1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo và luận một số tác giả tác phẩm văn học trung đại việt nam

42 496 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

5 ĐỀ NGHỊ XÉT GIẢI THƯỞNG VỀ KH & CN NĂM 2005 BAO CAO TOM TAT | CONG TRINH NGHIEN CUU KHOA HOC Đề nghị Giải thưởng Nhà nước 1, Tên cụm công trình đề nghị xét thưởng: - KHẢO VÀ LUẬN MỘT

Trang 1

5

ĐỀ NGHỊ XÉT GIẢI THƯỞNG VỀ KH & CN NĂM 2005

BAO CAO TOM TAT | CONG TRINH NGHIEN CUU KHOA HOC

Đề nghị Giải thưởng Nhà nước

1, Tên cụm công trình đề nghị xét thưởng:

- KHẢO VÀ LUẬN MỘT SỐ TÁC GIA — TÁC PHẨM

VĂN HỌC TRƯNG ĐẠI VIỆT NAM TẬP MỘT NXB Giáo dục — H 1999 — 642 trang

- KHAO VÀ LUẬN MỘT SỐ THỂ LOẠI — TÁC GIA —-

TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TẬP HAI

NXB Đại học Quốc gia — H 2001 — 458 trang

2 Lĩnh vực khoa học của công trình

Khoa học xã hội và nhân văn

3 Đặc điểm công trình

Đây là cụm công trình tỉnh tuyển từ nhiều công trình cho nên nhìn chung không sử dụng ngân sách Nhà nước Thẳng hoặc có một hai bản tổng kết khoa học dé tài cấp Bộ cấp Đại học Quốc gia, thi cũng có được chi với số tiền ít ỏi, mà cũng mới có khoảng những năm 90 lại đây, chứ xưa nữa thì không có là bao!

4 Thời gian thực hiện

Toàn bộ công trình được khởi thảo (? 1964 đến 2001 Còn tỉnh tuyển lấy tên Khảo và Luận thì từ 1998 và kết thúc là 2001

5 Công trình không có cơ quan chủ trì

6 Công trình không do Bộ chủ quản

AIM 1 >

Trang 2

> 7 Tóm tắt chung về công trình

- Bối cảnh hình thành: Cách nay ít năm, Khoa, Trường và Nhà xuất bản, thấy trong nhiều công trình lớn nhỏ của tôi, có phần hữu ích với sự

nghiệp đào tạo và học thuật chuyên ngành, nên khuyến khích tôi làm tuyển

Công trình Khảo và Luận ra đời, gồm 2 tập, ở 2 nhà xuất bản nối tiếp

nhau, quy tụ khóng phái tất cá mà là những gì có tính chất tiên biều cho vác

công trình của tôi đã có từ năm 1964 đến 2000 Có thể chia 64 bài rút ra từ 4 nguồn công trình đã có

Thứ nhất là từ các công trình viết riêng, hoặc chủ biên như:

1- Văn học cổ Việt Nam thế kỷ XVI- XVH- Tap I NXB Gido dục, H.1964 — 160 trang

2- Sái Thuận - Nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, Tv Văn hóa Thông tin

Hà Bắc, 1979 — 240 trang

3- Nguyễn Bảo- Nhà tho- Danh nhân văn hóa Thái Binh, NXB

Văn hóa, H 1991 — 140 trang

4- Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỳ XVHI, NXB Giáo dục và Đại học Huế 1995 — 200 trang

5- Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 6- Văn học thé ky XVI, NXB KHXH, H 1997 — 1127 trang

6- Tổng tập văn học.Việt Nam, Tập 7- Văn học thế kỷ XVIH đầu XVIII, NXB KHXH, H 1997 — 962 trang

7- Từ điển tác gia tác phẩm văn học Việt Nam - Đồng chủ biên với Nguyễn Đăng Manh — Nguyễn Nhu Y — NXB ĐHSP, H.2003- 850 trang

8- Trang Bung Phùng Khắc Khoan — Sở VHTT Hà Tây, 2000 -—

481 trang

- V,V

Trang 3

Thứ hai là lấy từ những công trình viết chung (đồng tác giả) như:

1- Văn học Việt Nam thế kỶ X đến nửa dein thé ky XVII NXB ĐH& THCN, H 1979 Chủ biên: Định Gia Khánh

2- Lê Quý Đón — Nhà bác học Việt Nam thế ky XVII, Thai Binh

1979

3- Văn học Việt Nam trên những chàng đường chống vám lược

NXB KHXH,H 1981

4- Sáu trăm năm Nguyễn Trái, NXB KHXH H.1982

5- Từ điển văn học, Tập I và tap U, NXB KHXH, H.1983,1984 6- Nguyễn Binh Khiêm — Danh nhân văn hóa — Bộ Văn hóa xuất

bản, H 1991

7- Đào Duy Từ — Thân thế và sự nghiệp — Thanh Hóa, 1993,

8- Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập I, II, II — Trung, tâm biên

soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, H 1995- 2002- 2003

9- Lê Thánh Tông — Con người và sự nghiệp NXB ĐHQG H.1997

10- Nhìn lại Hán Nóm học Việt Nam thế kỷ XX, NXB KHXH,

Thứ ba là lấy từ những công trình in ấn trên các Tạp chí khoa học chuyên

ngành, hoặc lấy từ Đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu cấp

Bộ, cấp ĐHQG:

1- Tạp chí khoa học của ĐHQG, các số về KHXH & NV

2- Tạp chí văn học của Viện Văn học

Trang 4

3- Tap chi nghiên cứu lịch sự của Vien Su hoc

4- Tap chi Han Nom của Viện Hán Nôm

5- Nội sạn nghiên cứu Phát học - Hội Phật giáo Việt Nam

6- Đề tài: Quan niệm văn học cổ Việt Nam B91.05.01

-_ M.V,

Thứ tư là lấy từ các Tuần báo như Ván nghệ, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay vài bài có nội dụng khoa hoc

- Nội dung và đặc điểm chủ yếu

I- Tất cả các bài trong Khảo và Luận đều trích xuất nguyên vân

từ những công trình đã xuất bản, không có bài viết chưa in, cũng không có

bổ sung, sửa chữa làm biến dạng diện mạo nguyên bản Cần thiết lắm thì

có chú giải để cập nhật tư liệu hoặc kiến giải mới Khảo và Luận có 2 tập

1100 trang

2- Khảo và Luận gồm các bài tuyển thuộc chuyên ngành van học Hán Nôm thời Trung đại, từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII Sách xoay quanh bốn chủ đề lớn Thứ nhất là loạt bài khái quát hoặc toàn giai đoạn, hoặc một vài thế kỷ Thứ hai là loạt bài nhiều nhất viết về /hể loại, về tác gia,

về tác phẩm Thứ ba là loạt bài viết về các chủ đề lớn, về các vấn đề văn bản,

chữ nghĩa qua tác phẩm trong giai đoạn văn học Thứ tư là loạt bài viết về

các đại ân sư, giới thiệu, đọc sách v.v về một số công trình văn học Hán Nôm mới xuất bản

3- Các bài viết không chỉ tập trung khảo luận các tác gia tác phẩm

đã được công nhận là lớn (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Lê Quý Đôn), mà còn đi vào nghiên cứu, giới thiệu

những tác gia có tầm cỡ vừa phải ở nhiều địa phương, đến nay còn ít nhiều được quan tâm (Sái Thuận, Nguyễn Húc, Nguyễn Bảo, Phùng Khác Khoan,

Nguyễn Tông Quai), đặc biệt văn học Đăng Trong thời chúa Nguyễn (Văn

Trang 5

học Thuận Quảng với Nguyễn Cư Trính, văn học Hà Tiên với Mạc Thiên Tích) Từ đó, sách cung cấp cho người dọc có địp hình dụng rõ hơn diện mạo

của văn học dân tộc

§ Tóm tắt thành tựu xuất sắc đã đạt được

Dưới dây xin viết về thành tựu của sách Khảo và Luận (2 tap,

1100 trang) trong môi liên hệ Khi cần thiết với tất cả các công trình (khoảng

5000 trang) đã có Và, xin viết gom tất cả các mục 8.1 8.2, 8.3 vào làm

một

- VỀ PHẦN KHẢO Khảo (tra xét tìm tồi) đo đối tượng nghiên cứu quy định Giai đoan văn học thể ky X- đầu XVIII khá xa ta về thời gian, Hầu hết, văn bản thơ văn, tư liệu về tác giả, tác phẩm, về các hiện tượng văn học

đã trải qua một quá trình lưu truyền, sao chép, sửa chữa Trong nghiên cứu,

sử dụng chúng phải thẩm định thận trọng và có thái độ hoài nghi khoa học Mặc dầu, nhiều thế hệ trước đã không ít tâm sức đóng góp cho việc sưu tập, khảo cứu văn học trung đại, sons vẫn cần khảo thêm một số van bản mới và vẫn phải kiểm tra lại, đặt lại một số vấn để tưởng như đã là định luận cuối cùng Khảo và Luận đã đi vào khảo cứu một số trường hợp như thế

1 Đi đầu trong khảo cứu văn bản thơ vịnh sử Trước tôi chưa một ai khảo sát văn bản /hơ vịnh sử, một lối thơ vịnh chuyện cũ, người xưa để tổ cái

ý chê khen (Lê Quý Đôn — Tự Đức) Tôi đã dấn thân vào văn bản loại thơ

này, kiếm tìm, hiệu chỉnh văn bản, dịch chú và nghiên cứu giá trị Cho đến nay đã có được (hiện bản của hầu hết thơ vịnh Nam sử thời trung đại (Việt giám vinh sử thi tập của Đặng Minh Khiêm, Khiếu vinh thi tập của Hà Nhâm

Đại, Tư hương vận lục của Lê Quang Bí — Vũ Công Đạo, Ngự chế Việt sử tổng vịnh của Tự Đức, thơ vịnh Nam sử của Cao Bá Quái Nguyễn

' ta ‘

Trang 6

Khuyến ) Với khoang dam sấu trăm bài thơ vịnh Nam sử, ít hơn so với hàng ngàn bài thơ vịnh Bắc sử (nhân vật lịch sử Trung Quốc), nhưng lại chân

thực, dân tộc và giá trị vào loại siêu đẳng, khi suy tôn đanh nhân đất nước

Thơ vịnh sử xứng đáng là guốc thi lịch sử cao quý của đân tộc thời trung đại, Tiếc rằng Khảo và Luận chỉ mới tuyển hơn một bài nghiên cứu

2 Tìm ra bài thơ "Nam quốc sơn hà” không phải là cua Lý Thường Kiệt Đề nghị gọi đó là bài "Thơ thần" - “Vô danh thị", Khoảng đầu nam

1993, tôi đi tìm tác phẩm sớm nhất của văn học trung đại Tôi đã viết bài khẳng định Quốc rô của Đỗ Pháp Thuận viết trả lời Lê Hoàn hỏi về "Quốc tộ” (Vận nước) là tác phẩm sớm nhất Nhưng cũng đồng thời ngay trong bài

báo đó (sau là bài đầu trong Khảo và Luận ), đề nghị xem lại tíc giả bài

NQSH Tôi tìm kiếm tư liệu, được cố GS Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn,

Bài Văn Nguyên nhất là GS Hà Văn Tấn gợi ý, GS Trần Quốc Vượng, Kiểu

Thu Hoạch, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Kính v.v khuyến miễn, đã viết gần chục bài báo đăng tải trên nhiều sách báo, tạp chí (trong Khao va Luận có 3 bài) đưa ra bốn kết luận: 1- Bài thơ NQSH không nằm trong các tập thi tuyển thời xưa (Việt âm thị tập, Trích diễn thì tập, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển v.v ) mà nằm trong truyền thuyết Trương Thống - Trương Hái, vốn là tướng lĩnh của Triệu Quang Phục, tự tử không ra thờ Lý Phật Tử, được tôn làm phúc thần Thần đọc thơ NQSH hai lần, lần thì âm phù

Lê Hoàn đánh Tống (981), lần thì giúp Lý Thường Kiệt đánh Tống (1076) Truyền thuyết có bài thơ này được hơn 30 tư liệu Hán Nôm sử, địa, văn (Việt điện w linh, Lĩnh nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt giám vịnh sứ

tập, Thiên Nam ngữ lục, Việt sư tiêu án +v và v.v ) và hàng trăm thần

tích ở Kinh Bắc ghi lại 2- Qua nhiều tư liệu Hán Nôm đáng tin cậy trên đây, không hề có tư liệu nào ghi chép bài thơ là của Lý Thường Kiệt hoặc tương

Trang 7

-6-truyén do Ly Thường Kiệt việt ra Tất cả đều ghị thông nhất: bài thơ là lời thần đọc lên âm phù con cháu đánh Biậc cứu nước, 3- Ty đó, chỉ ra Trần

Trong Kim trone “Việt Nam sử lược” (1920) đã Sải lẫm cán bài thợ cho Ly

Thường Kiệt, để rồi người đời sau cứ lấy sai truyền Sai, cho dén tan ngay nay giờ nên xóa bỏ ngộ nhận đó 4- Trả lại sự thật lịch sử cho vấn đề đã sai phạm

từ lâu Và, đặt cho bài thơ cái tên dễ chap nhan : Thy than NGHỊ Quốc son

hà, tác giả &huyếi danh, hoặc rô danh th; thì đúng hơn „ vì bài thơ có xuất xứ

từ văn bản của truyền thuyết lịch sử, Đến nay dư luận hầu như đã chấp nhận,

kể cả sách giáo khoa phổ thông, lãnh vực nghiên cứu sử học, văn học, Tuy

nhiên vẫn còn có học giả phân vân, nIghi ngại thậi cũng là điều đễ hiểu

3 Tái phát hiện địch sai từ Khuê táo Trong bài thơ Minh hương (Vua sáng tôi hiển) của Lê Thánh Tông có cau: We Trai tam thượng quang Khué

tảo Viện Sử học, viện Văn học đều dịch sai Khuê tảo, sai cả ý câu: “Ứe Trai lòng sáng như sao Khuê”, Sai ở chỗ bỏ mất nghĩa chữ ;đø, còn chữ Khuê thì hiểu chưa đúng nghĩa trong văn cảnh Thế nhưng cách địch sai này lại cùng cấp cho đời một lời bình, lời suy tôn sáng giá về nhân cách Nguyễn Trãi của vua Lê Thánh Tông Cho nên lời dịch sai này lanh chóng được lưu truyền từ

1962, qua năm 1980, khi nhân loại kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi, rồi cho đến tận đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi tôi chính thức viết báo để nghị phục hồi cách hiểu đúng với chữ nghĩa bài thơ, đúng với cách dịch chính xác của các vị túc nho trong nhóm dịch giả Lê Quý Đôn từ nam 1958,

Cách hiểu đúng, theo từ điển: Khuê: sao Khuê - biểu tượng văn chương, Tảo:

T0nE nước — biểu thị màu vẻ dep dé Khué tdo ghép lại là chỉ văn chương

€ao quí Theo quan niệm của người xưa thứ văn chương cao quí là văn chương kinh bang tế thế, kinh bang hoa quốc Lê Thánh Tông khen văn chương Nguyễn Trãi vì đó là thứ văn chương đã giúp Lê Lợi bình định giác

Trang 8

Minh, làm vẻ vang cho nước Cho nên câu thơ phải được dịch là: “Lòng Uc

Trai rạng tỏa văn chương”, đối với câu dưới: “Bụng Vũ Mục chứa đẩy vũ

lược” (VÑ Mục hung trung liệt giáp binh) Dịch sai thế là do bốn nguyên cớ:

1- Không hiểu tường tận nghĩa chữ, nghĩa từ, 2- Bỏ mất chữ đo không dịch 3- Không vận dụng phép đối trong Đường thi ở cập câu 3.1 để địch cho đăng

đối về nghĩa chữ với câu dưới 4+- Không nắm được quan niệm văn chương Của người xưa Ở công việc này, tôi chỉ phục hồi lại cách dịch đúng của các

vị túc nho trong nhóm Lê Quý Đôn từ năm 1958, nhưng có đi sâu hơn vào

chữ nghĩa,và viết, cùng trao đổi cũng vài bài

4 Về danh ngữ Tao đàn Nhân Kỷ niệm 550 năm sinh Lê Thánh Tông

(1442- 1992), tôi truy tìm tư liệu gốc thì chưa thấy có văn bản nào ở thế kỷ

XV ghi lại sự kiện Hội Tao đàn Đại Việt sứ ký toàn thư chỉ ghi việc tập hợp

28 tứ thần làm ra sách Quỳnh uyển cứu ca Các cụm từ Tao đân với tính chất

một Hội nhà văn cung đình, Tao đàn nguyên súy, Phó nguyên súy, Sái phụ

đều thấy sớm nhất là từ giữa thế kỷ XVI về sau Bài viết của tôi (có trọng Khảo và Luận ) được Hội thảo (GS Phan Huy Lê — GS Hué Chỉ chủ trì) hoan nghênh Phát hiện này trùng với phát hiện của Tiến sĩ John K Witmore Trường Đại học tổng hợp Michigan ở Mỹ (Xem Hội Tao đàn - thơ ca vũ trụ

và thể chế nhà nước thời Hồng Đức (1410 — 1491) Tạp chí văn học, số 5-

1996, Trần Hải Yến dịch) Chuyện này thật bất ngờ mà thú vị Chí ít thì nó cũng làm cho mình không bẽ mặt với học giả nước ngoài

5 Con khá nhiều vấn dé vé Khdo, song so dai dong, chi nén van tat

Như phân rõ Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không là hai thiển sư có quê quán, hành trạng, ngày sinh, ngày mất khác nhau, chứ không phải là một Như trả lại bài thơ Trào chiết tí Phát (Cười Phật gãy tay) trong thơ Cao Bá

Trang 9

-8-Quat, von lap ghép từ hai bài thơ cùng đề của Sái Thuận, Như trả cho Hàn Ô thời Đường bài Mẹ nhàn vẫn cho là của Không Lộ Như tên của Nguyễn

Tông Khuê ( ) thực ra là Nguyễn Tông Quai ( ) Như yêu cầu phải trả về

cho Bùi Văn Nguyên, người đầu tiên giải thích hai chữ song viết là song nhật (tức ngày chắn) chứ không phải Nguyễn Quảng Tuân Như trả về cho giải

thoại văn học mang tính chất dân gian câu đối nổi tiếng: Đồng aru chi kim dai di luc - Đằng giang tế cổ luyết do hồng, hơn là gần ghép cho Giang Văn

Minh, Nguyễn Tuấn, Trần Tuy, Phùng Khắc Khoan v.v Hoặc như việc tái phát hiện một số tác gia, tác phẩm (Nguyễn Húc với Cưu đài tập Phùng

Khắc Khoan với Huấn đồng thú tập, Đa thức tập, Nguyễn Hàng với Thiên Nam vấn lục và ) để đưa vào văn học sử từ điển bách khoa, từ điển văn học, tổng tập, tỉnh tuyển, hợp tuyển v.v

Nhìn chung, phần Khảo tuy không chiếm nhiều trang chữ nhưng lại là

những vấn để cụ thể, hữu ích Hơn nữa, phần này xem kỹ, lại rất có ý nghĩa

về mặt khoa học Chẳng hạn việc khơi nguồn văn bản thể tài thơ vịnh sử, sẽ

mở ra hướng nghiên cứu mới, lấy sự thống nhất hài hòa giữa quan niệm thẩm

mỹ của thi huấn Nho giáo với quan niệm thẩm mỹ của quốc thi dân tộc Thi

mỹ phải là đức — cái đẹp của cái đức trung quân ái quốc — nhân nghĩa thân dân Chẳng hạn việc khẳng định bài thơ NQSH là sáng tác tập thể sẽ quyết định đổi mới việc nghiên cứu bình giảng bài thơ, không phải chỉ như một tác phẩm thành văn bác học, mà còn như một sáng tác /áp rhể nhân gian về để

tài đất nước, trong bối cảnh văn hóa giàu sắc thái tâm linh của những thế kỷ

đầu thời tự chủ, khi con người đầy niềm tin vào Trời, Phật, Thần thánh, sấm

ký, âm phù Chẳng hạn việc dịch và hiểu đúng Khué rảo, sẽ thấy các triểu dai

phong kiến xưa vì để cao văn chương mà đề cao Nguyễn Trãi, và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn Chẳng hạn

việc tái phát hiện Cưuw đài ráp của Nguyễn Húc với nhiều ca đao, từ khúc và

Trang 10

lối thơ đậm chất đời thực của thơ Đỗ Phủ, cũng khiển cho việc viết văn học

sử cần xem xét điều chính v.v

Khảo là lãnh vực còn đang đòi hỏi nhiều tâm sức của các nhà nghiên

cứu ngữ văn văn học trung đại Sách Khảo và Luận với những dóng góp nhỏ trên đây, mong góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu giảng dạy văn học

cổ Hán Nôm ngày càng cụ thể, mình xác hơn

- VỀ PHẦN LUẬN

Phần Luận của Khảo và Luận gồm những bài viết tổng quan vê văn học trung đại, khái quát van hoc thé ky XVI, XVII, ban chung vé thể loại

văn học, giới thiệu về các tác gia, tác phẩm văn học và cuối cùng: giọt

nước tràn ly sự nghiệp nghiên cứu đào tạo của hai đạt ân sư Đặng Thai Mai,

Cao Xuân Huy Sau đây là mấy vấn đề nổi bật trong phần Luận

1 Thông qua việc khảo cứu văn bản thể tài vịnh sử, Khảo và

Luận lần đầu tiên đưa vào khuôn viên văn học sử nội dung và thi pháp đặc sắc của thể loại thơ này Cho đến nay, mới chỉ có GS Nguyễn Đồng Chi

viết vài trang giới thiệu, đánh giá Việt giám vịnh sử tập của Đặng Minh Khiêm (thế kỷ XVỊ) trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1960) Tôi đã tiếp nối, vừa khảo sát hầu hết văn bản, vừa nghiên cứu, giới thiệu thể tài Cho đến nay, tôi đã viết, dịch chú khoảng dăm sáu trăm trang cho văn học sử và cho vài đề tài cấp ĐHQG (ngang Bộ) Tôi thấy đây là một thể thơ vua trong tiệc suy tôn danh nhân lịch sử của đất nước thời xưa Được vậy là do loại thơ này, không chỉ dựa vào tư tưởng thấm mỹ Nho gia, mà còn là, có khi trước

hết là dựa vào, hoặc kết hợp với tư tưởng thẩm mỹ truyền thống Đại Việt Tiếc rằng trong Khảo và Luận mới chỉ tuyển kịp một bài

Trang 11

-10-2 Khác họa điện mạo, đặc trưng văn học thế ký XVI - đầu thế ky XVIHII, ml xác, súc tích, phong phú, da dạng trong lịch sử nghiên cứu

văn học các thế kỷ này Hiện nay, nói đến văn học Lý Trần thì trước hết là viện Văn học, qua Thơ văn Lý Trần, với GS Nguyễn Huệ Chỉ; nói đến văn học thế kỷ XV thì trước hết là khoa Ngữ văn Đại họẻ Sư phạm Hà Nội qua các công trình của GS Bùi Văn Nguyên; nói đến văn học thế ký XVI - dấu

XVIII thì trước hết là khoa Văn học Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội,

với một số công trình của tôi Sinh thời GS Dinh Gia Khánh từng nói với tôi

là ông đành bỏ trống Tổng tập văn học thế kỷ XVI — XVII nếu tôi không làm, vì hiện chỉ có tôi mới sở hữu được nhiều tư liệu văn học thuộc các thế

kỷ này (Tôi và đồng nghiệp đã làm xong hai Tổng tập 6 và 7 với hơn 2000 trang ngay trong năm 1996- 97) Quả thực, từ khi vào nghề (1959) cho đến nay, tâm sức của tôi chủ yếu tập trung vào văn học thế kỷ XVI - đầu XVIII

Cho nên đã tích lũy được nhiều tư liệu và đựa vào khốt lượng tư liệu này,

cùng với một phương pháp văn học sử linh hoạt, cập nhật, có sự dẫn dụ và cổ

vũ của GS Định Gia Khánh khi còn ở Trường, tôi đã khác họa diện mạo và đặc trưng văn học các thế kỷ này, với một số kiến giải không thấy, hoặc chỉ thoáng thấy ở các tập văn học sử cùng thời

2.1 Khẳng định văn học các thế kỷ này vẫn tồn tại cẩm hứng dân tộc và xuất hiện cảm hứng về quyển sống con người, những vẫn để mà các tập văn học sử khác không đề cập tới, hoặc chỉ một thoáng lướt qua Thường thì khi viết văn học sử thời này, các học giả tập trung vào uăn học thỏa mãn với hiện thực, ca ngợi các triểu đại và văn hoc dn dat Nay toi khang định chính cảm hứng dân tộc là cơ sở thẩm mỹ cho sự tồn tại khuynh hướng (hoặc

chủ đề lớn) yêu nước và tự hào về bản lĩnh cố hữu của dân tộc, thông qua cái

nhìn hoài cổ, phúng kim (thơ vịnh sử, thơ đi sứ, diễn ca lịch sử ), thái độ

phê phán nội chiến phi nghĩa tệ lậu xã hội (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn

Trang 12

-11-Dữ, Nguyễn Cư Trinh ) và niềm tin vie văn hội bình trị, nhất thong dat nước (Tứ thời khúc vịnh, Neva Lohg cương vấn, Viết sự ciên âm, Thiên Nam ngũ lục, Nam triểu công nghiệp diễn chí 4)

Cảm hứng nhân văn cũng là cơ sở thẩm mỹ cho sự xuất hiện nhiều tác

phẩm có chủ đề: ca ngợi, bdo vé tinh véu ne do, hanh phe tran the dae biết

là số phản bị kịch của HgưỜI phụ nữ, trong đó Có CHUNG HỨ, ca ahi Vuong Tường, Lám truyển kỳ tgộ, Truyền kỳ mạn lục, Song Tink Bdt Da } Day la

những tác phẩm thể hiện tinh thần nhân van mới mẻ, chưa thấy trong văn học thế kỷ trước, nhưng sẽ thành tỉnh thần chủ đạo của văn học các thế kỷ sau,

2.2 Văn học thế kỷ XL1 - dâu XVIH đánh dấu bước phát triển mới

mẻ của thể loại văn học chữ Hán, đặc biết văn học Nôm cưới ảnh huong cud tăn hóa văn nghệ dân gian Cu thé: văn học chữ Hán có thành tựu của rhơ

trường thiên cổ thé (Cam hitng chia Nguyén Binh Khiém: 300 cau tho, Quan

sử của Lương Hữu Khánh: 400 câu thơ, ), nổi bật là thành tựu của /h£

truyền kỳ qua “thiên cổ tùy bút” Truyền kỳ mạn lục Đặc biệt, văn học Nôm

có bước phát triển mới với nhiều thể tài lấy thể thơ lục bái song thất lục bát,

ca trù trong thơ ca dân gian làm nền thơ cho tác phẩm (Vẫn, ca, về, vịnh

khúc, diễn ca lịch sử, truyện nôm, hát ả dao ) Điều này chứng tổ văn học

có bước phát triển mới, là nhờ vào việc tiếp biến thể loại thơ ca dân gian, điều chưa thấy ở văn học thế kỷ trước đó Cũng ít thấy các tập văn học sử khác nhấn mạnh khi viết về văn học thời này

2.3 Văn học thế kỷ XVI - đầu XVIH đa dang vé dia bàn và bình đị

vé tinh chất Bức tranh của van học dân tộc thời này mở rộng vào Đàng

Trong, qua Thuận Quảng, vào Hà Tiên, Cà Mau, với lực lượng sáng tác khá

nổi bật: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Cư Trình, Mạc Thiên Tích Đó cũng là sự phát triển mới của văn học đân tộc, mà

trước đây các sách văn học sử chỉ thoáng qua Riêng tôi thì từ 1964, đã viết

Trang 13

bài: Đào Duy Từ và văn học miễn nam Sống Gianh thế ký XVI, và đến 1997

lại dành khoảng 150 trang lớn giới thiệu và tuyến tác phẩm văn học Dang

Trong trong Tổng tập 7 văn học Việt Nam

Văn học các thế kỷ này bình dị, đại chúng hơn văn học bác học thời

Lê Thánh Tông Đó cũng là sự phát triển mới của ý (hức văn học, mà nguyên nhân là sự thâm nhập của văn hóa văn nghệ dân gian vào các quá trình của

văn học viết, vào ý thức văn học của tác giả và cả độc giả

3 Quan tâm thì pháp (tức đặc trưng tính chát) săn học trung đại,

nhất là thi pháp thể loại Trong Khảo và Luận , có bài viết quan tâm đến

thí pháp văn học trung đại (Văn dĩ tải đạo, tính chất bất phân văn sử triết,

tính chất giáo huấn, sùng cổ ) những bốn năm bài viết vẻ thể loại mới đáng

chú ý Cho đến nay, viết về thể loại văn học trung đại, mới chỉ có vài học giả:

Bài Văn Nguyên, Nguyễn Huệ Chi, Trần Đình Su, Nguyễn Phạm Hùng Riêng tôi đã viết đăm sáu bài và tuyển bốn bài vào Khảo và Luận Tôi coi nghiên cứu thể loại là phương diện quan trọng trong nghiên cứu lịch sử văn

học Tôi coi thể loại văn học cổ là một hệ thống có hai nhánh, nhánh tiếp

biến các thể loại văn học Trung Quốc gọi là nhánh ngoại nhập, nhánh tiếp biến các thể loại văn học dân gian gọi là nhánh nội sinh Sự sáng tạo diễn ra

ở cả hai nhánh Nhưng chủ yếu là ở nhánh Hội sinh với các thể loại văn học Nôm, từ thế kỷ XVI trở đi Một cách đại quan như thế, chưa hề thấy các đại

gia nghiên cứu về thể loại bàn nhiều Tôi coi đây cũng chỉ là suy nghĩ bước đầu, cần điều chỉnh và hoàn thiện, nhưng đó là suy nghĩ riêng của tôi

4 Chú ý đến các tác giả vừa phải ở nhiều địa.phương Nghiên cứu

văn học thế kỷ X - đầu XVII, tôi không chỉ tập trung vào những tác gia lớn như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn đi vào kháo

Trang 14

cứu các tác gia có tầm cỡ vừa phải ở nhiều dia phương như Lê Quý Đôn, Nguyễn Bảo, Nguyễn Tông Quai cla Phd: Binh © Séi Thuan cua Hd Bae Phùng Khắc Khoan cla Hé Táy Nguyễn Hue Nguyễn Dữ của Hới Dương

Hồ Quý Ly, Đào Duy Từ của Thanh Hóa, văn học Huế thời chúa

Nguyễn Khảo và Luận tuyển hầu hết các bài viết về các tác giả trên

Việc làm này giúp độc giả có cơ hội hình dụng đầy dù bức tranh phong phú

nhiều màu sác của văn học dán tộc Việc làm này, hầu như còn ít thấy với các chuyên gia văn học Hán Nôm

5 Cuối cùng là khách quan khoa học - thấu lý đạt tình qua những bài viết về các bậc ân sư, mà tôi trực tiếp thụ giáo Hai bai voi GS Dang Thai Mai, trong đó, xin trộm phép Thầy trích dẫn một linh cảm tính tế mà kín kẽ về bai tho ma con hang quan tam: “Theo truyền thuyết thì bài thơ đấu

tranh yêu nước lâu đời nhất mà hiện nay văn học sử nước ta còn giữ được ià

bài thơ mà có người bảo là của Lý Thường Kiệt (Tôi nhấn mạnh: B.D T) viết vào khoảng cuối thế kỷ XI” Còn bài viết: Tưởng niệm 9Š năm sinh thầy Cao

Xuân Huy - vị sự biểu của nên Hán học Việt Nam hiện đại, thì theo dư luận, tôi đã thấu hiểu phần nào đạo cao đức cả Thây mình: “VỊ trí sư biểu của

Thầy Cao Xuân Huy càng hiếm quý khi ở thầy nổi bật một nhân cách cao

thượng, lương tâm thanh khiết, tiêu biểu cho cả lốp trị thức cao học, con em các “thế gia vọng tộc”, dứt khoát từ bỏ phú quý vinh hoa, lòng không bon

mảy may danh lợi, đem văn hóa phụng sự cách mạng kháng chiến, kiến quốc Thật là:

Ai wu vang vac trang in nic Danh lợi láng lâng gió thổi hoa

(Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bình Khiêm)

Trang 15

-14-Như vậy, qua các trang trên, đã trình Đây gom tất cả những gì mà mục:

$.1-8.2-8.3-8.4-8.5 yêu cầu qua sách Khảo và Luận chứng vật xin xét thưởng Còn như nêu các giải thưởng mà công trình đã giành được thì xin coi như không cần Vì Khảo và Luận tính tuyển từ nhiều sách báo, tạp chí, viết rải rác ngót 40 năm không thể nhớ hết việc khen thưởng diễn ra

hàng nam Va lại với các công trình như đã để cập cụ thể trên đây dư luận

xã hội đánh giá, có lẽ còn minh xác hơn, có ý nghĩa nhiều hơn là khen

thưởng diễn ra thường lệ hàng năm, hoặc qua những địp nghiệm thu thẩm định

9 Về tác giả công trình

1 Họ và tên Bùi Duy Tân — PGS (1984)

2 Ngày tháng năm sinh 20 — 10 — 1935

4 Dia chi, điện thoại nhà riêng: 85 Nguyễn Quý Đức —- Phường Thanh Xuan Bac — Quan Thanh Xuân —- Hà Nội

DT:8542923

5 Quá trình đào tạo

1956 — 1959: Cử nhân Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội

1965 — 1970: Cử nhân Hán học — Viện Khoa học Xã hội

Việt Nam Lớp đào tạo đột xuất

6 Quá trình công tác:

1959 -2000: Cán bộ giảng dạy Văn học Hán Nôm trung đại Việt Nam

1980 — 1984: Chức vụ chính quyển cao nhất: Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp

1990 — 1994: Chức vụ chuyên món cao nhất: PGS — Chủ

nhiệm bộ môn Văn học trung đại — dan gian

Trang 17

DON VI: TRUONG BAI HOC KHOA HOC XA Hl CONG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VA NHAN VAN, DHOGHN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2005

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG XÉT GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(hoặc GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC) VỀ KH&CN NĂM 2005

(kèm theo Quyết định số 33!2005IQĐ-TTs ngày 1510212005 của Thủ tướng Chính phủ)

1 Những thông tin chung

1 Tên công trình đề nghị xét thưởng:

Khảo và luận một số thể loại, tác gia,

tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

(2 tập, 1100 trang, NXB Giáo dục 1999, NXB Đại học Quốc gia 2001)

2 Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở: Số 1050/XHNV-KH&SĐH, ngày 06/4/2005

3 Ngày họp Hội đồng: 07/4/2005

Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

4 Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên : 9/0

3 Khách mời tham dự họp Hội đồng: không

H Nội dung làm việc của Hội đồng

1 Hội đồng đã trao đổi, thảo luận đánh giá từng công trình, đối chiếu với từng chỉ

tiêu xét thưởng

2 Hội đồng đã bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

a) Truong Ban: GS Lé Quang Thiém

b) Hai uy vién: PGS TS Trần Nho Thìn

TS Nguyễn Phạm Hùng

3 Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá Hồ sơ đề nghị xét thưởng trên cơ sở cân nhắc, đối

chiếu với từng chỉ tiêu đánh giá xét thưởng

Kết quả kiểm phiếu đánh giá xét thưởng Hồ sơ được trình bày trong biên bản kiểm phiếu gửi kèm theo

4 Kết luận và kiến nghị của Hội đồng (số phiếu để nghị trên tổng số thành viên: /) 4.1 Đề nghị tạng Giải thưởng Nhà nước: 9/9 tổng số phiếu của Hội đồng

4.2 Đánh giá, nhận xét về giá trị khoa học, giá trị công nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kính tế - xã hội, hiệu quả khoa học - công nghệ:

1

Trang 18

Đây là công trình nghiên cứu tập hợp các kết quả nghiên cứu khoa học nhiều năm, có giá trị lý luận và thực tiễn, có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu, đào tạo, học tap văn học trung đại Việt nam

4.3 Kết luận của Hội đồng

Căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng giải thường

cấp Bộ xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt tặng Giải thưởng Nhà nước cho công trình sau:

* Tên công trình:

Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm van học trung đại Việt Nam

* Tác giả công trình: Phó giáo sư Bùi Duy Tân

IS

4

Trang 19

XÉT GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2005

(Kèm theo Quyết định số: 33/2005/QĐ-TTg ngày 15/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ)

I Những thông tin chung

1 Tên công trình đề nghị xét thưởng:

Khảo và luận

một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

2 Quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ:

159QĐIKHCN ngày 06 tháng 05 năm 2005

3 Ngày họp Hội đồng: Ngày 11 tháng 0Š năm 2005 Địa điểm: Phòng 203 Nhà Điêu hành Đại học Quốc gia Hà Nội

144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

4 Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: 8/9 thành viên

Vắng mặt: 01 người : GS Phan Huy Lê 5: Khách mời tham dự họp Hội đồng:

1 | Bà Bùi Thị Chiêm Chuyên viên Bộ Khoa học Công nghệ

2

3

Il Noi dung lam việc của Hội đồng

1, Hội đồng đã trao đổi, thảo luận đánh giá từng công trình, đối chiếu với từng chỉ tiêu xét thưởng:

- GS Phan Cự Đệ phát biểu:

GS Bùi Duy Tân là một chuyên gia hàng đầu vẻ Văn học Việt Nam thế kỷ XVI

- đầu thế ký XVHI “Khảo và luận một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học

trung đại Việt Nam” là một công trình có tính chất khoa học cao, có đóng

Trang 20

My

góp rất lớn với Văn học Việt Nam Theo tôi phản khảo đã duoc GS Tan

làm rất công phu Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận xét của 2 GS phản biện, công trình xứng đáng được đề nghị trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học Công nghệ năm 2005 :

- GS Lé Quang Thiém phat biéu:

GS Tan da khao sat trén van bản cũng như ở các địa phương rất công phu, chỉ tiết, đào sân từng vấn đề Cách “luận” cũng hoàn toàn hợp lý

2 Hội đồng đã bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

a) Trưởng Ban: TSKH Nguyễn Đình Đức

b) Hai uỷ viên: GS Lê Quang Thiêm

4 Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

4.1 Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng

- Đề nghị Giải thưởng Nhà nước: 8/8 phiếu

- Không đề nghị giải thưởng: 0/8 phiếu

4.2 Đánh giá, nhận xét về giá rrị khoa học, giá trị công nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế — xã hội, hiệu quả khoa học - công nghệ - bởi những giá trị đó mà Hội

đồng đề nghị tạng Giải thưởng Nhà nước cho công trình

Công trình thúc đẩy xu hướng khảo sát văn bản, dẫn chỉ từng câu chữ; buộc xem xét từng câu chữ, sửa lại một số định kiến cũ, do đó đặt yêu cầu khoa học hoá việc nghiên cứu văn học

Công trình đặt cơ sở khoa học cho một số mảng nghiên cứu văn học trung đại: lý luận thể loại văn học trung đại, thơ vịnh sử; thơ dã sử, và hiện nay các luận văn cao học, nghiên cứu sinh đang tiếp tục khai thác phát triển

Công trình có đóng góp quan trọng đối với ngành nghiên cứu văn học cổ

Trung đại Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đào tạo đại học và sau đại học.

Trang 21

4.3 Kết luận của Hội đồng

Căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng giải thưởng Quốc gia xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt tặng Giải

thưởng Nhà nước cho công trình sau:

= Tên công trình:

Khảo và luận

một số thể loại, tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

* Tac gia cong trinh :

PGS Bui Duy Tan

THU KY KHOA HOC CUA HOI DONG CHU TICH HOI DONG

TSKH Nguyên Đình Đức GS TSKH Đào Trọng Thi

Ngày đăng: 08/08/2016, 12:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w