CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRÊN LƯU VỰC SÔNG TIỀN 3.1. Hiện trạng ô nhiễm tài nguyên nước
3.1.1. Tình trạng khai thác cát lậu
Việc khai thác cát bất hợp pháp ngày càng nhiều, làm cho hai bên bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện tượng khai thác quá mức này làm cho mực nước của sông vào mùa khô bị hạ thấp xuống, do đáy sông bị hạ thấp xuống gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xói lở lòng sông và bờ sông, bồi đọng bùn cát, số lượng và chất lượng nước, động vật và thực vật thủy sinh ảnh hưởng đến đời sống cũng như diện tích đất của người dân hai bên bờ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái hai bên bờ.
Hình:3.1 Xói lở bờ sông Tiền
3.1.2 Nuôi trồng thủy sản
Hình:3.2 Nuôi cá Ba Sa và Điêu Hồng trên sông Tiền đoạn qua cầu Rạch Miễu Nguồn: Sỹ Nguyên
Nghề nuôi cá Tra, cá Điêu Hồng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh, môi trường, thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, thả nuôi mật độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môi trường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh phát sinh trong môi trường nước ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Nuôi cá Tra, Ba Sa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi vì vậy khả năng lây nhiễm dịch bệnh đối với cá nuôi là rất lớn. Đó là chưa kể đến những vùng nuôi cá bị dịch bệnh chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường nước rất trầm trọng. Ngoài ra, các yếu tố như nuôi cá với mật độ quá cao, lượng thức ăn cho cá quá nhiều cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện tại, môi trường nước trên sông Tiền đã có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ. Với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng.
Hình:3.3 Khu vực ven sông Tiền
Nguồn: H. Vũ
Toàn bộ hệ thống nước thải từ quá trình làm cá, dội rửa chợ, nước thải từ các nhà dân… đều chảy xuống cống, xả trực tiếp ra kênh. Bên cạch đó thì nước thải sinh hoạt hằng ngày, và đặc biệt là nước thải của bệnh viện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao cũng xả thẳng xuống con sông này.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn như: chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni, COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép từ 1,5 – 10 lần. Dầu mỡ vượt tiêu chuẩn từ 1-5,75 lần; chỉ tiêu coliform vượt từ 100-1.000 lần; chỉ tiêu E.coli vượt từ 22-860 lần.
Hình:3.4 Chất thải và nước thải của người dân đều đổ xuống dòng sông Nguồn: Trường Duy
Ngoài ra, nước sông ô nhiễm còn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngoài danh mục.
3.1.3 Hoạt động du lịch và giao thông đi lại
Hoạt động du lịch nơi đây chủ yếu là du lịch vùng sông nước nên thải ra các chất như rác, bao nilon……… khó phân hủy làm mất mỹ quan vùng sông nước và lâu ngày bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nước và cả môi trường không khí.
Hoạt động giao thông đi lại thì xuất hiện nhớt, dầu mỡ trên sông, các loại dầu mỡ này rất khó phân hủy nên làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước, cản trở sự hấp thụ ánh sáng của các loài thủy sinh vật và gây ô nhiễm cho môi trường nước.
3.1.4 Hiện tương xâm nhập mặn
Những năm gần đây các hiện tượng nhiệt độ tăng cao, ngập lụt, hạn hán, giông lốc, sạt lở bờ sông, nước biển dâng, xâm nhập mặn xuất hiện không theo chu kỳ và tác động mạnh đến đời sống người dân ĐBSCL nói chung và khu vực sông Tiền nói riêng.
Việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững, nhất là khai thác nước ngầm quá mức không theo quy hoạch làm suy kiệt nguồn nước ngầm, là một trong những nguyên nhân gia tăng hạn hán, sụt lún, xâm nhập mặn, sạt lở vùng khu vực sông Tiền. Một số tỉnh phân bố sử dụng đất và tổ chức sản xuất vùng kinh tế mặn-lợ-ngọt còn tùy tiện, chưa quy hoạch và thích nghi với biến đổi khí hậu. Đặc biệt là quy hoạch thiếu tính liên kết toàn vùng…
Tình trạng xói lở bờ biển và lan truyền của nước mặn vào sâu trong nội đồng, lựa chọn cây trồng không phù hợp với lập địa, vốn đầu tư thấp, tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm rừng để nuôi thủy sản đã tác động xấu đến diện tích rừng ngập mặn ven biển nơi đây. Đa số dân cư ở đây là các hộ nghèo, đời sống hàng ngày phụ thuộc vào việc kiếm sống ở vùng đất ngập mặn. Ý thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận dân cư còn thấp nên đã xảy ra hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản đã gây thiệt hại, làm cho một số khu rừng ngập mặn bị đảo lộn. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng mức độ triều cường gây xói lở và xâm nhập mặn trong những năm qua.
Khu vực các cửa sông thuộc sông Tiền: Độ mặn lớn nhất đạt 14,6 - 31,2 g/l, cao hơn TBNN từ 3,2 - 12,4 g/l; phạm vi xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn nhất 4565 km, sâu hơn TBNN 20 - 25 km.
Hình:3.5 Nơi bị xâm nhập mặn
Nguồn: TTXVN
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán, xâm nhập mặn và còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới, thời điểm xâm nhập lên cao nhất là khoảng giữa tháng 3/2016.
Hình:3.6 Bản đồ xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Viện khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường
Chất thải nguy hại Chất thải không nguy hại