1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

tiểu luận mar (1) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA SẢN PHẨM MÌ MILIKET

30 2,8K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 313,85 KB

Nội dung

Trong khi các đối thủ cạnh tranh không ngừng cải tiến thay đổi mẫu mã,tăng cường chiến lược marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ,… thì Colusa-Miliket dường như vẫn đang “dặm chân tại c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN

Tiểu luận môn học: Marketing căn bản

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MARKETING MIX SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA-MILIKET

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX 5

1.1 Khái niệm Marketing mix 5

1.2 Các thành phần của Marketing mix 6

1.2.1 Sản phẩm 6

1.2.2 Giá 6

1.2.3 Phân phối 6

1.2.4 Xúc tiến 7

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix 9

1.4 Chiến lược Marketing mix trong từng giai đoạn của chu kì sống sản phẩm 9

1.4.1 Giai đoạn mở đầu 10

1.4.2 Giai đoạn tăng trưởng 11

1.4.3 Giai đoạn trưởng thành 11

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-Miliket 12

2.2 Tình hình hoạt động trong thời gian qua 13

2.3 Thực trạng vấn đề Marketing mix 14

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 16

3.1 Định hướng phát triển 16

Trang 3

3.2 Phân tích SWOT 16 3.3 Một số nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng 19 3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Marketing Mix 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nhiều năm gần đây, Colusa-Miliket đang trong tình trạng “phú quýgiật lùi”, từng là một thương hiệu tiên phong trên thị trường mì ăn liền nhưnghiện lại cán đích ở nửa cuối bảng xếp hạng thị phần

Trong khi các đối thủ cạnh tranh không ngừng cải tiến thay đổi mẫu mã,tăng cường chiến lược marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ,… thì Colusa-Miliket dường như vẫn đang “dặm chân tại chỗ” với hình ảnh 2 con tôm trênbao bì giấy, không có nhiều đổi mới về chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm chỉdao động khoảng 3000đ/gói tập trung chủ yếu ở phân khúc thị trường giá rẻ,cũng như duy trì ổn định các kênh phân phối, không có sự áp dụng các quy trìnhphân phối quốc tế chuyên nghiệp như bao đối thủ cạnh tranh khác

Liệu sản phẩm “mì giấy” này có tiếp tục tồn tại, khôi phục lại vị trí “vua

mì tôm” như lúc đầu?Tất yếu phải có sự đổi mới về tất cả các yếu điểm nêu trên,

để cạnh tranh được với các đối thủ hiện tại, khôi phục lại vị trí ban đầu cho côngty

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích những thực trạng mà sảnphẩm này đang gặp phải, khảo sát người tiêu dùng nhằm tìm ra nhưng nguyênnhân của vấn đề, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chiến lượcMarketing của sản phẩm này

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX

1.1 Khái niệm Marketing mix

Marketing mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng

để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn Các công cụ Marketingđược pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó vớinhững khác biệt và thay đổi trên thị trường

Marketing mix là một công cụ kinh doanh được sử dụngtrong marketing và bởi các chuyên gia marketing.Marketing mix thường rấtquan trọng khi quyết định một sản phẩm hoặc thương hiệu, và thường đồngnghĩa với 4P : sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại

Một biến số thay đổi sẽ dẫn đến sự kết hợp mới trong Marketing Mix Không phải tất cả những yếu tố thay đổi trong Marketing mix có thể điều chỉnh trong ngắn hạn Công ty có thể điều chỉnh giá bán, lực lượng bán, chi phí quảng cáo trong ngắn hạn nhưng chỉ có thể phát triển sản phẩm mới và thay đổi kênh phân phối trong dài hạn.

Trang 6

1.2 Các thành phần của Marketing mix

Sản phẩm (Product):

Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix Đó có thể là sản phẩmcủa công ty đưa thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế,đặc tính, bao bì và nhãn hiệu.sản phẩm cũng bao gồm khía cạnh vô hình như cáchình thức dịch vụ giao hàng, sữa chữa, huấn luyện,…

Giá (Price) :

Là thành phần không kém phần quan trọng trong Marketing mix bao gồmgiá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giản giá, tín dụng giá phải tương xứng với giátrị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh

Việc định giá là một tiến trình động Do đó các doanh nghiệp sẽ phác họa

ra một cơ cấu nhất định cho toàn bộ sản phẩm của mình, thay đổi nó theo thờigian và điều chỉnh nó có tính các yếu tố liên quan đến khách hàng và đối thủcạnh tranh

Các chiến lược định giá thường thay đổi khi một sản phẩm trải qua chu kỳsống của nó hay trong việc định giá một sản phẩm mới hoàn toàn, doanh nghiệp

có thể đi theo chính sách định giá nhằm chắt lọc thị trường hoặc thâm nhập thịtrường Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tiến hành hàng loạt các chiến lược địnhgiá, điều chỉnh giá, thay đổi giá… để thực hiện cho phù hợp với những biếnđộng phức tạp của ngành nói chung và sản phẩm nói riêng

Phân phối (Place):

Cũng là một thành phần chủ yếu trong Marketing mix Đó là những hoạtđộng làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu.Công ty phảihiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đếnthị trường mục tiêu một cách hiệu quả

Phân phối trong marketing bao gồm toàn bộ các phương thức và hoạtđộng chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng mục tiêu Để tham

Trang 7

nhập vào thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh phânphối trực tiếp cũng như gián tiếp Đối với kênh phân phối trực tiếp có nhiều hìnhthức thực hiện như : bán hàng qua điện thoại, internet, mail… Trong hệ thốngphân phối gián tiếp có nhiều dạng trung gian phân phối như : nhà bán sỉ, nhàphân phối, đại lý, môi giới…

Quyết định phân phối giữ vai trò quan trọng trong Marketing mix Do vậykhi xây dựng hệ thống phân phối, các doanh nghiệp phải cân nhắc nhiều yếu tốnhư: mục tiêu phân phối, đặc trưng thị trường, đặc điểm sản phẩm, khả năng tàichính, năng lực trung gian, chiến lược cạnh tranh,…

Bên cạnh những hoạt động xây dựng, việc tuyển chọn và quản lý cácthành viên trong phần hệ thống phân phối cũng không kém phần quan trọng.Ngoài ra những sản phẩm phân phối vật chất cũng góp phần tăng giá trị cho sảnphẩm, giúp công ty gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng

Xúc tiến (Promotion):

Thành phần thứ tư này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúcđẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu Công ty phải thiết lập những chươngtrình như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp.Công ty cũng phải tuyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng

Xúc tiến là những hoạt động truyền thong về những giá trị cung cấp chokhách hàng để tạo ra và duy trì các mối quan hệ với khách hàng Trong bối cảnhmới, do phân khúc khách hàng được xác định cụ thể hơn và sự phát triển củacông nghệ thông tin, phương cách truyền thông có nhiều thay đổi

Mục đích của xúc tiến là thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng.Những mục tiêu này tương ứng với các giai đoạn trong tiến trình đánh giá, lựachọn của khách hàng với mô hình AIAD (tạo sự chú ý – to get Attention, giữ sựquan tâm – to hold Interest, gợi sự ham muốn – to arouse Desire, đạt được hànhđộng – to obtain Action) trong truyền thông

Trang 8

Khi phối hợp những hoạt động xúc tiến, doanh nghiệp cần cân nhắc cácyếu tố như: loại thị trường/ sản phẩm, các giai đoạn sẵn sàng mua của kháchhàng, các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, chiến lược thúc đẩy hay lôikéo, nguồn tài chính của công ty.

Quảng cáo sử dụng các công cụ truyền thông để truyền những thông tinkhông mang tính cá nhân đến khách hàng, doanh nghiệp thực hiện quảng cáophải tốn chi phí để được nhận biết Có 2 nhóm mục tiêu quảng cáo: thứ nhất làtạo ra và kích thích số cầu sản phẩm, thứ 2 là xây dựng hình ảnh công ty Khi thực hiện quảng cáo , doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương tiện: báochí, tạp chí, truyền thanh, truyền hình , internet và các phương tiện khác Mỗiphương tiện sẽ có những ưu nhược điểm, phạm vi mức độ và mức độ lặp lạikhác nhau Nói chung, các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo để xây dựng nhậnthức và thái độ tích cực của khách hàng về sản phẩm của công ty

Quan hệ công chúng (Public Relations) hay còn gọi tắt là PR là nhữnghoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ danh tiếng cả công ty trước các giới côngchúng là chính quyền, các nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên Những hoạt động

PR thường được sử dụng là quan hệ báo chí, tuyên truyền sản phẩm, truyềnthông về công nghệ, tư vấn,…Những công cụ chủ yếu của PR là tổ chức sự kiện,tài trợ,…

Khuyến mãi được dùng để khuyến khích khách hàng mua nhanh hơn,nhiều hơn trong một thời gian nhất định Tùy theo khách hàng là người tiêudùng, trung gian hay nhà sử dụng công nghiệp mà khuyến mãi có những mụctiêu và công cụ khác nhau

Bán hàng trực tiếp hay bán hàng cá nhân là hoạt động tiếp cận trực tiếpvới khách hàng để giới thiệu, trình bày và bày bán sản phẩm Hoạt động này cótính linh động và có thể thiết lập các mối quan hệ thân thiết với khách hàng

 Marketing sử dụng trực tiếp các phương tiện thích hợp để tiếp cậnnhóm khách hàng lựa chọn với mục đích nhận được phản ứng có lợi từ

Trang 9

họ Hoạt động này có ưu điểm vượt trội là thông tin sản phẩm dễ dàngđược chấp nhận.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix

Thực hiện Marketing mix không theo khuôn mẫu chung nào mà thay đổitheo các yếu tố ảnh hưởng như:

o Vị trí uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Nếu doanh nghiệp đãchiếm lĩnh được thị phần cao thì lúc đó không cần tốn nhiều chi phícho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được hàng

o Yếu tố sản phẩm: Sản phẩm khác nhau phải có cách bán hàng khác,xúc tiến khác nhau Do đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phânphối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau

o Thị trường: Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường màdoanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau Ví dụ sức mua của thịtrường vùng thành thị cao hơn sức mua của thị trường vùng sâu vùng

xa Vì vậy, Marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường pahir khácnhau

o Giai đoạn của chu kì sống: Mỗi giai đoạn của chu kì sống sản phẩm cóđặc điểm khác nhau nên cần có Marketig mix khác nhau

1.4 Chiến lược Marketing mix trong từng giai đoạn của chu kì sống

Trang 10

và những vấn đề cần giải quyết đối với chiến lược marketing và khả năng sinhlời.

Giai đoạn mở đầu

Trong giai đoạn này khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên một cách chậmchạp vì do nhiều người mua chưa biết, chưa có nhiều đối chứng trong việc tiêuthụ Trong trường hợp đó Marketing mix thường là:

o Giá thâm nhập thị trường đối với sản phẩm phổ biến

o Giá khu vực: mỗi nơi có mỗi giá khác nhau

o Giá hạ thấp nhất thời

 Phân phối: Phân phối có giới hạn: độc quyền hay chọn lọc, phụ phí cao

Trang 11

 Xúc tiến: Xúc tiến để tạo sự hiểu biết về sản phẩm và những lợi ích của

nó Ưu tiên nhắm tới người tiên phong và người khuyến khích tiêu dung.Phương tiện của xúc tiến là bán hàng cá nhân hay tập mẫu catalog

Giai đoạn tăng trưởng

Trong giai đoạn này khối lượng hàng hóa bán ra đã tăng lên nhanh chóng

do thị trường đã chấp nhận Trong trường hợp đó Marketing mix thường là:

 Sản phẩm:

o Sản xuất hàng loạt, đa dạng hóa sản phẩm

o Tăng cường cải tiến kỹ thuật

o Tiêu chuẩn hóa sản phẩm dễ dàng mở rộng bán ra

 Giá cả: xu hướng giảm giá nhằm mwor rộng thị trường sử dụngthang giá rộng theo địa bàn khác nhau

 Phân phối:

o Phân phối mở rộng và mạnh

o Tồn kho dự trữ lớn và nguồn tiếp tế nhanh chóng

 Xúc tiến: Tạo sự ưa thích cao nhất của đa số khách hàng bằng cách

sử dụng mạnh những phương tiện thông tin đại chúng

Giai đoạn trưởng thành

Trong giai đoạn này khối lượng hàng hóa bán ra tăng chậm chạp vì sảnphẩm đã được hầu hết khách hàng tiềm năng chấp nhận Ở trường hợp đsoMarketing mix thường là:

 Sản phẩm: Phân biệt hóa sản phẩm nhằm đáp ứng với việc phânkhúc thị trường sâu hơn bằng cách đa dạng hóa thương hiệu và kiểudáng

 Giá cả: Có sự cạnh tranh mạnh về giá, có sự co dãn chéo rất cao Vìvật có xu hướng đi đến thỏa thuận ngầm hoặc công khai giữa nhữngngười bán này chống lại những người bán khác hay chống lại ngườimua

Trang 12

 Phân phối: Vẫn còn mở rộng và mạnh.

 Xúc tiến: Củng cố lòng trung thành với thương hiệu bằng cách sửdụng thông tin đại chúng hay tăng cường thuyết phục, khuyếnmại,quảng cáo đến các thị trường phân biệt

Giai đoạn suy tàn

Trong giai đoạn này khối lượng bán ra giảm xuống, nguy cơ tồn kho tăngnhanh Đó là do có sự tiến bộ về công nghệ, sự thay đổi sở thích củakhách hàng và sự cạnh tranh tăng lên Trong trường hợp này Marketingmix thường là:

 Sản phẩm: Giảm bớt các mặt hàng xét ra không còn hiệu quả nữa

 Giá cả: Giảm, đôi khi tăng vì chi phí tăng do giảm khối lượng sảnxuất

 Phân phối: Chọn lọc và chuyên môn hóa

 Xúc tiến: Giảm các chi phí đến ít nhất

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-Miliket

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket tiền thân là Xínghiệp Lương Thực Thực Phẩm Colusa và Xí Nghiệp Lương Thực Thực PhẩmMiliket được Tổng Công Ty lương thực Miền Nam quyết định hợp nhất năm

2004 và được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quyết định cổ phầnhóa năm 2006

Được thành lập từ trước năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giảiphóng, nhãn hiệu mì ăn liền Colusa-Miliket tiếp tục được người tiêu dùng ưathích, với gói mì giấy kraft và hình ảnh hai con tôm Từ sự ưa thích đó mì ăn

Trang 13

liền đã được người tiêu dùng thường gọi là Mì Tôm… Do đó, nói đến mì tôm lànhớ đến mì có hình ảnh hai con tôm của hãng mì Colusa-Miliket.

Thương hiệu sản phẩm Colusa-Miliket đã được tặng thưởng nhiều huychương vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm, liên tục nhiều năm liền được ngườitiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao Hai năm liền 2006 –

2007, thương hiệu Colusa-Miliket nằm trong danh sách 100 Thương Hiệu Mạnh– 100 Thương hiệu dẫn đầu, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

do nhà cung cấp thông tin chính thức AC Nieisen Việt Nam và Phòng ThươngMại & Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận

2.2 Tình hình hoạt động trong thời gian qua

Theo thống kê của hiệp hội Mì ăn liền thế giới, hiện tại Việt Nam cókhoảng 50 doanh nghiệp sản xuất nhưng sản lượng chủ yếu tập trung vào cáccông ty lớn như Vina Acecook, Asia Foods và Masan Theo thống kê củaEuromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010, Acecook ViệtNam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2 với14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%), Masan Consumer (9,2%), cuối cùng làColusa Miliket (5,1%)

Về mặt truyền thông, có thể thấy hàng loạt các chiến dịch quảng cáo củaVina Acecook, Asia Foods và Masan nhưng hiếm khi thấy hình ảnh của Miliketxuất hiện

Hiện nay, rất hiếm thấy hình ảnh gói mì ăn liền 2 con tôm ở kệ các hàngtạp hóa, cửa hàng tiện lợi ở thành phố Những gói mì này chỉ còn xuất hiện chủyếu ở phân khúc thị trường trung bình- thấp, tập trung tại khu vực nông thôn

Vì đánh vào thị trường này nên giá bán của Miliket khá thấp.Hiện giá mộtgói mì bao bì giấy 75 gr chỉ 2.700 đồng.Các loại khác cũng chỉ ở mức 3.000 -6.000 đồng Mức này đang thấp nhất so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn.Miliket cũng chấp nhận một chiến lược kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận thấp từnhiều năm nay

Trang 14

Sau khi bứt phá mạnh vào các năm 2010 và 2011, đà tăng trưởng củaMiliket đã chững lại trong giai đoạn 2011-2013 với doanh thu ở quanh mức 540-

550 tỷ/năm cùng lợi nhuận trước thuế xoay quanh mức 40 tỷ đồng/năm

Năm 2012, lợi nhuận công ty chỉ đạt 31,2 tỷ đồng trên tổng doanh thu 540

tỷ đồng Năm 2015, lợi nhuận sau thuế cũng tương đương năm 2012, đạt 31,14

tỷ đồng, tăng 10,42 tỷ đồng so với năm 2014 Tuy nhiên, lợi nhuận tăng khôngphải do hiệu quả bán hàng, mà do cắt giảm chi phí

Từng được xem là một thương hiệu “độc quyền” trên thị trường với thịphần 80-90% nhưng thị phần của sản phẩm ngày càng thu hẹp, nằm ở mức dưới5% trong những năm vừa qua

2.3 Thực trạng chiến lược Marketing mix của CTCP lương thực thực phẩm Colusa-Miliket.

2.3.1 Sản phẩm

 Bao bì sản phẩm

Các bao bì sản phẩm thứ cấp của công ty Colusa-Miliket được thiết kế không đẹpmắt vì đơn vị thiết kế và cung cấp bao bì cho công ty Colusa-Miliket là công ty Cổphần Nông Sản và Bao Bì Long An, một đơn vị ít được biết đến trong ngành bao bìhiện nay

Để đa dạng hóa sản phẩm công ty còn sản xuất thêm các loại thực phẩm chếbiến ăn liền dạng gói, ly và tô khác nhau như: cháo, hủ tiếu, phở,…

Sản phẩm chính của công ty vẫn là mì ăn liền với bao bì giấy craft và hình ảnhhai con tôm chụm đầu Ưu điểm của sản phẩm là bao bì giấy thân thiện với môitrường, hình ảnh hai con tôm chụm đầu khai thác được yếu tố kí ức của ngườitiêu dùng Nhìn chung, các sản phẩm của công ty không được đầu tư nhiều trongviệc thiết kế bao bì sản phẩm nên màu sắc chưa thật sự đẹp và bắt mắt như bao

bì của các công ty đối thủ

 Hương vị

Trang 15

Sản phẩm mì ăn liền là một sản phẩm có sự yêu cầu cao về sự đa dạng củahương vị Trong bối cảnh của việc toàn cầu hóa hiện nay, và sự giao lưu văn hóa

ẩm thực của các nước trên thế giới, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nhiều loạithực phẩm có hương vị khác nhau

Mì ăn liền Colusa-Miliket đã có rất lâu trên thị trường trong và ngoàinước Hiện nay, dòng sản phẩm mì ăn liền của Colusa-Miliket với những loạisau: mì giấy craft, mì hương vị heo, mì gà, mì cà chua, mì chay, mì chua cay,…

2.3.2 Giá cả

Dù hiện nay giá không còn là yếu tố hàng đầu trong các quyết định chínhsách marketing và xây dựng thương hiệu, tuy nhiên trên thực tế giá cả có ý nghĩarất quan trọng, đặc biệt với ngành thực phẩm chế biến Nếu giá cả không hợp lýngười tiêu dùng có thể từ bỏ sản phẩm của công ty để đến với sản phẩm của mộtcông ty khác

Hiện nay, sản phẩm mì ăn liền của Colusa-Miliket tập trùng vào phânkhúc giá rẻ (khoảng 3000đ-6000đ/gói) Mức này đang ở mức thấp nhất so vớisản phẩm của các doanh nghiệp lớn

2.3.3 Phân phối

Muốn tiếp thị thành công, quảng cáo phải đi đôi với xây dựng hệ thống phânphối Vì nếu quảng cáo rầm rộ mà không có hàng để bán thì chỉ là hành động “némtiền qua cửa sổ”

Trước đây, Miliket có sản phẩm hình con tôm bán rất chạy Sau đó, mì gấu

đỏ tung ra sản phẩm mới với giá thấp hơn 10% Chỉ sau một thời gian ngắn, Miliket

bị mất 80% thị phần do chưa có hệ thống phân phối (nếu có thì có thê đưa rachương trình khuyến mại để giữ thị phần)

Hiện nay, hệ thống phân phối của công ty khá khiêm tốn, chỉ có mặt ởmột góc nhỏ trong siêu thị, hệ thống bán lẻ còn hạn chế.Sản phẩm này khôngphổ biến trong các cửa hàng tạp hóa

Phân bố: Hầu hết các kênh phân phối tập trung ở khu vực miền Nam, đặcbiệt là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 31/10/2017, 22:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chưa đầu tư vào hình thức sản phẩm: trong khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và sản phẩm của họ mang đến cũng tăng nhanh chóng, đa đạng từ hương vị, mẫu mã, hình thức đóng gói, giá cả thì Miliket vẫn trung thành với mì gói giấy in hình h - tiểu luận mar (1) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA SẢN PHẨM MÌ MILIKET
h ưa đầu tư vào hình thức sản phẩm: trong khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và sản phẩm của họ mang đến cũng tăng nhanh chóng, đa đạng từ hương vị, mẫu mã, hình thức đóng gói, giá cả thì Miliket vẫn trung thành với mì gói giấy in hình h (Trang 15)
Hình 3: Đánh giá mức độ phân phối của sản phẩm mì Miliket - tiểu luận mar (1) MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA SẢN PHẨM MÌ MILIKET
Hình 3 Đánh giá mức độ phân phối của sản phẩm mì Miliket (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w