Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ (Trang 48)

Cơ cấu tổ chức của Thủ Đô Media được chia thành 6 đơn vị: Ban kế hoạch kinh doanh, Phòng dịch vụ khách hàng, Ban tổ chức hành chính, Ban đảm bảo nguồn lực, Ban tài chính kế toán, công ty thành viên.

Trong Ban kế hoạch kinh doanh gồm nhiều phòng kinh doanh (số lượng phòng kinh doanh thay đổi tùy theo mục đích và chiến lược kinh doanh của Ban giám đốc Công ty); Phòng dịch vụ khách hàng gồm các phòng thiết kế, sản xuất nội dung, cung cấp dịch vụ, kiểm soát chất lượng dịch vụ, tổ chức sự kiện; Ban tổ chức hành chính gồm: phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng quan hệ cộng đồng; Ban đảm bảo nguồn lực gồm 03 phòng: tuyển dụng, đào tạo, dự trữ nguồn; Ban tài chính kế toán chia phòng tài chính và phòng kiểm soát nội bộ. Hiện có một công ty thành viên là Công ty truyền thông Thiên sơn.

Bảng 4.1. Cơ cấu tổ chức của Thủ Đô Media

3.1.3. Thành tựu đạt được :

Sau 13 năm phát triển, kể từ năm 2006, Công ty đã tổ chức thành công các Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện được dư luận và lãnh đạo các Bộ, ban, ngành đánh giá cao, cụ thể:

1. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện: “Ký ức đi qua thời gian”: Công ty Truyền thông Thủ Đô, Báo Pháp luật & Xã hội, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Đài truyền hình KTS VTC phối hợp tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếpvào lúc 20h ngày 10/11/2006 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thông qua chương trình này Công ty Truyền thông Thủ Đô và Ban tổ chức đã xây dựng 10 “Nhà tình nghĩa” tặng các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/đi-o-xin tỉnh Thái Bình với tổng số tiền 300 triệu đồng.

2. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện:“Những người con bất tử”: Nhân dịp kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Hội cựu TNXP Việt Nam (15/7/2007), Công ty Truyền thông Thủ Đô, Hội Cựu TNXP Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương truyền hình trực tiếp vào lúc 20h ngày 12/7/2007 tại Cung VHLĐHN Việt Xô. Chương trình là sự tái hiện những thời khắc lịch sử của TNXP trong hai cuộc kháng chiến thông qua những đoạn phim tư liệu và lời kể của các nhân chứng lịch sử như: ông Tạ Quang Chiến - người đầu tiên được Bác Hồ giao phụ trách đội TNXP, ông Trần Văn Mách, người gắn bó với TNXP trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng miền Nam...Một phần kinh phí từ chương trình sẽ chuyển cho Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” của Hội cựu TNXP Việt Nam để tặng Nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện: “Bản hùng ca chim lạc”: Là Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mớido công ty Truyền thông Thủ Đô phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức vào lúc 20h ngày 31/01/2008 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Trong đêm giao lưu nghệ thuật đầy

ý nghĩa này, Ban tổ chức đã trao giải cuộc thi “Ngời sáng đạo lý uống nước nhớ nguồn” được phát động nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh, liệt sĩ : có 28 tác phẩm được trao giải, trong đó 2 giải nhất thuộc về tác phẩm: “Duyên nghiệp và ân tình” (tác giả Bùi Thị Thanh Huyền) và “Sống mãi tuổi 19” (tác giả Đặng Trung Hội và Lê Quang Hồi)

4. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện:“Người tiêu dùng thông thái” được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h ngày 15/5/2008 tại Nhà hát Lớn Hà Nội: Công ty Truyền thông Thủ Đô và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Đài truyền hình KTS VTC phối hợp tổ chức nhân “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” từ ngày 15/4/2008 đến 15/5/2008 trên phạm vi toàn quốc. Thông qua chương trình này, Công ty Truyền thông Thủ Đô đã xây dựng 03 “Nhà tình nghĩa” cho thương binh ở tỉnh Nam Định, xây dựng 05 “Nhà tình thương” cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với tổng số tiền 320 triệu đồng.

5. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện:“Mắt sáng lòng trong ngòi bút sắc”: Nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2008), Công ty Truyền thông Thủ đô, báo Nhà báo & Công luận, Đài Truyền hình KTS VTC phối hợp tổ chức Chương trình vào lúc 20h ngày 20/6/2008 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhà báo Trần Đức Chính - Tổng biên tập Báo Nhà báo và Công luận cho biết đây lần đầu tiên có một chương trình của báo giới Việt Nam nói về chính mình, Đây không chỉ là dịp để tôn vinh các thế hệ làm báo mà điều ý nghĩa hơn đó là lời tri ân với hơn 400 liệt sĩ nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc, trong đó nhiều nhà báo còn chưa tìm thấy phần mộ. Đêm giao lưu nghệ thuật sẽ là cuộc hội ngộ của các nhà báo tiêu biểu như nhà báo Đặng Văn Hà - chủ bút tờ báo phá ngục của các tù chính trị Côn đảo, Trung tướng, PGS Nguyễn Đình Ước - nguyên Tổng biên tập Báo QĐND, người đã bằng nghề báo của mình hai lần sang Mỹ chứng minh với báo giới Mỹ về thắng lợi của cuộc chiến tranh Việt Nam; nhà báo

Dương Đức Quảng - nguyên phóng viên Thông tấn xã giải phóng Quân khu 5. Toàn bộ số tiền thu được sẽ xây nhà tình nghĩa và tặng số tiết kiệm cho thân nhân các nhà báo liệt sỹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện: “Những ước mơ xanh”: Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, Công ty Truyền thông Thủ Đô phối hợp với Đài PT-TH Hà Nội tổ chức Chương trình vào lúc 20h ngày 16/11/2008 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Thông qua chương trình này, Công ty Truyền Thông Thủ Đô và Ban tổ chức đã tặng hơn 600 triệu đồng tài trợ học bổng học nghề cho người khuyết tật; tặng 30 sổ tiết kiệm cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ vật chất cho học sinh các trường bị thiệt hại nặng nề trong trận ngập lụt ở Hà Nội với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng.

7. Tổ chức 11 Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện “Những trái tim đồng cảm” từ năm 2008 đến nay: Đây Là Chương trình phối hợp cùng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Hội chữ thập đỏ TP HN, VTV, VTC, HTV… tổ chức định kỳ vào tháng 5 hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày “Bảo vệ, Chăm sóc người khuyết tật” (18/4) và “Tháng Hành động vì Trẻ em” và đã truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình VTV, Quốc hội, HTV, VTC…tại Nhà hát lớn Hà Nội và Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ. Đặc biệt Chương trình đã được đích thân Ủy viên Bộ chính trị - Chủ tịch Quốc hội Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đến tham dự, phát biểu và trao quà trong Chương trình. Thông qua chương trình công ty đã thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, đồng thời góp sức xây dựng đền thờ 2.500 liệt sĩ Trung đoàn 27 tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng.

8. Tổ chức 10 Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện: “Vầng trăng cổ tích” từ năm 2008 đến nay: Là Chương trình được tổ chức định kỳ vào tháng 9 hàng năm nhân dịp Tết trung thu trên kênh VTV, HTV, VTC, truyền hình Quốc hội…Đặc biệt Chương trình còn nhận được thư chúc mừng của Bà Nguyễn Thị Doan – Nguyên Phó chủ tịch nước

CHXHCN Việt Nam và thư chúc mừng của Ủy viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch Quốc hội Bà Tòng Thị Phóng. Thông qua chương trình Vầng trăng cổ tích, Công ty Truyền thông Thủ đô và Ban tổ chức đã tặng hàng ngàn Sổ tiết kiệm, Suất học bổng, Sổ bảo hiểm toàn diện học sinh; xe lăn; tặng quà, đồ dùng học tập cho trẻ em Làng Hữu Nghị, Làng Hòa Bình Thanh Xuân, Trung tâm giáo dục lao động số 2 Hà Nội; cho học sinh nghèo các tỉnh Nghệ An, Hà Nam, Hà Tĩnh, Lào Cai, Hải Dương…với trị giá hơn 4 tỷ đồng.

9. Tổ chức 10 Chương trình giao lưu nghệ thuật từ thiện: “Vang mãi bản đồng ca” từ năm 2008 đến nay: Là Chương trình phối hợp cùng Ban tuyên giáo Trung ương, Tạp chí tuyên giáo, VTV, truyền hình quốc hội… tổ chức định kỳ vào tháng 12 hàng năm nhân dịp kỷ niệm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và đã truyền hình trực trên các kênh VTV, HTV, VTC, truyền hình Quốc hội…Đặc biệt Chương trình còn có các đồng chí lãnh đạo:Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Quốc hội;Ông Nguyễn Thiện Nhân: Ủy viên Bộ Chính trị - Bó thư TP Hồ Chí Minh; Bà Nguyễn Thị Doan:Nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Ông Vũ Văn Ninh: Nguyên Phó thủ tướng chính phủ… đến tham dự và trao quà trong Chương trình…

Thông qua chương trình, ban tổ chức đã xây dựng hàng trăm Nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm, tặng quà cho thân nhân liệt sĩ, nạn nhân chất độc da cam, thương binh nặng, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; và xây dựng Khu tưởng niệm liệt sỹ Trung đoàn 27 tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.

Trong bối cảnh kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ cuối 2007 đến nay, sự bùng nổ của các công ty truyền thông trên thị trường nhưng Thủ Đô Media vẫn là điểm sáng nổi bật về các sự kiện đã tổ chức và kết quả kinh doanh đạt được. Biểu hiện cụ thể ở một số nét chính sau đây:

Một là, doanh thu của Thủ Đô Media liên tục tăng trưởng cao. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ 4.1.

Hình 4.1: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong 10 năm (2009-2018) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0 5 10 15 20 25 DOANH THU LỢI NHUẬN

(Nguồn: http://www.Thủ Đô Media.com.vn)

Phân tích hình 4.1 cho thấy: giai đoạn từ năm 2009 đến 2010 doanh thu của Thủ Đô Media tăng mạnh do thời điểm đó cả nước háo hức đón chào sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội nên rất nhiều các tổ chức, Tập đoàn cũng muốn đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và làm công tác từ thiện xã hội, tuy nhiên sang năm 2011 Doanh thu có xu thế giảm bởi vì đây cũng chính là thời điểm bong bong bất động sản bắt đầu vỡ kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế cả nước trong suốt 03 năm đến 2013, Tình hình tài chính của Công ty vì thế cũng liên tục giảm Doanh thu và lợi nhuận. Bước sang năm 2014 với nhiều chính sách kích thích phát triển của nhà nước đặc biệt là gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã giúp cho BĐS nóng dần lên, mọi người bắt đầu giao dịch nhiều hơn, kéo theo một số các ngành khác cũng dần phát triển, tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc nên Doanh thu của

kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hai là, các chương trình, sự kiện do công ty tổ chức đã ghi được dấu ấn trong nhiều năm với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, là địa chỉ tin cậy để các tổ chức, cá nhân gửi trao tấm lòng nhân văn cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trên khắp đất nước.

3.2. Quá trình hình thành, phát triển và nét đặc thù văn hóa doanh nghiệp tại ThủĐô Media Đô Media

3.2.1. Sự hình thành và quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Thủ Đô Media

a) Các yếu tố chi phối sự hình thành và nét đặc thù văn hóa doanh nghiệp tại Thủ Đô Media:

Sự hình thành và quá trình phát triển VHDN tại Thủ Đô Media chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.

Thứ nhất, Thủ Đô Media là một DN hình thành và phát triển trong cái nôi văn hóa Việt Nam, nên VHDN của Thủ Đô Media vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa mang những đặc điểm chung của cộng đồng DN Việt xuất phát từ tư tưởng trọng sự hòa hợp, tinh thần cầu thị, ham học hỏi, ý chí tự lực, tự cường… của dân tộc. Thủ Đô Media tiếp thu được những cái tốt trong văn hóa cộng đồng, nhưng cũng phải chịu ảnh hưởng của nhiều cái xấu từ thói quen làm việc của người lao động, cách xử lý công việc thường nặng tình hơn lý; tâm lý dễ bằng lòng, thỏa mãn mục tiêu trước mắt, hơn là phấn đấu cho mục tiêu lâu dài, v.v. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự hình thành và phát triển VHDN tại Thủ Đô Media là tính chất đặc thù của một DN có nhà lãnh đạo là một người lính từ Trung đoàn 27 anh hùng. Từ cái nôi của một đơn vị quân đội - VHDN Thủ Đô Media chịu ảnh hưởng đặc thù vào hoạt động kinh doanh, hình thành những bài học

được đúc kết thành nét riêng biệt của Thủ Đô Media. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ chế, chính sách, quy chế liên quan đến hoạt động truyền thông là cơ sở tạo khung pháp lý cho hoạt động của DN; là tiền đề để sau này Thủ Đô Media kế thừa, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, quy chế, quy định... của mình, hình thành nên những nét riêng có trong VHDN của Thủ Đô Media.

Thứ ba, Thủ Đô Media là DN cổ phần có 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị. Mô hình quản lý Tổng giám đốc là thành viên HĐQT và 2 Phó Tổng giám đốc. Theo đó, Ban Giám đốc Công ty tập trung chỉ đạo, điều hành xuyên suốt từ Công ty xuống cơ sở, Thủ Đô Media là đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, còn Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý về ngành dọc. Đồng thời, Thủ Đô Media thực hiện thu chi theo Luật Ngân sách và chịu sự kiểm toán, thanh tra của cả Nhà nước theo quy định.

Thứ tư, Thủ Đô Media xây dựng chiến lược về nhân sự lãnh đạo DN theo hướng người hoạch định chiến lược phải là người trực tiếp tham gia điều hành thực hiện chiến lược. Người lãnh đạo phải có tố chất 2 trong 1: vừa là nhà lãnh đạo vừa quản lý, như thế mới điều hành triệt để, toàn diện, sát sao. Thủ Đô Media phải có tầm nhìn rộng, dự báo được xu thế, đề xuất chiến lược, kế hoạch, chính sách và các chương trình hành động cụ thể, cùng với khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và khác biệt, thể hiện khả năng dẫn dắt, tập hợp và phát huy trí tuệ tập thể, đào tạo nhân viên cấp dưới và giải quyết hài hòa các mâu thuẫn một cách hiệu quả.

b) Các giai đoạn phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Thủ Đô Media

Với các yếu tố chi phối sự hình thành VHDN tại Thủ Đô Media nói trên, Thủ Đô Media chú trọng xây dựng VHDN, nhất là nét đặc thù của mình ngay từ những ngày đầu mang thương hiệu Thủ Đô Media (năm 2006). Theo thời gian, Thủ Đô Media đã hoàn thiện triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh… phù hợp với bối cảnh kinh tế và vị

trí thương hiệu. Có thể phân chia quá trình hình thành và phát triển VHDN tại Thủ Đô Media thành 2 giai đoạn chính :

Giai đoạn thứ nhất, từ năm 2006 đến nay.

Đây là giai đoạn tìm hướng đi trong việc xây dựng VHDN của Thủ Đô Media. Trong giai đoạn này thực sự Công ty chưa coi trọng xây dựng VHDN, vẫn coi VHDN là một khái niệm mơ hồ, xa lạ; nhưng Ban Giám đốc Công ty khi ấy đã bắt đầu chú trọng đến việc gây dựng thương hiệu, nhưng vẫn còn đơn giản lấy thương hiệu cá nhân để tạo uy tín trong quan hệ với các đối tác và khách hàng.

VHDN của Thủ Đô Media sau này. Trong thời gian này, hoạt động chính của Thủ Đô

Một phần của tài liệu VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THỦ ĐÔ (Trang 48)