh hướng của Ban Giám đốc công ty, mục tiêu năm sau phải cao hơn nămtrước, điều này buộc mỗi phòng ban, bộ phận phải luôn nỗ lực làm việc hiệu quảmỗi ngày để có thể đạt được mục tiêu
- Nâng cao sự tin tưởng nội bộ, thúc đẩy sự cố gắng của mỗi nhân viên
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên nhờ sự hiểu rõ đónggóp của mình đối với mục tiêu chất lượng Trong một công ty đã áp dụng ISO9001:2008, mỗi người nhân viên đều được đào tạo để biết được tầm quan trọngcủa công việc mình đang đảm nhận, mỗi nhân viên có thể thấy được vai trò quantrọng của mình trong việc giúp công ty phát triển như thế nào
- Kế thừa tri thức của mọi nhân viên trong công ty phát huy thế mạnh củamột công ty có nhiều kinh nghiệm
- Giảm rủi ro đối với nguyên vật liệu nhập đầu vào Một công ty áp dụng
Trang 8ISO 9001:2008 sẽ phải đánh giá kỹ lưỡng những nhà cung cấp trước khi muahàng lần đầu tiên và phải liên tục theo dõi các đơn đặt hàng tiếp theo Nhờ vậy,công ty sẽ sàng lọc và lựa chọn được những nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp nhấtvới mình, chi phí và rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều.
- Tăng lợi nhuận mà không cần tăng doanh thu
- Ngày càng nâng cao khả năng thỏa mãn khách hàng, từ đó nâng cao uytín của tổ chức, doanh nghiệp: Khi áp dụng ISO 9001, gần như tất cả các hoạtđộng doanh nghiệp đều có quy trình, tiêu chuẩn công việc rõ ràng, đồng thờimọi nhân viên trước khi đảm nhận công việc đều được đào tạo trước khi đảmnhận công việc Vì vậy khả năng sai sót trong giải quyết công việc sẽ ít hơn
- Có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm những chiến lược kinh doanhlớn và ký kết được những hợp đồng lớn Khi đã áp dụng ISO 9001:2008 vàocông ty của mình, người lãnh đạo có thể yên tâm công ty hoạt động hiệu quả, cóđược nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về thị trường, kết nối các mối quan hệquan trọng, có tầm nhìn từ đó hoạch định ra những chiến lược kinh doanh hiệuquả của công ty
- Tăng lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra
- Dễ dàng áp dụng thành công những hệ thống quản lý tiên tiến khác.Khi áp dụng ISO 9001:2008 tất cả các công việc, quá trình đều đã đượcchuẩn hóa theo quy trình, thủ tục hướng dẫn công việc
1.2 Tuyển dụng nhân sự
1.2.1 Khái niệm
- Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ nănglực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, doanh nghiệp, hoặc một chươngtrình tự nguyện hay nhóm cộng đồng Tại các công ty nhỏ, các lãnh đạo trực tiếphoặc phòng nhân sự thường tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng Trongkhi đó, các công ty lớn có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyểndụng cho các đơn vị làm dịch vụ nhân sự
- Thị trường tuyển dụng có 4 dạng đơn vị như sau: Chính công ty/tổ chức
có nhu cầu tuyển dụng đứng ra tuyển dụng, đơn vị dịch vụ tuyển dụng bên
Trang 9ngoài, các website đăng tin và tìm kiếm công việc, dịch vụ tìm kiếm nhân lựcquản lý dành riêng cho việc tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp và quản lý cấpcao Thông thường, các công ty hay thuê bên ngoài việc tìm nguồn tuyển dụng,chọn lọc hồ sơ và phỏng vấn ban đầu để từ đó đi vào phỏng vấn chính thức tạicông ty.
- Quá trình tuyển dụng nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theonhiều khía cạnh khác nhau dựa vào yêu cầu của công việc, để tìm những ngườiphù hợp với các yêu cầu đặt ra là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theobản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc Quá trìnhtuyển dụng phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
+ Tuyển dụng phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạchnguồn nhân lực;
+ Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn cần thiết chocông việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu quả giải quyết công việc cao;
+ Tuyển dụng những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc
và tổ chức
1.2.2 Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự
Quá trình tuyển dụng rất quan trọng nhằm giúp các nhà quản trị đưa rađược các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất Quyết định tuyển chọn
có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức,bởi vì quá trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những con người
có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai Công tác tuyểndụng tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển dụng lại,đào tào lại cũng như tránh được các thiết hại rủi ro trong quá trình thực hiện cáccông việc
1.2.3 Các nguồn tuyển dụng nhân sự
- Nguồn tuyển dụng từ bên trong: Bao gồm những người làm việc bêntrong công ty, tuyển dụng nguồn này tức là quá trình đề bạt họ vào vị trí cao hơnhoặc thuyên chuyển họ sang vị trí cần thiết khác trong tổ chức, công ty
- Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài: Là những người đến xin việc từ ngoài
Trang 10công ty, nguồn này có phạm vi rộng, số lượng lớn, chất lượng phong phú và đadạng.
1.2.4 ISO trong công tác tuyển dụng nhân sự
Tiêu chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng nhân
sự Với lợi ích và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO 9001:2008 trong tuyển dụng.Hiện nay, hầu hết các công ty cho dù là quy mô nhỏ hay quy mô lớn đều đang dần
áp dụng tiêu chuẩn ISO vào công tác tuyển dụng nhân sự của công ty mình
Công tác tuyển dụng là một hoạt động không thể thiếu và rất quan trọngtrong hoạt động của các cơ quan, tổ chức Để nâng cao hiệu quả tuyển dụng thìviệc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào cơ quan không chỉ
là một đòi hỏi cấp thiết, một bước đi tất yếu trong xu thế hiện nay mà còn cótính khả thi cao góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên.Việc áp dụng ISO 9001:2008 không chỉ nâng cao chất lượng hoạt động của các
cơ quan, việc xây dựng và thực hiện các quy trình xử lý công việc tuyển dụng,điều động nhân sự một cách khoa học, một hệ thống chất lượng hoàn chỉnh,nhằm khắc phục những thiếu sót trong công tác tuyển dụng nhân sự
Trang 11Chương 2: ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỆT VĨNH PHÚC
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
Tên giao dịch: Vinh phuc textile co.,ltd
Địa chỉ: Xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.381.78.605
Fax : 04.381.78.603
Giấy đăng ký kinh doanh số: 1902000180 Ngày thành lập: 05/04/2002.Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VNĐ
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc là công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp và Bản điều lệ công ty Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số:1902000180 Công ty có tư cách pháp nhân, được hạch toán độc lập,
có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, buôn bán và gia công các sảnphẩm sợi và dệt kim
Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sợi
và bít tất, công ty sản xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa những sản phẩm chính:Bít tất RIB, bít tất thêu dùng Computer Thành phần tiêu hao nguyên liệu chính:Sợi cotton acrylic, len lông cừu đơn và xe, sợi spandex nylon, chun…
Tiêu chuẩn kỹ thuật: là loại sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuấtkhẩu và thị trường Nhật Bản, Canada, Mỹ tương đương với tiêu chuẩn quốc tế
Từ năm 2002, công ty bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: Nhà điềuhành, các phân xưởng, nhà kho, nhà ăn, phòng bảo vệ…
Đến đầu năm 2003, công ty tiến hành nhập dây chuyền máy móc thiết bịđồng bộ và hiện đại vào sản xuất
Từ 2004 đến nay, quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng,sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường Công ty đã bướcđầu xuất khẩu vào thị trường khí tính như: Mỹ, Canada…
Trang 122.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc xây dựng bộ máy quản lý theo mô hìnhtrực tuyến chức năng Bộ máy quản lý hoạt động của công ty được tổ chức, xâydựng với phương châm gọn nhẹ, hiệu quả, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
bộ phận và tối ưu hóa cường độ lao động cũng như hiệu xuất trang thiết bị, tínhtoán Điều đó được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sảnxuất kinh doanh
Công ty được điều hành bởi Giám đốc, phó giám đốc và các phòng banchuyên môn giúp việc
Giám đốc công ty: Là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn
công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty
Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc công ty, quản lý các phòng ban
phụ trách về các mặt Hành chính nhân sự, Tài chính Kế hoạch, Kinh doanh Vật tư - Xuất nhập khẩu
-Phòng Hành chính – nhân sự: Có chức năng thực hiện công tác pháp
chế hành chính và quản trị đời sống Tổ chức quản lý công tác cán bộ, nhân sự(tuyển dụng, đào tạo, phân công và đánh giá nhân sự theo định hướng phất triểncông ty), công tác lao động tiền lương, công tác văn phòng, công tác hành chính
- Lên kế hoạch đánh giá hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008;
- Tiến hành đánh giá nội bộ theo kế hoạch/ lịch đã thông báo;
- Tiếp cận các thông tin của các phòng ban/ bộ phận liên quan đến hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc các quy định củacông ty của công ty so với thực tế có sự khác biệt hay không Từ đó phát hiện ranhững điểm không phù hợp nhằm cải thiện hệ thống ngày càng tốt hơn
- Báo cáo cho Ban Giám đốc về kết quả đánh giá chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001:2008
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch, chỉ
tiêu và đánh giá các chỉ tiêu đó
Phòng Tài chính – Kế hoạch: Giúp giám đốc quản lý và điều hành công
việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán Thay mặt giám đốc giám sát và phản ánhtoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 13Cung cấp thông tin cần thiết để giám đốc nắm được tình hình kinh doanh và tàisản của công ty để có những biện pháp định hướng nhằm nâng cao năng lực vàhiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Phòng Kinh doanh – Vật tư – Xuất nhập khẩu: Giúp giám đốc trong
việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu của công ty,quản lý vật tư, hàng hóa… và thực hiện các công việc xúc tiến thương mại
Các phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Mỗi đơn vị, phòng ban có chức năng riêng, xong mục đích cuối cùng lànhằm phục vụ sản xuất và đem lại lợi ích cho công ty
Nguyên tắc tổ chức sản xuất của công ty là quản lý tập trung Hoạt độngsản xuất, kinh doanh được thực hiện trên các lĩnh vực chủ yêu: Sản xuất sợi vàbít tất xuất khẩu
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc (Phụ lục số 01)
2.2 Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 trong công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc
2.2.1 Mục đích, yêu cầu của việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng nhân sự
2.2.1.1 Mục đích
Việc ứng dụng ISO trong công tác tuyển dụng để xây dựng và thực hiệncác quy trình tuyển dụng nhằm thực hiện quy trình một cách đầy đủ, nhanhchóng, chính xác và khoa học đồng thời giúp Giám đốc công ty kiểm soát, theodõi được các hoạt động, công việc của công ty một cách dễ dàng
2.2.1.2 Yêu cầu
Để ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng nhân
sự đạt hiệu quả cao cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Yêu cầu công ty phải có bộ phận tuyển dụng;
- Công ty phải đưa ra được các quy định, quy chế trong công tác tuyểndụng;
- Phải có nguồn nhân lực thực hiện tuyển dụng;
- Đầy đủ cơ sở vật chất về chi phí, trang thiết bị, văn phòng
Trang 142.2.2 Quy trình ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Dệt Vĩnh phúc (Mô tả chi tiết)
P Hành chính
nhân sự
Mục 2.2.2.2BM02-TDBM03-TD
Nhân viên
phụ trách
tuyển dụng
Mục 2.2.2.3BM04-TDBM05-TD
Trang 15Phòng ban có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, sử dụng mẫu (BM01-TD) điềnđầy đủ các thông tin, gửi về Phòng Hành chính nhân sự , chuyên viên phụ tráchcông tác tuyển dụng tiếp nhận và trình lên Trưởng phòng Hành chính nhân sự.
Trưởng phòng Hành chính nhân sự căn cứ vào định biên được giao, biênchế hiện có và tiêu chuẩn chức danh có ý kiến vào mẫu (BM01-TD), đồng thờitrình Giám đốc để có ý kiến phê duyệt đồng ý hay không đồng ý cho đơn vịtuyển dụng
- Nếu Giám đốc phê duyệt không đồng ý, chuyên viên phụ trách công táctuyển dụng của Công ty có trách nhiệm soạn thảo công văn phúc đáp cho đơn vị
đề nghị tuyển dụng
- Nếu Giám đốc phê duyệt đồng ý:
+ Cơ quan hành chính: chuyên viên phụ trách công tác tuyển dụng thựchiện mục 2.2.2.2
+ Đơn vị sự nghiệp: chuyên viên phụ trách công tác tuyển dụng tổng hợpnhu cầu tuyển dụng từ phiếu đề nghị nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị và thựchiện bước 2.2.2.2
2.2.2.2 Tiếp nhận hồ sơ
* Thông báo đại chúng:
Trên cơ sở những thông tin yêu cầu từ phiếu đề nghị tuyển dụng của đơn
vị mẫu (BM 01-TD):
- Chuyên viên phụ trách công tác tuyển dụng thông báo đến các đơn vịthuộc Công ty về nhu cầu tuyển dụng; và sẽ thực hiện thủ tục điều động luânchuyển nhân sự giữa các đơn vị nếu có nhân sự đáp ứng được nhu cầu với điềukiện được sự đồng ý của Thủ trưởng hai đơn vị nơi đi và đến
- Nếu không có nhân sự đáp ứng được nhu cầu luân chuyển giữa các đơn
vị thì chuyên viên phụ trách công tác tuyển dụng sẽ trình Giám đốc ký chấpthuận cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động được đăng thông báo tuyểndụng trên các kênh thông tin đại chúng
* Tiếp nhận hồ sơ:
Phòng Hành chính nhân sự hoặc Bộ phận Nhân sự tiếp nhận, rà soát hồ sơtheo quy định:
Trang 16- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Phòng Hành chính nhân sự hoặc
Bộ phận nhân sự đề nghị các ứng viên bổ sung đầy đủ
- Thông tin trong mỗi hồ sơ ứng viên đều được nhập vào phiếu tiếp nhận
hồ sơ cá nhân và đánh số ký hiệu vào ô ký hiệu theo (BM02-TD) (sử dụng kýhiệu định dạng số phiếu ghi ở (BM01-TD) với tên hồ sơ)
* Hội đồng tuyển dụng:
Sau khi hết thời hạn thông báo đại chúng:
+ Thư ký Hội đồng tuyển dụng của đơn vị sử dụng lao động chuẩn bịdanh sách, hồ sơ dự tuyển và thông báo lịch họp đến các thành viên trong Hộiđồng;
+ Thư mời ứng viên phỏng vấn: Thư ký Hội đồng thông báo thời gianphỏng vấn và gửi thư mời đến mỗi ứng viên;
+ Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện một cách công khai, dânchủ, quá trình phỏng vấn được thư ký hội đồng ghi vào biên bản
Nội dung phỏng vấn cơ bản gồm:
+ Quá trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
+ Kinh nghiệm công tác thực tế (nếu có)
+ Năng lực, sở trường công tác
+ Nguyện vọng của bản thân
- Họp Hội đồng: Hội đồng tuyển dụng họp tuyển dụng phải lập biên bản
và nhận xét vào phiếu nhận xét ứng viên (BM03-TD)
- Đối với các phòng ban trực thuộc Công ty, Thủ trưởng đơn vị có côngvăn đề nghị danh sách tuyển dụng gửi Phòng Hành chính nhân sự và Bộ phậnnhân sự phải gửi biên bản họp Hội đồng tuyển dụng, phiếu nhận xét ứng viên và
hồ sơ tuyển dụng theo quy định về Phòng Hành chính nhân sự để xem xét vàtrình Giám đốc chấp thuận bằng văn bản
2.2.2.3 Thông báo kết quả tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động:
* Thông báo kết quả tuyển dụng:
Chuyên viên phụ trách công tác tuyển dụng niêm yết danh sách trúngtuyển tại nơi đã tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển hoặc thông báo trực tiếp cho ứng viên