SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180 phút Câu 1: (4 điểm) Anh/Chị hãy viết một văn bản nghị luận trình bày cách hiểu của mình về nhận định sau: “ Căn cứ vào những bài hay và tiêu biểu của tập thơ (Nhật ký trong tù), người ta thấy màu sắc đậm đà nhất của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển.” (Sách Văn học 12-Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 19) Câu 2: (6 điểm) Bình giảng đoạn văn sau trích trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao: “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ:“ Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Sách Văn học 11-Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 215-216) Câu 3: (10 điểm) Anh/Chị hãy trình bày về thực chất và những tiêu chuẩn để xác định giá trị thẩm mỹ của một tác phẩm văn học. Từ đó, chọn phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc lớp 12 để làm sáng tỏ vấn đề. Hết - Thí sinh không được dùng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LỚP 12 THPT – NĂM HỌC 2007-2008 Môn: VĂN Thời gian làm bài : 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Văn bản nghị luận đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý về nội dung: - “Nhật ký trong tù” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật trong lĩnh vực thơ ca của Hồ Chí Minh.Trong tập thơ có những bài đặc biệt xuất sắc. - Qua những bài thơ ấy, người đọc cảm nhận được một hồn thơ đậm đà màu sắc cổ điển với các biểu hiện: + Giàu tình cảm đối với thiên nhiên + Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật + Hình tượng nhân vật ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ + Thơ chữ Hán, thể thơ tứ tuyệt cổ điển phù hợp với nội dung C. Cho điểm: - Điểm 4: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A, B; hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa, nội dung của nhận định; trình bày thuyết phục về lý lẽ và dẫn chứng. Văn viết tốt, chữ rõ, bài sạch. - Điểm 2: Bài tỏ ra nắm được yêu cầu, tuy vậy giải thích và nêu cứ liệu chưa đầy đủ. Văn viết được, chữ rõ, bài sạch. - Điểm 1: Bài tỏ ra chưa hiểu vấn đề, ý và cứ liệu còn nghèo, văn vụng. Câu 2: (6 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết đủ ba phần: Mở - Thân - Kết - Xác định đúng phương pháp làm bài bình giảng văn học. - Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách. - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả; chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể bình giảng từ nhiều góc độ. Sau đây là một số gợi ý về hình thức và nội dung đoạn văn: 1.Hình thức: - Đoạn văn nằm ở vị trí mở đầu tác phẩm, có ý nghĩa dựng chân dung nhân vật một cách độc đáo. - Đoạn văn có nhiều kiểu câu với những dấu câu đặc thù gây Onthionline.net ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ I Môn : Ngữ Văn 12 Thời gian : 120 phút Câu 1: (4 điểm) Viết văn ngắn(khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ anh ( chị) câu nói sau: “Tập quán xấu ban đầu khách qua đường,sau trở thành người bạn chung nhà, kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Câu : (6 điểm) Phân tích vẻ đẹp câu thơ sau: “Ta có nhớ ta, Ta ta nhớ hoa người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích “Việt Bắc”-Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12,trang 111) TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2009-2010 Môn văn khối : C ( Thời gian làm bài : 180 phút ) Câu 1 (2 điểm) Nêu cảm hứng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung thành. Câu 2 (3 điểm) Nhà bác học Đác-uyn khi trả lời một người bạn đã khẳng định “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3 ( 5 điểm ) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Họ và tên: Số báo danh: 1 1 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 THI THỬ ĐẠI HỌC 2009-1010 Môn văn khối : C ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Nội dung Điểm CÂU 1: Nêu cảm hứng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung thành. * BÀI LÀM CẦN ĐẢM BẢO CÁC Ý SAU: Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Cơ sở hình thành chất sử thi trong văn học chống Mĩ nói chung và trong “Rừng xà nu” nói riêng: Chất sử thi là đặc điểm thi pháp đồng thời là mĩ cảm của văn học kháng chiến; Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh Đất nước có chiến tranh . - Trong “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện : + Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng đồng dân làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. + Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi : sự tàn ác của kẻ thù và khí phách của nhân dân Miền Nam trong kháng chiến. + Nhân vật trong tác phẩm như: Tnú, cụ Mết, thực chất là những kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh ) . Nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện rõ nét tính sử thi của tác phẩm . + Chất sử thi bộc lộ qua cách trần thuật. Câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Tnú và cuộc nỏi dậy của dân làng Xô Man thực ra là một câu chuyện hiện đại. Tuy vậy, chúng được kể như một câu chuyện của lịch sử với không khí và thái độ trang nghiêm, đầy ngưỡng vọng giống như lối kể về các tù trưởng hùng mạnh tiêu biểu cho ý chí, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng trong các sử thiĐam San, Xinh Nhã của các bộ tộc Tây Nguyên . + Xây dựng được nhiều hình ảnh chói lọi, kì vĩ như hình cây xà nu, rừng xà nu, hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú . + Giọng văn: trang trọng, trang nghiêm, hùng tráng Như vậy, chất sử thi thể hiện qua nhiều yếu tố của tác phẩm, đặc biệt trong việc khắc hoạ tư tưởng, chủ đề của “Rừng xà nu” . 2,0 0,25 0,5 1.0 0,25 CÂU 2 : Nhà bác học Đác-uyn khi trả lời một người bạn đã khẳng 3,0 2 2 định “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 1. Giới thiệu chung: - Dẫn dắt vào vấn đề. - Nêu vấn đề: Vấn đề đặt ra là giá trị và ý nghĩa của việc tự học đối với mỗi con người trong cuộc đời. 2. Giải thích, chứng minh và bình luận: * Thế nào là tự học ? Tự học không có nghĩa là tự mình làm nên tất cả không cần nhờ ai, không cần liên hệ với ai. Tự học chính là tự mình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo dựa trên sự định hướng, dẫn dắt của thầy, của bạn, của sách vở tri thức nhân loại * Tự học biểu hiện như thế nào ? Đó là sự độc lập tư duy, sáng tạo trong mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực * Làm thế nào để có thể tự học tốt nhất ? + Trước hết, cần phải có ý thức và khát khao tìm hiểu, khát khao khẳng định mình. + Tiếp đến là cần phải có một phương pháp tự học khoa học và phù hợp + Việc tự nghiên cứu, đào sâu tìm tòi sáng tạo từ những cái đã biết là vô cùng quan trọng bởi khám phá hiện thực không phải chỉ đơn giản là nhìn thấy, nghe thấy mà còn phải sàng lọc qua cả trí tuệ, lý trí, tâm hồn. Có người Đi một ngày đàng mà không học được một sàng khôn bởi người đó SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) : Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh). Câu 2 (3 điểm) : Anh /Chị hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau : “ Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. ( Lê Duẩn) II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm): Thí sinh học chương trình nào thì làm câu dành riêng cho chương trình đó. Câu 3a: Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến ” của Quang Dũng : Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Ngữ văn 12, tập một, trang 88, NXB Giáo dục, 2008) Câu 3b: Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao Phân tích nhân vật người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập hai, trang 89, NXB Giáo dục, 2008) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: - 1 - SỞ GD&ĐT THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN : NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Đề bài gồm 3 câu, theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT: câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài nghị luận xã hội; câu 3 là bài nghị luận văn học. Câu 1 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt và lập luận. Chỉ những HS diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 2 và câu 3 là bài làm văn, tích hợp kiểm tra cả kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của HS. - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. - Do sử dụng đồng thời hai bộ sách giáo khoa nên giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án. Không buộc học sinh phải trả lời đúng theo cách diễn đạt của bộ sách nào. - Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10; khuyến khích những bài làm có ý riêng, sáng tạo, văn viết có cảm xúc… - Chỉ làm tròn điểm toàn bài (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0) II. Đáp án và thang điểm - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: (2 điểm) : 1/ Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày khác nhau song cần có các ý sau: - Giá trị lịch sử. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của Việt Nam với thế giới; là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta. - Giá trị nghệ thuật: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận đặc sắc, mẫu mực; lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giọng văn đầy cảm xúc… 2/ Cho điểm : - Điểm 2,0: Đáp ứng các yêu cầu về nội dung. Diễn đạt tốt. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1,0: Trình bày được khoảng nửa số ý. Còn mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0,0: Chỉ viết vài câu rời rạc, không rõ nội dung, không làm bài. Giám khảo căn cứ vào bài làm để xác định các mức điểm cụ thể. Không yêu cầu học sinh viết đủ các cụm từ dùng trong đáp án. Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0.25đ đến 0.5đ…) Câu 2 : (3 điểm) a/Yêu cầu : Về nội dung: - Học sinh có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ, nhưng phải nêu được ý kiến của Lê Duẩn về cái gốc của đạo đức, luân lí là lòng nhân ái. - Giải thích lòng nhân ái : là lòng yêu thương con người. Các biểu hiện của lòng nhân ái: đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc những người thiệt thòi, bất hạnh… - 2 - - Vì sao nói “cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”: Đạo đức, luân lí là BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong phần cuối truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, nhân vật bà mẹ Hạ Du đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình? Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì? Câu 2. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: Chiều ngày 30 - 4 - 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường Trung học phổ thông Đô Lương I) nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi. (Theo Khánh Hoan, Thanhnienonline, ngày 6 - 5 - 2013) II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2012, tr. 115 - 116 - 117) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: Sở gd - Đt quảng ninh đề thi học kỳ I trờng thpt yên hng Năm học 2008 2009 Môn: Văn - Lớp 12 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu (2 điểm): Nêu hoàn cảnh, đối tợng mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) Câu (3 điểm): Anh (chị) phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thông Câu (5 điểm): Cảm nhận anh (chị) đoạn thơ sau: Ta với mình, với ta Lòng ta sau trớc mặn mà đinh ninh Mình đi, lại nhớ Nguồn nớc, nghĩa tình nhiêu (Việt Bắc - Tố Hữu) Sở gd - Đt quảng ninh trờng thpt yên hng Câu (2 điểm): * Hoàn cảnh sáng tác: Hớng dẫn chấm học kỳ I Năm học 2008 2009 Môn: Văn - Lớp 12 - Ta: Đã giành đợc quyền từ tay Nhật cần tuyên bố, khẳng định độc lập dân tộc với nhân dân giới - Địch: Pháp núp sau lng Đồng minh, rắp tâm xâm lợc nớc ta lần với luận điệu khai hoá, bảo hộ cần phải có hệ thống lý lẽ để bác bỏ, bóc trần luận điệu xảo trá Pháp trớc nhân dân tiến TG Tóm lại: Lịch sử cần tiếng nói vào thời điểm quan trọng Ngày 26/8/1945, 48 phố Hàng Ngang, HCT khởi thảo TNĐL Ngày 2/9/1945, HCM đọc Tuyên ngôn độc lập quảng trờng Ba Đình, khai sinh nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Đối tợng mục đích sáng tác: - Hớng đến đồng bào nớc nhân dân giới nhằm khẳng định tuyên bố độc lập - Bác bỏ lý lẽ điêu toa, cớp nớc thực dân Pháp; răn đe nớc Đồng minh với Pháp Câu (3 điểm): * Nguyên nhân khách quan: - Cơ sở hạ tầng cha đảm bảo: đờng xá hẹp, xấu, nhiều khúc cua nguy hiểm, khuất tầm nhìn, - Nhiều phơng tiện giao thông cũ nát, không an toàn vận hành - Biện pháp xử phạt nhẹ * Nguyên nhân chủ quan: Đây nguyên nhân quan trọng, gây nhiều tai nạn giao thông nhất: - Một phận hiểu biết luật giao thông hạn chế - ý thức chấp hành luật lệ giao thông kém: phóng nhanh, lạng lách đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, vợt đèn đỏ, chở nhiều ngời, - Sử dụng rợu bia nồng độ cho phép tham gia giao thông Câu (5 điểm): Đảm bảo ý sau: - Thấy đợc lời ngời cách mạng xuôi hớng đồng bào Việt Bắc - Vì nỗi băn khoăn lớn ngời VB tình cảm ngời xuôi nào, từ đầu, ngời cán cách mạng khẳng định tình cảm thuỷ chung, gắn bó son sắt trớc sau nh một: Ta với mìnhsau trớc mặn mà đinh ninh - Nói nh để làm yên lòng, giải tỏa băn khoăn, trăn trở ngời lại Điều chứng tỏ ngời thấu hiểu nỗi lòng, tâm t; đồng cảm với đồng bào Việt Bắc - Cách so sánh, xng hô, đối đáp giàu sắc thái ca dao dân gian dân tộc: Nguồnnghĩa tình nhiêu; ta mình, - mình, tạo nên giọng điệu gần gũi, tình cảm; chất trữ tình - trị đặc trng thơ Tố Hữu