1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tố tâm (hoàng ngọc phách) dưới góc nhìn thể loại (2016)

59 503 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 908,11 KB

Nội dung

Về sự sáng tạo, đổi mới của tác phẩm trên chặng đường phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam cũng được các tác giả tập trung nghiên cứu, như công trình của Trần Thị Trâm, “Bí quyết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

TRẦN THỊ PHẤN

TỐ TÂM (HOÀNG NGỌC PHÁCH) DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS MAI THỊ HỒNG TUYẾT

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) dưới

góc nhìn thể loại”, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình

hướng dẫn, giảng dạy suốt thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Mai Thị Hồng Tuyết – người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này

Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Ts Mai Thị Hồng Tuyết, sau

một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Tố Tâm

(Hoàng Ngọc Phách) dưới góc nhìn thể loại” Tôi xin cam đoan rằng số liệu

nghiên cứu trong bài viết này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác.Tôi cũng xin cam đoan rằng tất cả những thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm

Người viết

Trần Thị Phấn

Trang 4

MỤCLỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Cấu trúc khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT 7

1.1 Sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết 7

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 7

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết 8

1.2 Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết 12

1.2.1 Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi 12

1.2.2 Chất văn xuôi của tiểu thuyết 13

1.2.3 Con người “đời tư”, “nếm trải” trong tiểu thuyết 14

1.2.4 Yếu tố “thừa” trong tiểu thuyết 16

1.2.5 Sự xóa bỏ “khoảng cách sử thi” trong tiểu thuyết 17

1.2.6 Khả năng tổng hợp của tiểu thuyết 17

1.3 Khái quát chung về tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam 18

1.3.1 Sự du nhập và phát triển của tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam 18

1.3.2 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 19

1.3.3 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 21

Trang 5

1.3.4 Tiểu thuyết giai đoạn 1975 đến nay 22

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI TRONG TỐ TÂM (HOÀNG NGỌC PHÁCH) 24

2.1 Cuộc sống “đương đại” đang diễn ra trong tác phẩm 24

2.1.1 Bức tranh xã hội Việt Nam buổi giao thời 24

2.1.2 Hiện thực chưa hoàn kết trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách 26

2.2 Cách tiếp cận con người trong Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách)…… 29

2.2.1 Sự tiếp cận con người từ góc độ đời tư của Tố Tâm 29

2.2.1.1 Con người cá nhân chủ nghĩa trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách 29 2.2.1.2 Bức tranh ái tình trong Tố Tâm 32

2.2.2 Hình tượng con người nếm trải trong Tố Tâm 35

2.2.2.1 Con người bị lưu đày trong cõi tình ái 35

2.2.2.2 Con người xung đột giữ lí trí và tình cảm 40

2.3 Sự xóa bỏ “khoảng cách sử thi” trong Tố Tâm 43

2.4 Tiểu thuyết Tố Tâm dưới góc nhìn lịch sử 45

2.4.1 Ngôn ngữ trong Tố Tâmchưa thoát li khỏi khuôn mẫu trung đại 45

2.4.2 Tố Tâm - loa phát ngôn luân lí 47

2.4.3 Hiệu ứng xã hội của cuốn tiểu thuyết Tố Tâm đối với xã hội đương thời 49

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiểu thuyết - sáng tạo và đổi mới, nó mang trong mình sự vận động liên tục cả về nội dung và nghệ thuật Sự vận động ấy chuyển mình nhờ vào khả năng tìm tòi, sáng tạo của mỗi nhà văn Nói cách khác đó là sự nhào nặn tư duy thụ cảm và thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo trước hiện thực vốn có của cuộc

sống Bởi vậy, Bakhtin có lí khi nhận định: “Tiểu thuyết là một thể loại văn

chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình” [20, tr.23] Khám

phá tiểu thuyết là sự nhìn nhận mang tính thời sự, độc đáo với nhiều phát hiện mới mẻ

“Tố Tâm” là tiểu thuyết đầu tay và duy nhất của Hoàng Ngọc Phách,

xuất bản năm 1925 Cuốn tiểu thuyết được đánh giá là “trái chín bói đầu tiên

của cả một mùa vụ hiện đại hóa…” [13, tr.5] “Tố Tâm” mang đến hơi thở

hiện đại cho bầu không khí văn học Việt Nam buổi giao thời Tác phẩm là

“hiện thân của một lựa chọn, một thái độ, một hướng thi hành cải cách xã hội

và nhân tâm người Việt Nam trước các làn sóng Âu hóa về tư tưởng và lối sống”[13,tr.5] Có thể nói, sự ra đời của “Tố Tâm” mang tính chất mở màn

cho sự xuất hiện tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam

Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn thể loại là một hướng đi mới, hiệu quả trong văn học Nó không những tạo nên cái nhìn sâu hơn về tác giả, tác phẩm

mà còn cụ thể hóa đóng góp của họ về mặt thể loại Hoàng Ngọc Phách với

những cách tân độc đáo về thể loại kết tinh trong “Tố Tâm” đã mang đến một

cái nhìn mới về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Bộ mặt già nua của tiểu thuyếttrung đại với những khuôn mẫu, lề thói và chuẩn mực được thay thế bằng chân dung một người thiếu nữ hiện đại với những đường nét mềm mại, mới mẻ và tươi tắn

Xuất phát từ những phương diện trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề

Trang 7

tài: “Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) dưới góc nhìn thể loại” để từ đó tìm hiểu,

phân tích những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết Đồng thời, khẳng định được tài năng của Hoàng Ngọc Phách, xứng đáng là “cây bút tiên phong” của trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỉ XX

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tiểu thuyết “Tố Tâm”của Hoàng Ngọc Phách được viết năm 1922 và đến

với công chúng năm 1925 Tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cả

nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ.“Tố Tâm” truyền tải một cách độc đáo

những giá trị đạo đức và luân lí của nhà văn đến với công chúng Bởi lẽ ấy,

“Tố Tâm” đã mang đến cho bạn đọc sự thích thú, tìm tòi và trở thành đề tài

nghiên cứu của nhiều tác giả

Cùng nhìn nhận dưới góc độ những đóng góp về đề tài, tư tưởng mới về

tình yêu đôi lứa buổi giao thời, Hà Minh Đức (1988), “Tố Tâm của Hoàng

Ngọc Phách”, Nxb ĐH và Trung cấp chuyên nghiệp Giáo dục chỉ rõ mối tình

sâu đậm của Tố Tâm và Đạm Thủy trong mối tương quan với xã hội Chuyện

ái tình trong buổi giao thời, những con người tân tiến như Tố Tâm, Đạm Thủy vẫn chịu sự kiềm tỏa của chế độ phong kiến Họ không dám vượt ra khỏi những khuôn phép đã trở thành chuẩn mực ấy Dưới sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá của Hà Minh Đức, Tố Tâm hiện lên là người phụ nữ nhất mực thủy chung trong tình yêu, là hạng người ít có và là con người tổng hòa giữa cái cũ

và cái mới, Hà Minh Đức khẳng định: “Tố Tâm” là cuốn tiểu thuyết ái tình, có

điểm tựa là cái tôi cá nhân Qua tác phẩm, Hoàng Ngọc Phách đã tạo nên một bức tranh ái tình mới mẻ, sáng tạo với những gam màu đặc sắc từ kết cấu đến cách miêu tả tâm lí, tả tình, tả cảnh, tạo nên những nét độc đáo riêng cho thể

loại tiểu thuyết Bởi lẽ ấy, Hà Minh Đức cho rằng: “Tố Tâm” là tiểu thuyết đặt

nền móng đầu tiên cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam thời kì mới Tác

giả Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng trong bài “Tiểu thuyết của Hoàng Ngọc

Trang 8

Phách: Tố Tâm”, Văn Học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930, Nxb

GD, 1997, cũng đưa ra những nhận định xác đáng Các tác giả cho rằng cốt lõi vấn đề trong tiểu thuyết là câu chuyện chân thực của cuộc sống của chính tác giả và xung quanh tác giả Xung đột chính tạo nên bi kịch ái tình của Tố Tâm và Đạm Thủy là ở quan hệ đối lập giữa lí trí và tình cảm tồn tại song hành trong hai con người này Nếu như Đạm Thủy yêu tha thiết Tố Tâm nhưng rồi cũng vì lời đính ước của gia đình với một cô gái khác mà bỏ nàng thì Tố Tâm dù yêu Đạm Thủy đêm ngày mong nhớ nhưng cũng chấp nhận lấy cậu Tú B Xung đột tình yêu và lí trí tạo nên dạng thức nửa vời trong tình yêu,

không dám đấu tranh cho cái gọi là tình yêu tự do Trong tiểu thuyết “Tố

Tâm” không phải không có ít nhiều cái cao thượng có tính chất truyền thống,

song ở đây chủ yếu là cuộc sống bình thường, trần tục Theo các tác giả, cái mới mà Hoàng Ngọc Phách tạo dựng được đó là việc khắc phục lối kết cấu chương hồi, đưa ra kết cấu mới theo quy luật tâm lí, nội tâm phong phú của

nhân vật Đồng thời tác giả khẳng định: “Tố Tâm chưa đạt tới một tiểu thuyết

lãng mạn chủ nghĩa, song là cuốn tiểu thuyết mở ra con đường tiến tới chủ nghĩa lãng mạn của văn học Việt Nam”

Trong việc đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết “Tố Tâm”, hiện cũng

có các công trình nghiên cứu khác nhau, đáng kể như: Đỗ Minh Thúy, “Cái

tôi lãng mạn và nhân vật Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách”, Tạp chí Văn học

số tháng 2, 1997, tr 69-72 Tác giả đã nhìn nhận Tố Tâm trong sự đổi mới, đó

là những cách tân của tiểu thuyết mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại Đồng thời, Đỗ Minh Thúy cũng phân tích tính chất giao thời của tác phẩm chuyển từ văn học trung đại sang văn học Việt Nam hiện đại Đặc biệt, tác giả khảo sát về cái tôi lãng mạn, cái tôi được đặt giữa đời thường, mang diện mạo con người đời thường của nhân vật Đây được xem là hướng đi tích cực cho

sự cách tân thể loại tiểu thuyết

Trang 9

Về sự sáng tạo, đổi mới của tác phẩm trên chặng đường phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam cũng được các tác giả tập trung nghiên cứu, như

công trình của Trần Thị Trâm, “Bí quyết thành công của Hoàng Ngọc

Phách”, Tạp chí Văn học số tháng 5, 1995, tr17-21 Tác giả đi sâu phân tích

bí quyết thành công của Hoàng Ngọc Phách, giải quyết nỗi trăn trở của độc giả trên con đường lí giải tại sao tiểu thuyết ấy là tiểu thuyết đầu tiên của nền

văn học hiện đại Việt Nam Tác giả chỉ rõ những đổi mới táo bạo của Tố Tâm,

đó là sự đổi mới quan niệm về hiện thực phản ánh, Hoàng ngọc Phách đã mở

ra một cuộc cách mạng vào cõi thầm kín và tiếp cận thực tại từ góc độ đời tư Đây là một đóng góp quan trọng về mặt thể loại cho tiểu thuyết hiện đại Đồng thời, tác giả chỉ rõ sáng tạo của Hoàng Ngọc Phách, đó là việc đưa ra những quan niệm mới về tiểu thuyết và nét đạo đức mới cho nhân vật Qua

đó, bí quyết thành công của tác giả Tố Tâm được thể hiện một cách cụ thể và độc đáo Tác giả Phong Lê trong bài viết “Tố Tâm với nền tiểu thuyết mới và

với dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam” trên Tạp chí Văn Học số tháng 8,

1996, tr13-19, đã đề cập đến “Tố Tâm” trong sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức Trong Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách tiếp cận đời sống theo phương

thức hướng nội, khám phá bề trong của đời sống tinh thần con người trong tình yêu Bức tranh tiểu thuyết mới mẻ hiện diện, kết cấu theo dòng hồi tưởng

nhân vật và một kết thúc biết trước Tố Tâm mang đến một luồng tư tưởng

mới về giải quyết những nhu cầu bức xúc xã hội Đó là sự vượt thoát, giải phóng con người khỏi những kiềm tòa của tình cảm, lễ giáo phong kiến Tác phẩm là ngọn lửa khởi nguồn của trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam hiện đại

Tiểu thuyết “Tố Tâm” cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau về đặc trưng thể loại trong các khóa luận tốt nghiệp như: “Tố Tâm với thể loại

tiểu thuyết” của Lê Minh Huệ (2005); “Quan niệm nghệ thuật về con người từ

Trang 10

Tố Tâm đến Đoạn Tuyệt” của Nguyễn Văn Học; Luận văn thạc sĩ “Tiểu thuyết

Tố Tâm trên con đường đi đến hiện đại tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam” của

Nguyễn Thị Thu Hà Qua đó, tác phẩm được phân tích trên nhiều phương diện từ vấn đề con người đến các yếu tố thể loại

Có thể nói, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách đã được các

nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích trên nhiều phương diện Ở mỗi phương diện lại có những đóng góp nhất định cả về nội dung và hình thức tác phẩm Nói cách khác, trên con đường giải mã tác phẩm, các nhà nghiên cứu đã mở

ra nhiềukí hiệu độc đáo của cuốn tiểu thuyết mang tính mở màn Các yếu tố thể loại cũng phần nào được gợi mở và soi xét Tuy nhiên chưa có đề tài nào tìm hiểu một cách cụ thể và toàn diện vềđặc trưng thể loại của cuốn tiểu

thuyết, tức là đi sâu khám phá đóng góp về mặt thể loại tiểu thuyết của “Tố

Tâm” cũng như những hạn chế của “trái chín bói đầu mùa” này Trước yêu

cầu về một sự tìm hiểu cụ thể và toàn diện những đóng góp thể loại của “Tố

Tâm”, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) dưới

góc nhìn thể loại”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu đặc trưng thể loại tiểu thuyết qua tác

phẩm “Tố Tâm” của Song An Hoàng Ngọc Phách

4 Mục đích nghiên cứu

Qua việc khảo sát, phân tích tiểu thuyết “Tố Tâm” của Song An Hoàng

Ngọc Phách dưới góc nhìn thể loại, khóa luận hướng tới mục đích:

 Nghiên cứu một cách có hệ thống những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết

 Làm rõ hơn những giá trị của tác phẩm - một cuốn tiểu thuyết quan trọng nhưng ít được nghiên cứu

 Khẳng định tài năng, đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu

Trang 11

thuyết nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp phân tích, tổng hợp

 Phương pháp so sánh

 Phương pháp liên ngành

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận có những đóng góp cơ bản sau:

 Khẳng định được những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết

qua tác phẩm “Tố Tâm” của Song An Hoàng Ngọc Phách

 Thấy được giá trị tư tưởng, đạo đức luân lí đầy cách tân mà nhà văn muốn truyền tải đến độc giả

 Khẳng định tài năng, vị trí, vai trò của nhà văn trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết

Chương 2: Một số vấn đề về thể loại trong “Tố Tâm” (Hoàng Ngọc Phách)

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT 1.1 Sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết

1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc đặc sắc và đa dạng Nó truyền tải nội dung và tư duy nghệ thuật độc đáo Xung quanh khái niệm tiểu thuyết có nhiều quan niệm khác nhau Vì đây là một thể loại chưa định hình và đang vận động nên việc đưa ra một định nghĩa đầy đủ và hoàn chỉnh là điều khó khăn Các nhà nghiên cứu dựa vào từng góc độ mà nhấn mạnh vào đặc điểm này hay đặc điểm kia của tiểu thuyết Bởi lẽ ấy, cái nhìn về tiểu thuyết hiện lên đa diện và phong phú

Hêghen gọi tiểu thuyết là “sử thi tư sản hiện đại” và nhấn mạnh tính

chất văn xuôi của tiểu thuyết Trong sự nhìn nhận tương đồng, Banzắc xem

“tiểu thuyết là những tấn bi kịch của xã hội tư sản”

Bêlinxki có sự nhìn nhận cụ thể hơn khi cho rằng: tiểu thuyết là sử thi của đời tư Đồng thời đó là sự tái hiện thực tại với sự thực trần trụi của nó, là xây dựng bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống nhất Ông đã chỉ ra một cách khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức

đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách

Nhìn nhận trong sự đối sánh giữa tiểu thuyết với sử thi, M Bakhtin đã khái quát vai trò và đặc điểm của thể loại tiểu thuyết Ông nhấn mạnh thể loại

là nhân vật chính của lịch sử văn học Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất, đang vận động biến đổi và chưa hoàn tất

Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết cũng được xây dựng từ nhiều

phương diện khác nhau Ngay từ buổi giao thời, trong các bài Bàn về tiểu

Trang 13

thuyết trên Nam phong tạp chí, Phạm Quỳnh khẳng định: “Tiểu thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi, đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay những sự tích lạ đủ làm cho người ta có hứng thú” Đồng quan điểm,

Nguyễn Văn Chung trong “Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên” đề

nghị hiểu tiểu thuyết theo lối Tây phương như là một thể văn xuôi, kể một câu chuyện, tuy là tưởng tượng nhưng phải dựa vào thực tế đời sống hàng ngày,

có thể có thực và người đọc không thể dự đoán trước mọi diễn biến hay kết thúc của câu chuyện kể (nghĩa là truyện không nhất thiết phải có hậu)

Bước sang thời hiện đại với những đổi mới về tư duy và nhận thức,

khái niệm tiểu thuyết được đánh giá tương đối cụ thể, chính xác trong Từ điển

Thuật ngữ Văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ

biên Các tác giả định nghĩa “tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cõ lớn có khả năng

phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính chất đa dạng” [7, tr.328]

Có thể nói tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết được đánh giá là một “thể loại văn chương duy nhất đang

biến chuyển và còn chưa định hình” [20,tr.23] Bởi lẽ ấy, sự hình thành và

phát triển của tiểu thuyết vẫn nằm trong tiến trình mang tính đương đại, gắn với cuộc sống thực tại đang diễn ra

Trang 14

1.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết ở phương Đông

Tên gọi “tiểu thuyết” xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc từ rất sớm

Trong thiên Ngoại vật, Trang Tử đã nói đến tiểu thuyết như là những đạo lí vụn vặt trong sinh hoạt Ban Cố đời Đông Hán (đầu thế kỉ I) trong “Nghệ văn

chí” thì xem tiểu thuyết là những chuyện đơm đặt của hạng quan bé, những

chuyện nghe được từ đầu đướng xó chợ Nội dung đó khác xa với khái niệm

tiểu thuyết ngày nay, nhưng có một điểm nổi bật đáng lưu tâm: “tiểu thuyết

bắt đầu từ những sự việc trong sinh hoạt đời thường Có việc mới có chuyện,

có chuyện mới có người kể thành truyện, có truyện thì mới có tiểu thuyết”.Vào thời Ngụy - Tấn (thế kỉ III - IV) ở Trung Quốc, tiểu thuyết manh

nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chí nhân Bước sang thời kì thống trị của nhà Đường, tiểu thuyết khoác lên mình một tấm áo mới với sự xuất hiện của tiểu thuyết truyền kì Đời Tống có thêm dạng thoại bản, tất cả những dạng thức ấy đều là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại Bước sang giai đoạn Minh-Thanh, tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ

với nhiều tác phẩm tiểu thuyết chương hồi, nổi tiếng như: “Tam quốc chí” của

La Quán Trung Thời hiện đại, tiểu thuyết Trung Quốc vượt qua những thể loại truyền thống, vươn tầm ảnh hưởng đến các trào lưu văn học phương Tây đương thời Đặc biệt với các sáng tác của Lỗ Tấn, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao… Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khái niệm tiểu thuyết hiện đại xuất hiện ở Trung Quốc, phân thành ba loại: tiểu thuyết trường thiên, trung thiên và đoản

thiên

1.1.2.2 Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết ở phương Tây

Ở phương Tây, về mặt nguồn gốc, có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhiều

ý kiến cho rằng tiểu thuyết ra đời ở châu Âu vào thời đại cuối cùng của nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp huy hoàng với các sáng tác văn xuôi cổ đại như Hêliôđo, Apulây… với cảm hứng chủ đạo về con người riêng lẻ, lần đầu tiên

Trang 15

số phận cá nhân được các nhà văn quan tâm Trong thời đại anh hùng ấy, đây quả là một nét khám phá mới mẻ

Ở thời Phục Hưng, tiểu thuyết phát triển nở rộ với nhiều hướng đi mới.Mở đầu là truyện hiệp sĩ thời Trung cổ với những tác phẩm viết bằng tiếng Rôman (Rôman là tên gọi chung của nhiều ngôn ngữ ở phương Tây bấy giờ) Tác phẩm được viết với nội dung chính xoay quanh hai yếu tố chính là phiêu lưu và ái tình Song song với những hình tượng kịch chứa đựng đầy lí tưởng nhân văn cao cả như Hămlet, Rômêô và Juliét (Sếchxpia), tiểu thuyết hiệp sĩ cũng xây dựng những hình tượng mang tính đa dạng về tính cách như

chính bản thân sự phức tạp của đời sống xã hội “Tiểu thuyết thời Phục hưng

không chỉ dừng lại mô tả những chi tiết đời tư của “con người riêng lẻ” mà còn mở rộng phạm vi mô tả tới những bức tranh xã hội lớn với ý thức phê phán rõ rệt.” [5, tr.186] Có thể nói thời Phục hưng đã tạo cơ sở thuận lợi cho

sự phát triển của tiểu thuyết Tiểu thuyết gắn mình với những tìm tòi tư tưởng

triết lí như Đônkihôtê của Xécvantéc Những giá trị hiện thực lớn lao được

khẳng định, xây dựng được những tính cách và hoàn cảnh mang ý nghĩa điển hình Tiểu thuyết đã tập trung trong sinh thể của nó những thiên tính vốn có

về mặt thể loại, mở đường cho sự phát triển rực rỡ của tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX

Sau thời Phục hưng, khi văn học tao nhã là chủ đạo thì xu hướng phát triển tiểu thuyết chỉ bộc lộ rõ trong các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết du đãng khai thác các đặc điểm trào phúng, sự hư cấu tự do, vai trò của kinh nghiệm cá nhân tác giả trong sáng tạo nghệ thuật

Sang thời đại khai sáng và cận đại, từ thế kỉ XVIII, tiểu thuyết đã đi một chặng đường dài với sự hình thành kết cấu chính Sự phát triển tiểu thuyết hiện thực với đóng góp nổi bật của Banzắc

Thế kỉ XIX, với sự xuất hiện của các tên tuổi của Banzắc, Stăngđan,

Trang 16

Huygô, Flôbe, Tháckơrây, S.Brônti, Đôxtôiépxki, L.Tônxtôi…, đã tạo nên thời kì hoàng kim của tiểu thuyết phương Tây Với các tác phẩm đã trở thành

mẫu mực như “Tấn trò đời” (Banzắc), “Dòng họ Rugông Macsca” (Dôla),

“Chiến tranh và hòa bình” (L.Tônxtôi)… Tiểu thuyết giai đoạn này không

dừng lại ở sự phiêu lưu, thần kì, ở đó độc giả còn khám phá ra bản chất vô nhân đạo và những bất công ngang trái của xã hội đương thời Đặc biệt với tài năng nghệ sĩ tuyệt vời, các nhà văn đã thể hiện rõ khả năng phân tích sâu sắc các mối quan hệ xã hội phức tạp, bút pháp tâm lí sâu sắc trong những phương pháp khắc họa tính cách

Hành trình phát triển của tiểu thuyết trở nên hấp dẫn và đặc sắc ở thế kỉ

XX Với sự ra đời của trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, các nhà tiểu thuyết mới lần lượt xuất hiện như: M.Gorki, A.Tônxtôi, Sôlôkhốp, Êrenbua… đã đóng góp cho nền văn học châu Âu và văn học nhân loại nhiều tác phẩm bất hủ Trong các tác phẩm, nhà văn đã đăt vấn đề số phận cá nhân trong mối liên hệ với số phận giai cấp, nhân dân và dân tộc Tiểu thuyết mang trong mình những tìm tòi mang ý nghĩa chân chính Nó giống như một hơi thở mới lan tỏa trong từng sinh thể tiểu thuyết châu Âu hiện đại

Trong thế kỉ XX, tiểu thuyết phương Tây phát triển không theo một con đường thẳng, mà ở đó có sự đa dạng, đối lập nhau về nhiều mặt Sự xuất hiện hướng sáng tác mới của M.Proust, J.Joyce, F.Kafka, sự thay đổi của một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết truyền thống Ở đó có sự sử dụng các nguyên tắc mới, độc đáo: độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm như là một thủ pháp của tiểu thuyết dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục của các bình diện thời gian, không gian, các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cái biết và cái không biết, cái khách quan lẫn chủ quan Các vấn đề “ngôi” và “thời” của lời trần thuật và các “điểm nhìn trần thuật” trở thành chìa khóa cho viêc tìm hiểu

Trang 17

tiểu thuyết theo khuynh hướng phức điệu, đa thanh Đồng thời, đó là sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng đương thời như: hiện tượng học, thuyết phi lý, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, chủ nghĩa hậu hiện đại, phê bình nữ quyền, hậu thực dân… cũng góp phần tạo nên những dạng thức phản tiểu thuyết, tiểu thuyết mới, hoặc làm nảy sinh tư tưởng về cái chết của tác giả và tiểu thuyết cáo chung

Trong tiến trình lịch sử, tiểu thuyết vẫn là một thể loại văn học đang vận động và phát triển Tiểu thuyết phản ánh hiện tại, bởi lẽ ấy nó không lúc nào ngừng biến đổi Đồng thời, sự ra đời của tiểu thuyết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện giá trị tư tưởng trác tuyệt của nhân loại gắn với những tác phẩm của những nhà văn vĩ đại

1.2 Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết

1.2.1 Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi

Trong dòng chảy của lịch sử, tiểu thuyết là loại hình đương đại, nó hình thành trong mình những đặc trưng riêng có của thể loại Theo nhà nghiên cứu văn học Nga M.Bakhtin, nếu sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ

sở là kí ức cộng đồng truyền thống thì tiểu thuyết miêu tả cuộc sống “hiện tại”

không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân

Chính bởi nét đặc trưng ấy mà đối tượng của sử thi là những con người quá khứ, tồn tại trong sự kính trọng và tôn thờ của thế hệ sau Còn đối tượng của tiểu thuyết lại là những con người hiện tại, đi ra từ cuộc sống đương đại

Đó là những con người bình thường trong cuộc sống, là bạn bè, hàng xóm… Cuộc sống trong những thành phố nhộn nhịp hay dòng đời của những con người sau lũy tre làng Viết về những con người quá khứ, những người anh hùng mà giữa người kể với nhân vật sử thi luôn tồn tại một bức tường vô hình không thể nào vượt qua “Khoảng cách sử thi” chính là kết quả được tạo dựng bởi đối tượng mà sử thi hướng đến Ở tiểu thuyết, khoảng cách ấy được xóa

Trang 18

bỏ Điều đó cho phép nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để lí giải nhân vật, dùng con mắt suồng sã, gần gũi để đắm mình cùng nhân vật Tiểu thuyết đi ra từ cuộc sống hiện tại, không ngừng biến đổi, đặc biệt nó trưởng thành từ kinh nghiệm cá nhân Khám phá và phản ánh để tạo nên những bức tranh đa diện về cuộc sống đương đại Bởi lẽ ấy, các nhà tiểu thuyết phương

Tây thế kỉ XVIII - XIX có lí khi cho rằng: “nhân vật tiểu thuyết không nên là

“anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi kịch của từ đó, mà nên thống nhất trong bản thân các nét vừa chính diện vừa phản diện, vừa tầm thường vừa cao cả, vừa buồn cười vừa nghiêm túc” Có thể nói, tiểu thuyết miêu tả cuộc

sống “hiện tại” không ngừng biến đổi là cơ sở tạo nên đặc trưng của nhân vật tiểu thuyết Nó tạo nên sự khác biệt về mặt thể loại để phân biệt tiểu thuyết với các loại hình tự sự khác trong quá trình “tiểu thuyết hóa”

1.2.2 Chất văn xuôi của tiểu thuyết

Theo quan điểm của M.Bakhtin, tiểu thuyết khác với truyện thơ, trường

ca, thơ trường thiên và sử thi là ở chất văn xuôi Nói cách khác, đây là nét tiêu biểu để tạo nên đặc trưng về thể loại của tiểu thuyết “Chất văn xuôi” được nhìn nhận là một sự tái hiện cuộc sống với những chi tiết giống như thật, không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa Chính chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết có khả năng miêu tả cuộc sống giống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, cuộc sống được thể hiện ở sự chi tiết, như thật Bởi lẽ ấy mà W.Booth thật đúng khi cho rằng, ở tiểu thuyết, điều quan trọng không chỉ là

kể mà là làm cho sự sống hiển hiện để người đọc tự cảm thấy Mọi yếu tố thi

vị, chất thơ không được tiểu thuyết hấp thụ Ở tiểu thuyết, người ta bắt gặp cái ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời, bao gồm mọi mặt mĩ học, bao gồm cái cao

cả lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc và cái buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ…

Trang 19

Chất văn xuôi làm cho tiểu thuyết thể hiện được thế mạnh của mình trong miêu tả tâm lí nhân vật, tìm tòi và phát hiện những biến thái tinh vi của tâm hồn con người Có thể nói, trong quỹ đạo của văn học hiện đại, các thể loại khác có thể bị “tiểu thuyết hóa” và dung nạp ít nhiều chất văn xuôi nhưng không thể trở thành một đặc trưng tiêu biểu như ở tiểu thuyết Chất văn xuôi thểhiện rất đậm trong tiểu thuyết của Balzac, Dostoevski, Chekhov, Solokhop,

Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Chất văn xuôi đã mở ra một “vùng tiếp xúc tối đa” vào thời hiện tại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết phát huy tối đa khả năng truyền tải nội dung phản ánh của mình

1.2.3 Con người “đời tư”, “nếm trải” trong tiểu thuyết

1.2.3.1 Con người “đời tư” trong tiểu thuyết

Bêlinxki từng nói: “tiểu thuyết là sử thi của đời tư” Tiểu thuyết không

dừng lại ở sự phản ánh đời sống quy mô lớn, vượt qua giới hạn không gian, thời gian, tiểu thuyết còn nhìn nhận cuộc sống từ góc độ đời tư Đó là những góc khuất ẩn dấu trong cá nhân con người, những giọt nước mắt hạnh phúc, cũng có thể là nụ cười cay đắng trước số phận cá nhân

Sử thi đi vào những vấn đề trọng đại, ngợi ca những con người anh hùng, siêu phàm thì tiểu thuyết giữ trọn vẹn chất đời thường trong bản thể của mình Mỗi con người, cá nhân trong tiểu thuyết lại vẽ lên một bức tranh độc đáo về chính cuộc đời mình Những mảnh ghép cuộc đời của mỗi nhân vật được nhà văn khám phá, phản ánh cụ thể Những khoảnh khắc đời tư được san sẻ, những bước thăng trầm của cuộc sống được thể hiện Đó là Anđrây, Natasa, Pie, Mary (Chiến tranh và hòa bình-L.Tônxtôi); Grigôri, Acxênhia (Sông Đông êm đềm - Sôlôkhốp); Kiên, Phương (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh) Chính cái nhìn đời tư khiến tiểu thuyết có đủ năng lực để đi sâu vào những phần nhân tính, nhân bản với những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng thầm kín

hòa quyện vào nhau Bakhtin cho rằng: “Nhân vật tiểu thuyết không nên là

Trang 20

“anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi kịch của từ đó, mà nên thống nhất trong bản thân các nét vừa chính diện vừa phản diện, vừa tầm thường, vừa cao cả, vừa buồn cười, vừa nghiêm túc.” [20, tr.453]

Dòng chảy lịch sử văn học cho thấy chất đời tư và tiểu thuyết cũng như chất sử thi và lịch sử luôn đồng thuận với nhau Nói khác đi, chất đời tư là nguồn nhựa sống tạo nên nhịp đập của tiểu thuyết, tạo nên nét đặc trưng riêng

có ở thể loại văn học này

1.2.3.2 Con người “nếm trải” trong tiểu thuyết

Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trong sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại là ở chỗ nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm

trải” Nói cách khác hình tượng “con người nếm trải” là đặc trưng tiêu biểu

khi bàn về nhân vật trong tiểu thuyết Nhân vật tiểu thuyết bên cạnh là con người hành động còn xuất hiện với tư cách là con người nếm trải, cảm nhận,

tư duy, chịu khổ đau dằn vặt ở đời Tiểu thuyết tái hiện con người trong hoàn cảnh, không cường điệu sức mạnh, tách nó khỏi hoàn cảnh Nhân vật được hoàn thiện như một người trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo Nó hứng

chịu mọi cơn bão táp của cuộc đời Đó là Thứ, Oanh, San trong “Sống Mòn” của Nam Cao; Nghị Hách, Long, Mịch, Tú Anh trong “Giông Tố” của Vũ

Trọng Phụng… Sự nếm trải, tư duy đều hiện hữu trong mỗi nhân vật

M.Bakhtin có lí khi cho rằng nhân vật tiểu thuyết là “con người trong

con người”, “con người không trùng khít với chính nó” Nếu như trong sử thi

con người có địa vị như thế nào thì hành động phù hợp với cương vị của mình Trong tiểu thuyết không có sự trùng khít ấy, nhân cách con người được thể hiện phức tạp hơn Người có địa vị cao lại có hành động ti tiện, còn những người ở tầng đáy của xã hội thì có những hành động cao thượng Bởi lẽ ấy, tiểu thuyết len lỏi vào đời sống tâm hồn con người để phát hiện ra những giới hạn tốt - xấu, cao cả - thấp hèn Việc miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm

Trang 21

lí là một phương diện đặc trưng của tiểu thuyết Chính yếu tố ấy, giúp bạn đọc hình dung được thế giới tâm hồn phức tạp tồn tại trong mỗi con người Tiểu thuyết đem đến “con người nếm trải” như một sự minh chứng cho những phức điệu đa thanh vang lên ở tận cùng thế giới bên trong mỗi nhân thể Bởi

lẽ ấy, hình tượng “con người nếm trải”cũng buộc nhà tiểu thuyết phải có kinh

nghiệm sống, kinh nghiệm về mọi chi tiết đời sống, sinh động Ví như bàn tay vừa nhỏ, vừa mập và đầy lông của Napoleon và thân hình nhỏ nhắn của công

tước phu nhân Andrei trong “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tônxtôi Thomas Wolf, nhà tiểu thuyết Mĩ nhận định: “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy

đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái

gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình.” [16, tr.301] Chính kinh nghiệm cá nhân tạo nên sự độc đáo

trong cách xây dựng nhân vật của mỗi nhà văn Kinh nghiệm càng nhiều thì

sự tái hiện nhân vật càng sâu sắc, những va đập của nhân vật với cuộc đời

càng được thể hiện rõ Nhân vật là “con người nếm trải” càng được xây dựng

cụ thể và sâu sắc

1.2.4 Yếu tố “thừa” trong tiểu thuyết

Sự khác biệt của tiểu thuyết còn thể hiện ở sự gia tăng vai trò của những yếu tố ngoài cốt truyện Tiểu thuyết chứa đựng những yếu tố “thừa” so

với truyện vừa và truyện ngắn trung đại, mà đó “lại là cái chính yếu của nhân

vật về thời gian, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tại của con người…” [16,tr.302]

Xét từ góc này các tác phẩm như “Sống Mòn” của Nam Cao; “ Số Đỏ”,

“Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng; “Vỡ Bờ” của Nguyễn Đình Thi… là tiểu

thuyết Với những trăn trở, suy tư về đủ nghề của Thứ Sự đầy đặn của tác

Trang 22

phẩm được thể hiện ở các yếu tố ngoài cốt truyện Đó là những tình tiết về San, về Mô, về Oanh, về ông Học, về u em, về đôi vợ chồng nhà lá, về bữa ăn… Những yếu tố này được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết nhằm hướng tới một mục đích nghệ thuật nào đó Ở tiểu thuyết lãng mạn nhà tiểu thuyết thường tập trung vào miêu tả thiên nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật Tiểu thuyết hiện thực tập trung phân tích tâm lí nhân vật, miêu tả môi trường sống để lí giải, cắt nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh và tính cách Sự gia tăng các yếu tố “thừa” hình thành cho tiểu thuyết một bộ mặt đầy đủ, cái nhìn tỉ mỉ về cuộc sống đương đại

1.2.5 Sự xóa bỏ “khoảng cách sử thi” trong tiểu thuyết

“Khoảng cách sử thi” được hiểu như là sự cách biệt giữa nội dung trần thuật trong quá khứ với người trần thuật đang sống ở thực tại Nói cách khác, việc sử thi viết về người quá khứ, tức là người đã khuất nên khoảng cách giữa người kể với nhân vật trong sử thi luôn luôn được giữ ở một khoảng cách không thể nào vượt qua, gọi là khoảng cách sử thi

Khác với sử thi, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Nó cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, thường tình Có thể nói sự xóa bỏ khoảng cách sử thi là nét đặc trưng tiêu biểu của thể loại tiểu thuyết Điều này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ Bởi vậy, người viết tiểu thuyết có thể nhìn sự vật từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói tạo nên sự đối thoại giữa nhiều giọng khác nhau, hiện tượng

đa thanh, nhiều giọng trong văn học xuất hiện

1.2.6 Khả năng tổng hợp của tiểu thuyết

Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác Đó là sự tổng hợp mẫu mực trong tiểu thuyết sử thi-tâm lí của L.Tônxtôi (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết thế sự - trữ tình

Trang 23

của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), tiểu thuyết sử thi - trữ tình của Hemingway (Chuông nguyện hồn ai)… Tính tổng hợp được thể hiện làm cho thể loại vận động, không đứng yên Bức tranh tiểu thuyết là sự hội tụ đầy đủ của nhiều yếu tố nghệ thuật khác nhau, tạo nên một thể loại dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh đời sống từ mọi phương diện

1.3 Khái quát chung về tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam

1.3.1 Sự du nhập và phát triển của tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam

Mầm mống sơ khai của tư duy tiểu thuyết đã có trong những sáng tác cổ

xưa như: “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “ Thánh Tông di thảo”,

“Truyền kì mạn lục” (thế kỉ XIV - XVI) Thời kì đầu của “Lĩnh Nam chích

quái” chỉ là sự ghi chép các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, sang giai đoạn

sau những câu chuyện đời thường được phản ánh trong “Truyền kì tân phả”,

“Truyền kì mạn lục” Sang thế kỉ XVIII, có sự xuất hiện của tác phẩm “Hoàng

Lê nhất thống chí” Những nhân vật điển hình ở triều đại vua Lê, chúa Trịnh

được xây dựng cụ thể Cùng với “Thượng kinh kí sự” (Lê Hữu Trác), “Vũ trung

tùy bút” (Phạm Đình Hổ), “ Hoàng Lê nhất thống chí” trở thành tác phẩm có

giái trị hiện thực ở thế kỉ XVIII Bên cạnh đó sự tìm tòi ở khía cạnh đời tư và

mạch tự sự đã được gợi mở trong các truyện nôm khuyết danh như: “Hoa tiên”,

“Nhị độ mai”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Phạm Tải - Ngọc Hoa”, góp phần

thúc đẩy sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Bước sang những năm đầu của thế kỉ XX, tiểu thuyết có những biến đổi không ngừng Trên văn đàn xuất hiện nhiều hiện tượng báo hiệu sự hình thành của tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam Tiêu biểu là sự xuất hiện của tiểu thuyết

“Tố Tâm” (1922) do Hoàng Ngọc Phách viết, là người được tôi rèn trong môi

trường sư phạm, yêu thích văn chương nên văn của ông mang một phong thái độc đáo và cuốn hút với những tư tưởng mới mẻ và tiến bộ

Trang 24

Mặc dù còn hạn chế nhưng “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách đã trình làng những cách tân mới mẻ xứng đáng là “trái chín bói đầu tiên của cả một vụ

mùa hiện đại hóa mà gần mươi năm sau mới chín rộ bằng sự xuất hiện của Tự Lực văn đoàn (1934)” [13, tr.5] Tác phẩm có tính chất mở màn, khai hóa cho

sự phát triển nở rộ cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn sau Tiểu thuyết Việt Nam đã khoác lên mình bộ áo mới, vượt thoát những khuôn mẫu truyền thống để dần cập đến bến bờ hiện đại

1.3.2 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Đến những năm 30 của thế kỉ XX, văn học Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đầy đủ ý nghĩa thể loại của nó Cùng với phong trào Thơ mới, tiểu thuyết hiện đại 1930 - 1945 đánh dấu sự phát triển rực rỡ, huy hoàng của văn học dân tộc Những cây bút nổi tiếng của Tự lực văn đoàn như: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…Tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn đã

có những đóng góp quan trọng cả về nội dung và hình thức cho sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Về mặt nội dung, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã xây dựng được những hình tượng mới, con người cá nhân xuất hiện khẳng định sự xung đột với gia

đình truyền thống, những lễ giáo và lề thói phong kiến như Mai trong “Nửa

chừng xuân”, Lan và Ngọc trong “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng… Qua

tác phẩm, con người được khẳng định có thể vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa của

gia đình phong kiến như Loan trong “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh Mặt khác,

hình tượng con người cá nhân trong việc thể hiện thế giới nội tâm cũng được các cây bút của Tự Lực văn đoàn tập trung thể hiện Nhất Linh khẳng định:

“Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thật cả bên trong lẫn

bên ngoài Đặc tả một cách sinh động những trạng thái phức tạp của cuộc đời,

đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển động mỏng manh, tinh tế của tâm hồn” Con người được giải phóng khỏi những tín hiệu cũ cũng đồng nghĩa

Trang 25

các giác quan vượt khỏi sự kiểm tỏa Bởi lẽ ấy, các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn đã xây dựng được thế giới cảm giác độc lập, nhẹ nhàng, tinh tế với những biến đổi tinh vi

Về mặt hình thức, tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn xây dựng được cốt truyện đa tuyến với những tình tiết éo le, li kì, những thử thách, gian nan…Đặc biệt, sự xuất hiện của kiểu cốt truyện mang tính luận đề xã hội; cốt truyện tâm

lí và kết cấu đa chiều, phức tạp, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sự hiện đại hóa những câu văn xuôi… Tất cả tạo nên diện mạo mới cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.Đây được coi như bước chuyển mình mạnh mẽ cho sự phát triển của thể loại tiểu thuyết

Bên cạnh những đóng góp của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, không thể không kể đến sự xuất sắc với những thành tựu rực rỡ của những cây bút tiểu thuyết hiện thực phê phán Đáng kể như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng,… Tiểu thuyết hiện thực phê phán có những đóng góp nổi bật trong việc xây dựng những hình ảnh điển hình hóa, những con người điển hình trong hoàn cảnh điển hình Đó là những người nông dân chịu cảnh bần cùng hóa sống dưới ách thống trị bạo tàn của bọn thực

dân- phong kiến như chị Dậu trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố Hay những

người trí thức trở nên tha hóa bởi gánh nặng cơm - áo - gạo –tiền ghì họ xuống

đất như Thứ trong “Sống mòn” của Nam Cao… Đặc biệt, tiểu thuyết hiện thực

phê phán còn cho thấy sự tài năng của các nhà văn trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật châm biếm được sử dụng thuần thục: đó là cách húp canh, súc miệng của Nghị Quế, bộ râu trên mép tên quan tri phủ Tư Ân trong những sáng tác của Ngô Tất Tố Đồng thời, nghệ thuật trào phúng trở thành biệt tài trong các tác phẩm thời kì này, đặc biệt, tiểu thuyết của Vũ trọng Phụng là tấm gương đa diện cho sự khai phá những tình huống trào phúng Tác giả đã vạch trần những bộ mặt xảo trá của những con người lố lăng, bịt bợp trong xã hội

Trang 26

Đó là Xuân tóc đỏ, ông Phán mọc sừng, bà Phó Đoan… trong tiểu thuyết “Số Đỏ”

Có thể nói, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã có những đóng góp nổi bật cả về nội dung và hình thức Hai khuynh hướng sáng tác: lãng mạn và hiện thực phê phán đều mang đến những cách tân mới mẻ làm cho diện mạo của tiểu thuyết hiện đại trở nên hoàn thiện Nếu như thời kì trước tạo những tiền đề cho sự xuất hiện của tiểu thuyết hiện đại thì đến giai đoạn này, tiểu thuyết thực sự có những bước tiến vượt bậc tạo nên vụ mùa bội thu cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

1.3.3 Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), tiểu thuyết có những bước phát triển vượt bậc Đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam ngày càng đông đảo như: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Các nhà văn xuất hiện mang trong mình những đột phá nghệ thuật mới mẻ cả về nội dung và hình thức, thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học dân tộc

Tiểu thuyết trong thời kì chống Pháp (1945 - 1954), tiểu thuyết giai đoạn này tập trung phản ánh chân thật và sinh động nhiều mặt của đời sống, nổi bật

là hình ảnh những con người cầm súng chiến đấu Ở giai đoạn này chủ yếu là truyện và kí phát triển, tiểu thuyết có những đóng góp hạn chế với các tác phẩm

như: “Con trâu” của Nguyễn Văn Bổng; “Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm; “Xung

kích” của Nguyễn Đình Thi

Bước sang thời kì kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975), tiểu thuyết có bước đà phát triển mạnh mẽ Chất liệu hiện thực được tăng cường, chất lí tưởng hóa, phản ánh kịp thời từng bước phát triển của phong trào cách mạng Tiêu

biểu phải kể đến “Hòn đất” của Anh Đức, “Dấu chân người lính” của Nguyễn

Trang 27

Minh Châu, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, “Con đường xuyên rừng” của Lê Văn Thảo, “Đường thời đại” của Đặng Đình Loan…

Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 được coi như cỗ pháo chiến đấu, không những có đóng góp quan trọng vào bước tiến của thể loại mà nó còn hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó Tiểu thuyết không đơn thuần là câu chữ mà đó là vũ khí chiến đấu là cây súng, họng pháo tiêu diệt bè lũ quân xâm lược

1.3.4 Tiểu thuyết giai đoạn 1975 đến nay

Sau 1975, hòa bình lặp lại trên cả nước, đời sống văn học có những bước thay đổi đáng kể Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này bước sang những trang mới với những vấn đề cách tân tiến bộ Tiêu biểu trong những sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp… Nội dung các tác phẩm

có chiều sâu hơn bản thân con người, hình thức cũng có những dấu hiệu manh nha của văn chương hậu hiện đại

Quá trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu sớm trong các tác

phẩm như “Miền cháy”, “Lửa từ những ngôi nhà” của Nguyễn Minh Châu;

“Năm 75 họ đã sống như thế” của Nguyễn Trí Hân; “Cha và con và…” của

Nguyễn Khải… Sự phát triển của tiểu thuyết được thể hiện ở sự nới rộng đề tài, gia tăng chất đời thường, thế sự Hình tượng nhân vật được xây dựng ở chiều

sâu tâm lí, khai hóa những góc khuất trong tâm hồn con người như trong “Gặp

gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải, “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn

Kháng… Thời điểm cao trào nhất của quá trình đổi mới là sự ra đời của hàng

loạt tác phẩm với đội ngũ sáng tác đông đảo như: “Thời xa vắng” của Lê Lựu;

“ Đám cưới không có giấy giá thú”, “Ngược dòng nước lũ”, “Côi cút giữa cảnh

đời” của Ma Văn Kháng; “Bên kia bờ ảo vọng” của Dương Thu Hương; “Một cõi nhân gian bé tí” của Nguyễn Khải; “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài; “Cơ hội của chúa” của Nguyễn Việt Hà; “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán… Các tác

Trang 28

phẩm thời kì này tập trung thể hiện giá trị nhân bản Mọi nỗ lực đổi mới đều được thể hiện ở cách dồn nén và xử lí chất liệu hiện thực, tạo nên hiện thực đa chiều, vừa có tính tất định vừa đáng ngờ, vừa hữu lí vừa phi lí, vừa trật tự vừa hỗn loạn Đặc biệt, với sự xuất hiện các tác phẩm mang hơi hướng hậu hiện đại

như: “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài; “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh; “

Trí nhớ suy tàn”, “Người đi vắng”, “Thoạt kì thủy”, “Ngồi” của Nguyễn Bình

Phương; “Khải huyền muộn” của Nguyễn Việt Hà; “Đi tìm nhân vật” của Tạ

Duy Anh…

Có thể nói, tiểu thuyết sau 1975 đổi mới phát triển trên hai dòng mạch chính của tiểu thuyết đương đại đó là tiểu thuyết viết theo phong cách lịch sử hóa và tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại Những cách tân và đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn này tạo những bước đột phá quan trọng cả về nội dung

và hình thức Tiểu thuyết không ngừng biến đổi và vận động, tạo nên diện mạo mới mẻ và đặc sắc cho nền văn học Việt Nam

Trang 29

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỂ LOẠI TRONG “TỐ TÂM”

(HOÀNG NGỌC PHÁCH)

2.1 Cuộc sống “đương đại” đang diễn ra trong tác phẩm

2.1.1 Bức tranh xã hội Việt Nam buổi giao thời

Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của nền thực dân đô hộ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Đặc biệt, trong lĩnh vực văn học đã xuất hiện những cách viết mới bên cạnhlối viết truyền thống Với sự hình thành đội ngũ trí thức Tây học mang trong mình những tư tưởng tiến bộ làm cho văn học thời kì này có những bước chuyển mình mạnh mẽ

Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách ra đời đã gây nên một hiệu ứng mới, thổi một luồng gió mát lành cho văn học buổi giao thời: “Chính

những nam thanh nữ tú mà ông lo lắng… đã mến phục tiểu thuyết của ông”[13,tr.7] Cuộc sống đương đại đang diễn ra trong tác phẩm thể hiện qua

việc xây dựng những con người bình thường đi ra từ hiện tại Nếu như sử thi xây dựng những con người anh hùng thuộc về quá khứ Đó là những con người

có vai trò to lớn đối với cộng đồng, dân tộc là những Rama trong “Ramayana” (sử thi Ấn Độ), Uylítxơ (sử thi Hi Lạp) hay Đămsăn trong bộ sử thi cùng tên của người Êđê… Ở tiểu thuyết, hình tượng con người đời thường gắn liền với cuộc sống hiện tại được chú trọng miêu tả Chính việc sử dụng chất văn xuôi giúp tiểu thuyết xây dựng nên những chi tiết giống như thật, không thi vị, lãng mạn hóa… Điều đó giúp tiểu thuyết xây dựng được bức tranh đương thời cụ

thể, sống động Trong tiểu thuyết “Tố Tâm”, chất văn xuôi là màu sắc cơ bản

để phác họa bức tranh xã hội buổi giao thời Trong bức tranh ấy, có những con người đang sống và tồn tại bình thường Đó là chàng sinh viên học trường Cao

Ngày đăng: 02/11/2017, 11:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kiều Anh (chủ biên) (2012), “Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX”, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX”
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Anh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Công an Nhân dân
Năm: 2012
2. Nguyễn Huệ Chi (1996), “Hoàng Ngọc Phách- Đường đời và đường văn”, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Ngọc Phách- Đường đời và đường văn
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1996
3. Đặng Anh Đào (1995), “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1995
4. Hà Minh Đức (1988), “Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách”, Nxb. ĐH và TCCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb. ĐH và TCCN
Năm: 1988
5. Hà Minh Đức chủ biên (2007), “Lí luận văn học”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2007
6. Phan Cự Đệ (1974), “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, Nxb. ĐH và TCCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb. ĐH và TCCN
Năm: 1974
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2011), “Từ điển thuật ngữ Văn học”, Nxb. Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb. Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2011
8. Hoàng Ngọc Hiến (1992), “Năm bài giảng về thể loại”, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
9. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), “Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930”, Nxb. ĐH và GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930
Tác giả: Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng
Nhà XB: Nxb. ĐH và GD
Năm: 1988
10. Phong Lê (1996), “Tố Tâm với nền tiểu thuyết mới và với dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam”, Tạp chí Văn học (8), tr 13-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Tâm với nền tiểu thuyết mới và với dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam
Tác giả: Phong Lê
Năm: 1996
11. Vương Trí Nhàn (sưu tầm) (1996), “ Khảo luận về tiểu thuyết-Những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết trước năm 1945”, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về tiểu thuyết-Những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết trước năm 1945
Tác giả: Vương Trí Nhàn (sưu tầm)
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
Năm: 1996
12. Nguyên Ngọc (dịch) (2001), “Nghệ thuật tiểu thuyết và những di chúc bị phản bội” (M. Kundera), Nxb. Văn hóa Thông tin và Trung tâm văn hóa Đông tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết và những di chúc bị phản bội
Tác giả: Nguyên Ngọc (dịch)
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin và Trung tâm văn hóa Đông tây
Năm: 2001
13. Hoàng Ngọc Phách (2015), “Tố Tâm”, Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Tâm
Tác giả: Hoàng Ngọc Phách
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà Văn
Năm: 2015
14. Trần Đăng Suyền- Nguyễn Văn Long (2008), “Văn học Việt Nam hiên đại tập 1”, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiên đại tập 1
Tác giả: Trần Đăng Suyền- Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2008
15. Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn (dịch) (1998), “Những vấn đề thi pháp” (M. Bakhtin), Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp
Tác giả: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn (dịch)
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
16. Trần Đình Sử (chủ biên) (2012), “Tác phẩm và thể loại văn học”, Nxb. ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm và thể loại văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. ĐHSP
Năm: 2012
17. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), “Cái tôi lãng mạn và nhân vật Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách”, Tạp chí Văn học (2), tr 69-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái tôi lãng mạn và nhân vật Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
Tác giả: Đỗ Thị Minh Thúy
Năm: 1997
18. Trần Thị Trâm (1995), “Bí quyết thành công của Hoàng Ngọc Phách”, Tạp chí Văn học (5), tr 17-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công của Hoàng Ngọc Phách
Tác giả: Trần Thị Trâm
Năm: 1995
19. Dorothy Brewster và John Augus Burrell (2003), “Tiểu thuyết hiện đại”, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại
Tác giả: Dorothy Brewster và John Augus Burrell
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2003
20. M. Bakhtin (2003), “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết”, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w