Là sáng tác của quần chúng nhân dân, những bài ca dao có tác dụng giáo dục và giáo dưỡng to lớn đối với các thế hệ học sinh phổ thông.. Dạy học tốt phần ca dao sẽ không chỉ giúp học sinh
Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Năm tháng qua đi với mọi nỗ lực và tham vọng, Tần Thủy Hoàng không thể nào ngăn cản dấu ấn của thời gian trên Vạn Lý Trường Thành Gạch đã mục, cỏ hoang đã mọc, trường thành kia chỉ còn là “vang bóng của một thời huy hoàng lộng lẫy” Trong dòng chảy thời gian hàng trăm, hàng ngàn năm có bao sự kiện, bao chuyện đời bị phủ mờ, lãng quên Thời gian có thể phá hủy tất cả nhưng dường như có một nơi thời gian không bao giờ bước tới Nơi ấy là “trường thành” trong tâm khảm người Việt Nam Nhất là những câu nói dân gian từ ngàn xưa vọng lại vẫn đậu mãi trong lòng mỗi người con đất Việt, gợi nhớ gợi
thương Điều đó thể hiện rõ hơn cả qua mảng ca dao dân ca trong chương trình Ngữ văn
lớp 7
Xã hội biến động không ngừng, lòng người luôn đổi thay, đến một phút giây nào đó trước những trắc trở, tình huống gai góc trong cuộc sống, những vấn đề cần giải đáp thì bất chợt nhứng áng ca dao ấy lại ùa về trong ta làm sáng lên bao ý tưởng đẹp, bao gợi ý hay Vì sao ca dao lại có sức hút lạ kỳ như vậy? Phải chăng thơ ca trữ tình dân gian được sáng tác, nuôi dưỡng, lưu truyền bởi tập thể nhân dân lao động, những người chân lấm tay bùn, một đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những con người bình dị, những người dân lao động chân chính Qua con mắt suy nghĩ và trái tim của họ, cuộc sống được phản ánh một cách chân thật và đa dạng Vì thế các nhà nghiên cứu
đã từng đánh giá rất cao giá trị nhiều mặt của thơ ca dân gian “là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”
Nằm trong dòng văn học dân gian, ca dao như dòng suối đậm đà hồn thiêng dân tộc, ngọt ngào hương sắc đồng quê Xuân Diệu trong lời bạt cho sách dân ca miền Nam Trung
Bộ có viết “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, như có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khoé mắt một giọt ướt sáng ngời Đó là một giọt tinh tuý chắt ra từ ruột già của non sông”
Những bài ca dao là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp năng khiếu thẩm
mỹ cho thế hệ trẻ Là sáng tác của quần chúng nhân dân, những bài ca dao có tác dụng giáo dục và giáo dưỡng to lớn đối với các thế hệ học sinh phổ thông Ca dao đem lại cho ta những hiểu biết phong phú và đa dạng về cuộc sống của nhân dân qua các thời đại Đó là những kinh nghiệm sản xuất, không tìm đến với ca dao - Những tác phẩm nghệ thuật của cha ông được lưu truyền qua trường kỳ lịch sử, như cuộc trường chinh vạn dặm Ca dao có tác dụng giáo dục nhiều mặt nhưng chủ yếu và cốt lõi nhất là “bối đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ” Bởi vì ca dao cùng với văn học dân gian chính là hồn dân tộc, là bản sắc Việt Nam Ca dao chính là nơi thể hiện những cung bậc tình cảm của người Việt Nam Các bài
ca dao của nhân dân ta tràn đầy lòng nhân ái và lấp lánh ánh sáng của trí tuệ Với tiềm năng và sức mạnh đó, ca dao sẽ góp phần tích cực vào việc bồi đắp tâm hồn dân tộc cho
Trang 2thế hệ trẻ, giúp họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực, nội sinh của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Phát huy được sức mạnh đó trong giảng dạy ca dao ở nhà trường THCS là mong muốn của các nhà Sư phạm và các thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy, các bậc phụ huynh học sinh
Dạy học tốt phần ca dao sẽ không chỉ giúp học sinh hiểu về đời sống tình cảm phong phú, đẹp đẽ của ông cha mà qua đó còn giáo dục cho học sinh tình cảm, thái độ đúng đắn
về gia đình, quê hương, đất nước, có cách nhìn nhận, phê phán về cái xấu, tốt trong xã hội học tốt ca dao học sinh sẽ có một tâm hồn phong phú, có lời ăn tiếng nói trong sáng, tế nhị, sâu sắc
* Điểm mới của đề tài
Đã có nhiều đề tài viết về phương pháp giảng dạy ca dao, chủ yếu thiên về nội dung và thi pháp ca dao Làm thế nào để có thể giúp học sinh tiếp cận những bài ca dao một cách hiệu quả nhất, đó là mong muốn của mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp như tôi Bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy ngữ văn 7 đã phát hiện ra rằng giáo dục thái độ tình cảm cho học sinh qua ca dao cũng không kém phần quan trọng trong mục tiêu dạy học Vì thế tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài “Góp phần giáo dục tình cảm học sinh qua giảng dạy ca dao trong chương trình ngữ văn 7” Với mong muốn đưa luồng gió mới được đóng góp một phần kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp nhằm bồi đắp tình cảm, giáo dục kỹ năng sống về tình yêu gia đình và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh
1.2 Phạm vi của đề tài
Trong chương trình ngữ văn lớp 7, phần cao dao chiếm một vị trí khá quan trọng, nội dung đa dạng, phong phú như những câu hát than thân, những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người, những câu hát châm biếm Song điều kiện thời gian có hạn, với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung
Những câu hát về tình cảm gia đình và những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nghiên cứu thực hiện tại lớp 7A, 7B trường THCS nơi tôi đang giảng dạy
Trang 32 NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trong việc dạy và học văn học dân gian ở lớp 7
2.1.1 Về phía người dạy
Một bộ phận giáo viên hiện nay vẫn dạy ca dao với tiềm thức là văn học viết, không đặt
nó vào vốn văn học dân gian trữ tình truyền thống để khai thác, tiếp cận
Mỗi bài ca dao thường có nội dung và nghệ thuật lại đặt trong một chùm ca dao được khai thác trong một tiết học, bởi vậy giáo viên thường bị thiếu thời gian để khai thác sâu sắc các bài ca dao
Phổ biến nhất là cách “diễn nôm ca dao” Với cách này, người dạy nói lại nội dung trực tiếp của ca dao Bằng cách giảng này thường không đem lại hào hứng học tập cho học sinh
vì nội dung giảng không có gì mới mẻ
Có người lại phức tạp hóa sự giản dị của ca dao, lôi cuốn học sinh bằng những lời lẽ bóng bẩy, những thuật ngữ chuyên môn khiến học sinh không có những cảm xúc thực sự cần thiết, xa rời trọng tâm
Có người lấy ca dao làm điểm xuất phát để từ đó liên hệ, liên tưởng dẫn dắt học sinh sang những câu thơ trong tác phẩm văn học theo sở trường, cảm hứng tự do của mỗi giáo viên Cách này lôi cuốn cả thầy và trò, có lúc quên cả giờ giấc nhưng đích cuối cùng học sinh không cảm nhận được cái hay của bài ca dao
Tôi thiết nghĩ phần nhiều giáo viên chú trọng đến khai thác nội dung, nghệ thuật của bài
ca dao mà quên mất việc giáo dục tình cảm yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, tình anh em, lòng tự hào về quê hương đất nước, để từ đó giúp học sinh biết liên hệ và có những rung cảm thực sự khi đến với ca dao
2.1.2 Về phía người học
Khi tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh chúng tôi thấy đa số học sinh chưa yêu thích môn văn, hiểu tác phẩm văn học không sâu sắc
Tâm hồn khô khan, thờ ơ lạnh nhạt với mọi người xung quanh, các em ít quan tâm đến người khác, kể cả người thân
Trang 4Không vâng lời bố mẹ, ham thích trò chơi điện tử
Các em không muốn hòa mình vào thiên nhiên, khép mình trước xu thế hòa nhập, không ham thích khám phá, tìm hiểu danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của quê hương, đất nước
Kỹ năng diễn đạt còn vụng, chưa thuộc nhiều ca dao
Điều kiện học tập còn nhiều hạn chế do hoàn cảnh gia đình còn vất vả, khó khăn
Dẫu biết rằng “có bột mới gột nên hồ” nên ngay từ khi nhận lớp tôi đã phân loại đối tượng học sinh Kết quả khảo sát về chất lượng và yêu thích học tập môn Văn vào đầu năm như sau:
a Học sinh yêu thích môn học
Yếu thích: 25% Bình thường: 33,21% Không thích: 41,79%
b Kết quả khảo sát chất lượng phần ca dao:
TT Lớp Sĩ
số
Kết quả
Qua khảo sát tôi thấy phần ca dao các em cũng đã được học ở chương trình tiểu học, nhưng mới dừng lại ở mức độ làm quen
Từ việc khảo sát đó tôi đã vạch ra kế hoạch:
Yêu cầu học sinh phải nắm chắc nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của từng bài ca dao Hiểu được tâm tư, tình cảm và những nguyện vọng của người dân gửi gắm trong từng bài ca dao
Trang 5Thấy được vẻ đẹp về tâm hồn, của người dân qua nghệ thuật "Tứ " của các bài ca dao.
Từ đó các em hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam, biết tự hào về truyền thống của nhân dân Biết kính trọng cha mẹ, ông, bà, tổ tiên, thầy cô, biết yêu thương bạn bè Biết cảm thông chia sẽ với những số phận bất hạnh Chọn cách ứng xử có tình, có nghĩa
Yêu cầu cao hơn, các em biết sưu tầm theo chủ đề, vận dụng, tập sáng tác ca dao theo thể thơ đã được học, từ đó bộc lộ tình cảm của mình
2.2 Giải pháp
2.2.1 Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Để giờ dạy ca dao đạt được hiệu quả, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, cuốn hút các em vào giờ học, để từ đó các em yêu thích môn Văn hơn
Ca dao - dân ca cũng như tác phẩm văn học dân gian khác, nó là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân Ca dao là những áng thơ ca trữ tình diễn tả đời sống, tình cảm, tâm hồn của nhân dân Ca dao là người bạn thân thuộc với mỗi người trong suốt cuộc đời Khi chào đời được nghe những lời hát ru à ơi của mẹ, của bà, để khi lớn lên lại gửi gắm tình cảm của mình qua lời ca, các em cảm nhận được những tâm hồn tình cảm của người dân Việt Trong ca dao, những cảm xúc, những suy nghĩ và tình cảm được biểu hiện đều gắn liền với những cảnh ngộ sống, đều do hoàn cảnh, những cảnh ngộ đời sống đó tạo
ra, gợi lên Vì vậy khi giảng dạy phần này với từng bài ca dao cụ thể, tôi đã cố gắng gợi ra đưa các em vào từng hoàn cảnh, từng lời ca của mỗi bài
Qua mỗi bài tôi đã phát huy ưu thế của ca dao bằng cách tạo tâm thế cho giờ học qua giọng đọc diễn cảm, có thể hát dân ca để mở rộng thêm vốn hiểu biết của học sinh
2.2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi
Đặc trưng trong phân môn Văn là đi từ văn đến ý, từ phân tích đến giảng bình Giáo viên phải xác định được hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng thể loại Như chúng ta đã biết phần lời của những câu hát dân gian thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người, thường đan xen ở các cách thể hiện: phú, tỉ hoặc hứng Nó sống được đến ngày nay là nhờ dân ca Nhưng khi đưa vào nhà trường đã được văn bản hoá và vì vậy nó cũng được nghiên cứu
Trang 6như một tác phẩm nghệ thuật Nhưng trong quá trình dạy học nó cũng cần được làm sống dậy môi trường dân gian ở dạng tinh, đơn giản, đủ để kích thích cảm thụ Vì ca dao thuộc thể loại trữ tình dân gian cho nên trong quá trình phân tích giáo viên cần tăng cường câu hỏi cảm xúc, hình dung tưởng tượng và các câu hỏi về chi tiết nghệ thuật Tạo điều kiện cho các em chóng thuộc và tiếp nhận những cách thể hiện độc đáo của ca dao Ca dao thường nghiêng về vẻ đẹp trang trọng trong đời thường con người Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật cần cố gắng huy động với một khối lượng đáng kể
Hệ thống câu hỏi cảm xúc là hệ thống câu hỏi tìm ra phản ứng trực giác của người đọc
bị tác động bởi nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mĩ Trả lời hệ thống câu hỏi này, người đọc xác định được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện ấn tượng ban đầu của mình trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tác phẩm Ngay trong hệ thống nhỏ thứ nhất của loại câu hỏi cảm xúc đó cũng luôn xét đến sự chi phối của thể loại và lứa tuổi
để có những câu hỏi vừa sức và không bị "nhàm sáo", luôn luôn bám sát văn bản và rõ
ràng, để có được câu hỏi thoả mãn yêu cầu đó người dạy cũng như người đọc không thể hời hợt với tác phẩm ngay từ phút đầu
Ví dụ:
Hỏi: Kết cấu câu tám "Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu" có gì đáng chú ý? Trả lời: Có kết cấu "Bao nhiêu … bấy nhiêu" là cách nói tăng cấp thường gặp trong ca
dao
Hỏi: Qua nhạc điệu, vần điệu của bài ca "Công cha như núi ngất trời" đã để lại cho em
cảm giác gì?
Trả lời: Bài ca mang âm điệu ngọt ngào, du dương làm cho em cảm thấy lời nhắc nhở
nhẹ nhàng mà sâu lắng
Hỏi: Hình thức thể loại của bài ca "Ở đâu năm cửa nàng ơi" có gì đặc biệt?
Trả lời: Đây là thể loại đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình giao duyên cổ truyền
Việt Nam
Hỏi: Các điệp ngữ, đảo ngữ : Đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
bát ngát mênh mông gợi cho người đọc, người nghe cảm giác và ấn tượng gì?
Trang 7Trả lời: Gợi cho chúng ta như đang đứng trước một cánh đồng rộng, nhìn hút tầm mắt,
từ bên nào nhìn ra đều thấy sự rộng lớn của cánh đồng lúa đang thì con gái
Những hình tượng có nội dung phong phú, có màu sắc xúc cảm là chỗ dựa tốt để nắm vững bài học … Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, khéo léo dùng các biện pháp và phương pháp kích thích học sinh tạo nên các hình ảnh của những cái chưa bao giờ thấy "tránh chủ quan và bịa đặt"
Hệ thống câu hỏi tích hợp, rèn luyện kỹ năng sống
Tình cảm gia đình là một tình cảm thân quen thể hiện thường xuyên trong quan hệ của học sinh với cha mẹ, ông bà, anh em, cô chú, … Các em thường xuyên sống trong tình cảm
đó, thấm thía hạnh phúc của tình cảm gia đình Vì vậy liên hệ với các quan hệ tốt hay chưa tốt của học sinh với gia đình là điều cần thiết Cũng có thể bằng cách để cho học sinh kể về gia đình mình, tình cảm của mình đối với gia đình mình Hoặc từ thực tế các lỗi của học sinh đối với gia đình như không vâng lời cha mẹ, không kính trọng ông bà, anh em không thương yêu nhau
Ví dụ, khi dạy bài “Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”.
Hỏi: Câu nào trong bài ca dao nói lên lời khuyên tha thiết?
Trả lời: Hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình thiết tha Hai tiếng “con ơi” làm cho lời ru
trở nên ngọt ngào, thấm thía Sử dụng từ Hán Việt “Cù lao chín chữ” để nói công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái vất vả khó nhọc nhiều bề Do đó các em phải “ghi lòng” tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ, sống có hiếu làm tròn bổn phận đạo làm con …
Hỏi: Trong cuộc sống gia đình có bao giờ em lỡ lời với cha mẹ, làm trái với lời khuyên
của bài ca dao không?
Trả lời: Học sinh kể một sự việc đã phạm lỗi với cha mẹ Qua câu chuyện của học sinh
kể, giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống, phải biết quan tâm giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm, rửa bát, … Chính những việc làm đó, góp phần giữ trọn đạo làm con …
Trang 8Ví dụ khác, khi dạy bài “Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.
Hỏi: So sánh tình cảm anh em với tay chân khẳng định được điều gì?
Trả lời: Con người hoàn chỉnh không thể thiếu tay hoặc chân Cũng như anh em ruột
thịt, phải biết yêu thương, gắn bó, đùm bọc, nhường nhịn nhau Đó là tình cảm huyết thống gia đình
Hỏi: Qua câu ca dao giúp em có cách cư xử đối với anh chị em của mình như thế nào? Trả lời: Học sinh tự nói lên suy nghĩ của mình như hòa thuận, đoàn kết, thương yêu, chia
sẻ, …
Biết liên hệ với cuộc sống, chúng ta sẽ giúp học sinh tiếp cận được tác phẩm dễ dàng hơn, đồng thời các em sẽ được hiểu về những trạng thái tình cảm khác nhau Trên cơ sở đó học sinh được bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp có tính nhân văn cao như lòng yêu thương con người, biết quan tâm người khác, lòng vị tha và tinh thần đoàn kết
Chương trình giảng dạy ca dao lớp 7 không chỉ giáo dục tình cảm gia đình mà còn chú trọng giáo dục lòng yêu quê hương đất nước
Ví dụ, khi dạy bài ca dao - Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
…
- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
…
Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét về cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh Đằng sau những lời đối đáp, lời mời, lời nhắn gửi là tình yêu chân chất, tinh
tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước Việt Nam Khi dạy bài này, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh và bản đồ để giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của các danh lam
Trang 9thắng cảnh đất nước Từ đó giáo dục thái độ trân trọng giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc đồng thời tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh
Ta xét thêm ví dụ: Khi dạy bài dân ca về quê hương đất nước, con người (tiết 10)
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Trang 10Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Hai câu thơ đầu học sinh dễ dàng nhận vẻ đẹp rộng lớn bao la, các cánh đồng lúa, đó là
vẻ đẹp “Cò bay mỏi cánh sao không thấy bờ” nhưng câu lục bát cuối.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Học sinh chưa hiểu được, vì một lẽ đơn giản: Xã hội ta ngày nay có sự bình đẳng, tự do hôn nhân, không còn cảnh ép duyên như xưa nữa, hơn nữa các em mới là học sinh lớp 7,
tuổi còn nhỏ làm sao hiểu được"Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" là nói về tương
lai- tương lai cuộc đời, tình yêu và hôn nhân Vì vậy khi giảng bài này tôi đã giới thiệu cho
học sinh thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội cũ " Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy"
Nhiều cô gái đến ngày cưới mới biết mặt chồng Chính vì thế đứng trước cảnh đồng lúa đang làm đòng, rộng mênh mông, đẹp vẻ đẹp của ấm no, cô gái chạnh lòng nghĩ về số phận, tương lai của mình
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
và hướng về tương lai
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Tương lai được diễn tả bằng cụm từ: " Nắng hồng ban mai" một tương lai đẹp, một tình
yêu đẹp, hạnh phúc lứa đôi đang chờ đón Đó là cái nhìn lạc quan của nhân dân ta nói chung và người phụ nữ trong xã hội xưa nói riêng
Hỏi: Qua bài ca dao em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Hãy
liên hệ với phụ nữ trong xã hội ngày nay?
Trả lời: Biết cảm thương sâu sắc cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Liên hệ với người phụ nữ ngày nay …
2.2.3 Luyện tập để giáo dục tình cảm gia đình tình yêu quê hương đất nước
Luyện tập là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn
Khi tìm hiểu tác phẩm văn học thì phần luyện tập không có nghĩa là làm bài tập mà đây
là phần giúp học sinh nắm bắt tác phẩm sâu hơn cả về nội dung lẫn nghệ thuật Thông qua