1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát những điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở một số tỉnh đồng bằng sông hồng

192 238 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH * KY YEU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 1998 - 1999

KHAO SAT NHUNG DIEU KIEN BE THỰC HIỆN

CONG NGHIEP HOA, HIEN BAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON 6 MOT S6 TINH BONG BANG SONG HONG

Trang 2

— eo Se 4S ADA UN FPF WD WN

NHOM TAC GIA

TS Nguyén Thanh Tam (chi bién) TS Triéu Quang Tién

CN Đỗ Việt Trì

CN Dang Mai Lam

CN Nguyén Ngoc Thanh

CN Dang Kim Oanh (Thu ky)

CN D6 Xuan Tuat

„ CN Đoàn Thị Hương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

* Đường lối, chủ trương của Đảng về cơng nghiệp

hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thôn Việt Nam

TS Nguyễn Thanh Tâm

* Khảo sát điều kiện thực hiện công nghiệp hố, hiện

đại hố nơng nghiệp và nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc

TS Triệu Quang Tiến - CN Đỗ Việt Trì * Khảo sát điều kiện tiến hành cơng nghiệp hố, hiện

đại hố nơng nghiệp và nông thôn ngoại thành Hà Nội

CN Đặng Mai Lâm - CN Nguyễn Ngọc Thanh

* Khảo sát điều kiện thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thôn ở tỉnh Bắc Ninh

—ƠN Đặng Kim Oanh - TS Nguyễn Thanh Tâm * Những điều kiện cho công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn ở tỉnh Hà Tây

CN Đỗ Xuân Tuất - CN Nguyễn Thị Chinh

* Những điều kiện để thực hiện công nghiệp hố, hiện

đại hố nơng nghiệp và nông thôn ở tỉnh Hưng Yên

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Cơng nghiệp hố (CNH), hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp và

nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng ta và nhân dân ta

trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN

Đường lối, chủ trương quan trọng ấy được đề ra từ Đại hội lần thứ VIH (từ 29-6 đến 1-7-1996) của Đảng Sau đó một số nghị quyết

HNTU, nghị quyết BCT Trung ương Đảng cụ thể hoá, phát triển và

nhanh chóng được thực hiện trong đời sống xã hội nước ta 4 năm qua

(1996 - 2000) Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy rằng, để thực

hiện đường lối, chủ trương đó của Đảng, ngoài những điều kiện chung đã được Đảng, Nhà nước quy định, thì đối với từng miển, từng vùng lãnh thổ, từng địa phương khác nhau trong cả nước cũng đòi hỏi phải

có những điều kiện riêng cụ thể về địa lý tự nhiên; trình độ phát triển

kính tế - xã hội, văn hoá - giáo dục; sự nhận thức của cán bộ, đảng viên, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và sự hưởng ứng, tham gia tự giác của nhân dân Đề tài khoa học Khảo sá: những điều kiện để thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn ở một số tính đồng bằng sông Hồng, là thiết thực góp phần: tìm hiểu, nghiên cứu những điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng ở một

vùng nông nghiệp, nông thôn trọng điểm thuộc đồng bằng Bắc Bọ aq

Đây là đề tài khoa học cấp cơ sở năm 1999 của Học viện CTQG Hồ Chí Minh Tạp chí Lịch sử Đảng là đơn vị chủ trì thực hiện theo

Quyết định số 38-39/QĐÐ ngày 19-11-1998 của Giám đốc Học viện Mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

Đảng, chính quyền địa phương cụ thể hoá, vận dung đường lối, chủ

trương của Trung ương vào điều kiện địa phương

- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu những điều kiện thực tế để

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,

Hà Tây, ngoại thành Hà Nội và Hưng Yên, tạo tiền đề mở rộng điện khảo sát các tỉnh, địa phương còn lại thuộc vùng đồng bằng Bác Bo

- Thực hiện viết các báo cáo chuyên để, thông qua đó tập hợp thành Kỷ yếu đề tài và viết báo cáo tổng quan với những vấn đề cơ bản nhất, nêu những giải pháp, kiến nghị để tiếp tục thực hiện đường

lốt, chủ trương này của Đảng ở các địa phương nói trên nhằm đạt hiệu

quả cao trong thời gian tới

Nội dung nghiên cứu

- Đối với các để tài nhánh, tiến hành khảo sát toàn điện những

vấn để ở địa phương liên quan đến nội dung đường lối CNH, HDH

nông nghiệp, nông thôn của Đảng Đó là vị trí địa lý, đặc điểm tình

hình kinh tế - xã hội, nhận thức của các cấp uy Dang vé van dé CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật

chất, đội ngũ cán bộ, nguồn lực lao động và kết quả triển khai thực

hiện chủ yếu trong năm 1998, 1999

- Đối với nội đung báo cáo tổng quan tập trung nghiên cứu trình bày các van dé san:

+ Phan tich, téng hop dac diém tinh hinh chung về tự nhiên, xã hội, kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Hồng ven Hà Nội những nơi đã khảo sát, trước yêu cầu đường lối, chủ trương CNH, HĐH nông

Trang 6

+ Sự nhận thức, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng,

những cố gắng của Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh nói trên để chuẩn bị các

điều kiện triển khai, thực hiện

+ Khảo sát thực trạng, đánh giá kết quả bước đầu việc triển khai

thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh nói trên và

các huyện ngoại thành Hà Nội

+ Để xuất một số kiến nghị giải pháp về những điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chung cho cả vùng châu thổ sông Hồng có hiệu quả hơn trong những

nãm tới

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận là các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí

Minh, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lénin vé CNH, HDH dat nước

- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát là chủ yếu; kết

hợp vừa khảo sát văn kiện, tài liệu, báo cáo, vừa khảo sát thực tế tại các cơ quan chức năng của tỉnh, đến những huyện, xã điển hình mạnh và yếu kém trong việc chuẩn bị điều kiện triển khai thực hiện đường

lối chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông tôn - Phân tích, tổng hợp vấn đề, trình bày báo cáo chuyên để riêng

từng tỉnh một cách khá chỉ tiết Báo cáo tổng quan nêu khái quát

những vấn đề chính

- Trong các chuyên dé nhánh, cũng như báo cáo tổng quan triệt để sử dụng phương pháp lịch sử Đảng, điều tra, phỏng vấn, phương

Trang 7

- Do tính chất mới mẻ của dé tài, phạm vi nghiên cứu rộng, do công việc thường kỳ của Tạp chí, nên đề tài mời thêm tác giả và cộng tac viên ngoài đơn vị như: Đồng chí Đỗ Việt Trì, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Một số cộng tác viên là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của các Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh uỷ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên và BTG Thành uý Hà Nội cũng

tham gia khảo sát thực tế

- Như vậy, tập thể tác giả gồm 9 người, trong đó 2 Tiến sĩ và 7 cử nhân khoa học lịch sử

Quá trình triển khai nghiên cứu

- Bất đầu triển khai từ tháng 2-1999, do đơn vị chủ trì phải triển

khai gấp và hoàn thành sớm đề tài tiềm lực Chủ nhiệm đề tài họp các tác giả phổ biến kế hoạch nghiên cứu, thống nhất những nội dung

chính của các để tài nhánh và dự kiến nội dung báo cáo tổng quan,

thống nhất lực lượng tác giả, cộng tác viên theo chuyên đề va dé ra

những công việc cụ thể thực hiện theo các bước của kế hoạch triển

khai đề tài

- Tiến hành khảo sát tu liệu, văn kiện, báo cáo của Trung ương Đảng, các Đảng bộ tỉnh, thành phố trong phạm vi đề tài nghiên cứu Công việc này được thực hiện bắt đầu từ tháng 3 năm 1990,

- Gửi công văn, liên hệ các: BTG, Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở nông

nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Các nhóm tác giả viết đề cương sơ lược khảo sát Các để cương đề tài nhánh đã bám sát những nội dung chính của

dé tài do chủ nhiệm hướng dẫn ( Từ tháng 4 đến tháng 5 - 1999),

Trang 8

+ Hà Nội : Các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh, BTG Thành uỷ + Vinh Phúc : Thị xã, các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo + Bắc Ninh : Thị xã, các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành + Hưng Yên: Thị xã, Văn Giang, Mỹ Văn, Khoái Châu, xã Mễ Sở

Thời gian khảo sát từ tháng 6 đến tháng 10 - 1999,

- Hệ thống số liệu và thông qua dé cương chỉ tiết các đề tài nhánh, viết báo cáo chuyên để ( Từ tháng 11- 1999 đến tháng I- 2000)

- Chủ biên đọc duyệt, biên tập các chuyên đề, bổ sung tư liệu, số

liệu và viết Tổng quan đề tài ( Từ tháng 2 - 2000 đến nay)

Quá trình triển khai thực hiện để tài do gặp một số khó khăn chung của đơn vị, khó khăn của nhóm tác giả và của chủ nhiệm nên

việc hoàn thành đề tài đã chậm mấy tháng so với kế hoạch đã quy định

Kết quả nghiên cứu đề tài:

Sau hơn một năm thực hiện, với sự phối hợp cộng tác của một số cán bộ các Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Bác Ninh,Ha Tay,

Hung Yén va BTG Thanh uỷ Hà Nội, nhóm tác giả đẻ tài đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh, thành phố nói trên Những kết quả

khảo sát được các tác giả nghiên cứu, biên soạn thành từng chuyên đề

Trang 9

Tập kỷ yếu gổm có 6 chuyên đề, được sắp xếp theo trật tự từ việc nghiên cứu đường lối, chủ trương chung của Đảng đến khảo sát các

điều kiện thực tiễn ở mấy tỉnh trong vùng Đây là kết quả bước đầu

phần ánh những co gắng về tỉnh thần lao động khoa học nghiêm túc

của nhóm tác gia Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn, phạm vi địa bàn _ khảo sát rộng bao gồm 5 tỉnh ven sông Hồng, nên Kỷ yếu chắc chắn

chưa thể phản ánh thật đầy đủ thực tiễn phong phú, sinh động ở các địa phương đang thực thi đường lối, chủ trương CNH,HDH nông nghiệp và nông thôn của Đảng

Mong cơ quan quản lý và các nhà khoa học góp ý kiến để Kỷ yếu dé tài khoa học được hoàn thiện

Trang 10

DUONG LOI, CHU TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

VỀ CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP

VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM

TS Nguyễn Thanh Tâm

Ngay từ khi mới ra đời, tiếp nối quá trình lãnh đạo cách mạng dân

tộc dân chủ, ĐCS Việt Nam đã đề ra và thực hiện từng phần một số

nhiệm vụ của cách mạng XHCN Trong quá trình tập trung ý chí vừa lãnh đạo sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; vừa lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc, Đảng đã có nhiều công lao nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng đường lối, xác định mục tiêu, phương hướng và tạo dựng mô hình CNXH ở nước ta Mục tiêu cơ bản mà Đảng đề ra và phấn đấu thực hiện là lãnh đạo nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, tự do dân chủ, CNXH; trong đó dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, nhân dân làm chủ, đời sống văn minh Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Đảng ta và nhân dân ta đã trải qua một quá trình thực nghiệm lâu dài với nhiều thành công và cũng có khuyết điểm thất bại Với quyết tâm vì lợi ích của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, kiên trì mục tiêu độc lập đân tộc

gắn liền với CNXH, cuối cùng Đảng để ra được đường lối đổi mới toàn

diện, xác định Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; đổi mới quan điểm, bước đi của việc thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hố (CNH) đất nước, đặc biệt là đã đề ra đường lối, chủ trương,

chính sách về công nghiệp, hiện đại hoá (HĐH) nông nghiệp và nông

thôn Việt Nam Đây là một bước tiến quan trọng thể hiện quan điểm

Trang 11

bước đi đúng đắn của Đảng trong việc xác định đường lối chiến lược lau dai vA nhiệm vụ hàng đầu trước mắt của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước ta trong bối cảnh không còn hệ thống XHCN thế giới

I.NHỮNG CƠ SỞ, TIỀN ĐỂ CỦA ĐƯỜNG LỐI CNH, HĐH

NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

Đường lối CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn được Đảng đề ra trong những năm gần đây và chính thức đưa vào Nghị quyết Đại hội

VIH (1996) của Đảng Để có đường lối, chủ trương ấy, Đảng ta đã trải

qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu lâu dài và dựa trên những cơ sở, tiền đề về đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng CNXH trước đó của Đảng và thực tiễn đất nước, thực tiễn cách mạng nước ta Có thể nêu lên

mấy cơ sở, tiền đề chủ yếu, quan trọng sau đây:

1.Đảng ta sớm nhận thức được tâm quan trọng của vấn đề nông

nghiệp, nông dan và nông thôn trong cách mạng Việt Nam

Trang 12

thương nghiệp, xây dựng thành thị, xây dựng nông thôn phồn thịnh, văn

minh là một yêu cầu lịch sử, một nhiệm vụ tất yếu của cách mang nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu này đặt ra cấp thiết và cao hơn

Do nắm bắt được yêu cầu lịch sử đó và nguyện vọng ngàn đời của

nhân dân là đân tộc độc lập, nhân dân tự do, công nhân làm chủ nhà máy, hầm mỏ, nông dân có ruộng cày đời sống no ấm, mà trong các cương lĩnh chính trị đầu tiên của mình Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến

lược chống đế quốc, giải phóng dân tộc, gắn liền với nhiệm vụ chống phong kiến giành dân chủ thắng lợi để tiến lên CNXH Theo nhiệm vụ

chiến lược đó, trong quá trình lãnh đạo, Đảng đã xác định vai trò quan trọng của nông thôn và nông dân Giai cấp nông dân là một động lực

cách mạng, là đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân, cùng với công

nhân kết thành đội quân chủ lực của cách mạng DTDC Đảng coi nông thôn đồng bằng, miền núi, nông thôn ngoại vi thành thị là những địa bàn chiến lược quan trọng có ý nghĩa quyết định trước tiên trong điều kiện kẻ thù chiếm đóng và làm chủ thành thị, để tập hợp lực lượng đông đảo, xây dựng căn cứ địa cách mạng, bảo tồn cơ quan lãnh đạo, thực hiện khởi nghĩa từng phần giành chính quyển trước ở nông thôn, giải

phóng từng vùng nông thôn, tiến lên tổng khởi nghĩa ở thành thị và

những vùng nông thôn còn lại trong cả nước Nhờ đó Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vẻ vang, nước Việt Nam độc lập, chính thể

cộng hoà dân chủ ra đời

Khi lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm

lược, Đảng xác định nông thôn đồng bằng, miền núi là hai trong ba

Trang 13

tiếp của chiến trường Chú trọng phát triển nông nghiệp để bảo đảm đời

sống cho nhân dân, tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm cho kháng

chiến Trong kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc XHCN là hậu phương lớn của tiền tryến4miển Nam Nông thôn miền Bắc là nơi cung cấp lực lượng người, của chủ yếu cho chiến trường miền Nam; là nơi sơ tán cơ sở và lực lượng sản xuất kinh tế công nghiệp, thương nghiệp ở các thành phố bị địch đánh phá ác liệt Sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi, có vai trò rất lớn của nông dân và nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng

Khi đất nước hoà bình sau năm 1954, và độc lập, thống nhất hoàn toàn sau năm 1975, công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước theo đường lối của Đảng, chủ yếu là khôi phục, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp Công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” được tiến

hành ở thành thị và nông thôn Công cuộc xây dựng nông thên mới

được bắt đầu theo một quy mô rộng lớn hơn trong phạm vi cả nước, cả vùng sâu, vùng xa vùng căn cứ địa trước đây Tiếp tục tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều nghị quyết của Đảng trong thời kỳ này đã phản ánh tỉnh thần, nội dung cách nhận thức, đặt vấn đề quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã được xác lập qua các thời kỳ lịch sử trước đó của cách mạng nước ta

Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, đo hoàn cảnh đất nước chiến tranh

kếo dài, thời gian xây dựng đất nước, xây dựng nông thôn thường xen

kẽ rất ngắn giữa hai thời kỳ hoà bình và chiến tranh; đo nhận thức và đánh giá vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân của các cơ quan lãnh đạo chưa thật triệt để đầy đủ, cho nên vấn đề nông nghiệp, nông

thôn, nông dân có những hạn chế không phù hợp với thực tiễn đất nước

Trang 14

nghiệp đình trệ, năng suất không phát triển, ruộng đất hoang hoá, lao động ở nông thôn, nông nghiệp phân tán Một nước nông nghiệp , đồng ruộng thẳng cánh cò bay mà quanh năm thiếu lương thực lúa, gạo, phải

nhập gạo của nước ngoài Dân tình cả nông thôn và thành thị nhiều nơi

đói kém Làng mạc từ cơ sở hạ tầng đến đời sống văn hoá có những

vùng ít được thay đổi đi lên Cuộc khủng hoảng kinh tế xâ hội ở nước ta

trong những năm 80, cũng chính là khủng hoảng thiếu về lương thực, thực phẩm, hàng hoá Một số đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phải mất nhiều thời gian và sức lực thậm chí phải hy sinh vì lo lắng cho cái ăn, cái mặc của nhân dân Không thể tưởng tượng đất nước ta, trước hết là nông thôn, nơng dân sau hồ bình, thống nhất đất nước

lại lâm vào một thời kỳ khó khăn như thế Trong nhiều gia đình, thôn

xóm, nhất là ở những vùng thiên tai khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán mất

mùa, bao chuyện đau lòng xảy ra Thực tế đó đặt ra cho toàn Đảng,

toàn dân ta phải tìm ra một hướng đi mới để cứu vãn đời sống kinh tế

đất nước, cải thiện đời sống nông dân, công nhân và cán bộ Hướng đi đó không thể nào khác được là phải “bung ra” phát triển kinh tế, trước

hết là sản xuất nông nghiệp, làm cho sản lượng lương thực tăng lên, dân đủ ăn, ăn no, mặc ấm, thừa lương thực để xuất khẩu đổi lấy máy móc và

các hàng tiêu dùng cần thiết Đó là phương hướng, mục tiêu trước mất Đảng ta trăn trở, suy nghĩ, giải quyết

2 Đảng sớm nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp,

nông thôn và nông dân trong sự nghiệp CNH đất nước

Lãnh đạo cách mạng XHCN Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã vận đụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng XHCN và áp dụng quy luật chung của thế giới về CNH,HĐH nền kinh

tế Ngay sau khi kết thúc thắng lợi cách mạng DTDC, Đảng đã để ra và

Trang 15

trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Trong đường lối CNH đã thực hiện trong gẩn 4 thập kỷ qua, Đảng ta đã xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một nội dung lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nông nghiệp và công nghiệp là hai chân của CNH XHCN 6 nước ta Đảng ta xác định nông nghiệp là cơ sở chỗ dựa về tiềm năng, lực lượng lao động, thị trường, nguyên liệu cho CNH Điều đó đã thể hiện trong các nghị quyết Đại hội, nghị quyết các hội nghị Trung ương Đảng qua các nhiệm vụ từ Đại hội II đến Đại hội VIHI của Đẳng

Đại hội HI (9-1960) của Đảng đã xác định nội dung, nhiệm vụ

CNH nước nhà là: “Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nước

ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện

đại, nông nghiệp hiện đại”, Các hội nghị Trung ương trong những năm

1961 - 1962 đã cụ thể hoá đường lối này Hội nghị Trung ương lần thứ

Trang 16

bị các nước XHCN (chủ yếu Liên Xô, Trung Quốc) giúp đỡ, viện trợ thì

lạc hậu qua nhiều thế hệ so với công nghệ của CNTB; công nghiệp nhẹ chưa đáp ứng sản xuất hàng tiêu dùng; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công

nhân lành nghề ít, trình độ, năng lực quản lý khoa học, kỹ thuật còn thấp kém Điều đó không thể cho phép CNH nền kinh tế XHCN, nhanh

chóng biến nước ta thành một nước công, nông nghiệp hiện đại như các nước tiên tiến trên thế giới Điều đó thực tế nhiều năm về sau mới nhận thức được Tuy còn quan niệm giản đơn muốn xây dựng nhanh nền

công nghiệp cơ khí hoá, hiện đại hoá để phát triển kinh tế làm cho miền

Bắc giàu mạnh để làm hậu thuẫn cho đấu tranh giải phóng miền Nam, nhưng việc xác định được nội dung, nhiệm vụ của CNH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; xác định vị trí và mối quan hệ của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong đường lối CNH của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bước tiến quan trọng khởi đầu về lý luận và mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam Lúc đó Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, phải ra sức phát triển kinh tế để dân

giàu, nước mạnh Chế độ chính trị XHCN vững mạnh phải đứng vững

trên cơ sở một nên kinh tế XHCN vững mạnh Nước ta quá độ lên

CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, cho nên “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật

””, Để thực hiện nhiệm vụ đó thì “con đường phải

đi của chúng ta, con đường công nghiệp hoá nước nhà” Người còn nói, muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển công nghiệp đồng thời phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện CNH nước nhà Công nghiệp hoá của chủ nghĩa xã hội

XHCN là “mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thực sự của

nhân dân ta” CNH nước nhà là một sự nghiệp lâu dài và rất gian khổ,

Trang 17

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất Trong niềm phấn khởi vô biên, Đại hôi IV của Đảng (1976) tiếp tục khẳng định về lý luận xây dựng CNXH và đường lối CNH đất nước do Đại hội II của

Đảng đề ra Bước tiến của Đại hội IV là đề ra đường lối chung xây dựng

CNXH trong phạm vi cả nước Trong nội dung đường lối CNH của

Đảng có một bước chuyển về nhận thức Đó là từ ưu tiên phát triển

công nghiệp nặng đồng thời với phát triển nông nghiệp và công nghiệp

nhẹ, đến ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ứên cơ sở phát triển nông

nghiệp và công nghiệp nhẹ” Vi tri quan trọng của nông nghiệp được nhận thức nâng thêm một bước trong mối quan hệ của CNH Tuy nhiên trong chỉ đạo thực tế CNH những năm sau đó, phát triển nông nghiệp vẫn chưa được chú ý đầu tư đúng mức Vốn liếng, sức lực trong nước và đầu tư viện trợ nước ngoài cho xây dựng đất nước vẫn tập trưng xây dựng những công trình quy mô lớn về những ngành quan trọng của công nghiệp (cơ khí, sắt thép, điện .) Hệ quả là công nghiệp lúc đầu có tăng, nhưng dần dần do khó khăn về vốn, một số công trình bỏ đở, hoặc kéo dài, hên giảm sản xuất, sản phẩm chất lượng kém Các chỉ tiêu của công nghiệp đến năm 1980: 10 triệu tấn than, 5 tỷ kw điện, 2 triệu tấn xi măng, 1,3 triệu tấn phân hoá học, 20 - 30 vạn tấn thép đều không đạt được Trong khi đó nông nghiệp cả nước gặp khó khăn vì thiên tai, mất mùa liên tiếp, phải nhập bình quân hàng năm 1,5 triệu tấn lương thực gạo, ngô, bo bo, mỳ bột Nguyên nhân chủ yếu của tình

hình đó là vẫn chủ trương duy trì đẩy mạnh CNH đất nước theo hướng

Trang 18

Đại hội V (3-1982) của Đảng đã mở đầu một sự điều chỉnh cần thiết về quan niệm CNH và vai trò của nông nghiệp, nông thôn đối với

CNH,HĐH đất nước Thấy được và nghiêm túc kiểm điểm những sai

lâm khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, Đại hội Đảng đã vạch ra phương hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ cá nước quá độ lên CNXH (1981 - 1990), trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp, xây đựng nông

thôn Bước đi cụ thể mà Đại hội vạch ra là: “Trong 5 năm 1981 - 1985

va tiếp những năm 80, cần tập trung phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,

coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên

sản xuất lớn XHCN, ra sức phát triển hàng tiêu dùng và tiếp tục xây

dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu đùng và công nghiệp nặng thành một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý” Đó là nội dung chính của CNH đất nước trong chặng đường đầu theo quan điểm của Đại hội V Theo đó một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp được ban hành Chỉ thị 100 của BBT (1-1981) về khoán sản phẩm đến nhóm người lao động càng tăng thêm sự đổi mới tư duy về sản xuất nông nghiệp, khơi dậy được sinh khí mới trong nông

thôn, tạo bước chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế Sản xuất nông

nghiệp tuy vẫn chưa được đầu tư đúng mức, nhưng sản lượng lương thực đã tăng từ 13,5 triệu tấn (1976 - 1980) lên 17 triệu tấn những năm 1981 - 1985 Công nghiệp cũng tăng 9,5% năm Thu nhập quốc dan tăng 6,4% Sự điều chỉnh nội dung CNH và chú trọng phát triển nông nghiệp với những kết quả trên đã cho thấy tiềm năng nông nghiệp - lao động và đất đai nước ta là rất lớn, có khả năng cho những bước phát

triển cao hơn Những kết quả tạo ra bước đầu chưa thật bền vững Yêu

Trang 19

phạm về chính sách giá cả, lương tiển của Đảng và Nhà nước (năm 1985) làm cho kinh tế nước ta lại gặp khó khăn hơn Lạm phát đã đạt tới kỷ lục phi mã từ 600 - 700% Sản xuất nông nghiệp giảm sút, nông

dan kém phấn khởi và bắt đầu trả ruộng khoán

Đại hội VI (12-1986) của Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật đất nước

đang khủng hoảng, kinh tế - xã hội mà đề ra đường lối đổi mới toàn

diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trên lĩnh vực

kinh tế Ba chương trình, mục tiêu lớn về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu do Đại hội đề ra đã thật sự coi nông nghiệp

là mặt trận hàng đầu và nhằm đạt mục tiêu khi kết thúc chặng đường đầu tiên có thể bảo đảm lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo một số mặt

hàng xuất khẩu ” Các vấn để đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ

chế quản lý kinh tế nông nghiệp còn được Nghị quyết HNTƯ3

(1987) và NQ10 (15-4-1988) của BCT Trung ương (Khoá.VD tiếp tục

nêu ra, đã mở đường cho sản xuất nông nghiệp phát triển Đến năm 1990, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, do khủng hoảng kinh tế kếo dài mà các chỉ tiêu lớn của Đại hội VI đề ra chưa thực hiện được (trừ chỉ tiêu xuất khẩu) Điều quan trọng là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế Mức nhập lương thực nước ngoài đã đần dân giảm bớt Năm 1988 còn nhập 45 vạn tấn lương thực Năm 1989, sản lượng lương thực đạt 20,5 triệu tấn, không chỉ có dự trữ quốc gia mà nước ta đã xuất khẩu được hon |

triệu tấn gạo Việc Việt Nam xuất khẩu gạo vào thời điểm đó có ý

nghĩa chính trị rất lớn: góp phần ổn định tình hình chính trị nước ta, khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng chính

trị ổn định kinh tế - xã hội và mở rộng thị trường tiêu thụ với nước

Trang 20

bình quân 5,9% Hai ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nước ta

đã phục hồi và bat đầu phát triển Đường lối đổi mới của Đảng bước

đầu đã phát huy hiệu lực

Đại hội VI (1991) của Đảng tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, đề ra phương hướng, nhiệm vụ tới năm 2000,

trước mắt đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; ổn định

tình hình kinh tế; phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh vào cuối thế kỷ XX và những

nam dau thé ky XXI Đây là phương hướng thể hiện tính sáng suốt

nhìn xa và quyết tâm rất lớn của Đảng và nhân dân ta Cương lĩnh xáy đựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thông qua tại Đại hội VI đã nêu ra 7 phương hướng cơ bản, trong đó về kinh tế là “phát triển lực lượng sẵn xuất, cơng nghiệp hố đất nước theo hướng hiện đại hoá,

gắn liền với phát triển một nên nông nghiệp toàn điện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện

đời sống nhân dân” Cương lĩnh nêu ra những định hướng lớn về chính

sách kinh tế nhấn mạnh “phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần theo định hướng XHCNY, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Cho đến khi kết thúc thời kỳ quá độ, ở nước ta hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu lên cơ cấu kinh tế hiện đại, nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành nghề,

nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh tế nơng

Trang 21

ổn định tình hình kinh tế, xã hội ”” Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu

dùng, hàng xuất khẩu Da dang hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại Phát triển kinh tế, dịch vụ, xây đựng đồng bộ kết cấu

hạ tầng Phát triển một số ngành công nghiệp nặng với bước đi thích

hợp, trước hết là các ngành trực tiếp phục vụ nông nghiệp Thực hiện chun mơn hố và liên kết kinh tế giữa các vùng, các địa phương Xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng để tạo điều kiện liên kết công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông thôn, phát triển giao lưu văn hoá !° Tự tưởng đó đề ra trong Đại hội VII chính là cơ sở trực tiếp về

nhận thức lý luận của Đảng cho việc đề ra đường lối CNH, HĐH nông

nghiệp và nông thôn

Sau Đại hội VII, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng đến tình hình chính trị kinh tế nước ta Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và ảnh hưởng nặng nề về kinh tế nước ta Các nguyên liệu thiết yếu các nước đó cung cấp cho nước ta theo các hiệp định hợp tác tương trợ Không còn nữa Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản truyền thống của ta bị thu hẹp Do khắc phục được khủng hoảng kinh tế mà chế độ chính trị XHCN ở nước ta được giữ vững, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nhất là nông nghiệp Đến cuối năm 1993, sản lượng lương thực của nước ta đạt 25 triệu tấn Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13% năm, GDP là 7,2% năm Trên cơ sở đó, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ Khoá VII (1994) đã quyết định: “Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH'”' là “nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong những năm tới”'” Quan niệm về CNH của Đảng đã có sự thay đổi so

Trang 22

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khoá VID đã cụ thể hoá quan

điểm CNH trong điều kiện mới với nội dung đây đủ và 6 quan điểm rõ

ràng Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước về lâu dài là nhằm cải biến

nước ta “thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cố cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất, tỉnh thần cao,

quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng

văn minh”'Š,

Nhu vậy, từ Đại hội II đến Đại hội VI của Dang đã xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH Nội dung cơ bản của CNH là xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế công - nông nghiệp, cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển của cơ cấu đó Nhận thức đầy đủ về điều đó của Đảng là một quá trình tiến dân sát với điều kiện Đại hội VII đã gắn CNH với HĐH đất nước, nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nhưng chưa đưa ra khái niệm CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn Đại hội VIII (6-1996) của Đảng mới đề ra đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ

trung tâm để thực hiện CNH, HĐH đất nước

IL ĐƯỜNG LỐI CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN - SỰ RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN

1 Sự ra đời của đường lối CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn

của Đảng

Về tư tưởng, lý luận Đại hội VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước

Trang 23

thên khi xác định phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội

Về thực tiễn, đến năm 1995 công cuộc đổi mới đạt được những thắng lợi to lớn Kinh tế không ngừng tăng trưởng GDP tăng 8,8% đã

vượt chỉ tiêu bình quân cho cả thời kỳ 1991 - 1995 Sản lượng lương thực đạt tới 26 triệu tấn và có xu hướng tăng trong những năm sau Tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp lên 13,5% Đời sống của một bộ phận nhân dân ở cả thành thị và nông thôn đã được cải thiện một bước Trong

điều kiện ấy cho phép Đảng ta tiếp tục cụ thể hoá đường lối CNH, HĐH

đất nước trên từng lĩnh vực Đại hội VIII (1996) của Đảng tiếp tục hoàn chỉnh đường lối đổi mới đã quyết định chọn CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn làm bước đi đầu tiên để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Đại hội VII của Đảng đã tổng kết những thành tựu, khuyết điểm

yếu kém của 10 năm đổi mới (1986 - 1996); nêu lên những bài học chủ yếu, xác định những mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 và mục tiêu

trước mắt năm 2000; định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của

kinh tế nước nhà và đổi mới chỉnh đốn xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới

Theo đánh giá tổng quát của Đại hội VII thì “công cuộc đổi mới

10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan

trọng Nhiệm vụ do Đại hội VII dé ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn

thành về cơ bản”, Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,

nhưng còn một số mặt chưa vững chắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng

Trang 24

hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nước

Đại hội VIH đã nêu ra 6 quan điểm lớn:

- CNH, HDH là giữ vững độc lập tự chủ đi đôi mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ nguồn lực bên ngoài

- CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo

- Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững cần kiệm xây dựng đất nước Tăng tích luỹ cho đầu

tư phát triển Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân

- Khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh và hiện đại ở một số khâu quyết định

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định

phương án phát triển; lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ Tập trung

thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; quan tị tâm đáp ứng nhậtcầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh

Đại hội VII đã xác định nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước trong những năm còn lại của thập kỷ 90 Đó là đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng

xuất khẩu Nâng cấp cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm

Trang 25

đang cẩn trở sự phát triển Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp năng trọng yếu và hết sức cấp thiết có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại Hình thành một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch Phát triển mạnh sự

nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

Đại hội VII đã đưa ra một nội dung khá hoàn chỉnh về CNH bao

hàm các mặt, các hoạt động kinh tế - xã hội Trong đó nhấn mạnh nội

dung CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

2.Những nội dung cơ bản của đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

Theo văn kiện Đại hội VIII thì CNH, HĐH nông nghiệp và nông

thôn có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Trước hết là phát triển tồn diện nơng, lâm „ngư nghiệp, hình

thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng,

bảo đảm an toàn lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước

- Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá và sinh học

2

hoá

- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công

Trang 26

- Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành

nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại

- Hoàn thành việc cơ bản giao đất, khoán rừng cho hộ nông đân

Điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho

phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp

Đại hội VII mới nêu ra những nội dung rất khái quát cha CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, đặt trong mối quan hệ với cátnội dung cơ bản của đường lối CNH đất nước Nó đã phát huy hiệu lực và quyết định mục tiêu, bước đi đúng ngay từ đầu việc phát triển kinh tế của đất

nước

Một năm sau Đại hội VII, Hội nghị Trung ương 4 (12-1997) đã tập trung bàn sâu về kinh tế - xã hội; cụ thể hoá một số quan điểm, chủ trương chính sách lớn về các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000; về phát huy nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế, cần kiệm để CNH; tập trung xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH; về xây dựng Đảng,

Hội nghị đã nhận định về việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và

Trang 27

ở nông thôn còn cao (1,8% năm) Mỗi năm nước ta tăng thêm 1,4 triệu

người Ruộng đất bình quân đầu người rất thấp, chỉ còn 800 m”, riêng miền Bắc chỉ còn 500 m”, một số tinh đất chật người đông ở đồng bằng

Bắc Bộ thì diện tích bình quân chỉ gần 400 m” Quá trình đô thị hoá mở

rộng xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hep lai Vi vay đù đã thâm canh 2-3 vụ, quay vòng đất nhanh, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, nhưng việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn

Việc đưa công nghiệp vào nông thôn còn chậm chạp Phát triển

các ngành nghề thủ công truyền thống còn khó khăn Hàng ngoại nhập tràn vào làm cho các nghề thủ công sử dụng nguyên liệu trong nước gặp nhiều trở ngại Do đó, CNH và HĐH nông nghiệp, nông thôn càng cấp

thiết, trước mắt là cần phát triển công nghiệp chế biến; bảo đảm tiêu thụ

nông sản cho nông dân

Hợp tác hoá cũng đặt ra cấp thiết Vì nông dân phải đi thuê phần lớn các dịch vụ; cày, bơm nước, bảo vệ thực vật Những dịch vụ ấy chủ yếu là do tự nhận làm và thu nhập khá Đa số người nông dân bị thua thiệt đo các HTX không được củng cố, đổi mới hình thức hoạt

động và không làm các địch vụ thương mại, kỹ thuật, giống, điện, nước,

tài chính Yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải tổ chức

các HTX để phục vụ và bảo vệ lợi ích của người nông dân

Một thực trạng nữa là vấn đề dân chủ hoá ở nông thôn cũng đang

đặt ra Thực hiện dân chủ tốt sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất

nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại Tình hình không thực hiện tốt “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” diễn ra một số

Trang 28

Từ sự phân tích trên, Hội nghị Trung ương đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH và dan chủ hoá Nội dung chủ yếu trước tiên là phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn; thực hiện tốt các chủ trương phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đã được

xác định trước đó Đẩy nhanh chương trình thuỷ lợi hoá, thoát lũ, củng

cố hệ thống đê điều trong cả nước, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Đẩy mạnh công nghệ sinh học Triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, phủ xanh 40% diện tích đất cả

nước Triệt để giao đất, rừng, ổn định đời sống đồng bào định canh,

định cư, di dân Tổ chức lại công nghiệp chế biến thuỷ hải sản”

Một số chính sách, biện pháp đã được HNTU4 dua ra phù hợp với

sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn Đó là phải hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân; quản lý chặt chế việc chuyển nhượng

quyền sở hữu đất theo đúng pháp luật; giúp đỡ đổi đất để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún, khuyến khích phát triển kinh

tế trang trại Phát triển mạnh các ngành công nghiệp tiểu thủ công

nghiệp và dịch vụ ở nông thôn bằng cách tăng tỷ lệ đầu tư cho nông

Trang 29

Vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản được nêu ra giải quyết bằng

việc thực hiện cơ chế lưu thông thật sự thơng thống hơn trên thị trường

trong nước Hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với HTX,

nông dân và thương nghiệp nhỏ trên địa bàn nông thôn được coi trọng Tạo cho được một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có sức cạnh

tranh trên thị trường quốc tế Đánh thuế cao những mặt hàng xuất khẩu

dưới dạng nguyên liệu thô mà trong nước có khả năng chế biến Miễn thuế hoặc hạ thuế suất thấp các loại nguyên vật liệu nhập phục vụ công nghiệp nông thôn mà trong nước chưa sản xuất được Xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất Nhà nước có kế hoạch cho nông dân vay vốn vào đầu

vụ thu hoạch để bảo đảm giá có lợi cho nông dân Phát triển các loại

hình kinh doanh kết hợp công nghiệp, nông nghiệp xuất nhập khẩu theo phương thức ký kết hợp đồng

Nghị quyết HNTƯ4 còn nêu ra một số chính sách lớn về kinh tế -

xã hội ; đặc biệt là chính sách xoá đói giảm nghèo ở nông thôn để phục

vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tích Cực giải quyết việc làm cho lao động dư thừa và tăng cường, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các vùng nghèo, xã nghèo, người nghèo về xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn vốn cho giáo dục, y tế và kiểm tra sử dụng các nguồn vốn đó

Nghị quyết HNTƯ4 (Khoá VI) đã nêu quyết tâm cao của Đảng,

nhân dân ta nhằm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn do Đại

hội VIH của Đảng đề ra

Một bước phát triển cao hơn, đây đủ hơn về nội dung đường lối,

chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn la Nghi quyét 06 cha B6 Chinh tri Trung wong Dang (Khod VIII) ngay 10-11-1998 Cé Nghi

quyết này là vì đến cuối 1998, đường lối CNH, HDH nông nghiệp,

Trang 30

chỉ kiểm điểm tình hình kinh tế - xã hội nước ta kể từ sau HNTƯ4

Quốc hội và Chính phủ cũng đã đẻ ra nhiều biện pháp thực hiện, nhưng chưa thành một hệ thống chính sách, luật pháp hoàn chỉnh và chưa xây

dựng thành chương trình để thực hiện đồng bộ BCT thấy cấp thiết phải

có Nghị quyết riêng về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đánh giá thành tựu, yếu kém Nghị quyết 06 của BCT khẳng định, Đảng ta luôn luôn chú trọng vấn để nông dân, nông nghiệp và nông thôn “Sản xuất nông nghiệp trong 10 năm qua (1988 - 1998) đã phát

triển tương đối toàn điện, liên tục với tốc độ cao Cơ cấu kinh tế nông

thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ” Kim ngạch xuất khẩu của nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh, cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi được tăng cường, đời sống đại bộ phận nông dân được cải thiện

Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển địch chậm Việc ứng đụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp còn hạn chế, công nghiệp chế biến và ngành nghề kém phát triển, thị trường tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khấn, lao động dư thừa, cơ sở hạ tầng một số vùng rất yếu kếm, quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, tiểm năng to lớn về đất, rừng, biển và nguồn lực lao động một số vùng chưa được khai thác cố hiệu quả, đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Nguyên nhân của yếu kém là do các cấp chưa thực hiện nghiêm túc đường lối của Trung ương coi CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu Một số chính sách của Đảng và Nhà nước chậm đổi

mới, chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hố quy mơ lớn Đầu tư cho

Trang 31

tốt nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Luật đất đai có những quy định chưa phù hợp Một số cán bộ, một số nơi chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tiểm năng, nội lực ở nông nghiệp, nông thôn 'Š,

Bộ chính trị đưa ra 4 quan điểm và 6 mục tiêu Về quan điểm, phải

coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông

thôn Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm

vụ quan trọng trước mắt và lâu dài Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, gồm phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề

hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên

địa bàn nông thôn Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, 4p dung

nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển nơng nghiệp hàng hố

đa dạng Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế HT%X dan dan trở thành nền tảng hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng luật, tạo điểu kiện khuyến khích mạnh hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ nông thôn

Mục tiêu la: Đảm bảo lương thực quốc gia trong mọi tình huống

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH Tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hố, nơng lâm thuỷ sản qua chế biến

Giải quyết việc làm nâng cao thu nhập của nơng dân Xố hộ đói vào năm 2000, giảm tỷ lệ nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn Bảo vệ môi trường sinh thái, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 43% năm 2010 Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ hải sản, phấn đấu đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những quốc gia có sản lượng thuỷ hải sản lớn của thế giới Thực hiện tốt quy chế dân

Trang 32

Để thực hiện 6 mục tiêu đó, BCT đưa ra 6 chủ trương, chính sách Z⁄

lớn:

- Đẩy mạnh thuc hién CNH, HDH trong phát triển nông nghiệp và

xây dựng nông thôn

+ Với nông nghiệp , thâm cạnh lúa, hình thành các vùng tập trung

sản xuất lúa có năng suất, chất lượng cao, gắn chế biến nông sản với bảo quản sau thu hoạch Hình thành tập trung sản xuất cây công nghiệp có chất lượng: cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Khuyến khích kinh tế hộ, HTX và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn Chú trọng giống, công nghiệp

chế biến và thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vẻ

+ Với lâm nghiệp, tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, Hể Khai thực hiện có hiệu quả dự án trồng 5 triệu ha rừng

+ Với thuỷ sản, đầu tư cho chương trình nuôi trồng và đánh bắt

thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại; đầu tư chương trình đánh bắt xa bờ

biển, sử dụng tốt diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ hải

sẵn; cung cấp giống tốt chống dịch bệnh, hỗ trợ vốn cho nông dân + Máy móc, công cụ, khuyến khích sản xuất, sử dụng các loại máy móc thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất, chế biến nông - lâm - thuỷ

sản Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các cơ sở công

nghiệp sử dụng lao động, nguyên liệu tại chỗ

Trang 33

- Thực hiện chính sách về các thành phân kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN

+ Khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, lâm nghiệp,

ie | are aw 22 2 ˆ 2

ngư nghiệp,<?:¿.+.nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá tối đa, có giá trị cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và

xuất khẩu Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

Hoàn thành giao đất, rừng, mở rộng cho nông dân vay vốn Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển mô hình trang trại nông nghiệp gia đình, thực hiện sự liên kết giữa các hộ nông dân, các trang trại hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh

+ Phát triển kinh tế HTX nhằm tạo ra năng suất cao hon, phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước, nhất là về thuỷ lợi, khoa học - kỹ thuật

Chuyển đổi các HTX nông nghiệp theo luật HTX thành HTX mới hoặc giải thể Khuyến khích các HTX nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu,

ngành nghề thành các HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ

tổng hợp Đào tạo, bồi đưỡng cán bộ cho kinh tế hợp tác và HTX

Trang 34

lâm trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị bộ đội làm kinh tế ở vùng sâu, xa, các địa bàn xung yếu

+ Khuyến khích giúp đỡ các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp; khuyến khích tư nhân trong nước và ngoài nước đầu tư kinh

doanh nông nghiệp; đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây

dựng cơ sở hạ tầng Thí điểm liên doanh giữa Nhà nước với tư bản tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp

- Thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước đối với nông dân đúng mục đích, hiệu quả

Kiểm soát, quản lý việc tích tụ ruộng đất - hiện tượng diễn ra tất

yếu trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn,

phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển của công

nghiệp dịch vụ, không để nông dân mất ruộng mà không có việc làm trở

thành bần cùng hố Hồn thành giao đất, giữ nguyên mức hạn điển như luật đã định (1993), bảo vệ diện tích đất canh tác lúa nước, khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa ở nơi có điều kiện; sử dụng đất trống, đồi

núi trọc và đất rừng sử dụng vào việc phát triển sản xuất với hình thức

vườn đổi, vườn rừng, VAC

- Chính sách khoa học công nghệ

Rất quan trọng cho CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp nói riêng Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực thuỷ lợi, nâng cấp những công trình đã có, xây dựng thêm những công trình cấp thiết, củng cố đê điều (sông, biển) Áp dụng các thành tựu sinh học hiện đại vào riông nghiệp, nghiên cứu giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, giống các loại rau, quả, cây nguyên liệu,

vật nuôi Phát triển công nghệ chế biến sản phẩm nông, lâm, hải sản

Trang 35

Từng bước tập trung tăng vốn cho nông nghiệp và nông thôn Trước hết là tập trung đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

(đường, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm x4 .) ở nông thôn và chú ý

hơn vùng cao, vùng sâu, vùng xa Khuyến khích vốn của nhân dân, các

nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; trích tỷ lệ thoả đáng các nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho ngân sách địa phương để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn, đáp ứng yêu cầu vốn cho CNH

nông nghiệp, nông thôn Thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất và có

thời hạn trả nợ riêng đối với tín dụng cho các chương trình ưu tiên về

phát triển nông nghiệp, nông thôn Phát triển thị trường tiêu thụ nông

lâm thuỷ sản trong nước, trên cơ sở tạo điều kiện tăng thu nhập của

nhân dân và thực hiện cơ chế lưu thông hàng hố một cách thơng

thoáng, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản - Thực hiện một số chính sách xã hội

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp

chế biến dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế để thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Phân bố lại lao động, dân cư trong từng địa phương và trong cả nước Thực hiện tốt các chính sách, chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo ở nông thôn (hiện còn 1700 xã) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và sinh đẻ có kế hoạch trên địa bàn nông

thôn Nâng cao dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật, tư tưởng đạo đức

văn hoá, lối sống, sức khoẻ của đân cư Phát triển nguồn nhân hực được

đào tạo để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở

Trang 36

Nghị quyết BCT Trung ương Đảng đã đề ra một số nhiệm vụ, biện

pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và:

nông thôn cho Chính phủ, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam và các đoàn thể quần chúng thực hiện Xác định đây là nhiệm vụ

trung tâm to lớn của toàn Đảng, toàn dân, các cấp uỷ Đảng, Đảng đoàn,

ban cán sự Đảng đã kịp thời phổ biến quán triệt Nghị quyết của BCT;

tiến hành xây dựng và thực hiện các kế hoạch và chương trình trong từng địa phương, ngành và đơn vị Các tỉnh uỷ, thành uỷ căn cứ vào tình

hình đặc điểm của địa phương trực tiếp triển khai và tổ chức chỉ đạo

thực hiện Nghị quyết này của BCT một cách kịp thời, sát hợp Từ cuối tháng 12-1998, Chính phủ đã có quyết định số 243/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện NQTƯ6 (lần I) về

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 1999 và NQ 06 cia BCT về

vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Các chương trình cụ thể có cơ quan chủ trì, phối hợp và thời gian thực hiện đã được triển khai trên 8 nh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; đầu tư phát triển; chính sách thị trường;

chính sách tài chính - tiền tệ: quan hệ sản xuất; giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và các vấn đề văn hoá xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả bộ máy Nhà nước, nâng cao chất lượng chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai các công việc

được phân công, cụ thể hoá ở ngành, địa phương Tháng 3-1999, Bộ

nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện chỉ thị của BCT Trung ương Đảng Quá trình thực hiện Nghị quyết của BCT, của Trung ương Đảng về CNH, HĐH nông

Trang 37

nhiều địa phương trong cả nước và đã thu được những kết quả to lớn bước đầu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng

hiện đại, văn mỉnh Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông

nghiệp, xây dựng nông thôn năm 1999 đã cho thấy điều đó

Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá X @- 1999) và báo cáo bổ sung ngày 6-4-2000 về tình hình kinh tế - xã hội năm 1999 và quý I năm 2000 thì: Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6,3% so với năm 1998 Sản lượng quy thóc cả năm đạt trên 34,3 triệu tấn là mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 2,4 triệu tấn so với năm 1998, trongHó sản lượng lúa cả năm đạt 31,4 triệu

tấn”

Cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê, điều tuy gặp khó khăn

về thị trường tiêu thụ, giá bán giảm, nhưng vẫn phát triển khá về diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Năm 1999, cà phê thu hái đạt 486 1ã, tăng gần 80 nghìn tấn so với 1998 Điện tích cây trồng mới đạt 18 nghìn ha, tăng khoảng 8 nghìn ha Cao su mủ khô cả năm ước 214,8 nghìn tấn tăng 11% so với năm 1998

Chăn nuôi phát triển ổn định Đàn lợn phát triển khá tăng khoảng

4,2 % so với năm 1998

Diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước ước đạt 211 nghìn ha, khoán bảo vệ 1,6 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh gần 230 nghìn ha, chăm sóc rừng trồng trên 330 nghìn ha Cả năm diện tích rừng bị cháy khoảng

1900 ha giảm gần 10 lần so với năm 1998

Sản lượng thuỷ sản cả năm ước khoảng 1,9 triệu tấn

Trang 38

Sang quy I nam 2000, các mặt gieo cấy, thu hoạch lúa Đông Xuân

trong phạm vi cả nước; thu hoạch cây công nghiệp, đánh bắt cá, nuôi

trồng thuỷ sản và xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước II MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Qua tìm hiểu, nghiên cứu đường lối, chủ trương CNH, HĐH nông

nghiệp và nông thôn của Đảng, có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá bước đầu sau đây:

1 Quá trình đề ra đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng là quá trình nhận thức ngày một đầy đủ, chính xác hơn của Đảng về công nghiệp hoá XHCN, về bước đi, biện pháp để thực hiện CNH, HĐH dất nước trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở nước ta Từ chỗ Đảng xác định CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân đân thắng lợi trong một nửa đất nước, đến chỗ Đảng kiên trì áp dụng và phát

triển nhiệm vụ đó trong phạm vi cả nước khi nước nhà hoàn toàn độc

lập, thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Từ chỗ Đảng xác định phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là một nội dung của CNH xã hội chủ nghĩa, ưu tiên và chú trọng phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ để thực hiện CNH, đến chỗ

xác định phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tiến hành CNH,

HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ trung tâm để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, biến nước ta thành một nước công nghiệp Tuy

Trang 39

đó là một bước chuyển quan trọng, lớn lao của Đảng trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước

2 Đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện nước ta Vì đã đựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đúc rút kinh nghiệm của các nước cùng loại hình trên thế giới và trong khu vực, căn cứ vào điều

kiện, đặc điểm nước ta khi thực hiện xay dung CNXH và công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN

- Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển không đồng đều trong cả nước, trong từng vùng,

từng địa phương tỉnh, huyện, xã Trên mặt bằng chung thì đời sống kinh

tế, văn hoá, trình độ văn minh công nghiệp, hiện đại chưa cao, đồng

bào ở những vùng núi, vùng sâu, xa, miền Trung còn nghèo khổ, gặp

nhiều khó khăn Nhiều tỉnh, huyện đói nghèo trước đây và 1800 xã nghèo đói hiện nay đều tập trung ở các vùng đó Yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là làm cho nhân dân khấp mọi làng quê có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, đời sống vật chất, tỉnh thần văn minh góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, cộng đồng dân tộc,

xã hội công bằng trong quyền lợi, nghĩa vụ và hưởng thụ mọi thành quả

cách mạng Đó là nhiệm vụ to lớn, nặng nề và khó khăn nhất của Dang

ta

- Nước ta sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân tiến ngay lên cách mạng XHCN, bỏ qua chế độ TBCN Đó là tất yếu, nhưng không đồng đều Miền Bắc trước (1954), cả nước sau (1975) Sự

chênh lệch không chỉ về thời gian mà còn khác biệt khá xa về nhận thức

Trang 40

bé Nền kinh tế cả nước ở trình độ thấp kém hậu quả chiến tranh nặng

nề Đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thuật

còn thiếu và yếu Lúc đầu có hệ thống XHCN thế giới giúp đỡ nhiều

mặt Khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu &ụp đổ không còn sự _

giúp đỡ đó Những khó khăn đó đời hỏi sự quyết tâm sắt đá của Đảng ta và nhân dân ta; vai trò và năng lực lãnh đạo rất cao của Đảng và Nhà

nước ta để giải quyết đúng đắn mối quan hệ chiến lược giữa xây dựng

đất nước với bảo vệ Tổ quốc, giữa tạo lực tích luỹ xây dựng đất nước

giàu mạnh với từng bước cải thiện đời sống nhân dân vốn đã chịu nhiều đau khổ; giữa tranh thủ giúp đỡ quốc tế với phát huy nội lực của nhân dân, giữa CNH, HĐH đất nước với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thon 7),

3 Đảng đã sớm đề ra đường lối cách mạng XHCN, xác định bước đi và mô hình bước đầu phù hợp với hoàn cảnh nước ta khi chuyển từ

cách mạng DTDC sang cách mạng XHCN Đồng thời Đảng cũng đã

nhận thấy những hạn chế, yếu kém của sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội đo duy trì mô hình, bước đi cũ không còn phù hợp, đã mạnh bạo, đũng cảm hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, chính sách mới phù hợp với mục tiêu, mô hình, bước đi mới về

xây dựng CNXH ở nước ta Mô hình đổi mới CNXH ở nước ta mà Đảng

đề ra từ Đại hội VII (1991) được nhân dân ta tin tưởng đi theo Đó là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển

cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc;

Ngày đăng: 14/03/2016, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN