1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

40 240 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Việt Nam nằm ở vị trí giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng: vành đai Tây Thái Bình Dương và vành đai Địa Trung Hải, vì vậy tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại và tương đối phong phú. Theo kết quả điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản ở nước ta đến nay đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản nước ta phần lớn có quy mô trung bình và nhỏ, trong đó một số loại khoáng sản có tiềm năng đủ điều kiện để tổ chức khai thác, chế biến quy mô công nghiệp như: bauxit, Titanzircon, đất hiếm, apatit… nhưng cần đánh giá chính xác về trữ lượng. Than, dầu khí với trữ lượng đã biết và một số khoáng sản kim loại có quy mô trung bình và nhỏ như: sắt, đồng, chì, kẽm, mangan, cromit, thiếc, volfram, vàng, bạc… chỉ khai thác vài chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Khoáng sản phi kim lọai và vật liệu xây dựng như đá vôi, nguyên liệu xi măng, đá hoa trắng, cát trắng... thì nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, nhưng ít có giá trị xuất khẩu. Một số loại khoáng sản có ít, nhưng có giá trị kinh tế, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá như: molypden, antimon, kim loại hiếm, đá quý rubi, saphia... Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều lọai khoáng sản được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng 10% 11%, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit v.v.) cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng (nhiệt điện, ximăng, hóa chất, luyện kim...). Công nghiệp khai khoáng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập: Do chú trọng vào kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý đến bảo vệ môi trường nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi; Gần 10 năm thực hiện Quyết định 642003QĐTTg, nhưng đến nay vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (vùng than Quảng Ninh); Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, làm tổn thất, lãng phí tài nguyên quốc gia và gây bức xúc, áp lực lớn cho xã hội ở khu vực có hoạt động khoáng sản; Lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; Việc phân cấp cho các địa phương trong cấp phép, quản lý khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhưng chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật; Tài nguyên khoáng sản là sở hữu toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khoáng sản hiện tại chủ yếu thuộc về các công ty, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản. Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với giá trị tài nguyên; Tài nguyên của đất nước bị sử dụng lãng phí, trong khi thu ngân sách được ít, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư phải gánh chịu hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, cần được khắc phục.....

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC,

CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

VÀ HOẠT ĐỘNG ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

TP HỒ CHÍ MINH, 2017

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU Chuyên đề “Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận thu, chế biến khoáng sản và hoạt động đóng cửa hầm mỏ” được biên tập dựa

trên “luật Khoáng Sản 2010” được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2010

Chương 4 Đề xuất giải pháp

Như vậy, chuyên đề này cung cấp những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các

cơ quan tổ chức và những bất cập trong việc thực thi các luật ban hành về khoáng sản Trong quá trình biên soạn, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm thực hiện chuyên

đề rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ thầy và các bạn đọc để những tái bản sau được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Gmail:

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1.1 Khai thác tận thu khoáng sản 3

1.2 Chế biến khoáng sản 3

1.3 Đóng cửa mỏ khoáng sản 8

CHƯƠNG 2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ 11

2.1 Các cơ quan tồ chức cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận thu, chế biến khoáng sản và đóng cửa hầm mỏ 11

2.1.1 Khai thác tận thu khoáng sản 12

2.1.2 Chế biến khoáng sản 12

2.1.3 Đóng cửa mỏ khoáng sản 13

2.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ 13

2.2.1 Hoạt động khai thác tận thu 14

2.2.2 Hoạt động chế biến khoáng sản 15

2.2.3 Hoạt động đóng cửa hầm mỏ 16

CHƯƠNG 3 CÁC BẤT CẬP VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ 19

3.1 Những bất cập trong một số quy định, chính sách luật 20

3.2 Bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước 22

3.3 Bất cập tồn tại từ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản 23

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 29

4.1 GIẢI PHÁP CHUNG 29

4.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ 30

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

PHỤ LỤC 36

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Việt Nam nằm ở vị trí giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng: vành đai Tây Thái Bình Dương và vành đai Địa Trung Hải, vì vậy tài nguyên khoáng sản của Việt Nam

đa dạng về chủng loại và tương đối phong phú Theo kết quả điều tra đánh giá, thăm

dò khoáng sản ở nước ta đến nay đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản khác nhau Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản nước ta phần lớn có quy mô trung bình và nhỏ, trong đó một số loại khoáng sản có tiềm năng đủ điều kiện để tổ chức khai thác, chế biến quy mô công nghiệp như: bauxit, Titan-zircon, đất hiếm, apatit… nhưng cần đánh giá chính xác về trữ lượng Than, dầu khí với trữ lượng đã biết và một số khoáng sản kim loại có quy mô trung bình và nhỏ như: sắt, đồng, chì, kẽm, mangan, cromit, thiếc, volfram, vàng, bạc… chỉ khai thác vài chục năm nữa sẽ cạn kiệt Khoáng sản phi kim lọai và vật liệu xây dựng như đá vôi, nguyên liệu xi măng, đá hoa trắng, cát trắng thì nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, nhưng ít có giá trị xuất khẩu Một số loại khoáng sản có ít, nhưng

có giá trị kinh tế, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá như: molypden, antimon, kim loại hiếm, đá quý rubi, saphia

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều lọai khoáng sản được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu Hoạt động khoáng sản từng bước hướng tới gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động, bảo vệ tài nguyên khoáng sản Ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng 10% - 11%, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit v.v.) cho các ngành kinh tế sử dụng nguyên liệu khoáng (nhiệt điện, ximăng, hóa chất, luyện kim ) Công nghiệp khai khoáng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn bộc lộ nhiều bất cập: Do chú trọng vào kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, ít chú ý đến bảo vệ môi trường nên tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây suy thoái môi trường và làm mất cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi; Gần 10 năm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, nhưng đến nay vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (vùng than Quảng Ninh); Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, làm tổn thất, lãng phí tài nguyên quốc gia và gây bức xúc, áp lực lớn cho xã hội ở khu vực có hoạt động khoáng sản; Lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; Việc phân cấp cho các địa phương trong cấp phép, quản lý khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường

đã được tiến hành, nhưng chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật; Tài nguyên khoáng sản là sở hữu toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khoáng

Trang 6

sản hiện tại chủ yếu thuộc về các công ty, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với giá trị tài nguyên; Tài nguyên của đất nước bị sử dụng lãng phí, trong khi thu ngân sách được ít, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư phải gánh chịu hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, cần được khắc phục

Tỷ lệ xuất khẩu khoáng sản ở Việt Nam tương đối cao Tính riêng 7 tháng đầu năm

2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng

kỳ năm trước, tăng lần lượt 100,86% và tăng 3,11% tương đương với 1,4 triệu tấn, trị giá 140,5 triệu USD Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 91,2% lượng quặng và khoáng sản, với 1,2 triệu tấn, trị giá 101,7 triệu USD, tăng 129,29% về lượng và tăng 28,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012 Kế đến là thị trường Nhật Bản, với 20,7 nghìn tấn, trị giá 12,1 triệu USD, giảm 17,88% về lượng

và giảm 36,85% về trị giá Thị trường xuất khẩu chủ yếu đứng thứ ba là Malaysia với 15,9 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 61,97% về lượng và tăng 31,59% về trị giá

so với cùng kỳ

Các số liệu trên cho thấy, công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang trên

đà tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia

Titan kim loại và hợp kim Titan là một trong những chất có triển vọng nhất thời đại ngày nay Hợp kim Ti bền gấp 3 lần so với hợp kim Al, 5 lần so với hợp kim Mg; nhẹ bằng nửa so với thép; nhiệt độ nóng chảy cao gấp 3 lần Al với Mg Chính vì những tính chất ưu việt đó mà Ti được coi là kim loại của thế kỷ 21, là nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không, y tế và thể thao Các ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay ngày càng cần nhiều sản phẩm của Ti, nhưng hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi ta có tài nguyên quặng Titan khá nhiều và có khả năng khai thác, tuyển luyện để sử dụng

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, trong đó ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có dải cồn cát hình thành hàng chục ngàn năm trong giai đoạn Holocen thời kỳ Đệ Tứ Trong cồn cát này tích tụ nhiều loại khoáng sản, nhưng quan trọng và có giá trị nhất là quặng Titan Quặng Titan sa khoáng ven biển là kiểu quặng

có giá trị nhất hiện nay ở nước ta, có thể khai thác với quy mô công nghiệp Trong loại quặng này, cát thạch anh (SiO2) chiếm tỷ lệ 95-99%, còn lại là các khoáng vật nặng (KVN), chủ yếu gồm: ilmenit (FeTiO3), zircon (ZrSiO4), rutin (TiO2), leucoxen, anataz (TiO2), monazit (Ce, La, Th) [PO4, SiO4] Có thể gặp các khoáng vật khác như xenotim, manhetit…, nhưng với hàm lượng rất thấp Sau khi tuyển thô, thường chỉ

có ilmenit, zircon, rutil và monazit được thu hồi công nghiệp, trong đó Monazit, Xenotim, Zircon là những khoáng vật có chứa các nguyên tố phóng xạ (U, Th) [5] Trữ lượng quặng Titan quy ra TiO2 trên thế giới khoảng 1.4 tỷ tấn Trữ lượng quặng Titan của Việt Nam tính đến cấp C2 khoảng 14.03 triệu tấn, chiếm khoảng 0.5% trữ lượng của thế giới Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng Titan năm 2004 là 34.57 triệu tấn, trong đó chủ yếu là quặng sa khoáng 30.17 triệu tấn Sa khoáng Titan

Trang 7

Huế, Bình Định và Bình Thuận Đặc điểm thành tạo của các sa khoáng Titan tích tụ trong dải cồn cát ven biển là có nguồn gốc biển và gió Tổng trữ lượng đã xác định năm 2004 của các mỏ sa khoáng Titan ven biển miền Trung đạt tới 8,154 triệu tấn, phân bố ở các tỉnh như sau: Thừa Thiên Huế 4.709.451 tấn, chiếm 57,8%; Bình Định 1.596.763 tấn, chiếm 19,6%; Bình Thuận 967.585 tấn, chiếm 11,9%; Quảng Trị 587.000 tấn, chiếm 7,2%; Khánh Hòa 128.300 tấn, chiếm 1,6%; Phú Yên 110.590 tấn, chiếm 1,4% và Quảng Nam 54.047 tấn, chiếm 0,67% Tổng trữ lượng các khoáng vật đi kèm trong tất cả các mỏ gồm: zircon 1.305.543 tấn, rutil 24.526 tấn và monazit 9.176 tấn Ngoài ra, kết quả điều tra gần đây (2010) cho thấy sa khoáng Titan tập trung nhiều trong các tầng cát trắng, cát xám, cát đỏ, nhưng chủ yếu là trong tầng cát

đỏ ở Bình Thuận – Ninh Thuận với tiềm năng tài nguyên dự báo khoảng 557 triệu tấn với hàm lượng Ilmenit trong các thân quặng thay đổi từ vài kg/m3 đến 195 kg/m3 [3,9] Tiềm năng sa khoáng Titan lớn vừa là lợi thế, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho các tỉnh miền Trung nhiều thách thức và rủi ro môi trường Trên thực tế, việc phát triển

ồ ạt các hoạt động kinh tế: du lịch, nuôi trồng thủy sản, khai thác sa khoáng Titan và các dự án phát triển kinh tế khác trong thời gian qua đã phá hủy những vùng cồn cát rộng lớn, có thể đẩy miền Trung rơi vào “Cái bẫy tài nguyên” mà nhiều quốc gia giàu tài nguyên ở Châu Phi đã mắc phải Trong phạm vi bài viết này sẽ phân tích những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý nhằm đề xuất những giải pháp hợp lý, phát huy tiềm năng sa khoáng Titan của vùng, thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển bền vững, phòng tránh nguy cơ về “Cái bẫy tài nguyên”

1.1 Khai thác tận thu khoáng sản

Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ

Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép

Theo thông tin giám sát, sáng 28/3/2017, ông Mai Hùng Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương, chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở TN-MT kiểm tra, xử lý tình trạng ồ ạt khai thác tận thu ở mỏ đá Tân Đông Hiệp

1.2 Chế biến khoáng sản

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản mà không có hoạt động chế biến khoáng sản Thực tế, nội dung chế biến khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 đã được đưa vào nội dung hoạt động khai thác khoáng sản quy định tại khoản 7 Điều 2 của Luật Khoáng sản 2010

Theo đó: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”

Trang 8

Như vậy, theo quy định của pháp luật về khoáng sản hiện hành không có khái niệm chế biến khoáng sản theo nghĩa “hoạt động chế biến khoáng sản” như quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 Trường hợp, sử dụng khoáng sản sau khai thác để làm

ra sản phẩm là kim loại, hợp kim thì được gọi là “chế biến sâu” khoáng sản và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản năm 2010 Theo đó, không có quy định về lập, thẩm định hồ sơ chế biến khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010

Khai thác và chế biến quặng Titan trong cồn cát miền Trung

Khởi đầu hoạt động khai thác Titan: Từ năm 1993, lần đầu tiên ở ven biển miền Trung Việt Nam, Công ty Austin - liên doanh giữa Úc và Việt Nam bắt đầu khai thác quặng Titan trên địa bàn Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh Tuy nhiên, những mâu thuẫn trong phân chia sản phẩm và lợi nhuận đã làm cho Công ty này phải giải tán vào năm 1995 Đến năm 1997 Công ty khai thác chế biến quặng Titan Hà Tĩnh ra đời Địa bàn hoạt động của họ chủ yếu là ở vùng Cẩm Xuyên và Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh

Trang 9

Hình 1.1: Sơ đồ phân bố mỏ quặng Titan ven biển Miền Trung

Cũng trong thời gian đó, ở Bình Định, công ty BIMAL là liên doanh Việt Nam- Malaysia tổ chức khai thác quặng Titan ở mỏ Đề Gi thuộc huyện Phù Cát và chế biến

Trang 10

tại chỗ rồi xuất khẩu; Công ty Khoáng sản Bình Định thì tiến hành khai thác quặng Titan tại mỏ Cát Hải huyện Phù Cát và đưa về chế biến tại thành phố Quy Nhơn Tiếp theo Hà Tĩnh và Bình Định, từ những năm 2000 đến nay, hoạt động khai thác quặng Titan phát triển rộng khắp trên dải cồn cát ven biển miền Trung từ vùng quặng Hải Thuỷ - tỉnh Quảng Bình; huyện Phú Diên - tỉnh Thừa Thiên Huế; đến vùng Duy Xuyên - tỉnh Quảng Nam; huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận và nhiều nơi khác

 Phương thức khai thác quặng Titan

Trong thời gian đầu khai thác quặng Titan ở ven biển Việt Nam, phương thức khai thác là thủ công như ở Hà Tĩnh, hiệu suất kém, độ sâu khai thác nông, chỉ lấy phần quặng nằm gần bề mặt cồn cát Với công nghệ lạc hậu, người ta chỉ tuyển thô, lấy khoáng vật nặng là ilmenit đạt tỷ lệ khoảng 52% TiO2 rồi đem xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, ngoại trừ công ty liên doanh BIMAL ở Bình Định có phân xưởng tuyển tinh để lấy ilmenit sạch, zircon, rồi xuất sang Malaysia Trong những năm tiếp theo, nhờ nhập khẩu công nghệ tiên tiến, tại nhiều nơi đã tận thu được những khoáng vât nặng có giá trị cao hơn như zircon, monazit Trong thời gian gần đây trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định và một số nơi khác đã tiến hành chế biến quặng Titan ở mức sâu hơn Các công ty khai thác Titan chẳng những đã thu hồi được zircon, mà còn nghiền zircon thành bột mịn để xuất khẩu Khoáng nặng ilmenit được tuyển sạch hơn, đạt đến mức hàm lượng 55-57% TiO2, sau đó dùng phương pháp thiêu kết để tạo ra một sản phẩm mới có tên gọi là “xỉ Titan ”, đạt tỷ lệ hàm lượng 92 - 95% TiO2 Dần về sau các tỉnh miền Trung chuyển sang khai thác quặng Titan bằng cơ giới, độ sâu khai thác lớn, lấy cả lớp quặng dưới sâu như ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bình Thuận Kỹ thuật khai thác quặng Titan trên cồn cát về cơ bản tương tự nhau: Dùng sức nước để phá vỡ các lớp cát chứa quặng, dùng phương tiện cơ giới đào xúc, bơm hút bùn cát lên để tuyển thô bằng trọng lực nhờ sức nước thông qua vít xoắn, vận chuyển về xưởng để tuyển tinh, tách riêng các khoáng vật nặng, sau đó tiếp tục chế biến sâu: hoàn nguyên ilmenit, luyện xỉ Titan, chế biến rutil nhân tạo, sản xuất bột màu pigment,… tạo ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn, rồi xuất sản phẩm ra thị trường thế giới và trong nước

Phụ thuộc vào đặc điểm địa chất của mỏ sa khoáng Titan và thiết bị khai thác, có sự khác biệt giữa các công ty khai thác Titan, nhưng về đại thể có thể chia ra 3 kiểu công nghệ khai thác:

- Phá bỏ, thu dọn thảm thực vật => Gạt ủi, dồn đống lớp cát chứa quặng gần mặt đất => Bốc xúc đưa lên vít xoắn để tuyển thô => Thu hồi sản phẩm sau tuyển

à Đổ cát thải ra bên cạnh

- Điển hình cho kiểu khai thác này là ở Hà Tĩnh Phá bỏ, thu dọn thảm thực vật

=> Đào hố sâu đến lớp cát quặng à Bơm hút cát chứa quặng đưa lên mặt đất

=> Bốc xúc đưa lên vít xoắn để tuyển thô => Thu hồi sản phẩm sau tuyển à

Đổ cát thải ra bên cạnh

Trang 11

- Thường gặp kiểu khai thác này ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình Phá bỏ, thu dọn thảm thực vật => Mở moong khai thác sâu đến lớp cát quặng, sâu hơn mực nước ngầm trong cồn cát vài ba mét => Làm bè bằng phao => Lắp cụm vít xoắn trên bè nổi => Dùng bơm cao áp hút bùn cát quặng phía trước đưa lên vít xoắn để tuyển thô => Bơm nước chứa cát thải ra phía sau => Đồng thời bơm quặng Titan sau tuyển đến nơi quy định, bốc xúc sản phẩm, vận chuyển

về xí nghiệp tuyển tinh và chế biến sâu hơn Điển hình cho kiểu khai thác này

là tại các công ty khai thác Titan ở Bình Định [5,6]

 Phương thức chế biến quặng Titan:

Trên thế giới ngày nay quặng Titan được chế biến ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật của mỗi nước Quặng sa khoáng Titan có hàm lượng 2–5% TiO2 thường được làm giàu bằng phương pháp tuyển khoáng tới tinh quặng 45–52% TiO2 Quặng tinh Titan tiếp tục được chế biến theo các công nghệ: Làm giàu luyện kim; Chế biến sâu; Chế biến sâu công nghệ cao

- Làm giàu luyện kim: Làm giàu luyện kim bằng công nghệ luyện xỉ Titan để nâng hàm lượng TiO2 đạt đến 95%; bằng công nghệ sản xuất rutil nhân tạo để nâng hàm lượng TiO2 đạt đến 92 - 98% Xỉ Titan là nguyên liệu tốt cho sản xuất pigment Công nghệ sản xuất xỉ Titan không khắt khe nguyên liệu đầu vào, rất ít phế thải, thích hợp nhất đối với nơi có nguồn điện giá rẻ Sản xuất rutil nhân tạo là quá trình tách sắt và các tạp chất để làm giàu quặng ilmenit Thường áp dụng công nghệ nung luyện theo các quy trình: Quy trình Becher; Quy trình Benelite; Quy trình ERMS

- Công nghệ chế biến sâu sản xuất pigment Titan: Công nghệ sản xuất pigment TiO2 phát triển rất nhanh với các phương pháp sulphat năm 1916, phương pháp clorua năm 1958, công nghệ Altair Gần 95% Titan được sử dụng ở dạng pigment TiO2

- Công nghệ cao chế biến Ti kim loại: Công nghệ cao chế biến sâu này được đưa vào sản xuất năm 1948 theo quy trình Kroll: Clorua hoá nguyên liệu Titan

để thu nhận TiCl4 à Hoàn nguyên TiCl4 bằng Mg để nhận được Titan xốp à Nấu chảy Titan xốp nhận được Titan thỏi Khoảng 5% quặng Ti dùng để sản xuất Titan kim loại Titan kim loại chủ yếu sử dụng ở những nước phát triển trong công nghiệp tên lửa, hàng không, vũ trụ với khối lượng tiêu thụ còn chưa nhiều Sản xuất Titan kèm theo phải sản xuất Mg Công nghệ sản xuất Titan kim loại đòi hỏi thiết bị hiện đại công nghệ cao, chi phí điện năng rất lớn: 2.5 MegaWh/tấn Titan, vì vậy chỉ thích hợp với các nước phát triển cao Sản xuất Titan kim loại thực tế phải là Liên hợp sản xuất Ti–Mg

Theo quy định của Thủ tướng chính phủ, cấp phép khai thác sa khoáng Titan phải đồng bộ với xây dựng nhà máy chế biến sâu Thực tế lại khác, ví dụ ở Bình Định cùng lúc có 4 cơ sở chế biến Titan dẫn đến thừa công suất, còn ở Bình Thuận có 16 đơn vị khai thác Titan đăng ký xây dựng nhà máy chế biến sâu, nhưng đến nay mới chỉ có một nhà máy nghiền zircon mịn đi vào hoạt động, thể hiện sự thiếu đồng bộ trong

Trang 12

khai thác và chế biến, dẫn đến hiện tượng quặng khai thác qua tuyển thô, tuyển tinh rồi đưa đi xuất khẩu, hoặc bán cho các tỉnh khác

1.3 Đóng cửa mỏ khoáng sản

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:

1 Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;

2 Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản

Xét đề nghị của Công ty TNHH Kim Ngân, UBND tỉnh đã có công văn và Bộ Tài nguyên Môi trường đã đồng ý bằng văn bản chấp thuận cho công ty được giữ lại nhà xưởng, niêm phong máy móc, thiết bị trong khu vực đóng cửa mỏ vàng gốc Khau Âu

để chờ cấp trên cấp phép…Phía công ty TNHH Kim Ngân cũng đã thực hiện việc đóng cửa mỏ vàng gốc Khau Âu, niêm phong trang thiết bị và được Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng liên quan kiểm tra, nghiệm thu việc đóng cửa mỏ ngày 9/3 vừa qua

Tại đây, đồng chí Phó Chủ tịch đã đi kiểm tra thực tế các cửa lò, xưởng tuyển đã được công ty thực hiện niêm phong Qua quan sát cho thấy, tại thời điểm đoàn đến kiểm tra, về cơ bản, phía công ty đã thực hiện nghiêm túc việc niêm phong máy móc, thiết bị, bước đầu không thấy có dấu hiệu lợi dụng lén lút khai thác

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã kiểm tra xung quanh khu vực đồi Khau

Âu và chỉ đạo, nhắc nhở lãnh đạo địa phương thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình, tăng cường công tác tuyên truyền quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản; nâng cao nhận thức của các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản, người dân trong khu vực thực hiện nghiêm túc, không khai thác khoáng sản trái pháp luật; nâng cao công tác tham mưu, phối hợp với ngành chức năng, chuyên môn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai phạm, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13/4/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15/4/2011 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an ninh trật

tự, môi trường sinh thái; tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ khoáng sản

Trang 13

Hình 1.2: Khu vực mỏ vàng Khau Âu

Hình 1.3: Hệ thống máy móc của Công ty TNHH Kim Ngân đã ngừng hoạt động

Trang 14

Hình 1.4: Thực hiện niêm phong các cửa lò

Trang 15

CHƯƠNG 2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

2.1 Các cơ quan tồ chức cá nhân tham gia hoạt động khai thác tận thu, chế biến khoáng sản và đóng cửa hầm mỏ

Luật số 60/2010/QH12 của Quốc hội: LUẬT KHOÁNG SẢN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10

Theo “Điều 51 Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản quy định”

1 Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã

2 Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản

Theo “Điều 53 Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản”

1 Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a) Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

b) Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn

để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy

b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản

Trang 16

3 Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có

đủ điều kiện do Chính phủ quy định

2.1.1 Khai thác tận thu khoáng sản

Theo “Điều 71 Quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”

1 Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật số 60/2010/QH12

2 Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được quy định như sau:

a) Tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;

b) Tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

3 Chính phủ quy định thủ tục cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

Theo “Điều 72 Thu hồi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”

1 Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật số 60/2010/QH12;

b) Khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

2 Khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường

3 Trường hợp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

2.1.2 Chế biến khoáng sản

Theo quy định tại “Điều 44, Luật Khoáng sản” tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến khoáng sản phải xin giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp hoạt động chế biến khoáng sản kèm theo hoạt động khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Trang 17

Điều 61, Nghị định 76/2000/NĐ-CP, Giấy phép chế biến khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản với các điều kiện sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân xin phép chế biến có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 15

Theo “Điều 73 Đóng cửa mỏ khoáng sản”

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập đề án đóng cửa mỏ đối với toàn bộ hoặc một phần diện tích khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:

1 Đã khai thác hết toàn bộ hoặc một phần trữ lượng;

2 Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực nhưng chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác khoáng sản

2.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THAM GIA

KHAI THÁC TẬN THU, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA HẦM MỎ

 Đối với hoạt động khai thác thông thường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản quy định theo luật Khoáng Sản năm 2010, nghị định chính phủ, tại điều 53

1 Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;

b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

c) Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;

d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;

đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện

Trang 18

e) Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;

i) Quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác khoáng sản có nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

c) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

d) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường; đ) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

e) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

g) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

h) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

i) Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

2.2.1 Hoạt động khai thác tận thu

Theo “Điều 68 Thời hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản”

Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép

Theo “Điều 69 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng

Trang 19

1 Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền quy định tại các điểm

b, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều 55 của Luật này và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;

d) Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;

đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;

i) Quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 55 của Luật này

Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép (Điều 68, Luật khoáng sản 2010).Khi hết hạn giấy phép cá nhân, tổ chức phải tiến hành gia hạn lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo Điều 70, Luật khoáng sản quy định

Theo “Điều 72 luật khoáng sản 2010”, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản của cá nhân tổ chức sẽ bị thu hồi trong trường hợp: Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Khoáng sản 2010, khu vực khai thác tận thu khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi hoặc hết hạn thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi thì tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

2.2.2 Hoạt động chế biến khoáng sản

Theo “Điều 45 Quyền của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản” (Luật khoáng sản 1996)

Trang 20

 Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các quyền sau đây:

1- Được mua khoáng sản đã khai thác hợp pháp; nhập khẩu thiết bị, công nghệ, vật liệu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động chế biến; tiến hành chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép;

2- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã được chế biến theo quy định của pháp luật;

3- Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ;

4- Để thừa kế quyền chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu là cá nhân được phép chế biến khoáng sản;

5- Khiếu nại, khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép chế biến hoặc quyết định xử

lý khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

6- Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật này

Theo “Điều 46 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản” (Luật khoáng sản 1996)

 Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: 1- Nộp lệ phí giấy phép, thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; 2- Thu hồi tối đa thành phần có ích của khoáng sản;

3- Áp dụng công nghệ và thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, môi sinh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

4- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

5- Bồi thường thiệt hại do hoạt động chế biến gây ra;

6- Báo cáo hoạt động chế biến khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

7- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội;

8- Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật này

Ngày đăng: 31/10/2017, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w