Quyền lực chính trị Là loại quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng xã hội dùng để tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi íc
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… ……. 2
NỘI DUNG……… ……. 3
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỰC………. 3
1 Quyền lực cá nhân……… ……. 3
2 Quyền lực xã hội……….……… …. 3
3 Quyền lực công cộng và quyền lực công……….……….……. 3
4 Quyền lực chính trị………. 4
5 Quyền lực nhà nước……… ……. 5
II- PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC…………. 5
1 Phân loại phương thức tổ chức quyền lức nhà nước theo kiểu nhà nước……… …. 5
2 Những yếu tố kỹ thuật trong phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước……… ……. 7
KẾT LUẬN……… …. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… …. 15
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Quyền lực là một nhân tố tất yếu trong đời sống xã hội Bất kỳ một
cá nhân nào sống trong xã hội cũng phải tham gia vào những quan hệ quyền lực và bị chi phối bởi các quan hệ quyền lực tương ứng ở các mức
độ khác nhau Quan hệ quyền lực bao trùm lên hầu hết như tất cả các thành viên trong xã hội
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, kể từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp khác nhau, và cùng với nó là sự xuất hiện của chính trị, thì việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị luôn là vấn đề trọng tâm của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội
Cũng từ rất lâu, do ý thức được tầm quan trọng của việc nắm giữ quyền lực chính trị, loài người đã bỏ ra nhiều công sức phân tích, lý giải và tìm hiểu về nó với mong muốn tìm ra phương thức kiểm soát và sử dụng quyền lực một cách hiệu quả nhất Nhiều nhà nghiên cứu ở các nước phương Đông và phương Tây, từ thời cổ đại đến nay đã cố gắng làm rõ các vấn đề về quyền lực chính trị, nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa thể tìm ra “công thức chung” để lý giải các hiện tượng, các quá trình chính trị cũng như các cơ chế để giành và giữ quyền lực chính trị Vấn đề quyền lực nói chung và quyền lực chính trị nói riêng vẫn là một vấn đề còn tương đối
bí ẩn đối với chính trị nói chung và khoa học chính trị nói riêng
Ở Việt Nam, vấn đề quyền lực và quyền lực chính trị vẫn chưa được nghiên cứu một cách có chiều sâu và còn nhiều điểm tranh luận giữa các nhà nghiên cứu Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu một cách khoa học và
hệ thống hơn về vấn dề quyền lực và quyền lực chính trị là một yêu cầu mang tính khách quan và bức thiết
Trang 3NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỰC
Phạm trù “quyền lực” nói chung và “quyền lực chính trị” nói riêng
là một phạm trù rất phức tạp; phạm trù trung tâm của khoa học chính trị, là chìa khóa để giải thích một trong những hiện tượng phổ biến và bản chất nhất của đời sống xã hội Đó là, bằng cách nào để con người, những cá nhân khác nhau, không lặp lại nhau lại có thể sống thành cộng đồng (huyết thống, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, lãnh thổ…) Quyền lực một mặt được hiểu qua phân tích khoa học, mặt khác chủ yếu được cảm nhận và trải nghiệm trong quá trình giành, giữ và thực thi quyền lực
Quyền lực là một loại quan hệ xã hội trong quá trình phối hợp hành động chung Trong quá trình đó, nhờ sở hữu các nguồn lực (các giá trị xã hội), chủ thể này có thể làm thay đổi nhận thức hành vi của chủ thể khác theo một mục đích nhất định
Có rất nhiều cách phân loại quyền lực: Phân loại theo nguồn gốc, nguồn lực (bạo lực, của cải, trí tuệ); phân loại theo mối quan hệ chủ yếu trong xã hội (gia đình, cộng đồng xã hội, nhà nước); phân loại theo phương thức thực thi và hiệu quả của nó (cưỡng bức, điều tiết, ảnh hưởng)… Ở đây, chúng ta phân loại quyền lực như sau:
1 Quyền lực cá nhân
Quyền lực cá nhân là quyền lực có được nhờ những phẩm chất cá nhân, thể hiện bằng sự công nhận của người khác Quyền lực đó đem lại khả năng chi phối gây ảnh hưởng của một cá nhân lên suy nghĩ và hành vi của người khác
2 Quyền lực xã hội
Là khái niệm được xem xét quyền lực nói chung trong đời sống xã hội không trực tiếp liên quan đến việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Như quyền lực kinh tế, quyền lực đạo đức, quyền lực dòng tộc…
3 Quyền lực công cộng và quyền lực công
Quyền lực công cộng - quyền lực chung của cộng đồng xã hội, là nhu cầu tất yếu khách quan trong đời sống của con người khi đã tập hợp
Trang 4thành xã hội Đó chính là nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung và bảo vệ cộng đồng xã hội khỏi sự xâm hại từ bên ngoài Đối với một cộng đồng nhỏ như gia đình, dòng họ, thậm chí là thị tộc… quyền lực công cộng được tổ chức rất đơn giản; ở phạm vi rộng lớn là các nhà nước, quyền lực công cộng bao trùm toàn xã hội trong một lãnh thổ quốc gia có chủ quyền và được gọi là quyền lực công
Tổ chức quyền lực công (quyền lực nhà nước) là một bộ máy có nhiều cơ quan quyền lực, nhiều cấp, tổ chức bao trùm và rộng khắp toàn xã hội Các cơ quan quyền lực công được trao cho các quyền: quyết định (sau này gọi là quyền lập pháp), quyền thực thi các quyết định (quyền hành pháp), quyền bảo vệ tính đúng đắn các quyết định - xử phạt những ai vi phạm quyết định công (quyền tư pháp)… Những người được giao nhiệm
vụ thực thi quyền lực công là những người giữ một chức vụ, có quyền hạn nhất định và được giao các phương tiện công để thực hiện quyền lực; trong
đó có nhiều phương tiện đặc quyền, tức ngoài bộ máy công quyền không ai
có thể có được
4 Quyền lực chính trị
Là loại quyền lực của các giai cấp, các nhóm xã hội, các lực lượng
xã hội dùng để tác động đến quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm tối đa hóa lợi ích của mình
Quyền lực chính trị phụ thuộc vào ba yếu tố:
- Về khách quan, phụ thuộc vào sự phân công lao động xã hội, cơ cấu xã hội, vị trí, vai trò của các giai cấp trong cơ cấu xã hội nhất định
- Về chủ quan, phụ thuộc vào khả năng sử dụng các nguồn lực của giai cấp, của nhóm xã hội, của các lực lượng xã hội, tức khả năng tập trung quyền lực (tổ chức và tập hợp lực lượng)
- Phụ thuộc vào lực lượng chi phối, ảnh hưởng và sử dụng quyền lực nhà nước, nhằm đạt được mục đích của giai cấp mình
Trong cùng một điều kiện khách quan như nhau, nhưng quyền lực chính trị của cùng một giai cấp ở mỗi nước khác nhau có thể rất khác nhau; trong cùng một quốc gia, nhưng quyền lực chính trị của cùng một giai cấp qua mỗi thời kỳ khác nhau có thể khác nhau Sự khác biệt đó bị chi phối
Trang 5bởi năng lực chủ quan của chủ thể quyền lực Tức khả năng sử dụng những giá trị xã hội, những nguồn lực có được, sự tự tổ chức lực lượng… Nếu không có năng lực này, vị trí, vai trò khách quan của một giai cấp, một nhóm xã hội, một lực lượng xã hội dù thuận lợi về mặt lịch sử cũng chỉ mãi mãi là nguồn lực, là khả năng mà thôi, thông thể trở thành giai cấp thống trị xã hội được Khi có nguồn lực trong tay, quá trình ảnh hưởng, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước cần phải mang tính chính đáng, tức mục đích sử dụng quyền lực nhà nước phải rõ ràng và nhận thức ủng hộ của các giai cấp, các tầng lớp khác và đông đảo nhân dân Không có mục tiêu sử dụng quyền lực nhà nước chính đáng, không thể giành và sử dụng được quyền lực nhà nước, do đó không thể hiện thực hóa đầy đủ quyền lực chính trị của giai cấp mình được
5 Quyền lực nhà nước
Cơ sở trực tiếp để hình thành nên quyền lực nhà nước là quyền lực công và quyền lực chính trị của các giai cấp, các lực lượng trong xã hội, nhưng cơ bản là của giai cấp thống trị về kinh tế
Đặc trưng của quyền lực nhà nước là vừa có tính công quyền (xã hội), vừa có tính chính trị (giai cấp) Cho nên nhà nước có chức năng xã hội và chức năng chính trị Nhà nước là cơ quan duy nhất trong xã hội được sử dụng những phương tiện công Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân, nhưng được tổ chức thành một bộ máy đốc lập với nhân dân, đứng trên nhân dân Bộ máy này thường xuyên đứng trước nguy cơ bị quan liêu hóa, lạm quyền, chuyên quyền… Vì vậy, quyền lực nhà nước phải luôn được kiểm soát
II- PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC
1 Phân loại phương thức tổ chức quyền lức nhà nước theo kiểu nhà nước
Khi nói đến quyền lực, chúng ta không thể không nói đến phương thức tổ chức và thực thi quyền lực Vì muốn nhìn nhận quyền lực thì phải nghiên cứu phương thức tổ chức và thực thi nó Tổng hợp của các phương thức tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là hệ
Trang 6thống chính trị mà hình thức và bản chất của chúng được thể hiện trong các
“chế độ” chính trị, “chế độ nhà nước” Nói đến chế độ nhà nước tức nói đến chế độ chính trị, vì nhà nước thể hiện bản chất chế độ chính trị Chế độ nhà nước được chia ra làm nhiều loại, bằng nhiều cách:
1.1 Chia theo phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội
Chế độ nhà nước này cũng được gọi là “kiểu nhà nước”, phản ánh bản chất giai cấp thống trị của nhà nước Cho đến nay đã có bốn kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Gắn liền với các kiểu nhà nước là các phương thức
tổ chức và thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đặc trưng
1.2 Chia theo hình thức chính thể cộng hòa hoặc chuyên chế
Trong chế độ cộng hòa, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước do đa số nhân dân quyết định, thông thường bằng bầu cử dân chủ Trong chế độ này có cộng hòa dân chủ và quân chủ lập hiến với bốn mô hình chủ yếu là: Cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp và cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Trong chế độ chuyên chế thì do một nhóm, một tập đoàn hay một cá nhân quyết định, tương ứng với các chế độ này còn được gọi là chế độ quân phiệt, tài phiệt hoặc độc tài
1.3 Xác định phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước theo mức độ phân quyền: Phần quyền tuyệt đối (triệt để), thường
thấy ở các nước cộng hòa tổng thống; phân quyền “mềm” ít triệt để hơn ở các nước cộng hòa đại nghị; tập quyền xã hội chủ nghĩa ở mô hình Xô viết
1.4 Xác định theo hình thức tổ chức nhà nước: Liên bang, liên
minh hay đơn nhất
1.5 Khuynh hướng chính trị có vai trò nổi bật trong thế giới đương
đại là tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước theo mô hình nhà nước pháp
Trang 7quyền Mô hình này mang những đặc điểm chung, phổ quát nhất của các nhà nước dân chủ hiện đại
2 Những yếu tố kỹ thuật trong phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
2.1 Khái niệm phương thức tổ chức quyền lực nhà nước
Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước là tổng hợp những cách thức, hình thức và phương pháp tổ chức quyền lực nhà nước thành các cơ quan nhằm thực thi quyền lực nhà nước
Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước thay đổi qua những giai đoạn của lịch sử, nó phụ thuộc vào phương thức sản xuất xã hội và mang tính tất yếu Có những phương thức tổ chức quyền lực nhà nước đặc trưng cho từng kiểu nhà nước, nhưng cũng có những phương thức chung cho tất
cả các kiểu nhà nước Do đó, trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước vừa mang tính tất yếu chính trị vừa mang tính tất yếu kỹ thuật Bản chất giai cấp của nhà nước thay đổi qua từng kiểu nhà nước, nhưng một số hình thức tổ chức tổ chức và thực thi quyền lực ít thay đổi hơn Để thực hiện chức năng của một cơ quan quyền lực công cộng của toàn xã hội, nhà nước
có nhiệm vụ duy trì trật tự chung, điều hành hoạt động chung và bảo vệ quốc gia khỏi sự xâm hại từ bên ngoài Vì vậy, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước cần phải được tiếp cận cụ thể hơn ở các yếu tố
kỹ thuật của nó, xuyên suốt tất cả các kiểu nhà nước
2.2 Yếu tố chính sách
Chính sách hiểu theo nghĩa rộng, là một hệ thống các mục tiêu chính trị được xác định, cùng với đó là con đường, lực lượng, phương tiện và phương pháp; những chiến lược, sách lược và giải pháp, thể hiện lợi ích, quan điểm, mục tiêu… của một tổ chức chính trị nhất định, đại diện cho những giai tầng xã hội nhất định, phản ánh được xu thế phát triển của lịch sử
Để đảm bảo phương thức tổ chức và thực thi quyền lực, một tổ chức chính trị, nhà nước nhất định phải có một chương trình hành động hướng đích, thể hiện tầm nhìn, chiến lược, sách lược để tổ chức tập hợp lực
Trang 8lượng Chính sách phải đáp ứng được cả những nhu cầu trước mắt và lâu dài, ngắn hạn và dài hạn; vừa giải quyết những vấn đề bức xúc, vừa giải quyết những vấn đề lâu dài của xã hội Đảm bảo được hoàn cảnh thực tế, tương quan lực lượng, phù hợp với đặc điểm văn hóa, truyền thống dân tộc trong từng bước đi, cũng như nắm bắt tình thế và đón nhận thời cơ chính trị
Chính sách hiểu theo nghĩa hẹp là chính sách của nhà nước, hay là chính sách công - chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm quyền lực công cộng Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được tổ chức thành nhà nước; thông qua việc thực hiện các chính sách của nhà nước, giai cấp thống trị tiến hành các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội Chính sách công
là công cụ quan trọng nhất trong những công cụ thực thi quyền lực của nhà nước, việc hoạch định và thực thi có hiệu quả các chính sách là tiêu chí căn bản để đánh giá cả hệ thống chính trị Vì vậy, chính sách vừa là sản phẩm, vừa là chức năng chủ yếu của nhà nước
Chính sách với tư cách là thể hiện cụ thể hệ tư tưởng, các nguyên tắc chỉ đạo và đường lối phát triển của một chính đảng, đóng vai trò quyết định trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị Một chính phủ bị thay thế bởi một chính phủ khác bởi vì chính phủ đó đã không có những chính sách hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Khả năng đưa ra và thực hiện được các chính sách đúng đắn, hiệu quả, hợp lòng dân quyết định một cách cơ bản tính chính đáng của quyền lực
Khác với đường lối, chiến lược, mọi chính sách đều hướng tới giải quyết những vấn đề, những nan giải cụ thể, sản xuất hay cung cấp những hàng hóa và dịch vụ cụ thể, các vấn đề công cộng; cần có chính sách để giải quyết, chứ không thể chỉ dựa vào các biện pháp nhất thời mang tính tình huống và cảm tính, cũng như không thể trông đợi vào sự tự giác, tự nguyện của các cá nhân và các tổ chức phi nhà nước khác Chính sách phải đáp ứng được những đòi hỏi mang tính hệ thống như: tính giai cấp (phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền), tính dân tộc (đặc điểm văn hóa, tâm lý, thói quen dân tộc), tính nhân loại (phù hợp với các xu hướng phát
Trang 9triển tiến bộ của nhân loại) Thỏa mãn các đòi hỏi mang tính kỹ thuật như: tính khả thi kỹ thuật (đủ trình độ, kiến thức chuyên ngành để thực hiện ), tính khả thi tài chính (đủ nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách), tính tối
ưu kinh tế (lợi nhuận nhiều nhất với chi phí thấp nhất)
Như vậy, ở nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì chính sách có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo cho việc thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước Do vậy, vấn đề chính sách là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong hoạt đông chính trị, nhất là việc giành, giữ và thực thi quyền lực của các tổ chức chính trị, nhà nước, các nhà chính trị, giới chính trị, đặc biệt là giới lãnh đạo chính trị
2.3.Yếu tố thể chế (tổ chức)
Bản chất của yếu tố này là tạo ra một khuôn khổ trong đó chứa đựng các yếu tố như luật chơi, sơn chơi, người chơi cho quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước Trong khuôn khổ (thể chế) mọi tổ chức, cá nhân đều thực hiện nhiệm vụ của mình theo chức năng đã được quy định Nếu tất cả đều làm tốt trong một hệ thống đã được thiết kế tốt thì quá trình thực thi quyền lực nhà nước trở thành chuẩn mực thường xuyên
Hệ thống các thể chế cùng các yếu tố như quan hệ chính trị, các cơ chế và nguyên tắc vận hành tạo thành hệ thống chính trị, hay nói cách khác là tổ chức và vận hành hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể, bao gồm các thể chế chính trị (các tổ chức như nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội…), hoạt động theo những quan hệ chức năng nhất định, vận hành theo những cơ chế và nguyên tắc cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị mà trung tâm là quyền lực nhà nước
Với tư cách là tổng hợp các phương thức thực thi quyền lực chính trị
và quyền lực nhà nước, hệ thống chính trị xác lập vai trò, chức năng, cách thức phối hợp và tác động của các chủ thể chính trị trong quá trình hiện thực hóa ý chí, lợi ích của giai cấp, các lực lượng xã hội
Trong hệ thống chính trị, nhà nước đóng vai trò trung tâm Với tư cách là cơ quan công quyền, nhà nước thực thi quyền lực của tất cả công dân bằng bộ máy nhà nước, bằng đạo luật và hoạch định chính sách Lợi
Trang 10ích của các giai cấp, các lực lượng xã hội chủ yếu được hiện thực hóa thông qua nhà nước, bằng nhà nước
Các đảng chính trị, với tư cách là đại diện cho lợi ích chính trị của các giai cấp, các lực lượng xã hội là cơ sở của nhà nước, có chức năng tham gia vào cơ cấu quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng con đường bầu cử Vai trò của các đảng chính trị phụ thuộc vào vai trò của các lực lượng xã hội mà đảng đại diện, phụ thuộc vào năng lực chính trị của đảng, biểu hiện trong việc ảnh hưởng, chi phối hoặc nắm trọn quyền lực nhà nước
Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của các đảng chính trị Mặc dù không có chức năng trực tiếp tham gia vào cơ cấu quyền lực nhà nước, nhưng bằng nhiều phương thức, trong đó có cả việc thông qua đảng chính trị, gây ảnh hưởng, gây áp lực, diễn giải thông tin, vận động hành lang… để tác động đến quá trình thực thi quyền lực nhà nước
Tất cả các quá trình thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước đều diễn ra trong những quan hệ, cơ chế hết sức phức tạp, đa dạng, hướng tới việc xác lập một trạng thái cân bằng tối ưu (các bên đều chấp nhận được) trong phân bổ các lợi ích xã hội Ngoài ra hệ thống chính trị còn thực hiện chức năng của mình dựa trên những thể chế mang tính kỹ thuật như hệ thống bầu cử, hệ thống các phương tiện truyền thông, môi trường văn hóa chính trị…
Hệ thống chính trị trong thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước được nhìn nhận như một bộ máy xử lý các yếu tố đầu vào là các nhu cầu chính trị, thông tin, sự tương quan các lợi ích để cho một kết quả đầu ra là các quyết định chính trị (pháp luật, chính sách…), thông qua đó quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước được thực hiện
2.4 Yếu tố kiểm soát quyền lực
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả
Xét theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực nhà nước chính là việc thiết kế tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước sao cho đúng với bản chất,