PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS Bến Tre, tháng 03 năm 2012... PHÒNG GIÁO DỤC - Đ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS
Bến Tre, tháng 03 năm 2012
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục
Họ tên người thực hiện: Ngô An Ninh
Chức vụ: Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn: Ngữ văn – Tiếng Anh
Bến Tre, tháng 03 năm 2012
Trang 3 Mục lục:
Phần mở đầu:
Phần nội dung
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 14 Phần kết luận
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trang 16
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- THCS: Trung học cơ sở
- BD: Bồi dưỡng
- HS: Học sinh
- GV: Giáo viên
- HSG: Học sinh giỏi
- NV: Ngữ văn
Phần mở đầu
Trang 5I Bối cảnh của đề tài:
Trong những năm gần đây, có người cho rằng, chuyện dạy văn trong không khí văn chương buồn tẻ như ở trường phổ thông hiện nay là quá khó, nói đến chuyện bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn lại càng khó hơn Hơn thế nữa, trong xu thế chạy theo những môn học “thời thượng” của HS, lại còn sức ép từ phía gia đình HS cùng với bao nhiêu là ngành “đỉnh”, nghề thu nhập cao lại làm cho công tác này lại càng khó bội phần
Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng HSG NV nói chung và công tác này ở tại đơn vị của bản thân người viết đang công tác nói riêng vẫn luôn được quan tâm đúng mức, và kết quả các kì thi HSG trong nhiều năm liền vẫn hết sức khả quan, đáng ghi nhận Song đáng tiếc là số HS đạt giải môn NV chưa cao Điều này có nguyên nhân từ cả hai phía Trước hết là từ phía người thầy Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu cho nội dung nâng cao trong giờ chính khóa; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không nhiều
Về phía HS, ngoài vấn đề năng khiếu, do phải học nhiều môn nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng môn NV không được nhiều, quyết tâm đạt giải của các em cũng chưa cao
Thiết nghĩ, việc phát hiện và BD HSG nếu được đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn Và kéo theo đó là hứng thú học NV sẽ phần nào được cải thiện Việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương, vì vậy, là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết
là đối với những GV trực tiếp giảng dạy Năng khiếu văn, càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn
đề cần được trao đổi kỹ lưỡng
II Lí do chọn đề tài:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cần, lúc nào cũng cần
nhiều người tài giỏi Nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia Khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2, khoá
VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện Việc đổi mới phương pháp dạy bộ môn NV sao cho HS học tập một cách tự giác với niềm đam mê môn NV là một nhiệm vụ mà bản thân mỗi GV NV nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn đặt ra trước mắt cho mình
Trang 6Bản thân người viết đã trực tiếp BD HSG môn NV cấp THCS nhiều năm nên qua nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, đã tích lũy được một số kinh kinh nghiệm trong công tác này
Chọn đề tài “Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn THCS”, bản thân
muốn có cơ hội để trao đổi, san sẻ kinh nghiệm BD HSG môn NV với các đồng nghiệp để cùng nhau đúc kết thành bài học chung góp phần nâng cao chất lượng HS năng khiếu môn NV
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
_ GV NV THCS
_ Giờ dạy NV ở trường THCS
_ Nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn và BD HSG môn NV ở trường THCS trên địa bàn
_ Học sinh THCS
_ Chương trình SGK Ngữ văn THCS hiện hành
IV Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những vướng mắc mà GV NV THCS thường gặp phải trong việc phát hiện và BD HSG Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
_ Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân
_ Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
_ Nâng cao chất lượng đội tuyển HSG môn NV nói riêng và chất lượng môn NV nói chung
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
_ Làm rõ một số vướng mắc trong công tác tuyển chọn và BD HSG môn NV
_ Định hướng cụ thể về nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành tuyển chọn và BD HSG môn NV sao cho hợp lí và đạt kết quả khả quan nhất trong điều kiện cho phép
Phần nội dung
I Cơ sở lí luận:
Trang 71 Về tính nguyên tắc:
Văn kiện Cương lĩnh (bổ sung phát triển năm 2011) ĐH XI của Đảng, phần những định hướng
lớn của chiến lược phát triển, nêu rõ: "Con người là trung tâm của chiến lược phát triển Tôn trọng
và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể cộng đồng dân cư trong việc chăm lo cho con người Việt Nam" Đối với giáo dục,
Cương lĩnh xác định: "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển…"
Vấn đề nhân tài là rất bức thiết, Đại hội IX, Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh: "Có chính sách
hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, "
Chương trình GD phổ thông kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD&ĐT của Bộ trưởng
BGD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp
với đặc trưng môn học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm cho học sinh”
Mà công tác BD HSG là một trong những hình thức của bồi dưỡng nhân tài, hay ít nhất cũng là bước chuẩn bị tối cần thiết của quá trình bồi dưỡng nhân tài Tuy nhiên, đây không phải là công việc đơn giản Công tác này đòi hỏi người GV phải không ngừng nghiên cứu vận dụng kết hợp uyển chuyển nhiều phương pháp dạy học để có cách hướng dẫn tốt nhất thu hút học sinh theo học BD môn
NV một cách tự giác, có niềm vui và hứng thú trong khi học Từ thực tế đó, cho thấy rằng, muốn hoàn thành tốt công tác BD HSG nói chung, BD HSG môn NV nói riêng, GV phải không ngừng học tập nâng cao tay nghề, phải liên tục đổi mới cho phù hợp với xu hướng thời đại và tâm lý, sở thích của HS trong từng năm học
2 Về định hướng tích cực trong dạy học hiện đại:
Có thể nói rằng, dạy học tích cực là một định hướng dạy học không mới, nó đã được nghiên cứu
và thực nghiệm từ rất lâu Nhà giáo dục nổi tiếng A Kômenxki từng khẳng định: “Giáo dục có mục
đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… Hãy tìm ra phương pháp cho GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” Nhiều nhà giáo dục từng khẳng định rằng đây là một
nguyên tắc quan trọng, mang tính định hướng trong dạy học nói chung và dạy học môn NV nói riêng
Trang 8II Thực trạng của vấn đề:
BD HSG NV là công tác nhằm phát hiện tài năng, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho
HS Vì vậy đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm, là một công tác trọng tâm ở các nhà trường Hàng năm, sở giáo dục đào tạo và phòng giáo dục huyện vẫn tổ chức kỳ thi chọn HSG đối với mỗi cấp học Tuy chỉ tổ chức thi đối với các khối lớp cuối cấp nhưng ở các nhà trường trên địa bàn vẫn chú trọng tới việc BD HSG cho tất cả các khối lớp theo hình thức dự nguồn Song, một khó khăn lớn đối với các nhà trường là hầu hết những HS có năng khiếu đều thích thi các môn tự nhiên Phần còn lại thì điểm số NV các em cũng khá cao, tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng, không thể
có chuyện HS đạt giải môn NV lại “thường thường bậc trung” các môn tự nhiên, vì để làm văn tốt thì không thể thiếu tư duy logic Vì vậy, việc chọn HS thật sự có triển vọng để BD là rất khó Mặt khác,
do nhận thức của một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển NV cho nên thường thì những HS có năng khiếu cả về tự nhiên và xã hội thì các em lại không tha thiết vào đội tuyển NV Và ngược lại, những HS thích học văn nhưng lại không có năng khiếu nhiều về văn chương Điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng của đội tuyển NV
Một khó khăn nữa của GV BD HSG NV là vấn đề tài liệu, nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng Kinh nhiệm của mỗi cá nhân thì ít có điều kiện phổ biến rộng rãi mà những bài viết, những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít Chính từ những lý do này mà GV rất lo lắng khi được phân công
BD, đặc biệt có những đồng chí tìm lý do này, lý do khác để từ chối BD đội tuyển Hoặc cũng có GV nhận nhưng khi làm việc thì thực hiện cho có, “được chăng hay chớ” Đây là một tình hình thực tế mà tôi nắm bắt được thông qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với một số GV BD đội tuyển ở địa phương Thực tế trên đã giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về công tác này
III Các biện pháp đã tiến hành:
Trong nội dung này, người viết xin trình bày những hiểu biết và kinh nghiệm về hai công việc không thể thiếu trong công tác BD HSG:
1 Phát hiện HSG NV
2 BD HSG môn NV
Do giới hạn của đề tài, người viết sẽ trình bày hai vấn đề trên một cách khái quát nhất trên điểm nhìn mang tính chủ quan dựa vào những kinh nghiệm bản thân tích lũy được cũng như thông qua việc tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp cùng làm công tác BD HSG môn NV trên cùng địa bàn (huyện, tỉnh)
Trang 92 Phát hiện học sinh giỏi văn
2.1 Thế nào là học sinh giỏi văn?
HSG NV, theo tôi, trước hết phải là những HS có niềm say mê, yêu thích văn chương Sự say
mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như chuẩn bị bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các bài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hành rèn luyện kỹ năng mà GV hướng dẫn Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức Và quan trọng hơn là nó giúp HS phát huy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình đã đọc, đã học
HSG NV là những HS có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm)
HSG NV phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn trong và ngoài
chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ; phải có sự hiểu biết nhiều về con người và xã hội
Một trong những biểu hiện không thể thiếu của HSG NV là rất giàu cảm xúc và thường nhạy
cảm trước mọi vấn đề, trước cuộc sống Thường thì đây là những học sinh sống rất tình cảm, thích
gần gũi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểm tình cảm và chiều sâu nội tâm của mình thông qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài viết Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh, nhạy bén và nhất là thông minh ngôn ngữ
HSG NV là những HS có vốn tiếng Việt khá dồi dào, biết sử dụng chính xác chúng trong
những trường hợp khác nhau Thường những em HSG NV đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng Năng khiếu ở HSG NV thường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như nói lưu loát, gãy gọn, có ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, giọng điệu phù hợp với nội dung
2.2 Phát hiện học sinh giỏi văn
Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và BD HSG NV cần được tiến hành từ đầu lớp
6 Cơ sở của việc tuyển chọn của chúng tôi là:
Thứ nhất, tìm hiểu kết quả của HS ở cấp Tiểu học qua điểm tổng kết, điểm thi cuối kì (chủ
yếu ở lớp 5), điểm thi học sinh giỏi và nếu có thể, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp học đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh
Thứ hai, chúng tôi xem những bài viết đầu tiên của HS (đặc biệt là hs lớp 6) như một dấu ấn
để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của HS Công việc của người thầy trong bài đầu tiên này là kiểm tra chất giọng, chất văn, cách nghĩ của học trò Những HS đạt được cả chất văn và ý văn
Trang 10trong một bài viết không phải nhiều, không phải đều Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy đủ mà còn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ độc đáo, sâu sắc phải sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có nhật kí chấm bài Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được quá trình nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết tiếp theo vì việc tuyển chọn HSG không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà phải theo dõi cả quá trình học tập
3 Bồi dưỡng HSG văn
3.1 Xây dựng kế hoạch BD HSG
Sau khi đã Phát hiện và thành lập được đội ngũ HSG công việc tiếp theo là xây dựng kế
hoạch và thực hiện kế hoạch BD HSG (Bao gồm cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện
kỹ năng) Các khâu trên càng thực hiện chu đáo bao nhiêu, kết quả càng tốt bấy nhiêu Trong phạm
vi SKKN này tôi chỉ xin tập trung trình bày, trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ
năng làm văn (mà chủ yếu là kĩ năng phần cảm thụ văn học) cho HSG trong giới hạn cho phép
3.2 Xây dựng nội dung BD HSG
- Về kiến thức: Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học, mở rộng nâng cao để học sinh hiểu sâu hơn những vấn đề đã tiếp thu trên lớp Tăng cường thực hành để học sinh luyện kĩ năng viết Nội dung cụ thể là:
+ Tiếng Việt: Hệ thống lại kiến thức về từ vựng, nghĩa của từ, cấp độ khái quát nghĩa của từ,trường từ vựng, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ, kiến thức về câu phân theo cấu tạo và mục đích nói
+ Tập làm văn: Nắm được phương pháp làm văn ở từng thể loại, từng dạng bài như: Tự sự, miêu
tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn
ý, cách lập luận, tìm lý lẽ, chọn dẫn chứng, phân bố cục, cách dùng từ trong từng văn bản cụ thể + Văn bản: Nắm lại phần đọc - hiểu văn bản để củng cố kiến thức về nội dung lẫn nghệ thuật của các văn bản đã học Nhưng chủ yếu đi sâu vào chương trình lớp 8 và 9 Bên cạnh đó còn giới thiệu
mở rộng thêm các tác phẩm trong cùng giai đoạn có liên quan, nghiên cứu các bài đọc thêm trong chương trình Nắm lại toàn tác phẩm khi học các trích đoạn trong tác phẩm đó Cung cấp cho học sinh nắm vững tác giả, hoàn cảnh ra đời của từng tác phẩm
-Về kĩ năng: Tập trung nhiều thời gian để HS viết bài, chủ yếu xoáy sâu vào những kiểu bài: Tự sự, thuyết minh, nghị luận dưới nhiều dạng:
+ Xây dựng những câu chuyện có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,
sử dụng tốt các ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm