Chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần Nghị quyết IX của Đảng được chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
Trang 1HỌ VÀ TÊN : NGÔ THỊ KIỂU
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : THCS AN THẠNH - MỎ CÀY NAM
Tên đề tài: Tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Lịch sử qua phương pháp trò chơi
PHẦN MỞ ĐẦU
I Bối cảnh của đề tài:
Giáo dục đào tạo là Quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ta ,tương lai của một dân tộc ,một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó Chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần Nghị quyết IX của Đảng được chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh
Học tập Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ
trẻ Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng quy luật của tương lai, nhất là đối với học sinh lớp 9 cuối cấp Trung học cơ sở
Tuy nhiên, hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt Tình trạng học sinh không biết những sự kiện Lịch sử cơ bản ở phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức Lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay
Trang 2Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy Lịch sử đã gần 20 năm, lại trực tiếp dạy môn Lịch sử 8,9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp giảng dạy Lịch sử lớp 8,9 để nâng cao nhận thức Lịch sử cho học sinh cuối cấp ,đảm bảo cho các em có đủ hành trang kiến thức để bước vào cấp Trung học phổ thông
II Lý do chọn đề tài:
Tục ngữ có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, việc dạy và học Lịch sử cũng như vậy, nếu chúng ta cố gắng và có lòng đam mê với môn học thì việc trở thành một giáo viên giỏi Lịch sử hoặc học sinh giỏi Lịch sử sẽ không khó lắm
Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn học này ? Qua quá trình học tập, nghiên cứu phương pháp giảng dạy Lịch sử cũng như thực tế giảng dạy những năm qua tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập bằng cách tổ chức lồng ghép các trò chơi trong tiết Lịch sử là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh Giúp các em hứng thú với môn học vì các em có thể vừa học vừa chơi, đồng thời phát huy tính tích cực của các em đối với môn học này
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Học sinh THCS
Thông qua trò chơi để khai thác kiến thức ở một số bài học Lịch sử và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập
IV Mục đích nghiên cứu:
Lịch sử là một môn học khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học
cơ sở , các em rất dễ chán nản với môn học này Nên việc tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh sẽ giúp các em yêu thích môn học, hăng hái tham vào tiết học
Học sinh yêu thích môn học, nhiệt tình tham gia và tiếp thu được kiến thức mà người giáo viên muốn truyền đạt đó là kết quả của một tiết dạy-tiết học thành công Đưa ra những biện pháp tổ chức trò chơi Lịch sử nhằm khai thác kiến thức trong giờ
Trang 3dạy Qua đó, giúp cho học sinh có ý thức học tập tốt đối với môn học Lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy-học, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Qua đề tài này, tôi cũng muốn hợp tác với quý đồng nghiệp tìm ra nhiều trò
chơi thật hấp dẫn để lôi cuốn các em theo vòng quay của bánh xe Lịch sử
Giúp người dạy cũng như người học nắm được một số biện pháp tạo trò chơi
để khai thác kiến thức qua các trò chơi Song để tạo một trò chơi có hiệu quả trong việc khai thác kiến thức , quả là một nghệ thuật sư phạm và phức tạp
Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận:
Dạy học là một quá trình dưới sự hoạt động tổ chức , điều khiển của người giáo viên, còn người học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động Đặc thù học tập môn Lịch sử của bậc Trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân Lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại Khi học Lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em
Ngay từ buổi sơ khai con người đã có những hoạt động vui chơi nhất định, ví dụ hái lượm được nhiều rau quả, săn bắt được nhiều muông thú … Người ta tụ tập nhau lại để bày tỏ sự vui mừng của mình Trong những cuộc vui như vậy, những người lập nên những thành công đó sẽ kể lại những chiến công của mình, mọi người lắng nghe và đôi khi diễn ra những thao tác như : ném đá, phóng lao, đuổi bắt … Cứ như vậy sự bắt chước đã biến thành trò chơi, đó chính là nguồn gốc của trò chơi một cách
sơ khai
Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, trường học được hình thành và mở rộng , trường học đã trở thành trung tâm thu hút những mầm non của xã hội Ở đây, người
ta sử dụng nhiều nội dung, phương pháp để giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có trò chơi Ngày nay cũng vậy, trò chơi trở thành một trong những nội dung , phương tiện, phương pháp giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học Đối với bậc Trung học cơ sở việc lồng ghép trò chơi vào giảng dạy là một nghệ thuật sư phạm và rất cần thiết
II Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay cùng với sự phát triển của các loại phương tiện thông tin đại chúng thì các trò chơi, phim ảnh có nội dung xấu, ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ, học tập,
Trang 5sinh hoạt … của các em, vì vậy cần phải tạo được sự hứng thú trong các giờ học để các em hoạt động và học tập đúng mục đích, hiệu quả
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học đã trở nên phổ biến, đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử thì rất có lợi thế, việc tổ chức trò chơi lại càng thuận lợi hơn
Các chương trình Gameshow ngày càng thu hút đông đảo công chúng tham gia, nhất là học sinh, sinh viên Tuy nhiên, đối với học sinh bậc Trung học cơ sở thì nó rất xa lạ với em mặc dù các em cũng có vốn kiến thức nhất định, vì vậy việc lồng ghép trò chơi trong giảng dạy phần nào tập cho các em có những kĩ năng cơ bản để
có thể thích ứng và hội nhập khi cần thiết
Trong thời kì hội nhập thế giới, với sự phát triển không ngừng của cách mạng khoa học - công nghệ Giáo dục đã trở thành dịch vụ đặc biệt, cho nên gò ép học sinh trong một khuôn khổ, nguyên tắc nhất định sẽ thất bại
Đa số phụ huynh học sinh, học sinh, kể cả những người làm công tác giáo dục còn xem nhẹ môn học này, coi đây là môn phụ nên dù có đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa thực sự tác động tích cực đến học sinh
Việc thực hiện đổi mới phương pháp là chỉ đạo của ngành, song trong thực tế hiệu quả vẫn chưa cao
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số biện pháp xây dựng trò chơi nhằm khai thác kiến thức Lịch sử mà tôi đã sử dụng trong quá trình soạn giảng và đã thu được kết quả tốt ,được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao
Có rất nhiều trò chơi, nhưng không phải trò chơi nào cũng được sử dụng trong tiết dạy và không phải trò chơi nào cũng khai thác được kiến thức
A Chọn trò chơi:
Điểm đáng lưu ý là ta xây dựng trò chơi lồng ghép vào tiết dạy với mục đích
khai thác kiến thức, vì vậy khâu đầu tiên là ta phải chọn trò chơi
Trang 6Với nhiều dạng bài khác nhau, sẽ có trò chơi khác nhau Cũng có khi chỉ có một trò chơi đó nhưng ta có thể thay đổi tên gọi khác nhau để tạo thêm phần hấp dẫn trong dạy học
Trò chơi phải đảm bảo ngắn gọn và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (không quá
5 phút)
* Ví dụ : Khi dạy về chủ đề Đảng Cộng sản (bài 18 sách giáo khoa Lịch sử 9), giáo viên có thể cho học sinh nhận dạng chân dung nhân vật lịch sử qua trò chơi:
“Em muốn làm nhà lãnh đạo” Trước hết, giáo viên chuẩn bị các ảnh chân dung của các nhà lãnh đạo cách mạng: Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Ái Quốc, Trịnh Đình Cửu,
… không cho học sinh thấy bức ảnh (che lại) Lập 2 đội tham gia, mỗi đội 2 em với chủ đề “Em noi gương nhà cách mạng”
Đội A: Em noi gương Nguyễn Đức Cảnh sau khi nói xong học sinh chọn một bức ảnh, giáo viên giở ra xem phải là Nguyễn Đức Cảnh không Nếu phải thì đội đó thắng , giả sử Đội A nói rằng em noi gương Nguyễn Đức Cảnh mà khi giở ra là Nguyễn Ái Quốc thì giáo viên đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp trả lời: Đó có phải là
Nguyễn Đức Cảnh không? Vậy ông là ai? Công lao của ông là gì?
Tương tự Đội B cũng như vây … Trò chơi này diễn ra trong vòng 3 phút
Kết luận, giáo viên đặt câu hỏi: Em biết gì về các nhân vật Lịch sử trên, công lao của các nhân vật Lịch sử đó là gì? Hoặc câu hỏi nào khác mang tính tư duy để cuối cùng thông qua trò chơi này giáo viên kết luận: Đó chính là các đại biểu chính thức tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930)
Và không phải trò chơi nào cũng khai thác kiến thức, cũng có những trò chơi có thể thực hiện trong tiết dạy đó nhưng chỉ thích hợp cho phần củng cố hoặc làm bài tập Lịch sử
B Trình bày trò chơi:
Muốn cho tất cả các em hiểu trò chơi kể cả những em chậm hiểu nhất, cần giải thích rõ ràng, thong thả giải thích theo trình độ những em thông minh nhất, chậm
Trang 7hiểu nhất, mà không cần chú ý đến sự phản đối của những em đã biết chơi rồi hay hiểu trò chơi rồi
C Những việc cần làm sau khi tổ chức trò chơi:
Tổ chức trò chơi thực sự là một hoạt động trong quá trình dạy học, vì vậy chúng
ta cũng phải thực hiện theo các bước: thông tin, giải quyết vấn đề và cuối cùng kết luận vấn đề
Sau khi quan sát thấy cả lớp hoàn tất công việc, giáo viên bắt đầu tiến hành kiểm tra những gì học sinh vừa thực hiện Tuy nhiên giáo viên cũng phải tham khảo
ý kiến của học sinh trước khi đưa ra kết quả sau cùng Ở phần nhận xét này giáo viên thường gọi những học sinh trung bình hoặc yếu giúp các em chú ý nhiều hơn vào những kiến thức vừa học
Khen thưởng hay tuyên dương các em là điều không thể thiếu trong một cuộc thi đua giữa các nhóm, đội Giáo viên thường dùng hình thức ghi điểm cho học sinh, tuy nhiên không phải trò chơi nào cũng có thể dùng hình thức ghi điểm cho học sinh
và cũng không phải trò chơi nào cũng có thể ghi điểm được Chúng ta có thể khen ngợi các em bằng lời, những tràng pháo tay, những món quà thật đơn giản ,hoặc ghi điểm thi đua tập thể để khích lệ tinh thần các em Riêng đối với những em còn hạn chế, chưa hoàn thành được công việc của mình chúng ta không nên khiển trách mà phải động viên, an ủi giúp các em làm tốt hơn ở những lần sau
D Một số trò chơi thường gặp:
1 Trò chơi : Du lịch thế giới :
Cách gọi như thế này cho thêm hấp dẫn, chứ thật ra nhằm khai thác những nội dung kiến thức của Lịch sử thế giới Trò chơi này giáo viên có thể vận dụng vào việc khai thác tất cả các bài học Lịch sử thế giới lớp 8,9
Ví dụ : Khi dạy bài các nước Đông Nam Á Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Du lịch Đông Nam Á” với hai chủ đề cho 2 đội :
Chủ đề 1: Xác định các nước Đông Nám Á trên lược đồ
Chủ đề 2: Tên thủ đô của các nước Đông Nam Á
Trang 8Nếu muốn sử dụng nội dung này để củng cố bài học thì thêm chủ đề 3: Sự hình thành và phát triển của tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (kết hợp trình bày trên lược đồ)
2 Trò chơi : Giải ô chữ:
a Cách tạo ô chữ:
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ Lịch sử với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc
Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá
Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp
Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc
Ô chữ hàng dọc sẽ nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học
b Sử dụng ô chữ:
Với ô chữ Lịch sử, tôi thường sử dụng vào khâu củng cố bài học, hoặc có thể sử dụng đề kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một giai đoạn Lịch sử
Để thực hiện trò chơi giải ô chữ, tôi dành thời gian khoảng 5 phút
*Cách thứ nhất: Hoạt động nhóm
Bước 1: Chia lớp làm ba nhóm, giáo viên phát phiấu học tập cho các em thảo luận nhóm
Bước 2: Học sinh ba nhóm nhìn ô chữ trên máy chiếu Đồng thời kẻ ô chữ vào ba bảng phụ và treo lên bảng
Bước 3: Học sinh ba nhóm thi đua nhau lên bảng điền vào các ô chữ Nhóm nào hoàn thành ô chữ trước và đúng sẽ chiến thắng
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của em về ô chữ hàng dọc đó
Bước 5: Giáo viên chiếu ô chữ hoàn chỉnh lên máy chiếu Nhận xét và tuyên dương nhóm làm tốt
Trang 9*Cách thứ hai: Hoạt động độc lập
Bước 1: Giáo viên đóng vai trò là một người dẫn chương trình
Bước 2: Cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tuỳ thích, giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời
Bước 3: Sau khi lần lượt học sinh các ô chữ hàng ngang, các chữ cái chìa khoá sẽ xuất hiện, giáo viên cho học sinh tìm ô chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của em về ô chữ hàng dọc
Bước 4: Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt
c Thiết kế ô chữ:
Ví dụ : Bài 13: Tổng kết Lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay (Bài 13 sách giáo khoa Lịch sử 9)
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc
1
2
3
4
5
6
Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước
nguy cơ này
Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất
Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc
Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô
Trang 10Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị I-an-ta
Đáp án ô chữ
C H I Ê N T R A N H
1
3 G A G A R I N
4 Đ À N Á P
6 R U Z Ơ V E N
Ô chữ hàng dọc: Hai Phe
3 Trò chơi : Giải mật mã lịch sử
a Tạo trò chơi :
Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện Lịch sử, các dữ kiện đó có liên quan đến một sự kiện một nhân vật Lịch sử được coi là “Mật mã”
Mỗi dữ kiện là một câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời
Sau khi tìm được tất cả các dữ kiện, học sinh sẽ có căn cứ để xác định các
dữ kiện đó liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật Lịch sử
b Sử dụng trò chơi :
Với trò chơi này tôi có thể sử dụng để củng cố bài học hoặc cũng có thể sử dụng trong các tiết làm bài tập Lịch sử Đặc biệt khi giáo viên muốn nhấn mạnh một sự kiện Lịch sử quan trọng hay nhân vật Lịch sử có công lớn đối với đất nước
Ví dụ: Bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 (Bài 22 sách giáo khoa Lịch sử 9)
Tiết 26 Mặt trận Việt Minh ra đời
Phần củng cố bài học, giáo viên đưa ra một bông hoa bằng giấy có 5 cánh, mỗi cánh hoa là một dữ kiện, nhuỵ hoa là một “Mật mã”:
*GV nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa
Cánh hoa 1: Ngày, tháng, năm thành lập Mặt trận Việt Minh?