LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Tp.HCM: nghiên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÕA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TP.HCM:
NGHIÊN CỨU DƯỚI GÓC NHÌN
TỪ DOANH NGHIỆP DU LỊCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HÕA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TP.HCM:
NGHIÊN CỨU DƯỚI GÓC NHÌN
TỪ DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành: 9340101
Phản biện độc lập 1: PGS.TS Bùi Thị Thanh
Phản biện độc lập 2: TS Nguyễn Văn Lưu
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Đính
Phản biện 2: PGS.TS Bùi Thị Tám
Phản biện 3: PGS.TS Bùi Thị Thanh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Lê Anh Tuấn
2 PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng
Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Họ và tên NCS: NGUYỄN THỊ THU HÒA Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 05/10/1979 Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MS NCS: 1742820004
1 Tên luận án
Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Tp.HCM: Nghiên cứu dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch
2 Nhiệm vụ và nội dung
- Hoàn thành các môn học trong chương trình tiến sĩ Viết và hoàn thành các chuyên đề Bảo vệ 03 chuyên đề theo kế hoạch đăng ký
- Hoàn thành chứng chỉ anh văn: B2 và IELTS
- Viết và công bố các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Hội đồng chức danh giáo sư có chỉ số ISSN, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học có chỉ số ISBN Viết và hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học cấp trường liên quan đến luận án tiến sĩ Viết và công bố các bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài thuộc danh mục ISI/SCOPUS
- Viết và hoàn thành luận án tiến sĩ và bảo vệ cấp cơ sở Sửa và hoàn thành luận án tiến
sĩ, bảo vệ luận án cấp trường
3 Thời gian thực hiện:
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến
liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Tp.HCM: nghiên cứu dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới hướng dẫn khoa học của PSG.TS Lê Anh Tuấn
và PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng
Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hòa
Trang 5TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp
và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại TP.HCM (Việt Nam): nghiên cứu dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu các vấn đề liên quan, đặc biệt là sử dụng các giá trị thang đo và thu thập dữ liệu sau đó xử lý những dữ liệu trên thông qua các chỉ tiêu: đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, CFA và kiểm định mô hình hồi quy tương quan thông qua phần mềm AMOS với mô
hình hồi quy tuyến tính SEM Nghiên cứu xác định 4 yếu tố: (1) yếu tố tổ chức, (2) yếu
tố hoàn cảnh, (3) yếu tố triển khai, (4) yếu tố quan điểm liên kết có ảnh hưởng đến yếu
tố lợi ích và yếu tố liên kết đào tạo Ngoài ra, nghiên cứu khám phá ra yếu tố lợi ích có tác động trực tiếp và tích cực đến yếu tố liên kết đào tạo Kết quả nghiên cứu khám phá yếu tố triển khai đã tác động mạnh nhất đến yếu tố liên kết đào tạo, kế tiếp là yếu
tố hoàn cảnh Nghiên cứu cũng khẳng định yếu tố lợi ích có tác động và liên quan đến yếu tố liên kết trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng xác định yếu tố quan điểm liên kết (QD) và yếu tố hoàn cảnh (HC) có tác động mạnh đến liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học Một điểm mới nữa của nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ và tác động mạnh giữa yếu tố lợi ích và liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch
Trang 6ABSTRACT
This research studies the factors affecting university and industry collaboration in education in the hospitality industry in Ho Chi Minh City (Vietnam) from a company perspective The author uses qualitative method and quantitative research to study the matters, specifically using scales and data collected for Cronbach alpha reliability testing, analysizing the discovery factor of EFA, CFA and verifying the regression models through AMOS software with SEM linear modeling The study proposes four
factors: (1) organization factors, (2) contextual factors, (3) process factors, and (4)
cooperation perspective impacting on the benefits factors and university and industry
collaboration in education In addition, it is also found that benefits factors have a direct and positive impact on the collaboration in education The results suggest that the process factor had the strongest positive, followed by the contextual factor The findings revealed that the benefit factors were significantly related to collaboration in education, which affects university and industry hospitality alliances This finding confirms that the cooperation perspective (QD) and contextual factors (HC) are critical
in collaboration between university and industry A new point of interest is also identified that the benefits of training links are quite dependent on the linking perspective from tourism businesses
Trang 7LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ quý Thầy/Cô, Khoa/Viện, Nhà trường và các doanh nghiệp du lịch Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và xin tri ân đến:
- Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Anh Tuấn cùng PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng Hai thầy đã luôn động viên, góp ý và định hướng để giúp quá trình nghiên cứu và học tập của tôi được hoàn thành
- PGS.TS Huỳnh Châu Duy - Viện trưởng và các anh/chị chuyên viên Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Tp HCM đã luôn giúp đỡ
và tạo điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu
- Ban lãnh đạo Khoa và Quí Thầy/Cô khoa Quản trị Kinh doanh đã góp ý, đưa
ra những ý kiến xác đáng, bổ ích liên quan đến đề tài
- Xin được trân trọng cảm ơn các doanh nghiệp, các chuyên gia đã chia sẻ, hỗ trợ tôi trong quá trình tổng hợp số liệu, hoàn thiện luận án
- Cuối cùng xin tri ân Cha Mẹ, Gia đình, Bạn bè và Đồng nghiệp Những người
đã luôn là chỗ dựa vững chắc, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận án tiến sĩ
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hòa
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT LUẬN ÁN ii
ABSTRACT iii
LỜI CÁM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU xvii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 12
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 13
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
1.3.2 Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu 13
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 13
1.3.3.1 Phạm vi về nội dung 13
1.3.3.2 Phạm vi về thời gian 14
1.3.3.3 Phạm vi về không gian 14
1.4 Phương pháp nghiên cứu 14
1.4.1 Tổng hợp tài liệu 14
1.4.2 Qui trình nghiên cứu 14
1.5 Những đóng góp mới của luận án 15
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học 15
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 16
1.6 Kết cấu của luận án 17
Trang 9CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 19
2.1 Các khái niệm nghiên cứu 19
2.1.1 Khái niêm về liên kết đào tạo 19
2.1.2 Khái niệm du lịch 21
2.1.3 Cơ sở giáo dục đào tạo 22
2.1.4 Doanh nghiệp 22
2.1.5 Một số loại hình liên kết trong lĩnh vực du lịch 23
2.1.6 Nguồn nhân lực trong du lịch 24
2.1.6.1 Khái niệm nguồn nhân lực 24
2.1.6.2 Yêu cầu về nguồn nhân lực trong du lịch 25
2.1.6.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam 27
2.1.7 Một số vấn đề cơ bản về liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch 28
2.1.7.1 Sự cần thiết của liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học 28
2.1.7.2 Mục đích của liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học 30
2.2 Các mô hình lý thuyết 32
2.2.1 Tiếp cận dựa trên nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (RBV) 32
2.2.2 Một số nghiên cứu sử dụng thuyết RBV liên quan đến liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học 37
2.2.3 Tiếp cận dựa trên sự đổi mới/sáng tạo của doanh nghiệp (NIS) 40
2.2.3.1 Định nghĩa đổi mới/sáng tạo 40
2.2.3.2 Đổi mới/sáng tạo trong liên kết đào tạo 42
2.2.4 Tiếp cận theo hình thức liên kết 43
2.2.4.1 Theo hình thức nghiên cứu và phát triển (R&D) 43
2.2.4.2 Theo hình thức chuyển giao tri thức (TK) và chuyển giao công nghệ (TT) 45
2.2.4.3 Theo hình thức giáo dục đào tạo 46
2.3 Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng 47
2.3.1 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 47
2.3.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước 56
2.3.3 Các kết quả nghiên cứu kế thừa 60
Trang 102.3.4 Một số khe hổng của các nghiên cứu trước so với đề tài 60
2.3.5 Hướng nghiên cứu chính của luận án 62
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 62
2.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình 62
2.4.1.1 Yếu tố tổ chức 63
2.4.1.2 Yếu tố hoàn cảnh 69
2.4.1.3 Yếu tố triển khai 73
2.4.1.4 Yếu tố quan điểm liên kết 76
2.4.1.5 Yếu tố lợi ích liên kết đào tạo 76
2.4.1.6 Yếu tố liên kết đào tạo 77
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 78
2.4.2.1 Tác động của tổ chức đến liên kết đào tạo 79
2.4.2.2 Tác động của hoàn cảnh đến liên kết đào tạo 80
2.4.2.3 Tác động của triển khai đến liên kết đào tạo 80
2.4.2.4 Tác động của quan điểm liên kết đến liên kết đào tạo 81
2.4.2.5 Tác động của lợi ích liên kết đến liên kết đào tạo 81
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 84
3.1 Qui trình nghiên cứu 84
3.2 Nghiên cứu định tính 85
3.2.1 Thiết kế thảo luận 86
3.2.1.1 Mục tiêu và nội dung của thảo luận tay đôi 86
3.2.1.2 Mã hóa người tham gia thảo luận 86
3.2.2 Tổng hợp kết quả thảo luận 87
3.2.2.1 Khám phá các yếu tố tác động đến liên kết đào tạo 87
3.2.2.2 Khám phá những tiêu chí của từng yếu tố tác động 87
3.3 Nghiên cứu định lượng 96
3.3.1 Qui trình xây dựng thang đo 97
3.3.1.1 Thang đo yếu tố Tổ chức 97
3.3.1.2 Thang đo yếu tổ Hoàn cảnh 97
3.3.1.3 Thang đo yếu tố Triển khai 97
Trang 113.3.1.4 Thang đo yếu tố Quan điểm liên kết 98
3.3.1.5 Thang đo yếu tố Lợi ích liên kết đào tạo 98
3.3.1.6 Thang đo yếu tố Liên kết đào tạo 98
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi điều tra 99
3.3.3 Điều chỉnh câu hỏi trong bảng điều tra 100
3.3.4 Một số tiêu chí sử dụng để kiểm định thang đo 100
3.3.4.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 100
3.3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 101
3.3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 102
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 104
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 105
4.1 Điều tra sơ bộ 105
4.1.1 Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ 105
4.1.2 Đánh giá sơ bộ các thang đo 105
4.1.2.1 Mẫu nghiên cứu 105
4.1.2.2 Đánh giá kiểm định thang đo 106
4.1.2.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 106
4.1.2.4 Đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu 106
4.1.2.5 Kết luận về nghiên cứu sơ bộ 111
4.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 111
4.2.1 Thiết kế nghiên cứu chính thức 111
4.2.1.1 Mẫu nghiên cứu 111
4.2.1.2 Phương pháp điều tra 112
4.2.1.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 112
4.2.2 Kiểm định thang đo thông qua Cronbach‟s Alpha và EFA 113
4.2.2.1 Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 114
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 115
4.2.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 117
4.3 Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu bằng SEM 119
4.3.1 Kiểm định mô hình lý thuyết 119
Trang 124.3.2 Kiểm định các giả thuyết 121
4.3.3 Kiểm định ước lượng (Bootstrap) 123
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 125
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 126
5.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 126
5.2 Hàm ý chính sách 127
5.2.1 Tác động của Hoàn cảnh đến Liên kết đào tạo cần xem xét đến hoàn cảnh ngành Du lịch để ban hành một số qui định, thông tư phù hợp 127
5.2.2 Tác động giữa Quan điểm liên kết đến Lợi ích liên kết cần tăng cường tuyên truyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch liên kết đào tạo 128
5.2.3 Tác động yếu tố Triển khai đến Liên kết đào tạo, cần thường xuyên phối hợp cải tiến phương pháp thực hiện trong quá trình liên kết đào tạo
130
5.2.4 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch có qui mô vừa và lớn tham gia liên kết đào tạo 131
5.2.5 Đẩy mạnh thực hiện các nội dung liên kết đào tạo 132
5.3 Kết luận về kết quả nghiên cứu 134
5.3.1 Yếu tố Tổ chức tác động tích cực đến Liên kết đào tạo 134
5.3.2 Yếu tố Hoàn cảnh tác động tích cực đến Liên kết đào tạo 135
5.3.3 Yếu tố Triển khai tác động tích cực đến Liên kết đào tạo 136
5.3.4 Yếu tố Quan điểm liên kết tác động tích cực đến Liên kết đào tạo 137
5.3.5 Yếu tố Lợi ích liên kết đào tạo tác động tích cực đến Liên kết đào tạo 137
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 138
NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn sâu (nghiên cứu định tính) 1/255 Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia 5/255
Trang 13Phụ lục 3: Bản thảo Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ 7/255 Phụ lục 4: Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ 10/255 Phụ lục 5: Kiểm định thang đo nghiên cứu sơ bộ (EFA) 14/255 Phụ lục 6: Kiểm định thang đo nghiên cứu sơ bộ (Cronbach‟s Alpha) 20/255 Phụ lục 7: Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức 23/255 Phụ lục 8: Kiểm định thang đo nghiên cứu chính thức (Cronbach‟s Alpha) 27/255 Phụ lục 9: Kiểm định thang đo nghiên cứu chính thức 36/255 Phụ lục 10: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 56/255
Trang 14DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các kỹ năng chính của nguồn nhân lực khối cơ sở lưu trú 26
Hình 2.2: Tiêu chí lựa chọn nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực lữ hành và điều hành tour 26
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết của Wernerfelt‟s 1984 34
Hình 2.4: Mô hình lý thuyết của Berney 1995 35
Hình 2.5: Mô hình đổi mới tuyến tính 42
Hình 2.6: Mô hình đổi mới tuyến tính, mô hình liên kết truyền thống giữa doanh nghiệp – trường đại học – cơ quan quản lý nhà nước 43
Hình 2.7: Các yếu tố tác động đến sự thành công của liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học 50
Hình 2.8: Mô hình nón về liên kết giữa hai bên và các kỹ năng yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp 51
Hình 2.9: Mô hình liên kết giữa hai bên 52
Hình 2.10: Qui trình liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học 53
Hình 2.11: Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học 57
Hình 2.12: Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu 57
Hình 2.13: Mô hình liên kết giáo dục đào tạo 59
Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu kế thừa 82
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 84
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của luận án 96
Hình 4.1: Chức vụ người trả lời câu hỏi của doanh nghiệp du lịch 113
Hình 4.2: Mô hình CFA các thang đo 117
Hình 4.3: Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) 119
Trang 15DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm liên kết đào tạo 20
Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam 23
Bảng 2.3: Một số lợi ích từ liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học 30
Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu trước về liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học sử dụng thuyết RBV 37
Bảng 2.5: Một số khám phá các nghiên cứu trước đây về liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học 53
Bảng 2.6: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố tổ chức kế thừa từ các nghiên cứu trước 68
Bảng 2.7: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố hoàn cảnh kế thừa từ các nghiên cứu trước 72
Bảng 2.8: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố triển khai kế thừa từ các nghiên cứu trước 75
Bảng 2.9: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố quan điểm liên kết kế thừa từ các nghiên cứu trước 76
Bảng 2.10: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố lợi ích liên kết đào tạo kế thừa từ các nghiên cứu trước 77
Bảng 2.11: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố liên kết đào tạo kế thừa từ các nghiên cứu trước 78
Bảng 2.12: Tổng hợp các biến quan sát của yếu tố liên kết đào tạo kế thừa từ các nghiên cứu trước 78
Bảng 3.1: Mã hóa đối tượng tham gia phỏng vấn 86
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Tổ chức 88
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố Hoàn cảnh 89
Trang 16Bảng 3.4: Thang đo yếu tố Triển khai 90
Bảng 3.5: Thang đo yếu tố Quan điểm liên kết 91
Bảng 3.6: Thang đo yếu tố Lợi ích liên kết đào tạo 92
Bảng 3.7: Tổng hợp biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học sau nghiên cứu định tính 93
Bảng 3.8: Thang đo yếu tố tổ chức tác động đến liên kết đào tạo 97
Bảng 3.9: Thang đo yếu tố hoàn cảnh tác động đến liên kết đào tạo 97
Bảng 3.10: Thang đo yếu tố triển khai tác động đến liên kết đào tạo 98
Bảng 3.11: Thang đo yếu tố quan điểm liên kết tác động đến liên kết đào tạo 98
Bảng 3.12: Thang đo yếu tố lợi ích tác động đến liên kết đào tạo 98
Bảng 3.13: Thang đo liên kết đào tạo 99
Bảng 3.14: Tóm tắt các chỉ số trong CFA 103
Bảng 4.1: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố tổ chức 107
Bảng 4.2: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố hoàn cảnh 108
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố triển khai 108
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố lợi ích đào tạo 108
Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố quan điểm liên kết 110
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA và Cronbach‟s Alpha cho thang đo yếu tố liên kết đào tạo 110
Bảng 4.7: Đặc điểm mẫu điều tra doanh nghiệp du lịch
Trang 17Bảng 4.8: Kết quả Cronbach‟s Alpha của các thang đo 112
Bảng 4.9: Kết quả EFA các thang đo 116
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các thang đo (chuẩn hóa) 118
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết (chuẩn hóa) 120
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 122
Bảng 4.13: Kiểm định Bootstrap trong mô hình SEM 123
Bảng 5.1: Hàm ý chính sách cho yếu tố hoàn cảnh 128
Bảng 5.2: Hàm ý chính sách cho quan điểm liên kết của nhà quản lý 129
Bảng 5.3: Hàm ý chính sách cho sự phối hợp giữa các bên trong liên kết đào tạo 131
Bảng 5.4: Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp qui mo vừa và lớn tham gia liên kết đào tạo 132
Bảng 5.5: Hàm ý chính sách cho đẩy mạnh nội dung liên kết đào tạo 134
Trang 18DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CH Captain Hospitality Tổ trưởng (trong khách sạn)
CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
CSF Critical Success Factor Các yếu tố thành công chính
CR Captain Restaurant Tổ trưởng (trong nhà hàng)
DH Director Hospitality Giám đốc khách sạn
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
GH General Hospitality Tổng giám đốc khách sạn
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
KMO Kaiser Meyer Olkin
MH Manager Hospitality Quản lý khách sạn
MRA-TP Mutual Recognition Arrangements
on Tourism Professionals
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về dịch vụ Du lịch
MT Manager Hospitality Quản lý công ty lữ hành
NIS National Innovation System Lý thuyết đổi mới/sáng tạo
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế
POHE Profession-Oriented Higher Education Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp
PQC
Hospitality Phu Qui Corporation Hospitality Tập đoàn khách sạn Phú Quí
RBV Resource-Based View Lý thuyết nguồn lực cơ bản
SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
SPSS Statistical Package for the Social Thống kê các ngành khoa học xã hội
Trang 19Sciences
TK Transfer Knowledge Chuyển giao tri thức
TT Transfer Technology Chuyển giao công nghệ
WTTC World Travel and Tourism Council Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới
Trang 20DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
BL Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch
BN Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, vụ đối ngoại
CMCN 4.0 Cách mạng công nghệ 4.0
DK Trường đại học, trưởng khoa
DP Trường đại học, phó hiệu trưởng
HP Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam, phó chủ tịch
VT Viện nghiên cứu du lịch, hàm Vụ trưởng
VV Viện nghiên cứu du lịch, nguyên Viện trưởng
Trang 21CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những biến đổi lớn khiến doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu cho phù hợp với môi trường mới, doanh nghiệp trở nên năng động, cạnh tranh mạnh mẽ hơn… (Bettis và Hitt, 1995) Vấn đề quan trọng của doanh nghiệp phải biết làm cách nào tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Theo Porter, (1999), doanh nghiệp thật khó lựa chọn nên làm cái gì và không nên làm cái gì để tạo ra lợi thế cạnh tranh Chính những thay đổi này buộc doanh nghiệp phải đổi mới chiến lược, một trong những chiến lược sử dụng khá phổ biến hiện nay là liên kết với trường đại học (Bettis và Hitt, 1995)
Rast và cộng sự, (2015) cho rằng liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trở thành xu thế hiện nay của nền kinh tế và gia tăng lợi ích cho các bên tham gia Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học tại các quốc gia hiện đang được chú trọng và thực hiện rộng rãi (Anderson, 2012) Tại các quốc gia phát triển liên kết đào tạo giữa hai bên nhằm mục đích chính là phát triển kinh tế quốc gia thông qua sự sáng tạo (Etzkowitz và Leydesdorff, 2000), thì liên kết đào tạo tại quốc gia đang phát triển nhằm mục đích tạo lợi thế cạnh tranh cho các bên tham gia (Abbasnejad và cộng sự, 2011) Liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp tạo ra lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và giáo dục… liên kết này cho phép hai bên chia sẻ nhân sự, công nghệ, kiến thức… (Abidin và cộng sự, 2014; Gopalakrishnan và Santoro 2004)
Có nhiều lý do thúc đẩy liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học, trong đó lý do quan trọng nhất là áp lực của thị trường và lợi ích của liên kết (Rybnicek và Konigsgruber, 2018; Plewa và cộng sự, 2005) Nhiều nghiên cứu đã chỉ
rõ lý do cần thiết phải liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, như các nghiên cứu của (Laal, 2013; Melin, 2000; Katz và Martin, 1997 và Beaver và Rosen,1978), theo đó liên kết giúp người học tiếp cận thực tế về ngành nghề đang học, tăng tính kỷ luật, tiếp cận nguồn tài trợ, tăng uy tín và chiến lược, tiếp cận kỹ thuật công nghệ hiện đại, cập nhật kiến thức mới, tăng năng suất lao động, đào tạo sinh viên, biến nghiên cứu khoa học trở thành niềm vui và đam mê… Alexander và cộng sự, (2018) xác định liên kết đào tạo đều liên quan đến các nguồn lực riêng, những nguồn lực này sử dụng nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh
Trang 22Tổng lược các nghiên cứu gần đây cho thấy, lĩnh vực giáo dục hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và chịu sự chỉ trích nặng nề của xã hội về những vấn đề bất cập như: nội dung giảng dạy xa rời với thực tế (Daniel và cộng sự, 2012; Laal, 2013); chương trình đào tạo lạc hậu (Laal, 2013; Rybnicek và Konigsgruber, 2018); phương pháp giảng dạy mang tính thụ động đã hạn chế sự sáng tạo của sinh viên (Kirby, 2004; Gibb, 2011a; Daniel và cộng sự, 2012; Laal, 2013) Trước sự thay đổi của môi trường, yêu cầu của xã hội đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới để đảm bảo sinh viên được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt khi sinh viên đang theo học tại trường như: khả năng giải quyết vấn đề, tính đổi mới và sáng tạo, tự định hướng và chủ động trong công việc, sự linh hoạt và thích ứng với hoàn cảnh, có óc tư duy phê phán, nhạy bén với các nguồn thông tin, đoàn kết và hợp tác trong công việc… (Baker và Clark, 2010; Chiriac và Granstrom, 2012; Laal, 2013) Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thì hoạt động nghiên cứu trong trường đại học là một công cụ quan trọng hỗ trợ lớn cho các ngành trong việc cải tiến và đưa ra những sản phẩm mới… Khả năng nghiên cứu của trường đại học được xem như một nguồn của sự phát triển công nghệ
có ích (Rybnicek và Konigsgruber, 2018; Kuang-Liang và Chen-Chi, 2012)
Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học được hình thành, đã thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, giáo dục được tiếp cận những nhu cầu mới
và thực tế của thị trường nói chung và các ngành nói riêng, từ đó đã làm cho số lượng sinh viên của các trường đại học gia tăng (Haddara và Skanes, 2007; Rodriguez, Zhao
và Ferguson, 2016) Wutzke và cộng sự, (2017) khẳng định liên kết trong nghiên cứu
và phát triển, chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức được thực hiện khá tốt, đạt được những thành quả cao tại các quốc gia Châu Âu Ngược lại, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục không được quan tâm và tương đối xem nhẹ Đây chính là vấn đề đáng tiếc và gây tổn thất cho sinh viên, sinh viên tốt nghiệp và người lao động vì kiến thức được chuyển giao một cách hiệu quả nhất thông qua liên kết đào tạo, là cơ hội để nâng cao kỹ năng và điều kiện nhằm đổi mới doanh nghiệp trong tương lai và phát triển nền kinh tế như kế hoạch đã đặt ra
Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) là một trong những thành phố lớn, dẫn đầu
cả nước về phát triển du lịch Kết quả đạt được của ngành Du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2019: đã đón 8,619 triệu lượt khách quốc tế (tăng 13,48% so với năm 2018); đón 32,77 triệu lượt khách nội địa (tăng 13% so với năm 2018); tổng
Trang 23doanh thu ngành Du lịch tăng 10,15% so với năm 2018 tức đạt khoảng 140 ngàn tỷ đồng (Sở Du lịch Tp.HCM, 2019) Chủ trương phát triển du lịch bền vững đến năm
2030 là nâng cao chất lượng, tăng sự hài lòng của du khách trong và ngoài nước, bên cạnh hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường xúc tiến và quảng bá thì chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm và chú trọng (Long Ho, 2019), trong đó trường đại học đào tạo du lịch và các doanh nghiệp du lịch giữ một vai trò vô cùng quan trọng Hơn thế nữa, nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực ngành nghề, điều này càng được thể hiện rõ hơn trong ngành Du lịch (Atoyan, 2015) Người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức xã hội tốt, chăm chỉ, thật thà, thái độ làm việc nghiêm túc và trung thành… sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của ngành Du lịch
và mang lại lợi thế cạnh tranh cho đơn vị (Choy, 1995; Liu và Wall, 2006; Atoyan, 2015)
Đặc biệt hơn theo công văn số 4929/BGDĐT-GDĐH ngày 20 tháng 10 năm
2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch có nêu: “để thực hiện nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Cơ quan quản lý nhà nước ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo kết luận số 469/TB-VPCP ngày 06/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình đào tạo nhân lực du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017 – 2020 theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế, trong đó có nội dung bắt buộc phải thực hiện: yêu cầu doanh nghiệp và trường đại học phối hợp chặt chẽ trong quá trình đào tạo, đồng thời các cơ
sở đào tạo phải xây dựng đề án nhằm áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học (Chính phủ, 2017) Cơ chế này đã giúp cho các trường đại học chủ động và tích cực hơn trong liên kết đào tạo với doanh nghiệp du lịch Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các hoạt động liên kết đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá hạn chế và hiệu quả không cao (Hoàng Phương Bắc, 2018)
Các nghiên cứu về liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học cho thấy có ba hình thức liên kết chính, gồm: (1) Liên kết trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; (2)
Trang 24Liên kết trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức; và (3) Liên kết
đào tạo Đa số các nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào một số vấn đề: thứ
nhất, nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học như xác định những rào
cản liên kết (Sobaih và Jones, 2015); nội dung liên kết giữa hai tổ chức (Pizam, Okumus và Hutchinson, 2013); liên kết tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành
du lịch (Breen, 2002) Thứ hai, nghiên cứu liên kết từ góc nhìn của doanh nghiệp du
lịch, cụ thể: xác định những lợi ích doanh nghiệp du lịch đạt được khi liên kết đào tạo (Wang, 2015); xác định các yếu tố tác động đến sự thành công trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp du lịch (Langviniene và Daunoraviciute, 2015); trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp du lịch đối với người lao động (Park và Levy, 2014); hay lựa chọn hình thức liên kết trong thời đại công nghệ thông tin phát triển (Ma, 2008) Tại Việt Nam, nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học đã được thực hiện thông qua công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng, (2010), với nội dung chính về liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học; doanh nghiệp và viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, kết quả nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố
tác động đến sự thành công (nhân tố hoàn cảnh, nhân tố tổ chức) và một số yếu tố kìm hãm hoạt động liên kết giữa hai tổ chức (đặc điểm hoạt động, nhận thức của doanh
nghiệp về trường) Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của Trần Thị Hà và cộng sự,
(2015) về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học, kết quả nghiên cứu đề xuất một số chính sách và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy liên kết Phạm Trung Lương, (2017) đã chỉ ra những tác động của hội nhập quốc tế với đào tạo ngành du lịch và một số giải pháp đào tạo nguồn lực du lịch hướng đến chuẩn quốc tế, trong đó có giải pháp về liên kết đào tạo Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Phương, (2016) về các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong lĩnh vực du lịch đã xác định một số hình thức liên kết giữa hai đơn vị và những lợi ích đạt được từ liên kết này Đa số các công trình nghiên cứu khác như Hoàng Phương Bắc, (2018); Nguyễn Đình Luận, (2015); Trần Anh Tài, (2009); Phùng Xuân Nhạ, (2009); Trịnh Thị Hoa Mai, (2008)… tập trung nghiên cứu
về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu về liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học lĩnh vực du lịch trong nước và thế giới đã được thực hiện Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về yếu tố tác động đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và
Trang 25trường đại học trong lĩnh vực du lịch dưới góc nhìn từ doanh nghiệp tại TP.HCM được công bố Theo đó, có thể xác định yếu tố nào là quan trọng và có ảnh hưởng tích cực đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, quan điểm của các doanh nghiệp du lịch khi tham gia liên kết đào tạo như thế nào đây là vấn đề đã và đang trở thành đề tài được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, nhưng hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nước chưa đề cập nhiều và nghiên cứu sâu
Hơn thế nữa, một số đặc thù quan trọng cần phải nghiên cứu sâu về liên kết đào
tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch như: Một là, đặc thù
của ngành Du lịch, là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên phải có nguồn lao động đủ năng lực, yếu
tố quyết định để phát triển bền vững; Hai là, tính phức hợp của phát triển nguồn nhân
lực du lịch thể hiện ở chỗ cần cả gói dịch vụ, mà các chủ thể tham gia quá trình này chỉ
có khả năng cung cấp một hay một vài dịch vụ, nên phải liên kết để có cả gói (gồm giáo dục hướng nghiệp, nghề nghiệp, đại học, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, sử dụng,
đãi ngộ, trả lương, thưởng, bảo hiểm nguồn nhân lực ); Ba là, vì lợi ích chung của các
bên cần liên kết chặt chẽ, bền vững để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch; tạo
sự gắn kết, bổ sung cho nhau; tăng thu hút đầu tư trong và ngoài nước để có năng lực thực hiện tốt, được thừa nhận trong ASEAN theo MRA-TP; khắc phục cạnh tranh
không lành mạnh; Bốn là, để thị trường phát triển nguồn lao động du lịch, không để thị
trường tự liên kết, điều tiết; nếu chỉ để “bàn tay vô hình” là thị trường tự sắp xếp, thì liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó có đào tạo du lịch sẽ tự phát, vì thế
cần sự can thiệp của các bên, nhất là phía Nhà nước; Năm là, để đáp ứng nhu cầu phát
triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và tác động nhiều chiều với tốc độ cao của CMCN 4.0 chỉ có liên kết mới đủ sức phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó có yếu tố đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và không bị bỏ lại phía sau cuộc CMCN 4.0
Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường là điều tất yếu và không thể khác được do nền kinh tế trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, các sản phẩm phải cải tiến, thay đổi liên tục và nền tảng
Trang 26kiến thức cũng phải được cập nhật thường xuyên để phù hợp với thực tế (Dierdonck và cộng sự, 1990; Uddin và cộng sự, 2015)
Nghiên cứu của (Schartinger, Fischer, Rammer và Frohlich, 2002; Uddin và cộng
sự, 2015; Pinheiro và cộng sự, 2015a; Rybnicek và Konigsgruber, 2019) đã xác định
ba vai trò của nhà trường trong hệ thống đổi mới sáng tạo giữa liên kết của hai bên,
thứ nhất, nhà trường đảm nhận vai trò quan trọng trong dự án nghiên cứu khoa học và
tác động đến sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian dài; thứ hai, nhà
trường chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp để ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh; thứ ba, nhà trường cung cấp yếu tố đầu vào của quá trình cải tiến doanh nghiệp
đó là nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học thường được thực hiện trên ba lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển (R và D); chuyển giao tri thức (TK) và chuyển giao công nghệ (TT); liên kết đào tạo Nhằm thúc đẩy quá trình liên kết được diễn ra nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả… nhiều công trình nghiên cứu đã xác định những yếu tố tác động đến liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học Bên cạnh những yếu tố tác động tích cực đến liên kết giữa hai bên, thì còn những yếu tố kìm hãm, gây cản trở Hơn thế nữa, cũng là một yếu tố nhưng nếu ở quốc gia này thì đó là yếu tố có tác động tích cực, còn ở quốc gia khác đã trở thành yếu tố kìm hãm cho liên kết đào tạo
Liên kết đào tạo trong du lịch giữa doanh nghiệp và trường đại học, người nghiên cứu tổng hợp được một số công trình của những tác giả như: Lou và cộng sự, 2018; Green và Erdem, 2016; Sobaih và Jones, 2015; Wang, 2015; Walters và cộng sự, 2015; Rast và cộng sự, 2015; Uddin và cộng sự, 2015; Abkrah và Al-Tabbaa, 2015; Gawel, 2014… Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và du lịch chưa được nghiên cứu đầy đủ và chi tiết, các nghiên cứu trước mới dừng lại ở một số khía cạnh nhất định của vấn đề Nghiên cứu về yếu tố tổ chức bao gồm các nội dung như truyền thông, uy tín, cam kết, quan điểm nhà quản lý… được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Rast và cộng sự, (2015) Cũng nghiên cứu về yếu tố
tổ chức trong liên kết đào tạo lĩnh vực du lịch nhưng tác giả Lou và cộng sự (2018) triển khai nghiên cứu các mục đích nhằm phát triển thang đo về thái độ đa chiều và đa mục để đo lường sinh viên du lịch đại học khi tham gia chương trình liên kết Kết quả kiểm định cho thấy mối quan hệ giữa các thang đo trong nghiên cứu gồm: điều kiện
Trang 27làm việc, môi trường tổ chức, bản chất công việc, sự tương tác giữa các cá nhân trong liên kết đào tạo…
Hay nghiên cứu của nhóm tác giả Green và Erdem, (2016) tập trung vào yếu tố triển khai thông qua nghiên cứu các tình huống thực tế, nhóm tác giả sử dụng phương pháp tình huống giữa sinh viên và người hướng dẫn tại doanh nghiệp Kết quả của nghiên cứu tổng kết lợi ích sinh viên đạt được thông qua quá trình trải nghiệm và học tập tại doanh nghiệp gồm bốn giai đoạn: (1) tiếp cận công việc thực tế tại doanh nghiệp du lịch; (2) quan sát và thực tập nghề nghiệp; (3) thảo luận trực tiếp và cùng thực hành công việc được giao; (4) hoàn thành các phần học được giao thông qua công
cụ google drive và thực hành
Wang, (2015) chỉ tập trung vào nghiên cứu những lợi ích đạt được từ liên kết đào tạo giữa hai tổ chức trong lĩnh vực du lịch Đối tượng tham gia trả lời câu hỏi là những người có vị trí trong doanh nghiệp du lịch như: tổng quản lý, phó tổng quản lý, giám đốc nhân sự, quản lý các bộ phận, bếp trưởng… Kết quả nghiên cứu đã xác định một
số lợi ích chính doanh nghiệp du lịch nhận được khi tham gia liên kết đào tạo gồm có: doanh nghiệp có một đội ngũ lao động đáng tin cậy; tạo ra một động lực làm việc mới trong doanh nghiệp (do sức trẻ và sự nhiệt tình từ sinh viên); tạo sự trung thành với doanh nghiệp; thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và học hỏi lẫn nhau giữa các bên tham gia liên kết đào tạo Trong khi đó, Uddin và cộng sự, (2015) chỉ rõ những lợi ích từng bên nhận được sau liên kết đào tạo Về phía nhà trường: sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước, nắm bắt nhanh các vấn
đề về toàn cầu hóa, cập nhật kiến thức thị trường, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về lao động; Về phía doanh nghiệp: cắt giảm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo nguồn nhân lực Thông qua nghiên cứu, nhóm tác giả xác định được 5 tiêu chí ảnh hưởng đến tiến trình liên kết, đó là: sự so sánh (comparability); sự đáng tin cậy (credibility); sự nhất quán (consistency); chi phí (cost), lợi ích (benefit); văn hóa (culture) Bên cạnh đó mô hình nón cũng được trình bày trong báo cáo để thấy lợi ích mỗi bên được nhận khi tiến hành hợp tác
Lược khảo tài liệu cho thấy liên kết đào tạo ở nước ngoài được thực hiện khá mạnh và đạt hiệu quả nhất định do có những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện từ cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan ban ngành thông qua các chính sách pháp luật (Walters và cộng sự, 2015), nghiên cứu tập trung thảo luận và phân tích những vấn đề,
Trang 28bao gồm: (1) trường đại học, doanh nghiệp du lịch và đào tạo trong lĩnh vực du lịch; (2) phát triển du lịch bền vững và biến đổi khí hậu; (3) người lao động và kỹ năng quản lý; (4) chia sẻ kiến thức và rút ngắn khoảng cách Hoặc nguyên nhân của liên kết đào tạo được triển khai do áp lực từ những yếu tố khách quan, Theo Calof và Wright, (2008) doanh nghiệp do chịu áp lực của sự thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật công nghệ, vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ… về phía trường đại học áp lực phải đối mặt là sự ra đời của công nghệ mới khiến những kiến thức được giảng dạy tại trường trở nên lạc hậu, chi phí đầu tư cho đổi mới công nghệ cao và nguồn quỹ trường còn hạn chế… Hagen, (2002) đã thêm vào một vấn đề
do áp lực của xã hội lên các trường đại học vì trường được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng các tri thức mà vai trò của trường đã thực hiện trong quá khứ (Lind, Styhre và Aaboen, 2013) Phương pháp định tính được sử dụng trong nghiên cứu này, các đối tượng được điều tra trả lời 06 câu hỏi, kết quả điều tra nêu rõ những khó khăn và thuận lợi khi nhà trường và doanh nghiệp liên kết Tất cả những vấn đề này được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Ankrah và AL-Tabbaa, (2015) Ngược lại, một số công trình tập trung vào nghiên cứu những yếu tố kìm hãm liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, điển hình
là nghiên cứu của Sobaih và Jones, (2015) bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thực hiện phương pháp phỏng vấn tay đôi (one–to–one interview participants) với tổng
số lượng mẫu là 36 gồm các thành phần tham gia: trường đại học (18); doanh nghiệp
du lịch: 12 (trong đó khách sạn: 03, nhà hàng: 04, lữ hành: 02, doanh nghiệp vận
chuyển (hàng không): 03); cơ quan quản lý: 04 (trong đó Bộ du lịch: 02, Bộ giáo dục: 02) và tổ chức phi chính phủ (hiệp hội du lịch): 02 Nhóm nghiên cứu khám phá bốn
yếu tố cản trở đến hoạt động liên kết như: điều kiện liên kết, chính sách pháp lý, lợi ích nhận được khi liên kết và văn hóa tổ chức khi liên kết Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động tích cực đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, cần có những nghiên cứu tiếp theo nhằm lấp đầy khoảng trống nêu trên
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học được thể hiện thông qua luận án tiến sĩ (03 công trình), công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (01 công trình), còn lại chủ yếu là các bài báo chuyên ngành
Cụ thể có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Thị Thu Hằng (2010),
Trang 29Nguyễn Đức Trọng (2018), Phạm Hồng Trang (2018) thuộc luận án tiến sĩ; Trần Thị
Hà và cộng sự (2015) thuộc công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước; Ngoài ra một số công trình tiêu biểu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, cụ thể: Phùng Xuân Nhạ (2009), Phạm Thị Thu Phương (2016), Phạm Trung Lương (2017) Nhìn chung, nếu như các nghiên cứu luận án tiến sĩ tập trung vào liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ (TT), xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp – viện nghiên cứu và trường đại học trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp; thì công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước tập trung nghiên cứu sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước đến liên kết đào tạo; đa phần còn lại các nghiên cứu về thực trạng liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học, sau đó nêu ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế Khe hổng của những nghiên cứu trong nước là chưa tổng quan được các công trình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài về liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch, những kết quả chưa được các công trình làm rõ phương pháp điều tra, xử lý số liệu thông tin và đặc biệt chưa tìm thấy nghiên cứu về các yếu tố tác động tích cực đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt xem xét và nghiên cứu
từ góc nhìn doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, hàng năm thu hút 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam Để đạt được kết quả như vậy: ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911) Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước (Sở Du lịch Tp.HCM, 2016)
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện,
hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên ), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức ) Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những
Trang 30nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây Theo UBND TP Hồ Chí Minh (2016), hiện nay thành phố có 144 di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch và loại hình du lịch Ngoài ra, thành phố có nhiều thế mạnh khác để phát triển du lịch, dịch vụ Hơn thế nữa, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và hoàn thành đề án Du lịch thông minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính xoay quanh việc phát triển du lịch Thành phố hiện đại, hấp dẫn, đặc sắc để
từ đó nhằm thu hút và phục vụ khách trong và ngoài nước với chất lượng cao và mang lại hiệu quả tối đa Vì thế nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đã được đặt ra, hoạt động hợp tác để phát triển du lịch theo hướng hợp tác
đa phương đã trở nên cấp thiết (Sở Du lịch Tp.HCM, 2019)
Nếu như công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào mục tiêu liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch để đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong tương lai, đa số công trình nghiên cứu sâu vào nội dung liên kết giữa hai bên (Phạm Thị Thu Phương, 2016; Nguyễn Ngọc Trung và cộng sự, 2020), hoặc lợi ích nhận được từ liên kết đào tạo (Phạm Thị Thu Phương, 2016), thì nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề chính như: nghiên cứu rào cản tác động đến liên kết đào tạo (Green và Erdem, 2016; Sobaih và Jones, 2015), lợi ích doanh nghiệp nhận được từ liên kết đào tạo (Wang, 2015), các hình thức liên kết trong dài hạn giữa hai tổ chức (Pizam và cộng sự, 2013), lợi ích trường đại học nhận được từ liên kết (Breen, 2002), nội dung liên kết (Walo, 2000) Cho đến nay, chưa tìm thấy bất cứ một số liệu thống kê chính thức và đáng tin cậy nào từ cơ quan quản lý hoặc từ công trình nghiên cứu khoa học về thực trạng liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch Một số thông tin liên quan chủ yếu có được từ cá nhân các trường đại học có đào tạo ngành du lịch
Từ các tổng lược trên có thể thấy liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học thường được triển khai theo ba hướng chính: nghiên cứu và phát triển; chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức; giáo dục đào tạo Hơn thế nữa, đa số nghiên cứu từ góc nhìn trường đại học, rất ít nghiên cứu về liên kết giữa hai bên từ góc nhìn của doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch Trong đó tồn tại các khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học chủ yếu tập trung vào hai
lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển; chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ,
Trang 31điều này được thể hiện rõ trong tài liệu nghiên cứu của (Kodcharat và Chaikeaw, 2009
và 2012; Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010) Hầu hết các công trình nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường đại học trong việc phát triển công nghệ và kinh tế tri thức nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia, vì thế liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học được thúc đẩy nhanh và mở rộng do có chính sách hỗ trợ của nhà nước Nghiên cứu về lý thuyết để tìm và nêu ra lý do chính thúc đẩy liên kết giữa hai bên chủ yếu xuất phát từ chính sách qui định của cơ quan quản lý nhà nước, điển hình như Anh Quốc và một số quốc gia khác trong một nghiên cứu của Ankrah và Al-Tabbaa (2015) Xuất phát từ các quan điểm khác nhau khi tiến hành liên kết đào tạo của mỗi bên tại các nước, nên liên kết khi thực hiện còn nhiều hạn chế, gặp những rào cản
Thứ hai, đa số các nghiên cứu tập trung vào một ngành cụ thể, hầu hết là ngành
công nghiệp vì hiện nay các quốc gia đang phát triển mong muốn đổi mới nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp Salter
và Martin, (2001) đã nêu tầm quan trọng của ngành công nghiệp được bắt đầu từ những năm 1970, hầu hết các lý thuyết nghiên cứu liên quan đến liên kết đào tạo đã nêu rõ mối quan hệ và lợi ích thu được từ liên kết giữa trường đại học và lĩnh vực công nghiệp mang lại với kết quả khả quan, đây là động lực kết nối các đối tượng trong xã hội và thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển
Thứ ba, hình thức và nội dung liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường
hiện nay tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng còn mang tính
tự phát, chủ yếu thực hiện ở qui mô nhỏ, manh mún và dựa vào mối quan hệ quen biết giữa lãnh đạo cao cấp Các công trình nghiên cứu chuyên sâu như luận án tiến sĩ, nghiên cứu khoa học… về vấn đề này tại Việt Nam rất ít, kết quả lược khảo tài liệu đến thời điểm hiện nay có 01 đề tài tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) nghiên cứu về việc liên kết giữa doanh nghiệp – nhà trường – viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; hay đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Trần Thị
Hà và cộng sự, (2015) về vai trò của nhà nước trong liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp… còn hầu hết những nghiên cứu khác tập trung ở hình thức bài viết tham luận đăng trên các Tạp chí Khoa học như nghiên cứu của Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Trần Anh Tài (2009), Trần Đình Luận (2015)… nghiên cứu về thực trạng liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học
Trang 32Thứ tư, các nghiên cứu trong nước thường đăng trên các tạp chí với nội dung chủ
yếu tập trung vào các hạn chế trong giáo dục đào tạo (nhà trường), hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực Những nghiên cứu này mới dừng lại ở phần nổi của vấn đề, phần chìm của liên kết hai bên chưa được nghiên cứu sâu để tìm ra các yếu tố chính có tác động trực tiếp như nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2009), Nguyễn Kim Dung và Phạm Thị Hương (2017) Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch nói riêng còn khá mới mẻ tại Việt Nam
và chưa có nhiều công trình nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Tp.HCM: Nghiên cứu dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch” làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ
1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo du
lịch giữa doanh nghiệp và trường đại học tại Tp.HCM (dưới góc nhìn từ doanh nghiệp
du lịch) Qua đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm góp phần đẩy mạnh liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng và phát triển
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp
và trường đại học trong lĩnh vực du lịch Xây dựng khung phân tích các nhân tố tác động đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết, kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu thông qua các dữ liệu thực nghiệm từ kết quả điều tra tại các doanh nghiệp
du lịch ở TP Hồ Chí Minh
Thứ ba, đề xuất hàm ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy liên kết đào tạo giữa
doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Tp Hồ Chí Minh
Trang 331.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, nghiên cứu cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất: Yếu tố nào ảnh hưởng tích cực đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp
và trường đại học trong lĩnh vực du lịch?
Thứ hai: Mức độ tác động của từng yếu tố đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp
và trường đại học trong lĩnh vực du lịch?
Thứ ba: Hàm ý chính sách nào để thúc đẩy liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và
trường đại học trong lĩnh vực du lịch?
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch
1.3.2 Đối tƣợng khảo sát phục vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp du lịch (gồm khách sạn, nhà hàng và công ty du lịch) đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu trong các hệ thống nhà hàng – khách sạn cao cấp như Majestic Saigon hotel, Rex Saigon hotel, PQC hospitality, Dongphuong group, Shri Restaurant và Lounge…
Đối tượng khảo sát là các nhà quản trị đang làm việc trong các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh như: tổng giám đốc/phó tổng giám đốc; giám đốc/phó giám đốc, giám đốc các bộ phận, quản lý các bộ phận và tổ trưởng các bộ phận tham gia vào hoạt động liên kết đào tạo
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.3.1 Phạm vi về nội dung
Như đã nêu rõ trong tên luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Tp.HCM: Nghiên cứu dưới góc nhìn từ doanh nghiệp du lịch”, do vậy các nội dung thực hiện được tiếp cận từ doanh nghiệp gồm:
- Nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp về liên kết đào tạo
- Những lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia liên kết đào tạo
Trang 34- Các yếu tố tác động tích cực đến quá trình liên kết đào tạo để từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động liên kết
- Hàm ý chính sách đề xuất giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế trong liên kết đào tạo
Hệ thống khách sạn: đạt tiêu chuẩn ít nhất từ 4 sao trở lên, đặt tại các khu vực
quận 1, 3, 5, Phú Nhuận, Tân Bình
Hệ thống nhà hàng: phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiệc như Set menu,
Alacarte, Buffet, Fine dining, Hội nghị - tiệc cưới… tại các quận 1, 3, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận…
Các công ty lữ hành: có thời gian thành lập tối thiểu từ 2 năm trở lên và tham gia
hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học có ngành du lịch Các doanh nghiệp chủ yếu ở quận 5, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn…
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.2 Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được thực hiện thông qua ba bước: (1) nghiên cứu định tính; (2) nghiên cứu định lượng sơ bộ; (3) nghiên cứu định lượng chính thức
(1) Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua các bước sau đây:
Trang 35Bước 1: Thông qua quá trình lược khảo tài liệu từ những công trình nghiên cứu
trước trong và ngoài nước, tổng hợp lý thuyết về liên kết đào tạo và kế thừa kết quả nghiên cứu
Bước 2: Thảo luận tay đôi các chuyên gia, bao gồm: thứ nhất, 07 chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu (02 chuyên gia của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; 02 chuyên gia của Viện nghiên cứu du lịch; 01 chuyên gia của Hiệp hội đào tạo du lịch
Việt Nam; 02 chuyên gia của Trường đại học); thứ hai, chuyên gia trong lĩnh vực du
lịch (04 chuyên gia thuộc hệ thống nhà hàng; 09 chuyên gia thuộc hệ thống khách sạn
và 06 chuyên gia thuộc công ty lữ hành) nhằm xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo, từ đó xây dựng bảng khảo sát nháp
Bước 3: Thảo luận nhóm với thành phần trong lĩnh vực du lịch để hoàn thiện
bảng khảo sát nháp nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ
(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Được thực hiện thông qua phương pháp phát phiếu khảo sát trực tiếp tới các thành phần hiện đang đảm nhiệm các vị trí tổng giám đốc/phó tổng giám đốc; giám đốc các bộ phận; quản lý các bộ phận; tổ trưởng các bộ phận tham gia liên kết đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của bước này nhằm đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua: Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
(3) Nghiên cứu định lượng chính thức
Được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp tới các thành phần như tổng giám đốc/phó tổng giám đốc; giám đốc các bộ phận; quản lý các bộ phận; tổ trưởng các bộ phận tham gia liên kết đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh Kích thước mẫu khảo sát
là 350 Mục đích của phương pháp này nhằm kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết đã đề xuất, các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Trong bước này, các thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên về liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và
trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã đóng góp vào hệ thống lý luận về liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch Nghiên cứu đã tổng kết một
Trang 36cách có hệ thống về lý thuyết liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học từ những nghiên cứu trước tại Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực du lịch mà các nghiên cứu trước liên quan chưa thực hiện
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa doanh
nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch gồm có năm yếu tố: (1) Yếu tố Hoàn cảnh; (2) Yếu tố Triển khai; (3) Yếu tố Tổ chức; (4) Yếu tố Quan điểm liên kết; (5) Yếu tố Lợi ích
Thứ ba, nghiên cứu khám phá thêm 6 biến quan sát mới (01 biến Quan điểm tiến
bộ của nhà quản lý của yếu tố Tổ chức; 01 biến Đặc thù ngành nghề của yếu tố Hoàn cảnh; 01 biến Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong yếu tố Triển khai; 02 biến Số lượng lao động ổn định mùa cao điểm và Nâng cao hiệu quả kinh doanh của yếu tố Lợi ích; 01 biến Chính sách đóng góp cho xã hội của Quan điểm liên kết), từ đó
giúp tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động với 5 yếu tố và 31 biến quan sát Kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo đều đạt yêu cầu và có độ tin cậy cao
Thứ tư, nghiên cứu đã phát hiện điểm mới so với những nghiên cứu trước, đó là
liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học, dưới góc nhìn từ doanh nghiệp
du lịch trong các yếu tố tác động thì hai yếu tố có tác động mạnh và tích cực nhất, cụ thể là yếu tố triển khai và yếu tố tổ chức Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu có thể
bổ sung, điều chỉnh và sử dụng cho các nghiên cứu tại Việt Nam
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh về liên kết đào tạo
giữa doanh nghiệp và trường đại học, kết quả nghiên cứu được kiểm định, các giả thuyết nghiên cứu đều đạt yêu cầu, đảm bảo độ tin cậy cao để từ đó làm cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị cho liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhìn từ quan điểm của doanh nghiệp du lịch
Thứ hai, kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho doanh nghiệp
hoặc trường đại học khi muốn triển khai liên kết đào tạo Bên cạnh đó, thông qua việc
sử dụng mô hình chạy trên phần mềm SPSS 20.0 để tìm ra các yếu tố thành công then chốt (CSFs), xác định các yếu tố tác động tích cực đến liên kết đào tạo trong lĩnh vực
du lịch và chú trọng nhiều đến các vấn đề trong hai yếu tố trên để điều chỉnh phù hợp
Trang 37với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội và văn hóa của Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được chia thành 5 chương Nội dung chính của từng chương như sau:
Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu
Bao gồm các nội dung chính như: sự cần thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài
Chương 2 Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Nội dung chính của chương 2 gồm: tổng quan tình hình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án, tóm lược những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đồng thời xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước;
cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học, bao gồm lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu như thuyết nguồn lực cơ bản (RBV) và thuyết đổi mới sáng tạo (NIS) Từ
đó giúp tác giả kế thừa, xây dựng mô hình nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu của luận án Xây dựng và hoàn thiện thang
đo các khái niệm trong mô hình lý thuyết Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi với chuyên gia nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo phù hợp với liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học trong lĩnh vực du lịch Kế tiếp tiến hành sử dụng phương pháp định lượng sơ bộ thông qua hai chỉ tiêu Cronbach‟s Alpha và EFA để đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo Cuối cùng, thông qua chỉ tiêu CFA và SEM được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi điều tra chính thức để điều tra đối tượng hiện
là nhà quản trị trong doanh nghiệp du lịch có tham gia liên kết đào tạo Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên bộ dữ liệu chính thức là 350 mẫu Số liệu trên được đo lường thông qua các tiêu chí như: phân tích nhân tố khẳng định, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kiểm định giá trị trung bình mẫu nghiên cứu được xem xét để suy ra giá trị mẫu tổng thể nghiên cứu
Trang 38Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách
Chương này nhằm rút ra kết luận về các vấn đề nghiên cứu với những phát hiện được thể hiện trong chương 4 Chương này nêu ra một số hàm ý chính sách, hơn thế nữa cũng đề cập đến một số hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu trong tương lai
Trang 39CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm về liên kết đào tạo
Có nhiều quan điểm về liên kết đào tạo, theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGD
ĐT liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình
đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2008) Bên cạnh đó, điều 3 trong quyết định này giải thích các từ ngữ liên quan:
Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình
đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Đơn vị chủ trì đào tạo là các trường tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển
sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp
Đơn vị phối hợp đào tạo là chủ thể trực tiếp tham gia liên kết đào tạo với vai trò
hợp tác, hỗ trợ các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo
Hợp đồng liên kết đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác
định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo
Hơn thế nữa, Du lịch là một ngành đặc biệt vì có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực, ngành nghề và liên kết đào tạo trong lĩnh vực du lịch được khá nhiều tác giả nghiên
cứu đã nêu ra những định nghĩa khác nhau như: liên kết là sự kết hợp các chiến lược ở
các cấp khác trong những lĩnh vực khác (Lemmetyinen và Go, 2009); liên kết là hoạt động diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường không chính thức và mang tính
tự nguyện (Brown và Keast, 2003); tác giả (Wood và Gray, 1991) định nghĩa liên kết
là hoạt động các bên liên kết và cùng tương tác để đạt được những lợi ích cho các bên tham gia
Nhu cầu toàn cầu hóa và gia tăng cạnh tranh trong thị trường du lịch hiện nay là vấn đề cấp thiết đòi hỏi các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch phải năng động và linh hoạt, hơn thế nữa sự tăng nhanh nhu cầu các nguồn nhân khác nhau làm việc trong ngành du lịch (Freel và Harrison, 2006; Ndou và Passiante, 2005), liên kết đào tạo với
Trang 40trường đại học phụ thuộc vào phân khúc thị trường và những điều kiện đặc biệt (Huybers và Bennett, 2003; Weidenfeld, Butler và Williams, 2011)
Liên kết đào tạo được đề cập ở các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài như: trao đổi sinh viên, liên kết để đào tạo chương trình quốc tế… tính đến thời điểm hiện nay chưa có chủ trương hoặc chính sách ban hành từ luật pháp Việt Nam về liên kết đào tạo giữa các trường đại học
và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch Liên kết đào tạo giữa hai bên chỉ mang tính tự phát và xuất phát từ nhu cầu của các bên Thực tiễn cấp thiết đã thúc đẩy cơ quan quản
lý nhà nước tổ chức buổi làm việc và bàn về chiến lược phát triển du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng Trong buổi làm việc, Phó thủ tướng Chính phủ đề nghị Hiệp hội du lịch Việt Nam tiếp tục nghiên cứu hình thức phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo kiến thức theo địa chỉ và đào tạo kiến thức quản lý du lịch, nghề du lịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… (Chính phủ, 2017)
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm liên kết đào tạo
Là hệ thống các giá trị có mối quan hệ với nhau,
trong đó:
Các cá nhân trong một nhóm chia sẻ lẫn nhau
nguyện vọng và một khung khái niệm chung
- Có sự tương tác giữa các cá nhân trên cơ sở công bằng
Khái niệm hóa các đặc trưng của mỗi cá nhân về
động cơ của mình với người khác; thực hiện công việc
như cam kết
Appley và Winder, (1977)
Là quá trình xây dựng chương trình học thực tế
do các doanh nghiệp và trường đại học cùng thực hiện
để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm
công việc thực tế tại doanh nghiệp
World Council và Assembly on Cooperative Education, (1987)
Là một quá trình ra quyết định chung giữa các
Là quá trình liên kết giữa các bên, trong đó bên
còn lại sẽ được tham gia vào các quá trình tương tác,
sử dụng các quy tắc, chuẩn mực và cấu trúc được bên
Wood và Gray, (1991)