Từ đó học sinh ngại học , ngại đọc các tác phẩm văn học dẫn đến chất lượng bài viết chưa cao... Tôi thường dành một buổi ngoại khoá để nói chuyện cho các em thấy ý nghĩa của việc học văn
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
==========
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên : Dương Lệ Huyền
Ngày tháng năm sinh : 15/11/1975
Đơn vị công tác : Trường THCS Tân Phương
Huyện ứng Hoà - Tỉnh Hà Tây
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm
Bộ môn giảng dạy : Văn - Tiếng Việt
Trang 2II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
Tên đề tài:
" KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 THCS"
Lý do chọn đề tài :
Văn học trung đại ( còn gọi là văn học viết thời phong kiến hoặc văn học cổ ) , là phần chương trình môn văn lớp 9 suốt học kì I
Đây là phần khó đối với cả học sinh và giáo viên Giáo viên ít kiến thức thì dễ hiểu sai , dạy sai Với học sinh , mọi kiến thức đều xa lạ , từ quan hệ xã hội đến quan điểm nghệ thuật , tư tưởng tác giả , phong cách nghệ thuật ,ngôn ngữ Tất cả hầu như lần đầu tiên các em mới
Trang 3biết đến Đã thế mười thế kỷ văn chương phong phú , mỗi thế kỷ chỉ chọn lọc một , hai bài Những bước nhảy cóc từ bài nọ sang bài kia cách
xa hàng trăm năm khiến cho các em khó mà cảm nhận từng bài cũng như quá trình phát triển của văn chương
Phạm vi và thời gian thực hiện :
Lớp 9 năm học 2001-2002 và 2002-2003
III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Thực trạng ban đầu:
- Học sinh khó cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học trung đại
- Khả năng vận dụng kiến thức về tác giả , tác phẩm vào kỹ năng làm bài văn nghị luận còn hạn chế
Từ đó học sinh ngại học , ngại đọc các tác phẩm văn học dẫn đến chất lượng bài viết chưa cao
2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
( Qua phiếu thăm dò trắc nghiệm )
Đối tượng lớp 9Avà 9B Năm học 2001-2002
Năng lực cảm thụ 9A(44 hs ) 9B( 47 hs )
Tốt - Khá 15/44 =34 % 14/47 = 26 %
Trang 4Trung Bình 20/44 = 45,5 % 21/47 = 38 %
Yếu 9/44 = 20,5 % 12/47 = 36 %
3- Những biện pháp thực hiện :
Qua nhiều năm giảng dạy , tôi rút ra được một số kinh nghiệm , xin được trao đổi cụ thể như sau :
3.1- Chuẩn bị tâm thế :
Nhân đà phấn khởi vào năm học mới , được lên lớp cuối cấp , tôi động viên các em sẵn sàng , náo nức bước vào một thế giới văn chương đầy bí ẩn và hấp dẫn, nhưng cũng đầy khó khăn thử thách đòi hỏi các
"anh cả , chị cả " không sợ mỏi gối chùn chân
Việc làm này thuộc phạm trù công tác tư tưởng vừa phải làm trước
và trong suốt quá trình giảng dạy Đây là việc rất cần thiết , không làm cho học sinh quyết tâm và hứng khởi như trước khi vào một trận đánh gian nan thì sẽ hạn chế thắng lợi
Làm thế nào để học sinh hăm hở và biết cách học ? Đó là nghệ thuật của mỗi thầy trước đối tượng cụ thể của mình Riêng tôi ,đối tượng chủ yếu là học sinh nông thôn , sách tham khảo ít , cha mẹ không giàu tri thức văn học cổ
Trang 5Tôi thường dành một buổi ngoại khoá để nói chuyện cho các em thấy ý nghĩa của việc học văn học cổ và cách học nói chung Bằng nhiệt tình của mình , tôi lôi cuốn các em hăm hở rồi hướng dẫn chuẩn bị học bài đầu tiên một cách cụ thể
Đương nhiên đã là công tác tư tưởng thì không chỉ làm một lần mà phải thường xuyên đắp bồi , cuốn hút qua từng bài giảng thành công của mình
3.2- Động viên khuyến khích học sinh chuẩn bị bài tập thể :
Đúng ra công việc chuẩn bị học văn là phải do cá nhân , nhưng với chương trình này quá khó , các em cần được hỗ trợ nhau bằng sức mạnh tập thể
Chẳng hạn ở khâu đọc nếu có 5 em đọc , chắc chắn chúng sẽ giúp nhau thấy được cách đọc hay nhất , thông nhất Từ đó các em phần nào cảm hiểu được ý văn Khi tìm hiểu các chú giải , tuy chỉ trong phạm vi sách giáo khoa , nhưng do có trao đổi , thảo luận , các em sẽ hiểu rõ hơn
và không ít trường hợp đề xuất được thắc mắc bổ ích hoặc giúp nhau rõ hơn về các điển cố
Những câu hỏi chuẩn bị cho mỗi bài cũng nhiều , lại khó Nếu không nhờ sức tập thể các em khó lòng hoàn tất và dễ chán nản , qua quýt
Cách hướng dẫn của tôi là mỗi nhóm từ 3-5 em , nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn đọc một lần , nêu câu hỏi rồi cùng trao đổi , sau đó viết theo cá nhân nhất thiết không chép bài của nhau
Trang 6Kinh nghiệm của tôi là lấy tình yêu văn học của mình để hấp dẫn học sinh ,đồng thời luôn có cách kiểm tra nghiêm túc Thỉnh thoảng tôi lại đi thăm một vài nhóm học tập , gợi ý giúp các em ,vừa động viên vừa nắm tình hình trình độ mà bổ sung , điều chỉnh bài giảng mặt khác tôi tuyên bố rõ ràng về cách kiểm tra trên lớp
Kiểm tra cho điểm là cần thiết , nhưng không gì hơn là gây được phong trào tự đánh giá , hào hứng trong học tập Điều đó còn phụ thuộc khá nhiều vào các giờ lên lớp và các buổi ngoại khoá bổ ích của thầy cho học sinh
3.3- Giảng dạy trên lớp:
Tôi xin được trình bày tư tưởng của mình : Học sinh cảm thụ một tác phẩm văn chương phải đồng thời cả 2 mặt nội dung và nghệ thuật
Văn học cổ một phần viết bằng chữ Hán , nghệ thuật thể hiện nhìn chung là ước lệ Một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm lại là thứ tiếng Việt cổ rất xa lạ về âm ,từ , nhịp điệu với ngày nay Vậy thì chỉ cần nói tới một lần , không cần thiết phải phân tích , bình giảng cụ thể từng biện pháp một như đối với văn học hiện đại
Ví dụ :
" Uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình Đem thân dê ,chó mà bắt nạt tể phụ ";
" Gươm mài đá , đá núi phải mòn Voi uống nước , nước sông phải cạn " là những hình ảnh hay , nhưng đều là có sẵn , người thời trước Hưng Đạo và Nguyễn Trãi đã dùng , nên không cần phân tích tỉ mỉ
Trang 7một cách phức tạp bút pháp tạo hình mà chỉ cần để học sinh tự thấy nỗi uất ức, khí hào hùng của người xưa là đủ
Văn học cổ giống như một tảng băng trôi , có phần nổi , có phần chìm Phần nổi học sinh có thể tự cảm nhận được , phần chìm rất lớn kia tuỳ theo tình hình mà hướng dẫn các em hiểu được một phần chứ làm sao mà hiểu được tất cả
Tham kiến thức là bệnh văn chương nghề nghiệp của giáo viên Kiềm chế được "lòng tham"này không dễ , nó đòi hỏi người thầy phải rất bản lĩnh, biết chọn điểm giảng , biết định điểm dừng
3.4- Tổ chức ngoại khoá :
Tuỳ theo kết cả ngoai khoá mà trình độ học sinh mà xác định một
kế hoạch ngoại khoá phù hợp Không nhất thiết phải mời học giả này, nhà văn nọ Tôi thường tổ chức các cuộc thảo luận nho nhỏ ở một không gian thích hợp ở địa phương giữa thầy và trò Thầy nêu vấn đề , học trò trả lời hoặc một học sinh trình bày , bạn bè cùng trao đổi
Vấn đề tuy nhỏ nhưng phần chuẩn bị của thầy lại không nhỏ Trước hết giáo viên cần xây dựng một đội ngũ các em nhiệt tình , tin cậy
và có năng lực , các em này sẽ là người đọc trước những tài liệu tham khảo mà thầy cung cấp hoặc hướng dẫn sưu tầm , cán sự bộ môn vừa là hạt nhân vừa là cầu nối Đội ngũ này không cần nhiều , chỉ cần độ 4-5
em cho một lớp là đủ
Giờ ngoại khoá của tôi không có gì là to tát , nhưng đạt được 2 yêu cầu :
Trang 8+ Bổ sung kién thức
+ Gây hứng thú cho học sinh
Đương nhiên nơi nào có điều kiện tổ chức rộng lớn hơn , nội dung phong phú hơn thì còn gì bằng Ngoại khoá không nhất thiết phải là đồ
sộ , cầu kỳ , trông chờ ở bên ngoài , bên trên
IV- KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Năm học 2002-2003
-Năng lực cảm thụ Lớp 9A( 44 hs ) Lớp 9B ( 47hs )
Tốt - Khá 35/ 44 = 79,5% 34/ 47 = 72 % Trung Bình 9/ 44 =20,5 % 13 / 47 = 38 %
Yếu 0/ 44 =0 % 0 / 47 = 0 %
V- NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
Văn học cổ lớp 9 là phần khó , nếu không tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và cách học tự lực thì khó đạt yêu cầu Nhiệt tình và công sức của người giáo viên xin dồn chủ yếu vào công việc tổ chức cho các em học ở nhà , học trên lớp , học ngoại khoá thì nhất định sẽ thành công
Trên đây là một vài suy nghĩ và kinh nghiệm trong giảng dạy của tôi Tôi rất mong sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để chất lượng giờ dạy của tôi tốt hơn và để làm sao cho các em yêu thích , học tốt bộ môn hơn
Trang 9
Tân phương , ngày 12 tháng 11 năm 2003 NGƯỜI VIẾT
DƯƠNG LỆ HUYỀN Ý KIẾN NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (KÝ TÊN , ĐÓNG DẤU ) Ý KIẾN NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
Trang 10
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (KÝ TÊN , ĐÓNG DẤU )
Trang 11PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HOÀ
*************************
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 THCS
NGƯỜI THỰC HIỆN : DƯƠNG LỆ HUYỀN
TRƯỜNG THCS TÂN PHƯƠNG - ỨNG HOÀ - HÀ TÂY
NĂM HỌC 2003 - 2004
DẠY TỐT
HỌC TỐT