Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và là nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động sống của con người và sinh vật. Hầu hết tất cả các hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giải trí, môi trường…đều gắn liền với tài nguyên nước. Chúng đã trở thành một phần không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm do hoạt động khai thác và sử dụng quá mức của con người, đây trở thành một mối hiểm họa lớn đe dọa sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc. Trong đó, sông Cửu Long là một hệ thống sông lớn ở phía Nam, chảy thành hai nhánh song song: sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, đã hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên, rất thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, thương mại… Cùng với sự phát triển đó, tài nguyên nước cũng dần mất đi chất lượng vốn có của nó. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này vẫn chưa thực sự hiệu quả, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng cũng như tăng cường công tác quản lý là một vấn đề cấp bách. Ý thức được điều đó nhóm 2 tiến hành thực hiện đề tài “TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG TIỀN” nhằm làm rõ hơn về thực trạng khai thác trên dòng sông này, về vai trò cũng như những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống của người dân, đặc biệt họ đã tác động những gì đến hệ sinh thái miền sông nước và những điều bất cập trong hệ thống quản lý tại địa phương. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước sông trong tương lai.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 7
LƯU VỰC SÔNG TIỀN 7
1.1 Vị trí địa lý 7
1.2 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Tiền 7
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ở lưu vực sông Tiền 8
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ 16
TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG TIỀN 16
2.1 Hiện trạng khai thác tài nguyên nước sông Tiền 16
2.1.1 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt 16
2.1.2 Khai thác sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp 17
2.1.3 Khai thác sử dụng cho công nghiệp 18
2.1.4 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 18
2.1.5 Giao thông thủy 19
2.1.6 Khai thác cát 20
2.1.7 Hiện trạng khai thác du lịch 26
2.2 Hiện trạng công tác quản lý trên sông 28
2.2.1 Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 28
2.2.2 Khai thác cát 29
2.2.3 Du lịch 30
2.2.4 Giao thông vận tải 31
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRÊN LƯU VỰC SÔNG TIỀN 32
3.1 Hiện trạng ô nhiễm tài nguyên nước 32
Trang 23.1.1 Tình trạng khai thác cát lậu 32
3.1.2 Nuôi trồng thủy sản 33
3.1.3 Hoạt động du lịch và giao thông đi lại 35
3.1.4 Hiện tương xâm nhập mặn 35
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TIỀN 37
4.1 Đối với rác thải 37
4.2 Đối với hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản 37
4.3 Đối với hoạt động du lịch và giao thông đi lại 38
4.4 Nguồn nước mặt 38
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 39
KẾT LUẬN 39
KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTNĐ Đường thủy nội địa
KCN Khu công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônGRDP Gross Regional Domestic Product
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Giao thông thủy trên sông Tiền 20
Hình 2.2 Khai thác cát trên một nhánh sông Tiền, qua địa bàn huyện Hồng Ngự 21
Hình 2.3 Khai thác cát trái phép trên sông Tiền 23
Hình 2.4 Biến đổi hình thái và độ sâu đường đáy sông Tiền giữa 1998 và 2008 cho thấy sự hạ sâu đáng kể trong giai đoạn so sánh 10 năm 24
Hình 2.5 Tiến hóa hình thái khu vực Cù lao Tây (km 195-220) năm 1998; năm 2008; tổng hợp biến đổi độ sâu giữa đợt khảo sát 1998 và 2008 25
Hình 2.6 Tiến hóa hình thái đáy sông Tiền đoạn chảy qua TP Mỹ Tho cho thấy sự xói mòn đáng kể từ giữa 1998 và 2008 (a1) bản đồ 1998 cho thấy bãi nông có độ sâu – 5 đến – 10 m; (a11) bản đồ 2008 thể hiện các hố sâu bất thường; (b) tổng hợp biến đổi độ sâu 25
Hình 2.7 Chợ nổi Cái Bè 27
Hình 2.8 Du lịch sinh thái ở Châu Thành 28
Hình 2.9 Những chiếc sà lan trọng tải hàng nghìn tấn lấy cát từ các mỏ khai thác trên sông Tiền đều chở quá tải 31
Y Hình:3.1 Xói lở bờ sông 32
Hình:3.2 Nuôi cá ba sa và điêu hồng trên sông Tiền đoạn qua cầu Rạch Miễu 33
Hình:3.3 Khu vực ven sông Tiền 34
Hình:3.4 Chất thải và nước thải của người dân đều đổ xuống dòng sông 34
Hình:3.5 Nơi bị xâm nhập mặn 36
Hình:3.6 Bản đồ xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long 36
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và là nguồn năng lượngquan trọng trong hoạt động sống của con người và sinh vật Hầu hết tất cả các hoạt độngsống của con người trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giải trí, môitrường…đều gắn liền với tài nguyên nước Chúng đã trở thành một phần không thể thiếu đốivới sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự sống trên trái đất Tuy nhiên, nguồn tài nguyênquý giá này đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm do hoạt động khai thác và sử dụngquá mức của con người, đây trở thành một mối hiểm họa lớn đe dọa sự tồn tại của sự sốngtrên trái đất Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc Trong đó, sông Cửu Long là một hệthống sông lớn ở phía Nam, chảy thành hai nhánh song song: sông Tiền và sông Hậu SôngTiền có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, đã hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên, rấtthuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, thương mại… Cùng với sự phát triển đó, tàinguyên nước cũng dần mất đi chất lượng vốn có của nó Hiện nay, việc khai thác và sử dụngnguồn tài nguyên này vẫn chưa thực sự hiệu quả, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn
Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng cũng như tăng cường công tác quản lý là một vấn
đề cấp bách
Ý thức được điều đó nhóm 2 tiến hành thực hiện đề tài “TÌM HIỂU HIỆN TRẠNGKHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG TIỀN” nhằm làm rõ hơn về thực trạng khaithác trên dòng sông này, về vai trò cũng như những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống củangười dân, đặc biệt họ đã tác động những gì đến hệ sinh thái miền sông nước và những điềubất cập trong hệ thống quản lý tại địa phương Từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ và sửdụng bền vững nguồn tài nguyên nước sông trong tương lai
Trang 6CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG TIỀN
1.1 Vị trí địa lý
Sông Tiền là một nhánh thuộc vùng hạ lưu của lưu vực sông Mêkông Sông Mêkôngbắt nguồn từ vùng núi tuyết trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000m, chảy qua nămnước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia rồi mới đến nước ta Đây là consông dài nhất Đông Nam Á So với những con sông lớn trên thế giới nó được xếp vào hàngthứ 10 về lượng dòng chảy (475 tỷ m3/năm) và chiều dài (4.200km) đứng thứ 5 về diện tíchlưu vực (795.000km2) Sông Tiền chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang Sông có chiều rộng
600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanhnăm Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s
Sông Tiền chảy thành một dòng thẳng tắp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chảy từđất Campuchia vào đồng bằng miền Nam Việt Nam, qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông qua sáu cửa sông, tính từphía Bắc xuống là:
Cửa Tiểu và cửa Đại là hai cửa sông Mỹ Tho, chảy qua Mỹ Tho và Gò Công
Cửa Ba Lai của sông Ba Lai chảy qua phía bắc Bến Tre
Cửa Hàm Luông, phía nam Bến Tre, thuộc về sông Hàm Luông
Hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu của sông Cổ Chiên, chảy qua thị xã Trà Vinh
1.2 Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Tiền
Khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nênnhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm
Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 nămtrước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từtây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%
Gió: có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trungbình 2,5 - 6m/s
Sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông Trong
1 ngày có 2 lần nước lớn (triều cao) với một đỉnh thấp và một đỉnh cao hơn và 2 lần nướcròng với một chân thấp và một chân cao hơn Hàng tháng có 2 lần nước rong (kỳ triềucường) và 2 lần nước kém (kỳ triều kém) Tại Mỹ Tho, biên độ cực đại vào kỳ triều cường
Trang 7xấp xỉ 3,50 m và vào kỳ triều kém là 1,50 m; càng chảy sâu vào các nhánh kênh, rạch biên
độ triều càng giảm Khi thủy triều lên sẽ tạo dòng chảy ngược về phía thượng lưu
Nếu lượng nước từ thượng nguồn đổ về thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước biểnlấn sâu vào nội địa Như vậy mùa cạn, đặc biệt vào tháng 4, là thời điểm mà nước biển dễdàng xâm nhập sâu về phía thượng nguồn Thành phố Mỹ Tho, các huyện Gò Công Đông,
Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành và phần cực Đông của 2 huyện Cai Lậy, Tân Phước làvùng chịu ảnh hưởng mặn hàng năm từ sông Tiền Độ mặn, thời gian nước bị nhiễm mặntrong năm tùy thuộc vào vị trí so với cửa sông
Nếu lượng nước từ thượng nguồn đổ về quá nhiều sẽ gây ra ngập lụt Những năm có
lũ lớn, nước từ thượng nguồn đổ ra biển qua sông Tiền, sông Hậu và chảy tràn vào ĐồngTháp Mười và Tứ giác Long Xuyên Trong địa phận tỉnh Tiền Giang, nước từ Sông Tiền ởphía Nam và từ Đồng Tháp Mười ở phía Bắc chảy vào mạng lưới kênh rạch và dâng lên làmngập gần 140.000 ha của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, phần phía Tây Quốc lộ 1Acủa huyện Châu Thành và một phần xã Trung An của thành phố Mỹ Tho Lũ lụt ngoàinhững lợi ích như làm sạch đồng ruộng, mang phù sa bồi đắp đất đai mà còn làm hư hỏngnhà cửa, vườn ruộng của dân và nhiều công trình cơ sở hạ tầng Trận lũ lớn năm 2000 đãlàm thiệt mạng 47 người, thiệt hại hoa màu, tài sản công và tư gần 748 tỷ đồng (gần 53 triệuUSD), chiếm 10,58% GDP của cả tỉnh trong năm đó
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ở lưu vực sông Tiền
1.3.1 Dân số và phân bố dân cư
Tỉnh An Giang
Tỉnh An Giang có 353.667 ha diện tích tự nhiên Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh
là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km² Đây là tỉnh có dân số đông nhất khuvực đồng bằng sông Cửu Long Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người,chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằngsông cửu long và 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Long Xuyên, thành phốChâu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú,Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới
Tỉnh Đồng Tháp
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân
số đạt 495 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sốngtại nông thôn đạt 1.376.000 người Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đếnngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinhsống Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, người Hoa có 1855 người, người Khmer
có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày
Trang 8Tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh có dân số cao thứ 2 trong khu vực Đồng bằng Sông CửuLong, chỉ đứng sau tỉnh An Giang Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Tiền Giang đạt gần1.682.600 người, mật độ dân số đạt 671 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạtgần 265.400 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.417.200 người Dân số nam đạt 829.500người, trong khi đó nữ đạt 853.100 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phươngtăng 7,0%
Tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre,Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu Trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh cáchthành phố Hồ Chí Minh 130 km và thành phố Cần Thơ 100 km Tỉnh Trà Vinh có 01 thànhphố và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh và các huyện Càng Long, Châu Thành, TiểuCần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải Diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số 1,1 triệungười với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dânsố
Tỉnh Bến Tre
Dân số trung bình vào năm 2011 của Bến Tre đạt 1.257.800 người, với mật độ dân số
533 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 327.860 người, dân số sống tạinông thôn đạt 978.400 người Dân số nam đạt 616.900 người, trong khi đó nữ đạt 640.900người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,52 %
1.3.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tỉnh Tiền Giang
Năm 2016, cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm38,7% (kế hoạch 38,4%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8% (kế hoạch 26,9%);khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 34,5% (kế hoạch 34,7%), trong đó thuế sản phẩm
Trang 9chiếm 5,2% So với năm 2015 tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông lâm nghiệp và thủysản giảm 1,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,8%, khu vực dịch vụ giảm 0,5 %,thuế sản phẩm tăng 0,3% Với tình hình hiện nay, sản xuất của tỉnh chủ yếu là trong nước,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13% trên tổng GRDP, nhưng có xu hướng tăngdần (năm 2015 chiếm 11%).
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạtđến cuối tháng 9 năm 2016 đã kết thúc kế hoạch năm 2016, ước thực hiện được 220.332 ha,đạt 103,4% kế hoạch, giảm 0,2% so cùng kỳ do chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ yếu;trong đó cây lúa 216.341 ha, đạt 103,7% kế hoạch, giảm 0,1% so cùng kỳ Sản lượng câylương thực có hạt đã thu hoạch được 1.117.474 tấn, đạt 89,9% kế hoạch; chủ yếu là sảnlượng lúa đạt 1.105.262 tấn, đạt 90,1% kế hoạch, giảm 5,1% so cùng kỳ
Chăn nuôi: Tổng đàn bò 116.261 con, tăng 39,5% so cùng kỳ, tương ứng tăng 32,9
ngàn con Tổng đàn heo 681 ngàn con, tăng 14% so cùng kỳ, tương ứng tăng 86 ngàn con,
do thời gian qua dịch bệnh được kiểm soát Tổng đàn gia cầm 10,6 triệu con, tăng 29% socùng kỳ, tương ứng tăng 2,4 triệu con; trong đó, đàn gà 8,2 triệu con
Lâm nghiệp: Ước đến hết tháng 9 trồng mới 10,4 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã
Phú Tân, huyện Tân Phú Đông Trồng cây phân tán được 2.320 ngàn cây các loại giảm 2,1%
so cùng kỳ Sản lượng khai thác gỗ đạt 38.584 m3, giảm 15,8% so cùng kỳ và khai thácđược 152.460 ste củi các loại, giảm 6,4% so cùng kỳ
Thủy, hải sản: Ước tính 9 tháng thả nuôi được 14.826 ha thủy sản các loại, giảm 4,1%
so cùng kỳ Thủy sản nước ngọt nuôi được 6.154 ha, đạt 95,4% kế hoạch, giảm 1% so kếhoạch; nguyên nhân diện tích đạt thấp là do tình hình thời tiết bất thường, nắng nóng kéo dàikết hợp với mực nước trên các sông ngòi, kênh rạch thấp nên các hộ nuôi chưa tiến hành thảnuôi, mặt khác tình hình xâm nhập mặn sâu vào đất liền nên đã ảnh hưởng đến việc nuôinước ngọt nhất là các huyện phía Đông Thủy sản nước mặn, lợ được 8.672 ha, đạt 93,8% kếhoạch, giảm 6,2% so cùng kỳ; trong đó diện tích tôm sú 4.423 ha, tăng 5,5% so cùng kỳ
Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng tính theo giá so sánh 2010được 59.049,3 tỷ đồng, đạt 77,2% kế hoạch, tăng 19,1% so cùng kỳ Chỉ số sản xuất côngnghiệp tháng 9 giảm 1,2% so tháng trước, tăng 15,5% so cùng kỳ Chỉ số sản xuất côngnghiệp 9 tháng tăng 14,6% so với cùng kỳ; bao gồm: công nghiệp khai khoáng giảm 67% docác doanh nghiệp hoạt động khai thác cát tạm ngưng hoạt động do thực hiện chủ trương củaUBND tỉnh tăng cường quản lý trong lĩnh vực khai thác cát sông; công nghiệp chế biến, chếtạo tăng 14,8%, trong đó sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,7%, tập trung tăng chủ yếu ởsản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 6,4% so với cùng kỳ do chăn nuôi gia súc,gia cầm trên địa bàn tỉnh ổn định, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
Trang 10và điều hòa không khí tăng 15,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướcthải tăng 9,8%.
Thương mại, giá cả và dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xãhội 9 tháng đầu năm 2016 thực hiện 39.484 tỷ đồng, đạt 71,1% kế hoạch, tăng 8,4% so cùng
kỳ Trong đó: kinh tế nhà nước 3.352,4 tỷ đồng, tăng 2,6%; kinh tế ngoài nhà nước 35.902,8
tỷ đồng, tăng 8,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 228,8 tỷ đồng, tăng 59,4% Phân theongành kinh tế: thương nghiệp 32.146,5 tỷ đồng, tăng 8,3%; lưu trú 60,9 tỷ đồng, tăng 14%;
ăn uống 3.049,3 tỷ đồng, tăng 10,7%; du lịch lữ hành đạt 48,5 tỷ đồng, tăng 4,8%; dịch vụ3.818,8 tỷ đồng, tăng 7,5% so cùng kỳ
Du lịch: Số khách tham quan du lịch đạt 1.189,9 ngàn lượt, đạt 78,3% kế hoạch, tăng5,6% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 393,6 ngàn lượt, đạt 79,5% kế hoạch, tăng 5,9% socùng kỳ Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 3.518,6 tỷđồng, tăng 10,7%, trong đó chủ yếu là dịch vụ ăn uống 3.409,2 tỷ đồng, chiếm 96,9%
Tỉnh Vĩnh Long
Năm 2016, Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 4,14%,trong đó khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,96% làm kéo giảm tốc độ tăng chung1,29 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,6%, đóng góp vào mức tăngchung 2,02 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,33%, đóng góp 3,01 điểm phần trăm;thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,56%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm Tốc độ tăngtrưởng thấp hơn 2,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2015
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng hạn mặn,tổng diện tích lúa gieo trồng 3 vụ đạt 176.429 ha giảm 4.007 ha so với năm trước; đồng thời,năng suất và sản lượng lúa giảm mạnh, trong đó năng suất đạt trung bình 5,36 tấn/ha (giảm11,65%), sản lượng đạt 945,8 nghìn tấn (giảm 13,6%, đạt 93,6% kế hoạch), đặc biệt năngsuất vụ Hè Thu đạt thấp với 4,57 tấn/ha (giảm 22,19% so với cùng vụ năm trước)
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá bán
ổn định và đảm bảo cho người chăn nuôi có lãi nên số lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng.Năm 2016, đàn gia súc đạt 451,745 nghìn con, tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2015 và đạt104,3% kế hoạch, trong đó, đàn heo đạt 378 nghìn con, tăng 5,5%; đàn bò 73,48 nghìn con,tăng 0,9%; đàn gia cầm đạt 8,665 triệu con, tăng 14% so với cùng thời điểm năm 2015
Năm 2016, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản bị thu hẹp, giá thu mua cá tranguyên liệu thấp, sản lượng ước đạt 77.000 tấn, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2015 Ướctổng diện tích thủy sản trên địa bàn năm 2016 đạt 2.396 ha, sản lượng thủy sản nuôi trồng vàkhai thác đạt 112.281 tấn, tăng 0,1% so với năm 2015
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành tích cực triển khai cácchính sách hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh phối hợp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh
Trang 11của các doanh nghiệp đã giúp sản xuất công nghiệp của Tỉnh có những bước phát triển pháttriển tích cực.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất trong năm tăng cao so cùng kỳ năm 2015như: cát tự nhiên các loại tăng 100,95%; thuốc lá có đầu lọc tăng 133,81%; giày dép thể thaotăng 132,13% Ước chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 11,17% so với năm 2015
Đồng thời, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch cũng phát triển khá Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2016 ước đạt 38.700 tỷ đồng, tăng 8,92% sovới năm 2015, trong đó ngành thương nghiệp bán lẻ tăng 8,97%; khách sạn, nhà hàng tăng10,11%; du lịch lữ hành tăng 18,74% và dịch vụ tăng 7,00% Xuất khẩu trong năm đạt kếtquả khả quan hơn năm trước, ước đạt 330 triệu USD, đạt 117,85% kế hoạch năm, tăng12,26% so với năm 2015 Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 170 triệu USD, tăng 10,66%
Lĩnh vực nông nghiệp được tỉnh tập trung áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong sảnxuất lúa, quan tâm giống lúa chất lượng cao và tổ chức sản xuất liên kết theo mô hình cánhđồng mẫu lớn, nhờ đó, sản lượng lúa hiện nay đạt trên 4 triệu tấn Ngoài ra, tỉnh cũng chútrọng ổn định ngành hàng cá tra theo hướng giảm dần sản lượng và chuyển đổi sang sản xuấtcác đối tượng khác, đồng thời quan tâm nâng cao chất lượng sản xuất và liên kết chuỗi, gópphần nâng tổng sản lượng thủy sản đạt được trên 300 ngàn tấn Chưa kể, trên địa bàn tỉnhhiện có trên 900 ngàn tấn rau màu mỗi năm đang sản xuất theo hướng an toàn và ứng dụngcông nghệ cao
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh An Giang còn tích cực khai thác các tiềm năng,lợi thế về thương mại dịch vụ, du lịch Tình hình kinh doanh thương mại - dịch vụ tiêu dùngtrên địa bàn vẫn tiếp tục phát triển với tổng mức bán lẻ 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt62.784,5 tỷ đồng, tăng khoảng 12,70% so cùng kỳ năm trước Hoạt động thu hút khách dulịch, tham quan hành hương ngày càng đông với khoảng 6.300.000 lượt khách, tăng 5,6% sovới cùng kỳ năm 2015 và doanh thu ước đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ Đây
Trang 12sẽ là động lực để tỉnh An Giang tiếp tục triển khai các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thànhmục tiêu tăng trưởng từ đây tới cuối năm Cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường, tỉnh An Giang sẽ tăng cường hơnnữa công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, cũngnhư đầu tư, nâng cấp các khu, điểm du lịch, các lễ hội địa phương, các dịch vụ phục vụ dulịch Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các sự kiện năm Du lịch Quốc gia tạiPhú Quốc – Kiên Giang, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2016
Tỉnh Bến Tre
Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2016 giảmmạnh, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn cónhiều nét nổi bật, có nhiều chỉ tiêu đạt khá, nhất là trên lĩnh vực an sinh xã hội, như: hoạtđộng sản xuất công nghiệp được duy trì ổn định; thương mại dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển,tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu du lịch, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách đềutăng so cùng kỳ, cá biệt có một số chỉ tiêu đã đạt so kế hoạch đề ra như: tỷ lệ lao động quađào tạo, tỷ lệ bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện Các hoạt động vănhóa - xã hội và an sinh xã hội được duy trì, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngàyđược quan tâm nhiều hơn; đặc biệt là công tác tổ chức và chăm lo cho các đối tượng chínhsách, gia đình có công với cách mạng và các hộ gia đình nghèo nhân dịp Tết Nguyên đánBính Thân năm 2016 được thực hiện tốt Tình hình quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 9,6% so cùng kỳ; trong
đó doanh nghiệp FDI tăng 13,2%, doanh nghiệp trong nước tăng 6,9% Phần lớn các sảnphẩm chủ yếu đều giữ được tốc độ tăng trưởng khá so cùng kỳ như Thủy sản các loại tăng31,2%; than thiêu kết tăng 16,3%; chỉ sơ dừa tăng 12%, sữa dừa tăng 2,8%
Bên cạnh đó, có một số sản phẩm giảm như: đường cát giảm 35,3%, cơm dừa nạo sấygiảm 11%, thức ăn thủy sản giảm 10,7%, do gặp khó khăn trong sản xuất và thị trường tiêuthụ Đến nay, trong 02 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 42 dự án đầu tư còn hiệu lực (30
dự án đã hoạt động và hoạt động thử, đang xây dựng 07 dự án, đang làm thủ tục xây dựng 05
dự án), tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên 93% Các cụm công nghiệp có nhiều chuyểnbiến tích cực, đến nay trên toàn tỉnh có 05 cụm công nghiệp được thành lập, với tỷ lệ lấp đầyđạt 31%.Hoạt động xuất, nhập khẩu mặt dù còn khó khăn nhưng cơ bản ổn định, chất lượnghàng hóa xuất khẩu được nâng lên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước tăng 11% so cùng kỳ,trong đó kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng 27,59% so cùng kỳ, chiếm 57,1%tổng kim ngạch; một số sản phẩm xuất khẩu tăng mạnh như: than hoạt tính tăng 15,6%, hàngmay mặc tăng 62,2%, thủy hải sản tăng 14,2% ; thị trường xuất khẩu các nước Châu Á giữđược ổn định, giá trị kim ngạch tăng 9,5% so cùng kỳ, chiếm 75,92% tổng giá trị xuất khẩucủa tỉnh; Châu Mỹ tăng 7,3%, chiếm 10,44% giá trị xuất khẩu; riêng thị trường Châu Phigiảm 5,43%
Trang 13Thương mại khá sôi động, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trongdịp Tết, với nguồn hàng hóa được chuẩn bị đầy đủ, phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủngloại, giá bán tương đối ổn định Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầunăm ước tăng 11,1% so cùng kỳ Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, tổng thu từ khách dulịch ước tăng 30,8% so cùng kỳ; lượng khách du lịch ước tăng 15% so cùng kỳ (trong đó:khách quốc tế tăng 14%, khách nội địa tăng 16%).
Tỉnh Đồng Tháp
Năm 2016, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, toàn Tỉnh đã nỗ lực hoàn thànhvược mức 12/16 chỉ tiêu nghị quyết của HĐND Tỉnh đã đề ra Ước tăng trưởng GRDP đạt6,38% (chỉ tiêu kế hoạch 8,5%), tổng giá trị GRDP đạt 44.918 tỷ đồng, tăng 2.693 tỷ đồng
so với năm 2015 GRDP bình quân đầu người ước đạt 34,8 triệu đồng, tương đương 1.568USD (theo giá thực tế)
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương đã tổ chức lại sản xuất, gắn với thịtrường tiêu thụ, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, củng cố phát triển các hợp tác xã, đểliên kết với các nhà vựa, doanh nghiệp thực hiện khép kín từ khâu cung ứng vật tư đầu vào,hướng dẫn kỹ thuật canh tác đến khâu tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu… góp phần duy trì tốc
độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức khá và dẫn đầu khu vực đồng bằng sông CửuLong
Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, góp phần đưa giá trị sản xuấtcông nghiệp cả năm 2016 ước tăng 6,39% so cùng kỳ
-Còn đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư,
hệ thống phân phối hàng hoá ngày càng mở rộng và đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu của ngườitiêu dùng Ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 11,69% so với năm 2015 Ướckim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 472 triệu USD, tăng 8,59%, kim ngạch nhập khẩu tăngchủ yếu là do giá xăng dầu tăng so với năm 2015
Nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch được thực hiện gắn vớicác lễ hội, sự kiện, liên kết xây dựng các tour du lịch, phát triển thêm một số điểm du lịchmới, với những hoạt động, dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú như khai trương hoạt độngkhu du lịch văn hóa Phương Nam; phát triển các điểm du lịch vườn quýt hồng Lai Vung,vườn xoài và vườn nhãn - Cao Lãnh, vườn trái cây sinh thái Tám Sáng - Châu Thành, khu
du lịch sinh thái Hương Qu Sa Đéc; tham quan hoa Hoàng Đầu Ấn - Vườn quốc gia TràmChim
Tỉnh Trà Vinh
Theo báo cáo chính trị tại Đại hội, trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng sản phẩm (GDP)tăng bình quân hằng năm của tỉnh Trà Vinh đạt 11,53%, thu nhập bình quân đầu người đạt
Trang 14trên 33,4 triệu đồng người/năm Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,13%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong vùngKhmer giảm 5,23% Trong 5 năm tới (2015-2020), tỉnh Trà Vinh phấn đấu đạt tốc độ tăngtrưởng GRDP bình quân 11-12% Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 3.200USD Tỷ lệ giảm nghèo bình quân 2-2,5%/năm; trong vùng có đông đồng bào Khmer 3-3,5%/năm.
Về nông nghiệp: Giữ ổn định diện tích đất sản xuất lúa khoảng 90.000ha, tập trungnâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo sản lượng trên 01 triệu tấn/ năm; chú trọng mở rộngdiện tích trồng cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày; kết hợp trồng xen cây ca cao với câydừa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chương trìnhtrọng điểm về phát triển trồng trọt
Phát triển chăn nuôi theo mô hình tập trung, trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh vệsinh môi trường
Công nghiệp: Phát triển ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sảnphẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có tiềmnăng, lợi thế như: nhiệt điện, chế biến nông, thủy sản thực phẩm, sản xuất đường và các sảnphẩm sau đường, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ, đóng và sửa chữa tàu,
Định hướng đến năm 2020, ngoài các khu công nghiệp trong khu kinh tế Định an,toàn Tỉnh có khoảng 3 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch 516ha; 11cụm, tuyến công nghiệp được xây dựng và củng cố 03 làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiệncó.Nâng cao hiệu quả hoạt động tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích khôi phục các cơ sở tiểuthủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống; hình hành các cụm tiểu công nghiệp vệ tinh tạicác trung tâm xã để sơ chế các nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp tập trung
Thương mại và Dịch vụ: Tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại mở rộng thịtrường, nhất là thị trường xuất khẩu; khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ; chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa đến các thị trườngtrong nước và quốc tế.Phát triển mạng lưới chợ kết hợp với phát triển hệ thống siêu thị vàtrung tâm thương mại để hình thành một mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ đáp ứng tốtnhu cầu sản xuất và tiêu dùng; khuyến khích các doanh nghiệp đầu từ vào lĩnh vực này
Phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vềphát triển du lịch bãi biển, du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch văn hóa đặc sắc hội tụ của nềnvăn hóa Kinh – Khmer để phấn đấu ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng củaTỉnh
Phát triển các loại hình vận tải hàng hóa, vận tải hành khách nhằm không ngừng nângcao chất lượng phục vụ khách hàng; thực hiện đa dạng hóa phương thức vận chuyển hànhkhách nội đô và liên tỉnh Tăng cường phát triển các dịch vụ vận chuyển đường thủy trongvùng kết hợp với xây dựng hệ thống kho bãi, bến cảng
Trang 15Phát triển đa dạng dịch vụ tài chính – ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động,năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường phục vụ tốt cácthành phần kinh tế và nhân dân.
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG TIỀN
2.1 Hiện trạng khai thác tài nguyên nước sông Tiền
Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu Đốc chênhnhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu.Trước khi chảy đến địa phận huyện ChợMới nước sông Tiền chảy qua sông Vàm Nao, nước dồn vào sông Hậu thêm 30%.Từ đóchảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai sông tương đương nhau
Lưu lượng nước sông Tiền trung bình từ 3.250 - 17.900 m3/s, dao động tùy theo cáctháng trong năm.Ngưỡng khai thác nước mặt sông Tiền trung bình từ 1950 – 10.800
m3/s.Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng nước mặt cho sinh hoạt, công nghiệp,chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, trồng trọt, và các nhu cầu khác của toàn tỉnhĐồng Tháp trong các tháng trong năm giai đoạn từ nay đến năm 2015 từ 11 - 430 m3/s, giaiđoạn từ 2015 – 2020 từ 13,55 – 427,9 m3/s
2.1.1 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt
Hiện nay có 2 nhà máy nước liên vùng đó là nhà máy nước sông Tiền 1 công suất100.000m³/ngày; nhà máy nước liên vùng sông Tiền 2 công suất 200.000m³/ngày cung cấpnước sạch cho người dân sử dụng trong sinh hoạt
Theo Sở NN&PTNT, ở khu vực ven song Tiền có gần 81% người dân nông thôn sửdụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Điều này có nghĩa là còn gần 20% người dân nông thônchưa sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Còn theo kết quả xét nghiệm, nước đạt quy chuẩnQCVN 02:2009/BYT, chỉ có trên 51,5% người dân sử dụng nước đạt quy chuẩn
Hiện nay đa số người dân ở ven sông Tiền đều sử dụng nước lọc hay trữ nước mưa đểuống Còn nguồn nước từ các trạm cấp nước chỉ để tắm giặt, rữa thức ăn….Tuy nhiên vẫn cóhiện trạng người dân sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và xả thải trực tiếp rasông Tiền gây ô nhiễm làm giảm chất lượng nước hiện nay Đồng thời là tình trạng xả thải từkhu công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc, đã phát thải ra sông một lượng chất thải không ítgây ảnh hưởng đến nguồn nước sông đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làmgiảm chất lượng nguồn nước và gây hại đến sức khỏe của người dân xung quanh khu vực
Để đảm bảo người dân có nước sạch, 2 nhà máy nước quy mô lớn gồm Nhà máynước sông Tiền 1, khu vực huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Nhà máy nước sông Tiền 2 thuộckhu vực thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cũng đang chú trọng đến các giải pháp về
Trang 16công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng nước.Còn đối với các nhà máy có quy mô nhỏ,ứng dụng công nghệ xử lý nước truyền thống, từng bước cải tiến phù hợp với năng lực quản
lý vận hành của đơn vị cấp nước
2.1.2. Khai thác sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp
Ven sông Tiền là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển nông nghiệp vì được sông Tiềnbồi đắp phù sa quanh năm Nước sông Tiền được bơm lên sử dụng để tưới tiêu cho hầu hếtcác vùng sản xuất nông nghiệp như vùng An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long,Trà Vinh và Bến Tre
Tỉnh An Giang phát triển gần 199 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp với 427 vùngbao, đầu tư trên 1 nghìn công trình kênh, trên 7 trăm công trình đê bao và gần 5 trăm trạmbơm điện để phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương, góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế- xã hội
Tỉnh Tiền Giang có đất đai phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sôngTiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưavào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canhcủa tỉnh.Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km qua lãnh thổ TiềnGiang Sông Vàm Cỏ Tây là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu
là từ sông Tiền chuyển qua, là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1tuyến xâm nhập mặn chính từ biển vào Ngoài ra còn có dẫn nước từ sông Tiền để rửa phènđẩy mặn phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ởtrung tâm khu vực ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp Sông Cổ Chiên
là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi qua Vĩnh Long mặt cắt sông rộng trungbình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao động từ 1.814 – 19.540m3/s, đây là nguồn cungcấp nước chính cho hoạt động nông nghiệp của tỉnh
Đối với tỉnh Trà Vinh, nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựavào lượng nước từ 2 con sông Hậu, sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và nướcngầm Trà Vinh có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn, với chiều sâu xâm nhập khoảng 30
km Nước mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau tại Vàm Cầu Quan (SôngHậu) và Vàm Vũng Liêm (Sông Cổ Chiên).Ước lượng nước mặt sử dụng cho sản xuất nôngnghiệp ở nhiều loại cây trồng khác nhau cho thấy nước mặt sử dụng cho phát triển hoa màukhoảng 8.000 m3/ha, cho sản xuất lúa khoảng 5.000 m3/ha Theo sở NN và PTNN Trà Vinhdiện tích lúa toàn tỉnh từ năm 2004-2006 là 11.675 ha, 11.674 và 11,936 ha, tương ứng.Kếtquả ước lượng cho thấy lượng nước mặt sử dụng khoảng 11,675.18 x 103 m3, 11,935.82 x
103 m3 Điều này, tạo ra nhiều áp lực lớn cho chính quyền các địa phương để quản lý và sửdụng nguồn nước mặt cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nói chung
Trang 17Để tăng hiệu quả sử dụng nước từ sông Tiền cho nông nghiệp các khu vực ven sôngcần phải tăng cường các biện pháp quản lý công trình thủy lợi theo phân cấp, quản lý chặtchẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước để cung cấp, phân phối nước hợp lý, hiệu quả.Chủ động thời vụ xuống giống vụ hè thu, vụ thu đông theo lịch khuyến cáo của Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, chủ động bố trí lịch bơm nước tưới luân phiên, tưới tiết kiệmnước trong điều kiện nguồn điện phục vụ mùa khô có khả năng thiếu hụt.Ngoài ra, phải ràsoát các vùng sản xuất hàng năm thường xuyên thiếu nước để bố trí chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi hợp lý.
2.1.3 Khai thác sử dụng cho công nghiệp
Vùng ven sông Tiền là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển công nghiệp, dịch vụ Đểkhai thác lợi thế này, trong những năm qua Đồng Tháp đã đầu tư xây dựng, hệ thống đô thị,thị tứ ven sông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hộingày càng tốt hơn
Nhiều quy hoạch, dự án, chương trình được hình thành; nhiều khu, cụm công nghiệp,các chợ hạng 1, siêu thị, dịch vụ, du lịch được tập trung khai thác, trong đó phát triển mạnhlĩnh vực nuôi trồng chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xuất nhập khẩu hàng hóa với kimngạch lớn, tạo thành nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuynhiên cùng với sự phát triển công nghiệp là sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước các hoạt độngsản xuất và dịch vụ có liên quan Nguồn nước chủ yếu được sử dụng là nước mặt từ sôngTiền
Song song với nhu cầu gia tăng áp lực sử dụng nước, sông Tiền đang đứng trướcnguy cơ bị ô nhiễm do sự phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là từ Khu công nghiệp MỹTho – Khu công nghiệp hoạt động nhộn nhịp nhất tỉnh Tiền Giang nằm ven sông Tiền Cáckhu xử lí nước thải công nghiệp đang đứng trước nguy cơ quá tải
2.1.4 Khai thác và nuôi trồng thủy sản
Khai thác thủy sản
Từ những lợi thế về điều kiện tài nguyên sẵn có thì việc đánh bắt thủy sản cũng đượcphát triển nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ, quy mô gia đình.Sản lượng thủy sản(cá, tôm, )được khai thác hàng năm tương đối thấp.Chủ yếu lượng thủy sản này phục vụ cho nhu cầu
ăn uống của người dân, một phần nhỏ được người dân mang ra chợ bán góp phần tăng thunhập gia đình
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nhiều người dân đã không ngần ngạikhai thác đến mức gần như triệt để để thu về lợi ích.Vì thế, cần có sự quản lý của các cơquan chức năng địa phương.Hiện nay, tình trạng đánh bắt đang ở mức báo động, với cácphương thức đánh bắt có khả năng làm mất câng bằng hệ sinh thái như: đánh bắt bằng xung
Trang 18điện, bằng ghe cào điện…Với các phương thức trên, các loài thủy sản, từ lớn đến bé đều bịtiêu diệt.
Nuôi trồng thủy sản
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 700 tỷ m3 nước ra biển Đông, với lưu lượngbình quân là 18.500 m3/s Lưu lượng nước khổng lồ của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL, nhất
là trong mùa lũ, có gây khó khăn cho việc nuôi thủy sản tại các vùng bị ảnh hưởng nhưng lại
là điều kiện rất thuận lợi để tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông Nhờ chế độ bán nhậttriều và biên độ triều lớn vào mùa khô (2,5 – 3,0 m) nên khả năng trao đổi nước rất lớn, làmtăng khả năng làm sạch nước.Sự xâm nhập mặn sâu vào nội địa đối với các vùng nhiễm mặnnhẹ (dưới 4‰) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, có thểđược xem là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá, so với các vùng ngọt hoàn toàn phíathượng lưu sông Tiền
Sông Tiền có chất lượng nước thay đổi theo mùa khá rõ: mùa khô hàm lượng các chấthòa tan cao, mùa lũ hàm lượng này thấp hơn, nhưng bù lại nước có chứa nhiều phù sa Thựctrạng môi trường chất lượng nước trên sông Tiền nhìn chung thích hợp cho nuôi trồng thủysản nước ngọt với hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép
Tiền Giang coi trọng việc khai thác tiềm năng mặt nước hệ sông Tiền đưa vào nuôithủy sản lồng bè, chủ yếu cá điêu hồng và cá rô phi dòng gift là những đối tượng có giá trịkinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng
Hiện có 1.476 bè cá thả nuôi trên sông Tiền, tập trung ở khu vực cồn Thới Sơn và cồnTân Long, thuộc thành phố Mỹ Tho và huyện Cai Lậy khoảng 240 lồng bè tập trung khu vực
cù lao Ngũ Hiệp và cù lao Tân Phong với tổng dung tích gần 122.500 m3 Trong số này thì
có đến 80% bè nuôi loại cá điêu hồng, còn lại là cá tra, cá rô phi đen.Trung bình mỗi vụ nuôi
cá lồng bè tại đây kéo dài từ 5 - 6 tháng Những người giỏi có thể nuôi 2 năm 5 vụ.Sảnlượng mỗi vụ thu hoạch đạt 5 - 6 tấn/cá/bè
Hiện nay, để nghề nuôi cá lồng bè phát triển bền vững thì cần tiến hành qui hoạchvùng nuôi hợp lý, chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh, khắc phục ô nhiễm môi trường vànguồn nước nuôi giúp nghề nuôi cá lồng bè phát triển đúng hướng và bền vững
2.1.5 Giao thông thủy
Hạ lưu sông Mê Kông có nguồn tài nguyên vô cùng giá trị và có tiềm năng về giaothông thủy lớn từ nhiều thế kỷ trước, vận tải thủy trên hệ thống sông là hình thức vận tảichính của cộng đồng dân cư ven sông.Với lợi thế là giá thành rẻ, có thể vận chuyển hàng hóavới khối lượng lớn, ngày nay giao thông thủy trên sông Tiền vẫn được đặc biệt coitrọng.Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, hệ thống giao thông thủy trên sông Tiền cũngnhanh chóng phát triển với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện tàu thuyền, các bến cảng
và công trình hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch vv
Trang 19Năm 2000 số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển đường sông lần lượt là
5700 nghìn người,1509 nghìn tấn thì đến năm 2012 con số đó tăng lên 6031 nghìn người và
1863 nghìn tấn
Hình 2 1 Giao thông thủy trên sông Tiền
Nguồn: Huy LộcNgày nay để phát triển ngành giao thông thủy trên sông Cửu Long nói chung và trênsông Tiền nói riêng thì cần có chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa.Tiếnhành hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa.Có chính sách hỗ trợđào tạo người lái phương tiện thủy nội địa
2.1.6 Khai thác cát
Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng caonền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ… Nguồn tài nguyên giá rẻ này cónhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng Khai thác cát, sỏi lòngsông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường vàlàm bê tông Cát, sỏi có giá trị đặc biệt ở những nơi mặt bằng xây dựng thấp, cấu tạo bởi bùn
và sét như trường hợp ở hạ lưu sông Mê Công
Sông Tiền có 11 thân cát với lượng 173.835.776 m3, chiếm 90,6 % trữ lượng cát sông củatỉnh
Hiện trạng khai thác cát trên sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp vào cuối tháng
3-2017