1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN hướng tiếp nhận tác phẩm văn học cổ trong chương trình THCS

24 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 117,5 KB

Nội dung

I/Mở đầu a/Đặt vấn đề: Thực trạng của việc học tập và nghiờn cứu các tác phẩm văn học trung đại của học sinh trường THCS Tam Đa nói chung và học sinh lớp 9A nói riờng gặp nhiều khó khăn

Trang 2

I/Mở đầu

a/Đặt vấn đề:

Thực trạng của việc học tập và nghiờn cứu các tác phẩm văn học trung đại của học sinh trường THCS Tam Đa nói chung và học sinh lớp 9A nói riờng gặp nhiều khó khăn ,và mong muốn giúp đỡ các em học sinh tháo gỡ khó khăn này và học tập bộ môn ngữ văn cho tốt.

ý nghĩa :Với đề tài này nếu thực hiện nghiờm tỳc thỡ sẽ giỳp cho HS tiếp cận cỏc tỏc phẩm văn học cổ không cũn gặp khú khăn nữa.

Phạm vi nghiên cứu :các tác phẩm văn học trung đại trong chương trỡnh ngữ văn trung học cơ sở và đối tượng là học sinh lớp 9A trường Trung học cơ sở Tam Đa.

b/Phương pháp tiến hành:

* Cơ sở lí luân.

Văn bản văn chương là văn bản nghệ thuật Nghệ thuật nào cũnglấy cái đẹp làm mục đích Dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp trongvăn bản nghệ thuật , nên trước hết dạy văn là một nghệ thuật , nghệthuật cảm thụ và thể hiện( phô diễn) cái đẹp

Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp Có điều cái đẹp của vănchương không tác động trực tiếp, trực giác , không bày ra, phô diễn gầnnhư tất cả , gần như đồng thời chinh phục ngay giác quan ,cảm quan củangười tiếp nhận như hội hoạ hay kiến trúc Cái đẹp của văn chươngkhông chỉ thể hiện ở bề mặt ngôn từ mà còn chìm sâu vào nhiều tầnglớp nghĩa của văn bản, của thế giới hình tượng, chính vì vậy tiếp nhậncái đẹp của văn chương không giống như việc tiếp nhận cái đẹp do các

Trang 3

ngành nghệ thuật khác sáng tạo ra Đó là bản chất đặc thù bất biến củaviệc tiếp nhận văn học

Cụ thể , Văn học cổ ở lớp 9 chỉ là một bộ phận , một mảng vănhọc trong tổng thể nền văn học Việt Nam Nó mang đặc trưng chungcủa tác phẩm văn học nghệ thuật như mọi tác phẩm văn học khác , đồngthời nó cũng có những nét riêng , đặc trưng riêng ,mang dấu ấn, màu sắccủa thời đại, quan điểm thẩm mĩ , tư tưởng , ý thức hệ thời phongkiến Văn học cổ - văn thơ cổ là tên gọi chung cho các tác phẩm vănchương được sáng tác trong 10 thế kỉ đầu của văn học dân tộc từ thế kỉ

X đến thế kỉ XIX, kể cả một số tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỉ XXnhưng được sáng tác theo quan điểm thẩm mĩ, theo đặc điểm đề tài, đặcđiểm ngôn ngữ của các nhà thơ xưa như những bài thơ của NguyễnKhuyến , Trần Tế Xương sau này (trong chương trình cũ) Đấy là bộphận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc gồm các tác phẩm ưu túcủa các nhà thơ,nhà văn lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, truyệnLục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu , Truyền kì mạn lục của Nguyễn

Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của dòng họ Ngô gia văn phái Các tácphẩm đó đã vượt qua những biến cố của lịch sử , qua thử thách khắcnghiệt của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn nguyên giá trị Với nội dung nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc , văn thơ cổ cho họcsinh hình dung được đất nước, xã hội , con người những thời đại đã qua, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân để bảo vệ nền độc lập của Tổquốc , bảo vệ quyền sống , tình yêu hạnh phúc và phẩm giá của mình

Trang 4

Đó cũng là những mẫu mực về thể loại ,về ngôn ngữ trong văn học Tác phẩm văn chương cổ điển thực sự là nguồn cảm hứng vô tận màmỗi chúng ta có thể khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ.

Việc tiếp nhận những tác phẩm văn học này không tránh khỏi

những khó khăn khách quan - đối tượng tiếp nhận ( tác phẩm) Những rào cản ngôn ngữ, sự cách biệt về khoảng cách thời gian .Đặc biệt sự

khó khăn do yếu tố chủ quan – bản thân chủ thể tiếp nhận ( Đặc điểm

tâm lí, trình độ hiểu biết, năng lực cảm nhận, sở thích cá nhân ) Nhưvậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học cổ chỉ thực sự có hiệu quả khichúng ta nhận thấy rõ những thuận lợi , khó khăn , những cái bất biến

và những cái khả biến ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp nhận tácphẩm văn học cổ ở lớp 9 Đây là nhiệm vụ bắt buộc, là chìa khoá để mỗigiáo viên , mỗi người yêu thích văn học phải có để thưởng thức cảmnhận và truyền đạt lại, thể hiện lại hoặc định hướng cho học sinh củamình có được sự đồng cảm , có được tiếng nói chung trong quá trìnhtiếp nhận

* Cơ sở thực tiễn.

Ngày nay khi học sinh tiếp cận với tác phẩm văn chương gặp rất

nhiều khó khăn mà trước hết là khó khăn về khoảng cách rất lớn giữa

các thế hệ Văn chương cổ dù có là những áng văn thơ xuất sắc đối vớihọc sinh lớp 9 vẫn là những tiếng nói và cách nói rất xa lạ Đó là nhữngtiếng nói , cách nói của những người từng sống cách ta hàng mấy trăm

Trang 5

năm ,có cách cảm ,cách nghĩ , cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ , cáchtrình bày diễn đạt khác hẳn ta

Khó khăn thứ hai mà học sinh gặp phải khi tiếp cận tác

phẩm văn chương cổ , đó là hàng rào ngôn ngữ Ngôn ngữ trong tác

phẩm văn chương cổ với nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng , cách dùngđiển cố , từ ngữ Hán Việt , thuật ngữ xưa , từ cổ Đi vào từng tác phẩm

cụ thể thì ngôn ngữ của thơ, phú văn chính luận lại có những điểmriêng mà học sinh ngày nay nếu không được hướng dẫn , giải thích thì

khó mà hiểu , cảm nổi Đặc biệt hơn ,ngày nay lớp trẻ mang

sẵn tư tưởng dựa dẫm ,ít chịu đào sâu suy nghĩ , thích cái mới , đơn

giản , hời hợt, vì thế việc hiểu và tiếp nhận một tác phẩm văn học cổ

là một vấn đề không còn đơn giản

Trước những vấn đề đó , là một giáo viên trẻ , tôi mạnh dạn đưa

ra những suy nghĩ , những hiểu biết của mình , những kiến thức từ thực tiễn giảng dạy , học hỏi để làm cơ sở cho việc giảng dạy của bản thân

và quá trình tiếp nhận ,học tập của học sinh Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài này

*Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thực nghiệm.

Trang 6

II/Nội dung đề tài.

* Mục tiờu của đề tài

Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài này người viết muốn đưa racách tiếp nhận tác phẩm văn học cổ , phân biệt và chỉ ra sự khác biệt vớitác phẩm văn học hiện đại Từ đó có cách thức, đường hướng giảng dạy

và tiếp nhận tác phẩm văn học cổ theo đúng nghĩa của

*Nội dung của đề tài:

1/ Khái niệm tiếp nhận văn học.

Tiếp nhận : là đón nhận từ tay người trao.

Tiếp nhận văn học: là nhận lấy nội dung , thông điệp, lời gửi

của tác giả về một vấn đề nào đó như tình yêu quê hương đất nước,

tình thương yêu con người và cuộc sống con người trong xã hội ở mọi

thời đại qua tác phẩm văn học

Với những tác phẩm văn học cổ , việc tiếp nhận có khó khăn hơn ,khác biệt hơn những tác phẩm văn học hiện đại hoặc tác phẩm văn họcdân gian Một vấn đề đặt ra là thực trạng tiếp nhận văn học cổ hiện naynhư thế nào?

2/Thực trạng tiếp nhận văn học cổ.

Thực tế , học sinh đã được học các tác tác phẩm văn học cổ từ cáckhối lớp 7,8 Nên ít nhiều các em cũng được trang bị cách thức ,phương pháp tiếp nhận Thế nhưng thực tế học sinh khối lớp 9 qua điều

Trang 7

tra thì phần lớn các em ít có sự phân biệt rõ rệt ranh giới của các tácphẩm văn học Các em cảm nhận tất cả các tác phẩm văn học như nhau.

Có em học sinh đã đưa ra tình huống rất hiện đại là “ Tại sao Vũ

Nương không ra toà cắt đứt với Trương Sinh mà phải nhảy xuống sông

tự tử cho phí đời” ?

Hoặc cũng có những trường hợp học sinh không hiểu hết những từ ngữ

như : “ một hai nghiêng nước nghiêng thành” và “ nét ngài” trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều , hoặc “ mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín lối thì nỗi buồn góc bể chân trời ” trong Chuyện người con

gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoăc có em đọc được câu thơ “

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” đã vội hiểu ( tạc dạ) là ghi lòng tạc dạ

Phần lớn các em có sự hiểu biết đúng đắn song cũng không ít học sinhkhiến cho người đọc phải cười ra nước mắt vì cách suy diễn thiếu cơ sởcủa các em Vì vậy, trước một tác phẩm cụ thể vĩnh hằng bất biến trướcthời gian thì sự khác nhau về tâm lí, trình độ , năng lực , sở thích, thóiquen của người tiếp nhận sẽ tạo ra kết quả tiếp nhận khác nhau Trước tình hình đó chúng ta cần làm thế nào?

3/Giải pháp của đề tài:

Trong chương trình Ngữ văn 9 , chúng ta sẽ gặp một số tác phẩm tự sự

cổ Những tác phẩm ấy gồm:

- Mảng văn xuôi như : Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn

Dữ , Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ , Hoàng Lênhất thống chí của Ngô gia văn phái ,

Trang 8

- Mảng truyện thơ như Truyện Kiều của Nguyễn Du , Truyện Lục VânTiên của Nguyễn Đình Chiểu

- Khi giảng dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp nhận tác phẩm,

có hai điều cần lưu ý:

Một là : Tác phẩm văn học cổ cũng là tác phẩm văn chương nên chúng

ta cũng tiếp nhận chúng với cái đích cuối cùng là những giá trị văn

chương , những thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm tới mọi thế hệ độc giả qua những hình tượng nghệ thuật, và hình thức thể hiện mang đặc trưng ,dấu ấn của thời đại

Hai là: tiếp nhận tác phẩm văn học cổ với những đặc trưng riêng của nó

Đó là hoàn cảnh lịch sử , quan điểm thẩm mĩ , những quan niệm

xã hội

Có thể nói, khi giảng dạy phải cố gắng giải quyết những khâu

quan trọng trước khi đi vào tác phẩm như hàng rào ngôn ngữ , rút

ngắn khoảng cách

Đặc điểm của tự sự cổ là kết cấu xuôi chiều theo thời gian, nhân

vật còn đơn tuyến Thời phong kiến, trừ các truyện mang tính sử ký ,còn phần lớn người ta lấy cuộc đời thực , con người thực trong hiện tại

để viết thành truyện Phần lớn các truyện này đều mượn sự tích đời xưahay sự tích nước ngoài để nói về cuộc sống hiện tại hay gửi gắm tâm sựcủa mình Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều , Lục Vân Tiên , đều nằm trong trường hợp này

Trang 9

Nhân vật chính trong tác phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, câu

chuyện trong truyện là chuyện của nhân vật nên người xưa thường lấy

tên của nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm như: Người con gái Nam

Xương , Lục Vân Tiên , Truyện Kiều

Truyện cổ nói chung do nhu cầu tâm lí và tâm lí của người xưanên thường được kết cấu hoàn chỉnh , phần kết thúc bao giờ cũng thoảmãn được tâm lí người đọc người nghe, không bỏ lửng câu chuyện

*Các bước cần thực hiện khi tiếp nhận tác phẩm văn học cổ.

Bước1 - Đọc tác phẩm

Bước 2 - Nắm vững cốt truyện

Bước 3 - Phân tích nhân vật

Bước 4 - Phân tích ngôn ngữ

Bước 5 – Cảm nhận chung.(Đánh giá sơ bộ về nội dung)

* Cụ thể:

Bước1 - Đọc tác phẩm.

Văn xuôi cổ được viết theo lối biền văn , âm hưởng của biền vănthể hiện trong cách ngắt nhịp , đọc thuận miệng , nghe sướng tai Vìthế, chúng ta phải hướng dẫn học sinh đọc cho đúng với tính chất cânđối , nhịp nhàng, ngắt nghỉ ,lên xuống giọng đúng điệu , đúng chỗ ,đồng thời phải thể hiện được giọng điệu , tính cách , tâm trạng của nhânvật

Ví dụ:

Trang 10

(*)Đoạn văn cho thấy sự bịn dịn, quyến luyến của Vũ Nương khi tiễn

chồng đi lính:

“ Chàng đi chuyến này// thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phonghầu // mặc áo gấm trở về quê cũ// chỉ mong ngày về mang theo được haichữ bình yên// thế là đủ rồi// Chỉ e việc quân khó liệu // thế giặc khônlường // ”

(*) Hoặc ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh cũng vậy:

“ Buổi ấy // bao nhiêu những loài trân cầm dị thú // cổ mộc quái thạch//chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian // Chúa đều sức thu lấy // khôngthiếu một thứ gì// ”

(*) Trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng vậy

“ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật // ngựa không kịp đóng yên // người khôngkịp mặc áo giáp // dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầuphao // rồi nhắm hướng bắc mà chạy// ”

(*) Trong truyện Kiều:

“ Kiều// càng sắc sảo // mặn mà

So bề tài sắc // lại là phần hơnLàn thu thuỷ // nét xuân sơnHoa ghen thua thắm// liễu hờn kém xanh”

Như vậy, việc đầu tiên của quá trình tiếp nhận là phải đọc cho đúng ngữđiệu , đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ để cảm nhận chung

Trang 11

Bước 2/ Nắm vững cốt truyện.

Cốt truyện của tác phẩm văn học cổ chưa phức tạp lắt léo như tácphẩm văn chương hiện đại Nhưng không vì thế mà coi thường việchướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện và phân tích cốt truyện , cácchặng phát triển của tình tiết và đặc biệt là kết thúc có hậu của truyệnphải được kể lại với niềm hân hoan , thoả mãn

Bước 3/ Phân tích nhân vật

*Điểm giống nhau giữa tác phẩm hiện đại và tác phẩm văn học cổ khiphân tích ở chỗ từ các chi tiết mà làm sáng tỏ tính cách nhân vật

* Điểm khác nhau cơ bản là ở tác phẩm văn học cổ ,phân tích nhân vậtphải đặt nhân vật vào hoàn cảnh lịch sử mà phân tích,đánh giá Không

thể và không nên lấy tiêu chuẩn trong hiện tại , cách nhìn hiện tại ,

quan điểm xã hội đương đại mà nhận xét ,bình giá nhân vật trong tác

phẩm văn học cổ vì như vậy là thiếu công bằng, thiếu toàn diện

Chẳng hạn : cái đẹp của nhân vật Thuý Vân ,Thuý Kiều là cái đẹp theoquan điểm thẩm mĩ phong kiến , nó được biểu hiện với bút pháp tượngtrưng ,ước lệ

Chúng ta thấy quan niệm trong văn học cổ , quan điểm thẩm mĩ phongkiến là lấy thiên nhiên làm thước đo , làm chuẩn mực cho cái đẹp Vìthế cái đẹp của các nhân vật thường được so sánh , thể hiện vẻ đẹp bằngcác hình ảnh của thiên nhiên như “ trăng , hoa , tuyết, nguyệt” vì thếchúng ta không lấy gì làm lạ khi Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm của

Trang 12

mình :Vì vậy khi phân tích vẻ đẹp của nhân vật phải phá vỡ rào cản

ngôn ngữ , những điển tích , từ cổ mà tác giả sử dụng mang tính ươc lệ.

Chẳng hạn:Đoạn thơ miêu tả Thuý Vân :

“ Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da”

Vẻ đẹp của Vân qua cách miêu tả trên đây, là vẻ đẹp phúc hậu, vẻ đẹp

mà thiên nhiên nhường nhịn - một vẻ đẹp báo trước cuộc sống bình lặng, êm xuôi Các hình ảnh thiên nhiên được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của

Vân được hiểu như sau: Khuôn trăng đầy đặn ý nói khuôn mặt đầy đặn như mặt trăng tròn ; nét ngài là nét lông mày , ý nói lông mày hơi đậm , cốt tả đôi mắt đẹp – nét ngài còn có ý kiến cho rằng

đó là nét người( đọc chệch âm ngài và người ) Màu mây được ví với

màu tóc của ThuýVân – màu tóc còn đẹp hơn màu mây; da của nàng còn trắng hơn tuyết.

Thuý Kiều được miêu tả với vẻ đẹp khiến cho hoa ghen , liễu hờn,

vẻ đẹp nghiêng nước ,nghiêng thành :

“Làn thu thuỷ , nét xuân sơnHoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước , nghiêng thành

Trang 13

Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai”

ở đây làn thu thuỷ được hiểu là làn nước mùa thu ; nét xuân sơn là

nét núi mùa xuân Cả câu thơ ý nói mắt đẹp , trong sáng như nước mùathu , lông mày đẹp , thanh thoát như nét núi mùa xuân

Cụm từ “nghiêng nước”, “nghiêng thành” lấy ý ở một câu chữ hán

tuyết- mai, trăng- hoa , mây- tuyết, thu- thuỷ xuân- sơn , hoa- liễu

thể hiện bút pháp cực tả tuyệt đối hoá , lí tưởng hoá nhan sắc , cốt cáchhai chị em Thuý Kiều Phong cách cú pháp sử dụng tiểu đối tạo ra âmđiệu , tiết tấu cân đối , nhịp nhàng , góp phần nhấn mạnh sự toàn thiện ,toàn mĩ trong nhan sắc và cốt cách chị em Thuý Kiều

Ngược lại , Văn học hiện đại lại lấy con người làm chuẩn mựccho cái đẹp , làm thước đo cho cái đẹp chẳng hạn:

Nhà thơ Xuân Diệu từng viết trong bài Vội vàng :

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ”

Trang 14

Tháng giêng là thời gian, ý chỉ tháng đầu tiên trong năm tương ứng với

cảnh vật tươi đẹp, đầy sức sống, đó là sắc xuân trong sự cảm nhận củatác giả thật cụ thể, thật mới mẻ và hiện đại

Hoặc trong bài Cảnh Khuya Bác viết :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát Đây là một sự sáng tạo, một cách

tân nghệ thuật mà chỉ văn học hiện đại mới có

Đó là sự đối lập hoàn toàn về quan niệm thẩm mĩ ở hai thời đạikhác nhau

Trong truyện “Người con gái Nam Xương” chỉ vì một câu nói ngây thơ

của con trẻ mà người chồng đã vội tin và trút hết oan khiên lên đầu vợ ,

và sau này cũng chỉ một câu nói ngây thơ của con mà tất cả những oan

khiên cũng được làm sáng tỏ Lại còn chuyện Vũ Nương ở thuỷ cung

và trở lại cõi đời trong giây lát rồi quay về thuỷ cung Nếu lấy con mắt

hiện đại mà suy xét, đánh giá thì không thể chấp nhận được Đến như

việc Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trong truyện Lục Vân Tiên) lúcnước sôi lửa bỏng ấy màVân Tiên còn nói :

“Khoan khoan ngồi đó chớ raNàng là phận gái ,ta là phận trai”

Nếu không được lí giải theo quan điểm lễ giáo phong kiến thì học sinhTHCS ngày nay sao có thể hiểu và đồng tình được

Ngày đăng: 30/10/2017, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w