hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban ngành Trung ương.Công đoàn Công ty than Uông Bí là Công đoàn cơ sở, trực thuộc Công đoànThan - Khoáng Việt Nam với chức năng đại
Trang 1VŨ HUY TOÀN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CÔNG TY THAN
UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
Trang 2ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CÔNG TY THAN
UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện: VŨ HUY TOÀN
Lớp: CCLCCT K8 - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam ( 2014 - 2016)
Chức vụ: UVBCH Công đoàn Công ty, Phó chánh Văn phòng Đơn vị công tác: Công ty than Uông Bí - TKV
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
Trang 3của Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; BanQuản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm lớp Cao cấp lý luận Chính trị K8 - Tập đoàncông nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (2014-2016) đã tạo điều kiện thuận lợi đểtôi hoàn thành tốt chương trình học tập
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo, các đồngnghiệp và các đồng chí trong Công ty than Uông Bí, nơi tôi công tác, đã tạo điềukiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề án này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề án không tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để đề án được hoànthiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Vũ Huy Toàn
Trang 4BHLĐ: Bảo hộ lao động
CNVC: Công nhân viên chức
CNVCLĐ: Công nhân viên chức lao động
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
PCCN: Phòng chống cháy nổ
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TKV: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt NamTNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TLĐLĐ: Tổng liên đoàn lao động
TNLĐ: Tai nạn nao động
UBKT: Ủy ban kiểm tra
UVBCH: Ủy viên ban chấp hành
XDCB: Xây dựng cơ bản
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 5A MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề án 1
2 Mục tiêu của đề án 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Giới hạn của đề án 4
B NỘI DUNG 5
1 Cơ sở để xây dựng đề án 5
1.1 Cơ sở khoa học 5
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 8
1.3 Cơ sở thực tiễn 12
2 Nội dung thực hiện của đề án 13
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 13
Tổng quan về Công ty than Uông Bí 13
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty than Uông Bí 14
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Uông Bí giai đoạn 2009-2013 15
2.1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty than Uông Bí 17
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 30
2.4 Các giải pháp để thực hiện đề án 31
3 Tổ chức thực hiện đề án 38
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 38
3.2 Tiến độ thực hiện đề án 40
3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án dự kiến 41
4 Dự kiến hiệu quả của đề án 41
4.1.Ý nghĩa thực tiễn của đề án 41
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án 42
Trang 62 Kết luận 45
Trang 7A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành, pháttriển của giai cấp công nhân và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người đặtnền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ chức Công đoàn ViệtNam.Công đoàn Việt Nam từ khi ra đời đến nay, luôn trung thành với lợi ích củadân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, với hai tính chất cơ bản là tính giai cấp
và tính quần chúng đã luôn vận động và phát triển lớn mạnh không ngừng cả vềlực lượng và tổ chức Qua các thời kỳ cách mạng, Công đoàn Việt Nam luônthống nhất trong lý luận và hành động, trong mục tiêu hoạt động dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt Nam Công đoàn Việt Nam là thành viên trong hệ thốngchính trị, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục rèn luyện, bảo vệ giai cấp côngnhân Việt Nam, là chỗ dựa vững chắc, là cầu nối giữa Đảng đến với giai cấp côngnhân và quần chúng lao động Việt Nam
Nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác độngmạnh mẽ đến vị trí của tổ chức công đoàn Cơ chế thị trường với sức mạnh của nóđang có những ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động của công đoàn Do nhiều nguyênnhân, công đoàn còn nhiều lúng túng về mô hình tổ chức và phương pháp hoạt động
Vì vậy có nhiều người cho rằng hiện nay công đoàn đang mất dần ảnh hưởng trongđời sống xã hội, đặc biệt là đối với người lao động Do đó đòi hỏi công đoàn phải đổimới nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với xu thế mới, phát huy tích cựcvai trò của mình trong xã hội
Công ty than Uông Bí là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn công nghiệpThan - Khoáng sản Việt Nam ( tên giao dịch: Công ty than Uông Bí-TKV) , 100%vốn nhà nước, là doanh nghiệp khai thác than với sản lượng than nguyên khai khaithác năm sau cao hơn năm trước: năm 2015 than nguyên khai sản xuất 1,2 triệu tấn;Năm 2016 Tập đoàn TKV giao và phấn đấu hoàn thành 1,4 triệu tấn Nhiều năm liềnCông ty đã được Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập
Trang 8hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban ngành Trung ương.Công đoàn Công ty than Uông Bí là Công đoàn cơ sở, trực thuộc Công đoànThan - Khoáng Việt Nam với chức năng đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước và tham gia thanhtra, kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị; tuyên truyền, vận động người lao độnghọc tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp Tuyên truyền chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật Nhà nước; Chỉ thị Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, tuyêntruyền xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong công nhân, viênchức, lao động Công ty
Trong những năm gần đây, hoạt động Công đoàn đã và đang được Công đoànCông ty quan tâm, chú trọng đầu tư Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động Công đoàn bộ
phận chưa cao Việc xây dựng tổ chức “Công đoàn vững mạnh” ở một số công đoàn
bộ phận trực thuộc Công đoàn Công ty chưa có sự thực hiện đồng bộ và quan tâmđúng mức, chưa đáp ứng được nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn yêu cầu và nguyệnvọng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động Nội dung, phương pháp hoạtđộng của các tổ chức Công đoàn chưa đổi mới, chưa thu hút được đoàn viên và côngnhân viên chức, lao động tham gia tích cực hoạt động Công tác bồi dưỡng cán bộcông đoàn trong những năm qua còn bộc lộ những hạn chế: Đội ngũ cán bộ làm côngtác công đoàn đại đa số là hoạt động kiêm nhiệm, thiếu ổn định, hoạt động hiệu quảthấp, công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn chưa gắn liền với quy hoạch, bố trí sửdụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động Công đoàn còn thiếu, tài chính còn nhiều khó khăn Dovậy, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động củaCông đoàn Công ty là yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp vớigiai đoạn hiện nay
Trước thực tế đó, với cương vị bản thân là Ủy viên Ban chấp hành Công đoànCông ty, tôi thấy trách nhiệm của mình cần phải tích cực tham mưu cho Đảng bộ, Banchấp hành Công đoàn Công ty chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Công đoàn và đềxuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các công đoàn bộ phận
Trang 9trực thuộc Xuất phát từ lý do đó, tôi xây dựng đề án: “Nâng cao chất lượng hoạt
động của tổ chức Công đoàn Công ty than Uông Bí giai đoạn 2016 - 2020 ” làm đề
án tốt nghiệp chương trình Cao cấp lý luận chính trị của mình với mong muốn gópphần nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở, đáp ứng với yêu cầu ngày càngcao của tổ chức và nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay
2 Mục tiêu của đề án.
2.1 Mục tiêu chung
- Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn Công ty than Uông Bí, nhằm tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; tổ chức vận động cán
bộ, CNVCLĐ xây dựng đội ngũ vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, luôn
đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ SXKD, xây dựng Công ty than Uông Bí ngày càng phát triển bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- 90% Công đoàn bộ phận trực thuộc, đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc
- 90% các tổ Công đoàn đạt Tổ Công đoàn vững mạnh, vững mạnh xuất sắc;
- 95% trở lên đoàn viên, công nhân viên chức, lao động được tuyên truyền phổbiến pháp luật, chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước
- 85 % đoàn viên, công nhân viên chức, lao động được tập huấn, nâng cao trình
độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ
- 100 % công đoàn bộ phận xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạtđộng giữa BCH Công đoàn và người sử dụng lao động
- Hàng năm có từ 75 % trở lên cán bộ công đoàn cơ sở tham gia được bồidưỡng các kỹ năng hoạt động của tổ chức công đoàn
- Cử từ 2-3 cán bộ công đoàn được đi đào tạo chứng chỉ Đại học phần Côngđoàn/năm
- Từ năm 2016 đến năm 2018, 100% cán bộ công đoàn mới tham gia đều đượcbồi dưỡng kiến thức và phương pháp hoạt động công đoàn; 100 % cán bộ làm côngtác kiểm tra, công tác nữ công, công tác tài chính được bồi dưỡng kiến thức
- Từ năm 2018 đến năm 2020:
Trang 10+ 100% cán bộ công đoàn cơ sở được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụcông tác công đoàn.
3 Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động Công đoàn Công ty than Uông Bí
- Không gian của đề án: Công đoàn Công ty than Uông Bí và các Công đoàn bộphận trực thuộc
- Thời gian thực hiện đề án: từ năm 2016 đến 2020
Trang 11B NỘI DUNG
1 Cơ sở để xây dựng đề án
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Công đoàn cơ sở: Theo điều 4, Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012, Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một
hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sởcông nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam
- Hoạt động Công đoàn cơ sở: Là những hoạt động của Tổ chức Công đoàn
diễn ra tại cơ sở, theo vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn,thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghịquyết, kế hoạch của Công đoàn cấp trên
- Chất lượng: "Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa
khác nhau Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Trong mỗi lĩnh vựckhác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khácnhau Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế,
đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Theo điều 3.1.1 của tiêu
chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: " Mức độ đáp ứng các yêu cầu của
một tập hợp có đặc tính vốn có "
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của kháchhàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đạiđến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm ngườitiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầutiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn
Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền,
sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp
- Chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn:
Là làm tốt chức năng nhiệm vụ của Công đoàn trên các mặt công tác, đổi mới nộidung, phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển vững chắc củaCông đoàn ngành và cơ quan, đơn vị: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
Trang 12chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Giáo dục nângcao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp.
Phối hợp với giám đốc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổchức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho tập thể lao động ký kết Thoả ướclao động tập thể và hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động; cử đạidiện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên vàCNVCLĐ Tham gia với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc,nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội,
từ thiện trong CNVCLĐ
Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật Đấu tranhngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội Phát hiện vàtham gia giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn
cơ sở theo quy định của pháp luật
Tổ chức vận động đoàn viên và CNVCLĐ trong doanh nghiệp thi đua yêunước, tham gia quản lý doanh nghiệp, phát huy sáng kiến nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh
1.1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động Công đoàn
Dựa vào đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn theo luật định ở mức độ cao:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
và tham gia quản lý:
+ Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổsung và thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; Nội quy lao động; Thỏa ước laođộng tập thể; Quy chế quản lý lao động và tiền lương; Thực hiện công khai nhữngviệc người lao động được biết theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp tổ chứcđối thoại định kỳ tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động hàng năm đúngquy trình, quy định của Nghị định số 60 của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở đạt hiệu quả
+ Phối hợp phát động, tổ chức các phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực
Trang 13+ Tham gia giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc nhằm nâng cao thunhập và đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; thực hiện đầy đủ chế độ,chính sách với người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban chấp hànhCông đoàn và người sử dụng lao động Phát động, tổ chức các phong trào thi đuahiệu quả, thiết thực
+ Giám sát thực hiện hợp đồng lao động và hướng dẫn, tư vấn cho người laođộng giao kết và chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đúng quyđịnh của pháp luật
- Xây dựng tổ chức Công đoàn:
+ Tuyên truyền vận động công nhân viên chức, lao động viết đơn gia nhập tổchức Công đoàn
+ Tập trung xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh từ tổ công đoàn, công đoàn
bộ phận, công đoàn cơ sở
+ Quan tâm cán bộ công đoàn mới được bầu lần đầu được đào tạo, bồi dưỡng,tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn
+ Hàng năm xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở cóhiệu quả; xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức sinh hoạt Ban chấp hành, Banthường vụ, Ủy ban kiểm tra theo quy định; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, khenthưởng, thăm hỏi đoàn viên, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ công đoàn
cơ sở, công đoàn bộ phận
+ Lập sổ ghi chép đủ nội dung Nghị quyết các cuộc họp ban chấp hành, banthường vụ, UBKT theo quy định và quản lý cán bộ, đoàn viên công đoàn bằng sổhoặc trên máy vi tính
+ Thực hiện chế độ thông tin hai chiều đầy đủ, chính xác và kịp thời với đoànviên, người lao động và báo cáo định kỳ với Công đoàn cấp trên
- Công tác tuyên truyền và các hoạt động khác:
+ Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến, vận động đoàn viên và ngườilao động chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết của công đoàn; chấp hành nội quy, quy chế, quy định của ngành, củadoanh nghiệp có liên quan đến đoàn viên và người lao động
Trang 14+ Tham gia với người sử dụng lao động thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề đối với người lao động, xây dựng đời sốngvăn hóa trong doanh nghiệp.
+ Vận động đoàn viên, người lao động hỗ trợ nhau trong công việc và tham giahoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo
+ Quan tâm công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, thường xuyên củng cố,kiện toàn xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh
+ Giới thiệu được đoàn viên ưu tú cho cấp ủy đảng bồi dưỡng kết nạp vào Đảng…
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công nhân và Công đoàn:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò của giai cấp công nhân
trong các giai đoạn cách mạng: Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do
giai cấp công nhân lãnh đạo, vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất.
- Mục đích tổ chức công hội: Một là, để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; Hai là, để nghiên cứu với nhau; Ba là, sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; Bốn là, để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; năm là, để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới
- Công đoàn phải tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và giáo dục chocông nhân về đạo đức cách mạng, tuyên truyền sâu rộng chính sách của Đảng trong
giai cấp công nhân; giáo dục cho công nhân thái độ của người làm chủ nước nhà, làm cho công nhân hiểu được rằng “tương lai của công nhân và tương lai của doanh
nghiệp phải gắn liền”.
+ Về cán bộ công đoàn: muốn có phong trào Công đoàn mạnh cần có cán bộ côngđoàn tốt, cán bộ công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng củacông nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải hiểu
về quản lý kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật; phải biết dựa vào quần chúng, phát huysức sáng tạo của quần chúng… thì mới làm tròn được nhiệm vụ của mình
Trang 15* Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn:
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội củaĐảng ta có xác định: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chấtlượng, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sảnViệt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH
- Nghị quyết 20 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng giai cấpcông nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác
định rõ: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân
đến năm 2020 cần: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chứcCông đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân,trong đó Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công đoàn
trong xây dựng giai cấp công nhân
- Kết luận số 77-TB/TW ngày 24/2/2012 của Ban Bí thư về việc lấy tháng 5
hàng năm là "Tháng Công nhân" với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, quan tâm xây dựng giai cấpcông nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình
hình mới xác định một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện là: Đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
* Nghị quyết của Tỉnh uỷ Quảng Ninh về xây dựng đội ngũ công nhân và Công đoàn trong tỉnh
- Nghị quyết số 01/NQ-ban chấp hành năm 1996 của Đảng bộ tỉnh về một sốgiải pháp trước mắt xây dựng đội ngũ công nhân Quảng Ninh theo yêu cầu CNH,HĐH Nghị quyết nhấn mạnh:
Trang 16+ Xây dựng giai cấp công nhân là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự bềnvững của chế độ XHCN, một trong những nhân tố quan trọng tạo nền tảng cho khốiđại đoàn kết toàn dân.
+ Xây dựng đội ngũ công nhân Quảng Ninh phải gắn chặt với yêu cầu CNH,HĐH, xây dựng Quảng Ninh từng bước trở thành một tỉnh công nghiệp và du lịchhiện đại
+ Xây dựng đội ngũ công nhân Quảng Ninh phát triển về số lượng và chấtlượng, phải đảm bảo tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của công nhânmỏ; lấy công nhân mỏ và công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt.Lớp công nhân mới phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, học vấn cao, tay nghề giỏi,thích ứng với cơ chế thị trường và chính sách kinh tế mở của Đảng và Nhà nước
- Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 16/4/2008 thực hiện Nghị quyết
20 Trung ương 6 (khóa X) "về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" xác định: Đội ngũ công nhân
Quảng Ninh là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở Tỉnh, lực lượng nòng cốt trong liênminh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh Gắn việc xây dựng đội ngũ công nhân với việc thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII xác định: phải đổimới hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, quần chúng, phát huy sức mạnh của hệthống chính trị
- Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 29/7/2004 về xây dựng và nâng cao chất lượnghiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp; nângcao vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp đổi mới, tập trung phát triểnđoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn
cơ sở; đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các cấp ủy đảng, quan tâm tạođiều kiện của chính quyền với hoạt động của công đoàn
1.2.2 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp 2013, Điều 10 đã khẳng định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức
chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên
cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
Trang 17pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế
-xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Luật Công đoàn 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
- Luật cán bộ công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực thihành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010
- Nghị quyết Đại hội X Công đoàn Việt Nam nêu rõ: “Tăng cường số lượng và
chất lượng cơ sở đào tạo của tổ chức Công đoàn Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; gắn công tác đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học về công nhân và hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cán bộ xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ”.
- Nghị quyết đại hội XI Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2018.
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.
- Ngày 05/3/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào
tạo, bồi dưỡng công chức.
- Ngày 04/3/2010 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X
đã ban hành Nghị quyết 04.a/NQ-TLĐ về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn giai đoạn 2010 - 2020”.
- Ngày 12/12/2013 Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành quyết định 217
về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; quyết định 218 về việc "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền".
- Ngày 04/12/2014 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BNV Quy
định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
Trang 18- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, 2 tập, Nhà xuất bản Lao động năm 2013
- Quyết định số 482/QĐ - TLĐ ngày 16/4/2009 của Đoàn chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành “Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công đoàn”.
- Chương trình số 1644/Ctr-TLĐ ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam “Về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội
ngũ cán bộ công đoàn”.
- Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII nhiệm kỳ 2013 -2018.
- Chương trình số 60/CTr-LĐLĐ ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Liên đoàn
Lao động tỉnh Quảng Ninh “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới “.
- Nghị quyết Đại hội Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam lần thứ IV, nhiệm
- Đội ngũ công nhân lao động cùng quân, dân Vùng mỏ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Công hội Đỏ đã đoàn kết đấu tranh góp phần giải phóng khu mỏ, bảo vệ quê hương đấtnước: Tháng 11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ đã tham gia cuộc Tổng bãi công đòi quyền dânsinh, dân chủ, chống áp bức bóc lột của bọn thực dân, chủ mỏ Cuộc Tổng bãi công đãgiành thắng lợi vang dội và làm nên 1 trang sử vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Namnói chung, đội ngũ công nhân Vùng mỏ nói riêng trong cao trào cách mạng 1936-1939 doĐảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Cuộc Tổng bãi công này đã chứng tỏ tinh thần
“kỷ luật và đồng tâm” của đội ngũ công nhân Vùng mỏ, trở thành tài sản tinh thần và bản
sắc văn hóa của công nhân Quảng Ninh
Trang 19Kế thừa truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và nhân dân lao độngVùng Mỏ, trong những năm qua, Công đoàn Công ty than Uông Bí đã tíchcực phát huy vai trò trong thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước- cùng với lãnh đạo Công ty tham mưu cho Đảng ủy Công tyban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý về xây dựng Công ty phát triển bềnvững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Các văn bản trên đã bổ sungvào hệ thống các văn bản chỉ đạo và quản lý của Công ty thêm đầy đủ và
đồng bộ, là cơ sở để triển khai các hoạt động
Công đoàn Công ty than Uông Bí đã và đang tổ chức và phối hợp tổ chức chuỗicác sự kiện chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống công nhân vùng mỏ-truyền thống ngành Than (12/11/1936-2016); Kỷ niệm 20 năm thành lập Tập đoàncông nghiệp than Khoáng sản Việt Nam, Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịchđược tổ chức nhân các ngày kỷ niệm truyền thống của Công ty (19/4/1979-2016)
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Tổng quan về Công ty than Uông Bí
Ngày 19/4/1979 Bộ trưởng Bộ điện và Than ký Quyết định số 20/ĐT/TCCB,thành lập Công ty than Uông Bí, trực tiếp quản lý toàn bộ các đơn vị sản xuất, xâydựng … của Bộ ở khu vực Uông Bí, Đông triều, trên cơ sở sáp nhập Công ty xây lắp
mỏ Uông Bí và các mỏ, các đơn vị trước đây trực thuộc Bộ như: Mỏ than Mạo Khê,
Mỏ than Vàng Danh, Nhà máy cơ điện Uông Bí, các Ban kiến thiết Mỏ Vàng Danh,Mạo Khê, Yên tử… để tổ chức thành lập một liên hiệp sản xuất than và xây dựng mỏ.Khi thành lập, Công ty trực thuộc Bộ Điện và Than sau đó thuộc Bộ Mỏ vàThan, Bộ Năng Lượng, Tổng công ty than Việt Nam nay thuộc Tập đoàn Côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ( Tập đoàn TKV )
Đứng trước nhu cầu phát triển chung của toàn ngành nhằm đẩy mạnh sản xuất,tăng nhanh về sản lượng đáp ứng tổng sơ đồ phát triển chung của than Việt Nam.Được sự giúp đỡ hỗ trợ của Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, trong nhữngnăm qua Công ty than Uông Bí đã từng bước khắc phục khó khăn, ổn định và đẩymạnh sản xuất phát triển, không ngừng đưa công nghệ tiến bộ kỹ thuật vào khai thác
Trang 20đã mang lại sự tăng trưởng cao về sản lượng (bình quân trên 33%/năm) Đặc biệtnăm 2005 Công ty đã đạt mức sản lượng cao nhất sau 25 năm thành lập vượt ngưỡng
2 triệu tấn than sản xuất hầm lò và vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chươnglao động hạng nhất đánh dấu bước ngoặt và sự phát triển của Công ty trong thời kỳđổi mới Bên cạnh sự tăng trưởng về sản xuất thu nhập của người lao động cũng luônđược cải thiện năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất, tinh thần được cảithiện, hiệu quả sản xuất của Công ty ngày càng ổn định và đảm bảo mức tăng trưởng.Qua nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức của Công ty, từ những năm 1996-1998
là Công ty mẹ với 25 đơn vị thành viên đến năm 2013 còn 6 đơn vị thành viên Đểđáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển trước xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam nóichung và của ngành Than nói riêng, ngày 07/2/2013 Thủ tướng chính phủ đã có quyếtđịnh số 314/QĐ-TTg, về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp thankhoáng sản Việt Nam giai đoạn 2013-2015 ( tách các công ty con trực thuộc Công tyThan Uông Bí về trực thuộc Tập đoàn, chuyển Công ty than Uông Bí từ mô hình 2cấp về hoạt động theo mô hình 1 cấp với 16 phòng ban và 25 phân xưởng )
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty than Uông Bí
- Sản xuất, khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác;
- Thăm dò khảo sát địa chất và địa chất công trình;
- Tư vấn đầu tư, lập dự toán, thi công và xây lắp các công trình mỏ, công trìnhcông nghiệp, giao thông và dân dụng;
- Sửa chữa thiết bị mỏ, ô tô, phương tiện vận tải thủy, bộ; sản xuất ắc quy, đèn mỏ;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế;
- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy; quản lý khai thác cảng và bến thủynội địa;
- Khai thác, sản xuất, kinh doanh nước tinh khiết;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu than, xăng dầu, vật tư, thiết bị phụ tùng, hàng hóa;đại lý sản phẩm hàng hóa;
- Thiết kế các công trình ngầm và mỏ, các công trình hầm lò, xây dựng mỏ,công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình cơ điện hầm lò, đường dây vàtrạm biến áp từ 35KV trở xuống;
- Các ngành nghề khác được pháp luật cho phép
Trang 212.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Uông Bí giai đoạn 2009-2013
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH MTV than Uông
Bí được thể hiện trên bảng 2.1
Trang 22Bảng 1.1 Kết quả SXKD của Công ty giai đoạn 2009 - 2013
TT Chỉ tiêu chủ yếu §VT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tæng
2.304,7 0
2.150,0 0
2.203,0 0
10.680,6 9
1.1 Than lộ thiên 10 3 Tấn 49,07 60,00 154,00 133 49 445 1.2 Than Hầm lò 10 3 Tấn 1.858,36 2.040,00 2.150,00 1995 2154 10.197 1.3 Than tận thu 10 3 Tấn 2,56 13,00 0,70 22 38
2 Than sàng tại mỏ 10 3 Tấn 1.734,3
3
1.860,7 2
1.936,5 2
1.870,0 0
1.901,0 0
1.850,0 0
3.889.2 41
3.875.1 78
3.641.3 29
16.755.8 63
3.1 Doanh thu SX than Tr.đ 1.372.79
9
1.890.15 7
2.364.03 4
2.368.57 8
2.407.82 0
10.403.3 87 3.2 Doanh thu khác Tr.đ 859.208 1.130.27
9
1.402.04 7
1.461.09 5
1.209.38 9
6.062.01 7 3.3 Thu nhâp khác 21.132 76.541 123.160 45.505 24.120 290.458
4 Lợi nhuận Tr.đ 44.782 45.170 82.937 23.399 42.926 239.214
5 Nộp NSNN Tr.đ 89.278 172.20
9
313.86 1
343.37 7
303.45 1
1.222.17 6
6 Giá bán bình quân đ/tấn 765.79
3
1.026.5 34
1.243.5 74
1.280.3 12
1.321.5 26
1.129.94 9
7 Lao động, thu nhập và đơn giá tiền
lương
7.1 Lao động bình quân Người 6.882 7.336 7.754 8.079 7.947 7.600 7.2 Tổng quỹ lương Tr.đ 473.634 626.442 812.421 806.750 801.693 3.520.94
0 7.3 Thu nhập bình quân 1000đ/
ng/th 5.735,18 7.116,07 8.731,20 8.321,47 8.406,66 7.721,77
(Nguồn: Phòng thống kê kế toán tài chính - Công ty than Uông Bí)
Trang 232.1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty than Uông Bí
Công ty than Uông Bí có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trựctuyến, được phân cấp rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đối vớiBan lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng, phân xưởng trong chỉ đạo, điềuhành công việc hàng ngày của Công ty
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Uông Bí
- Ban Giám đốc ( gồm 01 đồng chí giám đốc và 05 Phó giám đốc )
Giám đốc Công ty; Phó giám đốc kỹ thuật; Phó giám đốc sản xuất; Phó giámđốc an toàn; Phó giám đốc cơ điện vận tải; Phó giám đốc Tiêu thụ, đời sống, y tế
- Phòng ( bao gồm 15 phòng và 01 trạm y tế )
Phòng Kỹ thuật công nghệ mỏ; Phòng an toàn, Phòng Cơ điện vận tải, PhòngTrắc địa, Phòng KCS tiêu thụ, Phòng đầu tư môi trường, Phòng điều khiển sản xuất,Phòng Tổ chức lao động, Phòng Kế toán, Phòng Vật tư, Phòng kế hoạch, Phòngthanh tra pháp chế kiểm toán, Phòng Bảo vệ quân sự, Văn phòng, Phòng Thông gióthoát nước mỏ, Trạm y tế
- Phân xưởng ( gồm 25 phân xưởng )
PX khai thác 1, KT2, KT3, KT4, KT6, KT7, Phân xưởng đào lò 1 ( K1), K2,K3, K4, K5, Phân xưởng Vận tải lò 1, Vận tải lò 3, PX cơ điện lò 1, cơ điện lò 2, cơđiện sàng tuyển, PX Sàng tuyển 1, sàng tuyển 3, PX Thông gió thoát nước 1, PX
Các phânxưởngphục vụphụ trợTrạm y tế
Trang 24Thông gió thoát nước 2, PX cơ khí sửa chữa, PX Cơ giới, PX xây dựng môi trường,
PX phục vụ đời sống 1, PVĐS 2
2.2 Thực trạng hoạt động Công đoàn Công ty than Uông Bí những năm qua
2.2.1 Khái quát về tổ chức Công đoàn Công ty Than Uông Bí
* Về tổ chức
Hiện nay Công đoàn Công ty than Uông Bí là Công đoàn cơ sở, trực thuộcCông đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộCông ty Than Uông Bí, với 41 công đoàn bộ phận (16 phòng ban và 25 phân xưởng,mỗi đơn vị là một tổ chức công đoàn bộ phận), với 3.451 đoàn viên, trong đó nữ 340người Mỗi công đoàn bộ phận có nhiệm vụ riêng gắn liền với chức năng của từngđơn vị
Mô hình tổ chức Công đoàn Công ty
Công đoàn Than khoán sản Việt Nam
Công đoàn Công ty Than Uông Bí
Côngđoàn bộphậnphânxưởngKT1
Côngđoàn bộphậnphânxưởng
Trang 25*Về đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở
Tổng số cán bộ công đoàn bộ phận trực thuộc là 159 người, nữ 25 Trình độ đại
học 85; Cao cấp chính trị 0; trung cấp 25; sơ cấp 18; đảng viên 159 (Có bảng 2.1
kèm theo).
Bảng 1.2 Số liệu thống kê cán bộ công đoàn Công ty Than Uông Bí
UV BCH CTY
UV BCH BP
Cán bộ chuyên trách
(Nguồn số liệu: Thống kê của Công đoàn Công ty than Uông Bí 2015 )
Đánh giá về đội ngũ cán bộ Công đoàn của Công ty như sau:
Thứ nhất: Hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, phần lớn cán bộ
công đoàn cơ sở trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.100% là Đảng viên, được đào tạo cơ bản, đa số có trình độ chuyên môn và lý luận
Trang 26chính trị, có lập trường quan điểm chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết gắn bóvới tổ chức công đoàn, gần gũi với người lao động, có phẩm chất đạo đức tốt, luôntin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi, lợi ích của mình để đấutranh bảo vệ người lao động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức côngđoàn ngày càng vững mạnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Tuy nhiên,một số cán bộ công đoàn cơ sở ít được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hoạt độngcông đoàn; Mặt khác, cán bộ công đoàn cơ sở luôn thay đổi do thay đổi công táckhác, do chuyển nhiệm vụ, có nhiều trường hợp sau khi đã được bồi dưỡng thìchuyển sang làm công việc khác theo yêu cầu của chuyên môn để đáp ứng công việc.
Thứ hai, kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn tuy đã được nâng lên nhưng
nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ công tác công đoàntrong giai đoạn hiện nay Một số còn hạn chế về kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạtđộng công tác công đoàn; vẫn còn tình trạng còn ngại học, thiếu năng động, thiếulinh hoạt, còn hoạt động theo tư duy cũ, nặng tính hành chính, sự vụ, chưa sâu sátthực tế, cơ sở và đoàn viên Khả năng nghiên cứu, đề xuất định hướng của cán bộcòn hạn chế; số cán bộ trẻ, chưa qua thực tiễn, thiếu kinh nghiệm và năng lực nghiêncứu tổng hợp về phong trào công nhân và công đoàn
Thứ ba, tuổi đời bình quân đội ngũ cán bộ công đoàn tương đối cao, do những
người trẻ còn nhiều e ngại, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động công đoàn hoặc chưađược giới thiệu làm công tác công đoàn Chế độ chính sách cho cán bộ công đoànchậm đổi mới và chưa đủ sức thu hút để động viên khuyến khích, phụ cấp cán bộcông đoàn cơ sở chưa tương xứng Khối lượng công việc nhiều, tính chất yêu cầucao, phạm vi công tác rộng, số lượng cán bộ ít Nhiều khó khăn trong việc vừa đảmnhận nhiệm vụ chuyên môn, vừa đảm nhiệm hoạt động công đoàn Số ít còn ngại họctập lý luận, nhất là học tập theo phương pháp học tập tích cực… Đã xuất hiện hiệntượng không muốn làm cán bộ công đoàn cơ sở, do sức ép của công tác chuyên môn,
sợ bị va chạm với thủ trưởng cơ quan (Người sử dụng lao động) và sợ bị sức ép từ
đoàn viên và người lao động…
Trang 27Chính từ những đặc điểm trên của đội ngũ cán bộ công đoàn cho thấy những yêucầu để đưa ra một số biện pháp để bổ sung cập nhật thường xuyên kiến thức, đổi mớinội dung, hình thức, phương pháp, tổ chức, phân loại, đánh giá trình độ đội ngũ cán bộcông đoàn một cách hợp lý, khoa học; trên cơ sở đó lựa chọn phương thức, nội dung,hình thức bồi dưỡng một cách phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tổ chứccông đoàn trong lãnh đạo tổ chức các hoạt động công đoàn giai đoạn hiện nay.
2.2.2 Kết quả các mặt hoạt động của Công đoàn Công ty thời gian qua
2.2.2.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân, lao động
- Các Công đoàn bộ phận đã chủ động, kịp thời tổ chức học tập quán triệt, triểnkhai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nghị quyết của Tập đoàn, của Công ty, Tổng liên đoàn, Công đoàn Than khoáng sảnviệt nam, Ban chấp hành Công đoàn Công ty tới 100% cán bộ công đoàn, công nhânviên chức, lao động trong đơn vị
- Đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20, ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế
hoạch, chương trình hành động đã đề ra
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng (bảo vệrừng 21/3, Quốc tế phụ nữ 08/3, giờ trái đất 29/3, Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ, môitrường thế giới 05/6 ) tập huấn tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, bìnhđẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và câu lạc bộ dân số, kế hoạch hóa gia đình;khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc Góp phần vào thànhcông trong công tác sản xuất kinh doanh
- Mỗi năm trên 90% đoàn viên trẻ được học các bài chính trị cơ bản và phápluật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động;
- Các công đoàn bộ phận đã tích cực viết các bài phản ánh phong trào công
nhân viên chức, lao động trong ngành về Bản tin “Lao động và Công đoàn” của
Liên đoàn lao động tỉnh và Bản tin, trang Web của ngành, trang Web Công đoàn
Trang 28TKV… góp phần tích cực trong công tác thông tin tuyên truyền về phong trào côngnhân viên chức, lao động, hoạt động công đoàn của ngành trong thời gian qua.
- Tổ chức "Tháng Công nhân" trở thành hoạt động nề nếp hàng năm trong các
công đoàn cơ sở và công nhân viên chức, lao động Đây là dịp công đoàn cơ sởtuyên truyền sâu rộng về lịch sử ngày Quốc tế lao động và truyền thống công nhânVùng Mỏ, Quảng Ninh; thực hiện có hiệu quả chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động; tổ chứcnhiều hoạt động thiết thực thu hút đông đảo công nhân viên chức, lao động tham gia;phát động phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, đảm nhiệm nhiều côngtrình, việc khó trong công nhân viên chức lao động, tạo động lực thực hiện nhiệm vụchính trị, phát triển SXKD của công ty
- Một số công đoàn bộ phận đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nângcao nhận thức, ý thức tác phong cho công nhân viên chức, lao động, thông qua các cuộc
thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao gắn với tuyên truyền, vận động Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên
môn nghiệp vụ; tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội trong công nhân viên chức,lao động Thực tế, số tổ công đoàn thực hiện được nội dung trên chiếm khoảng 85% trêntổng số tổ công đoàn cơ sở
2.2.2.2 Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính
đáng của công nhân viên chức, lao động
Công đoàn đã xác định được nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đại diện, bảo vệquyền lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức, lao động theo quy địnhpháp luật; có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện đạt kết quả Đến hết năm 2015, cácđơn vị ký kết thực hiện thoả ước lao động tập thể, tổ chức hội nghị người lao động,xây dựng nội quy lao động, quy chế trả lương, tỷ lệ người lao động được đóngBHXH đã đạt từ 100%
2.2.2.3 Phát triển các hoạt động xã hội của tổ chức công đoàn, chăm lo đờisống, giúp đỡ công nhân viên chức, lao động và cộng đồng