1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tạo hứng thú cho học sinh học hát ở tiểu học

31 963 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Chúng ta cứ nghĩ rằng, tất cả học sinh đều thích và hứng thú học môn Âm nhạc, nhưng trong thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy, các em chỉ thích nhưng chưa có sự hứng thú vì nhiều ti

Trang 1

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh học hát ở Tiểu học.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực âm nhạc (Phần dạy học hát)

3 Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn Thị Khuyên (Nữ)

Ngày tháng/ năm sinh: 20/12/1976

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm âm nhạc

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Tân

Điện thoại: 0976544414

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Khuyên - Trường Tiểu học Hoàng Tân – Chí Linh – Hải Dương Điện thoại: 0320 3590 025

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Hoàng Tân

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có giáo viên chuyên nhạc; Có phòng học chức năng; có các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Đài; Đàn; phách; …

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Áp dụng sáng kiến từ năm 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÍ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học hiện nay Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều

đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Chúng ta cứ nghĩ rằng, tất cả học sinh đều thích và hứng thú học môn Âm nhạc, nhưng trong thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy, các em chỉ thích nhưng chưa có sự hứng thú vì nhiều tiết học Âm nhạc hiện nay, giáo viên chỉ truyền thụ, học sinh tiếp nhận thì giáo viên dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho

HS, chưa thúc đẩy được quá trình học tập của học sinh., chưa làm cho các em thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực của môn học đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả

Học sinh có hứng thú trong học tập chủ yếu được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của người thầy Vì vậy, GV luôn là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú, truyền cảm hứng và đánh thức khả năng

tự học của của học sinh Vì vậy “Tạo hứng thú học hát ở Tiểu học” là cần

thiết trong tình hình hiện nay

2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Có phòng học chức năng; Có các phương tiện, đồ dùng dạy học; Có giáo viên chuyên nhạc

- Thời gian: Áp dụng cho năm học 2014 – 2015

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: là học sinh Tiểu học từ khối 1 đến khối 5

3 Nội dung sáng kiến:

Để giúp học sinh có hứng thú trong học tập, tiếp thu tự nhiên những kiến thức của môn học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, tôi đã điều tra thực trạng

và tìm ra nguyên nhân học sinh không hứng thú trong học tập và đưa ra biện pháp như sau:

- Tạo hứng thú học Âm nhạc bằng cách làm cho học sinh nhận thức được

Trang 3

mục tiêu, lợi ích của bài học.

- Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học Âm nhạc.

- Tạo hứng thú học tập bằng cách phối hợp các phương pháp và các hình

thức dạy học linh hoạt

- Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò; giữa trò và trò.

- Tạo hứng thú học tập bằng việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá.

Trong quá trình giảng dạy, bằng việc phối kết hợp giữa phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bằng các biện pháp trên, đa số các em HS thích học hát,

có ý thức tự học và có hứng thú trong học tập Tiết học trở nên vui tươi, nhẹ nhàng mà hiệu quả Kết quả này thể hiện rõ là hầu hết HS biết trình bày bài hát, thuộc nhiều bài hát trong chương trình Và đặc biệt, rất vinh dự nhà trường có

tiết mục văn nghệ đạt giải cao trong hội thi “ Tiếng hát dân ca” cấp thị xã

được tổ chức vào tháng 1/2015

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của SK

Sáng kiến “Tạo hứng thú cho học sinh học hát ở Tiểu học.” của tôi được

áp dụng có hiệu quả trong các tiết học Âm nhạc Học sinh rất hứng thú trong học tập Đây là điều tôi và tất cả những bạn đồng nghiệp đều mong muốn ở một tiết dạy Âm nhạc Những tiết học hiệu quả sẽ đáp ứng được mục tiêu giáo dục

đề ra đối với học sinh tiểu học, giúp các em phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp, tạo điều kiện để các em

bộc lộ và phát triển được năng khiếu âm nhạc Góp phần làm thư giãn đầu óc

trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở Tiểu học

5 Đề xuất kiến nghị:

- Mua thêm tài liệu âm nhạc cho giáo viên và học sinh

- Mở lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên chuyên để giáo viên các trường có điều kiện học tập nâng cao trình độ

Trang 4

Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra đối với học sinh tiểu học thì môn Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình Thông qua môn âm nhạc, tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, khoa học Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp, tạo

điều kiện để các em bộc lộ và phát triển được năng khiếu âm nhạc Góp phần

làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở Tiểu học

Những năm gần đây giáo viên chuyên trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt Bên cạnh đó là đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng Thiết kế, tổ chức một tiết học chưa phù hợp, do đó

Trang 5

kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn.

Vậy làm sao và làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề

ra cũng như tích cực hóa hoạt động học tập, giúp học sinh có hứng thú học tập, yêu thích môn học Vì thế, qua một thời gian trải nghiệm tôi đã đúc kết cho

mình vài kinh nghiệm nhỏ, và mạnh dạn đưa ra: “Tạo hứng thú cho học sinh

học hát ở Tiểu học”.

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Học sinh Tiểu học, từ khối 1 đến khối 5

nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc Cùng với tự giác, hứng thú

làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo

Chúng ta biết rằng, những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh xuất phát

từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh

biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng Hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của giáo viên là làm sao cho học sinh thích học

Ba là: Dạy học ở tiểu học phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc

nhìn cuộc sống

Trong chương trình Âm nhạc Tiểu học, phân môn học hát chiếm thời lượng nhiều nhất Với mục tiêu phát triển năng lực nhận thức, phát triển năng lực âm nhạc và giáo dục tình cảm đạo đức cho HS, đặc biệt thông qua các bài

Trang 6

hát có thể dễ dàng giáo dục HS tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước,

kĩ năng sống… thông qua ca từ có trong bài hát

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình

và toàn thể xã hội

Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, tuy nó không đòi hỏi

sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê, hứng thú, thậm chí một chút cái gọi là “năng khiếu” Chúng ta cứ nghĩ rằng, tất cả học sinh đều thích và hứng thú học môn

Âm nhạc, nhưng trong thực tế thì không phải hoàn toàn như vậy vì nhiều tiết học Âm nhạc hiện nay nếu giáo viên chỉ truyền thụ, học sinh tiếp nhận thì giáo viên dù có hứng thú và nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho

HS, chưa làm cho học sinh thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực của môn học đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả Học sinh chỉ tự giác, tích cực học tập khi các em thấy hứng thú Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Học sinh có hứng thú trong học tập chủ yếu được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV Vì vậy, GV luôn là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú, truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của của học sinh

5 Thực trạng của vấn đề:

5.1 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến giáo viên chuyên, tạo điều

kiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh

- Hầu hết các em học sinh đều yêu thích môn âm nhạc.

Trang 7

- Nội dung những bài hát trong chương trình chủ yếu ca ngợi về: Đảng,

Bác, quê hương, đất nước phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh

- Phương tiện dạy học được trang bị tương đối đầy đủ.

- Có phòng học chức năng dành riêng cho bộ môn Âm nhạc.

- Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu quý học sinh, không ngừng học hỏi

nâng cao trình độ

5.2 Khó khăn:

- Những năm gần đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc còn hạn chế Giáo viên tổ chức các hình thức dạy học ở các tiết học âm nhạc chưa phong phú, học sinh chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.Do đó chưa thực sự thu hút học sinh, không gây được hứng thú học tập cho các em nên việc học hát chưa hiệu quả

- Giáo viên chưa đầu tư về thời gian để nghiên cứu bài dạy dẫn đến việc

truyền thụ kiến thức cho học sinh còn gượng ép, máy móc Phương pháp chưa phù hợp, khô khan, học sinh không hứng thú học tập

- Điều kiện trang bị cho phòng chức năng còn chưa đáp ứng đủ cho việc

dạy môn chuyên

- Học sinh chủ yếu là con nhà nông gia đình còn khó khăn, ít có điều kiện

để trang bị các phương tiện nghe nhìn nên việc tiếp xúc với âm nhạc còn hạn chế So với nhiều địa bàn khác trong thị xã thì đối tượng học sinh năng khiếu ít, đối tượng học sinh nhút nhát còn nhiều

- Nhiều HS không hứng thú trong học tập, dẫn đến việc học âm nhạc

mang tính thụ động

Qua thời gian giảng dạy nhiều năm, tôi đã tìm hiểu khả năng học hát của học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu Còn lại, các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức, chưa có sự

Trang 8

hứng thú trong giờ học, hoặc chỉ được một phần nào đó trong tiết học, sau đó lại mất tập trung Vì vậy số lượng học sinh hứng thú và tích cực học tập còn rất khiêm tốn

HS học tập bình thường

Học sinh không hứng thú học tập

và sử dụng phù hợp tất cả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học vào từng bài giảng cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất

Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà tôi đã vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình:

6 1 Biện pháp 1: Tạo hứng thú học Âm nhạc bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học.

Ngay từ những ngày đầu HS đến trường, từ tiết học đầu tiên giáo viên cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực để các em hiểu được mục tiêu của môn học và lợi ích của bài học

6.1.1 Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của

HS, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp các em có thêm hiểu biết về cuộc sống Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của HS Bên cạnh đó, dạy hát còn

Trang 9

phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của HS trở nên phong phú và sinh động hơn Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu của chuẩn KTKN, GV chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện và đối tượng cụ thể

6.1.2 Mục tiêu về kĩ năng: Đây là mục tiêu trọng tâm của việc học hát Dạy hát

nhằm phát triển năng lực âm nhạc của HS, giúp các em hát đúng giai điệu và lới ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát Dạy hát còn giúp HS trình bày bài hát theo hình thức đơn

ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi… Giáo viên cần bám sát chuẩn KTKN và chú ý phát triển các HS có năng khiếu, tạo điều kiện cho các

em được bộc lộ năng khiếu của mình

6.1.3 Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục HS những tình

cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người…), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường

Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi HS trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, GV phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng

có hiệu quả khi lên lớp Đối với cả cấp học, điều này được thực hiện rất thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến HS được liên tục và có hệ thống

6.2 Biện pháp 2: Tạo hứng thú học Âm nhạc bằng cách tác động vào nội dung dạy học Âm nhạc.

Chúng ta biết rằng, không có con đường nào khác để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với môn Âm nhạc, ngoài cách giúp các em thấy được

sự tò mò, thú vị, niềm vui, tinh thần thoải mái khi học các tiết học môn Âm nhạc

Từng giờ, từng phút trong giờ Âm nhạc, người giáo viên đều hướng đến hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh Đó có thể là một lời vào bài hấp

Trang 10

dẫn cho giờ Âm nhạc Ví dụ khi giới thiệu vào một bài hát mới của khối lớp 3:

Có một câu chuyện kể rằng, vào một đêm trăng sáng, Thỏ mẹ và Thỏ con cùng nhau vui múa, la la lá la lá la Thấy thế Hươu, Nai, Sóc cũng tới để nhảy múa cùng, tất cả đều cùng nhau nhảy múa rất say sưa Chúng ta sẽ đi tìm hiểu câu

chuyện cổ tích đó qua bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” các em nhé Song

song với việc giới thiệu chúng ta sẽ đưa ra hình ảnh các con vật nhảy múa trong một khu rừng vào đêm trăng sáng Với lời giới thiệu trên, chắc chắn rằng các

em sẽ thấy rất thú vị và hứng thú

Hứng thú của học sinh cũng có thể được khơi dậy từ việc tìm ra một động tác múa phù hợp với một câu hát nào đó trong bài hát hoặc khi được chỉ định hát sau đó được cô và các bạn tuyên dương hoặc em nào đó có thể hát chưa chính xác nhưng được sự động viên kịp thời của cô giáo, học sinh đó sẽ cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa và tích cực học tập…

Không có cách gì tạo ra hứng thú với âm nhạc bằng cách cho các em được tiếp xúc trực tiếp thông qua học các bài hát, những tác phârm âm nhạc trong phân môn phát triển khả năng âm nhạc Những bài hát các em được học chủ yếu là ca ngợi về quê hương, đất nước, ca ngợi mái trường, bạn bè Qua

môn học giúp HS biết thêm kiến thức là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ

một góc nhìn cuộc sống

Biện pháp trên tôi đã thực hiện hiệu quả ở Lớp 3 Tiết 21 Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng Nhạc và lời: Hoàng Lân (Có kèm theo giáo án minh họa ở phần phụ lục I).

6.3 Biện pháp 3: Tạo hứng thú học tập bằng cách phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt.

Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của

HS còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em Đó chính là cách tổ

Trang 11

chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai,

tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học

ngoài không gian lớp học

6.3.1 Tổ chức trò chơi học tập:

Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em

Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật, từ vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy trò chơi sẽ bớt phần thú vị Trò chơi cuốn hút trẻ em hơn nếu có được sự giả định từ tên gọi

Ví dụ: Khi dạy bài hát “Tìm bạn thân” nhạc và lời của nhạc sĩ Việt Anh cho các em học sinh khối lớp 1, tôi tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tên tôi, tên bạn” GV gọi 4 hoặc nhiều học sinh lên chơi cùng lúc Học sinh sẽ không giới

thiệu tên mình mà thay vào đó sẽ giới thiệu mình là một loài cây, loài chim có ích hoặc một loài vật đáng yêu nào đó Lần lượt sẽ giới thiệu tên mình và hỏi tên bạn bên cạnh: Tôi là cây hoa, bạn là cây gì? Tôi là cây Keo, bạn là cây gì? Hoặc giới thiệu tên bằng tên các con vật: “Tôi là con mèo, bạn là con gì? Tôi là chim sâu, bạn là con gì?” Với trò này, để tạo sự hứng thú và phản

xạ nhanh, GV lưu ý các em không được giới thiệu tên trùng với bạn, giáo viên

có thể đứng vào tham gia trò chơi với các em để tạo không khí gần gũi, thân mật

Bên cạnh những hoạt động trò chơi, giáo viên có thể tổ chức chơi sắm vai Sắm vai trong khi học nhằm thể hiện sinh động nội dung học tập, giúp các

em nhanh thuộc bài Sắm vai nhiều khi rất vui nhờ những chi tiết hài hước, ngộ nghĩnh do những diễn viên bất đắc dĩ tạo nên Khi học bài hát Quả, tôi tổ chức

Trang 12

cho HS đóng vai GV gọi 3 em lên: Một em đóng vai là quả khế; một em đóng vai là quả trứng; một em đóng vai là quả bóng Sau đó tổ chức cho học sinh phía dưới lớp hát những câu hỏi để HS đóng vai hát trả lời

Ví dụ: Hát hỏi: “Quả gì mà ngon ngon thế?” Em sắm vai quả khế sẽ hát trả lời rằng: “Xin thưa rằng quả khế” “Ăn vào thì chắc là chua? – Vâng vâng! Chua thì để nấu canh chua” Tiếp theo, hỏi: “Quả gì mà da cưng cứng? – Em đóng vai quả trứng trả lời: Xin thưa rằng quả trứng… cứ như vậy cho đến quả bóng và đến hết bài

Ở mỗi bài hát, nội dung bài hát là phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm học sinh, tuy nhiên tùy vào điều kiện nhà trường, tùy từng giáo viên…

mà giáo viên sẽ lựa chọn một cách lồng ghép giáo dục tình cảm đạo đức, giáo dục về môi trường, về tình yêu quê hương đất nước… thông qua một số hình thức: Xem phim, tranh ảnh, trò chơi… Ví dụ:

Bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” GV sẽ cho các em xem một số

hình ảnh về chiến tranh, có thể chiếu vioclíp cho HS xem, từ đó học sinh sẽ cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát do chiến tranh từ đó giáo dục các em tình cảm yêu chuộng hòa bình

Hoặc bài: “Mùa hoa phượng nở”, giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi

“ Nhìn tranh đoán câu hát” Thông qua bài học nhằm giáo dục tình cảm gắn bó với thầy cô, mái trường và các bạn bè

Để thu hút được tất cả mọi đối tượng học sinh trong các tiết học âm nhạc thì người giáo viên cần nghĩ ra nhiều trò chơi âm nhạc phù hợp với nội dung của từng bài học nhằm tạo sự cuốn hút, giúp học sinh có hứng thú trong học tập đồng thời tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh

Tôi đã thực hiện biện pháp trên có hiệu quả ở Khối lớp 1 Tiết 26 Học

hát bài: Hòa bình cho bé Nhạc và lời: Huy Trân ( Có kèm theo giáo án minh

họa ở phần phụ lục II).

Trang 13

6.3.2 Tổ chức hoạt động học theo nhóm

Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung Được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm Trong giờ học Âm nhạc, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao

Khi học xong một bài hát, giáo viên thường tổ chức cho học sinh thực hành bằng cách chia theo nhóm luyện tập để hoàn thành bài học Giáo viên sẽ

là người giao công việc cho từng nhóm Nhưng nếu chỉ giao không là: “Cô chia làm 3 nhóm, nhóm 1 ; nhóm 2 ; nhóm 3….Từng nhóm sẽ ôn và học lát nữa

cô sẽ gọi từng nhóm hát Nếu chỉ nói như vậy thì chắc rằng ít nhất 50% học sinh của nhóm sẽ không tập trung đồng thời không thúc đẩy được quá trình học tập và sự nỗ lực cố gắng của mỗi học sinh của từng nhóm Nhưng cũng với công việc ấy, giáo viên chia nhóm đồng thời thông báo cho học sinh của 3 nhóm rằng, sẽ thi đua xem nhóm nào hát thuộc, hát hay, hát đều nhất và sẽ xếp theo thứ tự Với cách tổ chức trên, ngẫu nhiên đã tạo được sự hứng thú và sự ganh đua giữa các nhóm, từ đó các em sẽ có ý thức tự học, và mỗi thành viên trong nhóm sẽ phải cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm mình

Với cách tổ chức hoạt động theo nhóm theo nhiều hình thức có thể là hát, múa, biểu diễn, gõ đệm… gắn với hoạt động thi đua chắc rằng kết quả cho chúng ta sẽ thấy bất ngờ Giáo viên sẽ thấy rất vui vì tất cả các em học sinh sẽ rất tự giác, say sưa và hứng thú trong học tập

6.3.3 Tổ chức dạy học ngoài trời

Trang 14

Học môn Âm nhạc mang tính chất giải trí, tạo sự tự nhiên, thoải mái, không gò bó, áp đặt nên việc thay đổi không gian học cũng là điều quan trọng

mà người giáo viên phải quan tâm Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống Đây là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho HS, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng

Mỗi khi có tiết học âm nhạc được ra sân học tôi thấy các em rất vui và thoải mái, vì vậy thỉnh thoảng chúng ta nên tổ chức cho các em được tham gia học ở ngoài trời Trong quá trình học sẽ tạo điều kiện để cac em quan sát thiên nhiên, chơi các trò chơi… nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em Chúng ta tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học Các em

có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh Đây còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau

6.4 Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò

Việc tạo được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh Việc kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học

Đối với bộ môn Âm nhạc, một không khí học tập vui tươi, thoải mái cho tiết học là điều rất cần thiết Đặc biệt là trong giờ học hát, một tâm lí thoải mái

sẽ giúp các em cảm thụ âm nhạc tốt hơn, các em có sự luyện tập hào hứng hơn

Do vậy, khi giảng dạy hoặc trong xử lí các tình huống, GV cần tổ chức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, khéo léo tránh gây không khí căng thẳng và áp lực

Trang 15

cho HS Giáo viên cần có thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em

Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ Là một giáo viên chuyên chúng ta cúng cần phải

có sự hiểu biết về học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập để bình tĩnh trước những sai sót của các em và có biện pháp phòng ngừa Chú trọng vào mặt thành công, đề cao tính sáng tạo của học sinh Giáo viên cần động viên khích lệ học sinh kịp thời khi các em có cố gắng, mặc

dù là rất nhỏ

Muốn thu hút HS, người giáo viên cần phải tạo cho học sinh những tình cảm tốt trong quá trình giảng dạy Giáo viên cần có những lời nói, tác phong chuẩn mực khi đứng trước học sinh, tạo cho các em sự tin tưởng và kính trọng Giáo viên thường xuyên gắn kết tình đoàn kết giữa các em học sinh để cùng tương trợ nhau trong học tập Một điều cũng rất quan trọng là trong quá trình dạy học, nếu chúng ta chỉ ngồi một chỗ thì tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, học sinh không tập trung, không hiệu quả Vì vậy giáo viên cần đi xuống lớp giao lưu với học sinh để tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, tạo không khí học tập cho học sinh

Để tạo hứng thú cho học sinh, là một giáo viên âm nhạc Tiểu học cần biết

tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của trẻ Người giáo viên cần phải tổ chức cuộc sống ở trường thật

hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu cho học sinh sao cho: “Mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui”

6.5 Biện pháp 5: Tạo hứng thú học tập bằng việc đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá.

Âm nhạc là môn học nghệ thuật nên việc đánh giá diễn ra hết sức nhẹ nhàng, vì vậy giáo viên không nên tạo áp lực cho học sinh.

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w