Các chất nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt,...Trong đó, các ngành công nghiệp sản sinh ra khối lượng chất thải nguy hại lớn nhất với sự đa dạng về thành phần chất thải. Chất thải nguy hại nếu không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh hay tái sử dụng thì cần phải được xử lý và thải bỏ theo một quy trình nhất định. Các doanh nghiệp hiện nay, khi trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại dù ít hay nhiều thì đều thực hiện các thủ tục môi trường có liên quan. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải thực hiện các biện pháp quản lý chất thải phát sinh ngay tại cơ sở. Quản lý nguồn phát sinh cần nắm vững các thông tin về chất thải nguy hại: Công đoạn nào sản sinh ra chất thải? Lượng phát thải là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hại của chất thải đó. Cho đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp có thật sự áp dụng đúng quy trình quản lý CTNH hay không? Có bao nhiêu doanh nghiệp đã thực hiện đúng theo yêu cầu về quản lý CTNH? Qua quá trình tìm hiểu thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp đang cố tình trốn tránh trách nhiệm, cố tình không tuân thủ đúng quy định quản lý chất thải nguy hại hay thực hiện chỉ mang tính đối phó. Mục tiêu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ quy trình quản lý chất thải của các doanh nghiệp hiện nay. Phân tích và đánh giá được thực trạng quản lý chất thải nguy hại hiện nay tại các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại, ưu và nhược điểm trong quy trình quản lý CTNH hiện hành. Từ đó, đề xuất được các giải pháp thiết để khắc phục các nhược điểm trong quản lý CTNH và nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- -
BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI DOANH NGHIỆP
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GVHD : ThS Lê Thị Thùy Trang
Sinh viên thực hiện:
TP.HCM, tháng 06 năm 2018
Trang 2VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
- -
BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI CỦA DOANH NGHIỆP
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TP.HCM, tháng 06 năm 2018
Trang 3Để hoàn thành báo cáo thực tập này, trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường Đã tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp cận được với môi trường làm việc thực tế trong doanh nghiệp, ứng dụng các kiến thức để học được vào thực tiễn
Đặc biệt, chúng em xin gửi đến cô Lê Thị Thùy Trang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để chúng em hoàn thành báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất Cô
đã hỗ trợ chúng em giải quyết các vấn đề khó khăn trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc của công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại công ty Tại đây, chúng em nhận được nhiều kiến thức thực tế dưới sự hướng dẫn của chị Trần Thị Cẩm Lệ và chị Lê Hoàng Giang đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập Đồng thời, công ty cũng cung cấp nhiều tài liệu quý giá giúp chúng
em hoàn thành bài báo cáo tốt hơn
Vì kiến thức còn hạn chế, trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này chúng
em không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu và trình bày Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị trong công ty để báo cáo đạt được kết quả tốt hơn
Trang 41 Họ và tên sinh viên:
2 Giáo viên hướng dẫn: ThS LÊ THỊ THÙY TRANG
3 Đơn vị thực tập:
Tên: CÔNG TY TNHH MTV SX TM DV MÔI TRƯỜNG Á CHÂU
Địa chỉ: 404 Tân Sơn Nhì, phường Tân Qúy, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 1900 54 54 50
4 Tên đề tài: Tìm hiểu quy trình quản lý chất thải nguy hại tại doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện
Trang 5NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trang 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm (GV ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày tháng năm
(GV ký và ghi rõ họ tên)
Trang 8TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH viiii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
I Lịch sử hình thành và phát triển 2
II Giới thiệu về Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu 3
III Tầm nhìn-Sứ mệnh 3
IV Hoạt động hiện tại của Công ty 3
V Sơ đồ cơ cấu tổ chức 7
PHẦN 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI DOANH NGHIỆP 10
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 11
1.1 Mục đích và yêu cầu của đợt thực tập 11
1.1.1 Mục đích 11
1.1.2 Yêu cầu 11
1.2 Giới thiệu về đề tài thực tập 12
1.2.1 Tổng quan 12
1.2.2 Mục tiêu của đề tài thực tập Error! Bookmark not defined 1.2.3 Nội dung thực hiện 14
1.2.4 Phương pháp thực hiện 15
1.3 Giới hạn của đề tài 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 18
2.1 Khái niệm chất thải nguy hại 18
Trang 9TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
2.1.1 Một số khái niệm trên thế giới Error! Bookmark not defined
2.1.2 Khái niệm CTNH của Việt Nam 19
2.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải nguy hại 20
2.2.1 Nguồn gốc 20
2.2.2 Phân loại 23
2.2.2.1 Hệ thống phân loại theo UNEP 24
2.2.2.2 Phân loại theo Tiêu chuẩn Việt Nam 25
2.2.2.3 Phân loại theo mức độ độc hại 27
2.2.2.4 Hệ thống phân loại theo danh sách 28
2.3 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường và con người 29
2.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường 29
2.3.2 Ảnh hưởng đến con người 29
CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 32
3.1 Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại hoặc Báo cáo quản lý chất thải nguy hại lần đầu 35
3.1.1 Đối tượng thực hiện 37
3.1.2 Hồ sơ thực hiện 37
3.1.3 Cơ quan thụ lý hồ sơ 38
3.1.4 Trình tự và thời gian thụ lý hồ sơ 38
3.2 Chuyển chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ và lưu giữ CTNH 41
3.2.1 Yêu cầu trước khi đưa vào khu vực lưu giữ 41
3.2.2 Yêu cầu về kỹ thuật đối với bao bì, thiết bị lưu chứa và khu vực lưu giữ chất thải nguy hại 42
Trang 10TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
3.2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với chủ nguồn thải không tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế,
xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH 42
3.2.2.2 Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH 45
3.2.2.3 Các quy định khác 46
3.2.3 Yêu cầu dán nhãn cảnh báo, phòng ngừa và sử dụng biển báo CTNH 46
3.2.4 Yêu cầu về bố trí, sắp xếp chất thải nguy hại trong kho lưu giữ 52
3.3 Hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại 56
3.3.1 Các yêu cầu trước khi thực hiện ký kết hợp đồng 56
3.3.2 Nội dung hợp đồng 56
3.3.3 Các trường hợp đặc biệt 60
3.4 Chuyển giao xử lý chất thải nguy hại 61
3.4.1 Các yêu cầu khi chuyển giao CTNH 62
3.4.2 Chứng từ chất thải nguy hại 62
3.5 Lập và nộp báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ 64
3.6 Lưu trữ hồ sơ chất thải nguy hại 65
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 66
4.1 Đánh giá công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp Việt Nam 66
4.1.1.Thực trạng quản lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 66 4.1.2 Phân tích và đánh giá bất cập trong quản lý CTNH tại doanh nghiệp 68
4.1.2.1 Bất cập đến từ phía doanh nghiệp 68
4.1.1.2 Bất cập từ các cơ quan quản lý 70
4.2 Đề xuất giải pháp quản lý CTNH tốt hơn 71
Trang 11TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
4.2.1 Doanh nghiệp 71
4.2.2 Cơ quan quản lý 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 78
Trang 12TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 13TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng IV.1: Một số khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Công ty TNHH MTV SX TM DV
Trang 14TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình IV.1 Quy trình cung cấp dịch vụ xử lý chất thải 5
Hình IV.2 Quy trình tư vấn, cung cấp các giải pháp xử lý nước 5
Hình IV.3 Quy trình thu mua phế liệu hàng tồn kho 6
Hình IV.4 Quy trình kinh doanh vải lau và các sản phẩm tái chế 6
Hình IV.5 Quy trình cung thực hiện tư vấn môi trường 4
Hình V.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 9
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm soát chất thải nguy hại 20
Hình 3.1: Quy trình quản lý CTNH tại doanh nghiệp 33
Hình 3.1: Quy trình chung thực hiện đăng ký SCNT/BCQL CTNH lần đầu 35
Hình 3.2: Dán nhãn cảnh báo phòng ngừa nguy hại theo tiêu chuẩn Quốc Tế 49
Hình 3.3: Nhãn dán trên thiết bị lưu chứa bao bì CTNH 50
Hình 3.4: Nhãn dán trên thiết bị lưu chứa bóng đèn huỳnh quang thải 50
Hình 3.5: Nhãn cảnh báo trên thùng lưu chứa dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 51
Trang 15TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ
THỰC TẬP
Trang 16TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
I Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty là một cơ sở thu mua phế liệu tồn kho của ngành dệt may Tháng 4 năm 2009 Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu được thành lập
Ban đầu, Á Châu chỉ đơn thuần là cung cấp các dịch vụ về thu mua phế liệu, hàng tồn kho của các doanh nghiệp dệt may, nhưng sau nhiều nỗ lực cố gắng phát triển Công
ty đã cung cấp trọn gói các dịch vụ về bảo vệ môi trường như: xử lý chất thải (nguy hại
và không nguy hại), thực hiện các hồ sơ về môi trường (đánh giá tác động về môi trường, giấy phép xả thải, ), thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước (nước thải và nước cấp), cung cấp vải lau công nghiệp và các sản phẩm tái chế khác
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã cung cấp các dịch vụ về môi trường cho hơn
3000 khách hàng trải dài từ Quảng Trị cho đến Cà Mau Khách hàng sử dụng các dịch
vụ từ quy mô cá thể cho đến các tập đoàn đa Quốc gia, từ các hoạt động kinh doanh sản xuất cho đến các hoạt động về dịch vụ
Để phục vụ cho việc kinh doanh và định hướng phát triển, hiện Công ty có 1 chi nhánh và văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 chi nhánh chính tại Tiền Giang phục vụ cho khu vực Miền Tây và 1 chi nhánh ở Thừa Thiên Huế phục vụ cho khu vực Miền Trung Công ty đang tìm hiểu mở rộng thêm nhiều các chi nhánh ở các địa phương khác nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và phục vụ phát triển
Năm 2009, Á Châu chỉ sở hữu 1 phương tiện vận chuyển chất thải, đến nay con số
đã tăng lên nhiều lần Bằng chứng là có hẳn một đội vận chuyển các phương tiện kể cả đường thủy lẫn đường bộ đủ sức để phục vụ hơn 3000 khách hàng và 2000 khách hàng tiềm năng Theo định hướng phát triển của Á Châu, việc tăng thêm số lượng các phương tiện vận chuyển là điều được thực hiện thường xuyên
Nhân lực của Công ty ban đầu chỉ có vài người, đến nay có hơn 300 nhân viên Các nhân viên được đào tạo và ngày càng nâng cao hơn về chuyên môn, có kinh nghiệm,
có kiến thức sâu và nhận thức phục vụ tốt cho công việc Với những gì đã đạt được chính
là nền tảng ban đầu để cho Công ty có thể phát triển mạnh hơn thương hiệu của mình
Trang 17TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
II Giới thiệu về Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu
Địa chỉ trụ sở chính: 189 Lê Thúc Hoạch, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú,
Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 404 Đường Tân Sơn Nhì, P Tân Quý, Q Tân Phú,Tp Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 1900 54 54 50 Fax: 08 3559 1486
Website: www.moitruongachau.com Email: info@moitruongachau.com
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thanh Dũng Chức vụ: Giám Đốc
Loại hình công ty: TNHH MTV ( Là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một các nhân làm chủ sở hữu)
Loại hình kinh doanh: Sản xuất; Thương mại và Dịch vụ
III Tầm nhìn-Sứ mệnh
Tầm nhìn: Trong những năm gần đây, Á Châu luôn tạo được uy tín trên thị trường,
đáp ứng nhu cầu với số lượng khách hàng ngày một lớn và đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau Trong tương lai gần Á Châu mong muốn sẽ có thể mở rộng và phát triển hơn nữa, để có thể phục vụ cho tất cả các khách hàng trên cả nước và đem đến
sự hài lòng trong các dịch vụ mà Công ty cung cấp Đó là một trong những mục tiêu mà Công ty đang hướng tới, góp phần định hướng sự đi lên và phát triển bền vững của Công
ty, nâng cao vị thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực
Sứ mệnh: Trở thành Công ty đầu tiên mà khách hàng lựa chọn khi sử dụng các
dịch vụ môi trường Đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn khi thực hiện công tác bảo vệ môi trường Góp phần nâng tầm thương hiệu và phát triển thị trường của doanh nghiệp
IV Hoạt động hiện tại của Công ty
Công ty cung cấp các dịch vụ môi trường đa dạng, đáp ứng các đòi hỏi về nhu cầu của khách hàng như: Tư vấn, cung cấp các giải pháp xử lý nước; Kinh doanh môi trường
Trang 18TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
bao gồm có: Thu mua phế liệu, hàng tồn kho và kinh doanh vải lau, các sản phẩm tái chế; Tư vấn, thực hiện các hồ sơ môi trường; Xử lý chất thải
a) Xử lý chất thải
Đối với xử lý chất thải, các dịch vụ cung cấp: Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại; Tiêu hủy hàng hóa không còn sử dụng,
Quy trình cung cấp dịch vụ:
Hình IV.1 Quy trình cung cấp dịch vụ xử lý chất thải
(Nguồn: Hồ sơ năng lực ACE)
b) Tư vấn, cung cấp các giải pháp xử lý nước
Tư vấn và cung cấp các giải pháp về xử lý nước, các dịch vụ cung cấp bao gồm : Thiết kế, thi công xây dựng, thi công lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý nước thải; Thiết kế, thi công xây dựng, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp; Cung cấp gói vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước; Cung cấp hóa chất, thiết bị phục vụ xử lý nước
và tư vấn(Phòng Kinh doanh)
Thực hiện thỏa thuận
hợp tác(Phòng Kinh doanh)
Lên lịch, thông báo
thời gian thu gom và
chuẩn bị giấy tờ cho
khách hàng
(Phòng Chất thải rắn)
Gửi giấy tờ xác nhận
đã xử lý(Phòng Chất thải rắn)
Chăm sóc khách hàng
(Phòng Kinh doanh)
Trang 19TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Hình IV.2 Quy trình tư vấn, cung cấp các giải pháp sử lý nước
(Nguồn: Hồ sơ năng lực ACE)
c) Kinh doanh môi trường
Đối với kinh doanh môi trường, các dịch vụ cung cấp: Thu mua phế liệu, hàng tồn kho của ngành dệt may, ba lô, túi xách, giày da, ; Kinh doanh vải lau công nghiệp, các sản phảm tái chế khác
Quy trình cung cấp dịch vụ:
- Thu mua phế liệu hàng tồn:
Hình IV.3 Quy trình thu mua phế liệu hàng tồn
(Nguồn: Hồ sơ năng lực ACE)
Thu thập thông tin
từ khách hàng
(Phòng Kinh
doanh)
Khảo sát hiện trạng và đưa ra giải pháp để khách hàng tham khảo (Phòng Kỹ thuật)
Thiết kế sản phẩm(Phòng Kỹ thuật)
Tư vấn)
Chăm sóc khách hàng(phòng Kinh doanh)
Thu thập thông tin khách
hàng(Phòng Kinh doanh)
Khảo sát thực tế và tư vấn các phương án(Phòng Chất thải rắn và Kinh doanh)
Thực hiện thỏa thuận hợp tác
(Phòng Kinh doanh)
Thực hiện dịch vụ(Phòng Chất thải rắn)
Chăm sóc khách hàng
(Phòng Kinh doanh)
Trang 20TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Kinh doanh vải lau và các sản phẩm tái chế:
Hình IV.4 Quy trình kinh doanh vải lau và các sản phẩm tái chế
(Nguồn: Hồ sơ năng lực ACE)
d) Tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường
Các dịch vụ cung cấp bao gồm: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ; Đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đề
án bảo vệ môi trường đơn giản; Báo cáo hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường
đã đăng ký theo ĐTM/đề án chi tiết; Giấy phép khai thác nước dưới đất; Giấy phép xả thải vào nguồn nước
Quy trình cung cấp dịch vụ:
Hình IV.5 Quy trình thực hiện tư vấn môi trường
(Nguồn: Hồ sơ năng lực ACE)
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã mang về cho mình nhiều khách hàng tiềm năng Các khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ tại Công ty đều hài lòng từ sản
Thu thập thông tin
và tư vấn
(Phòng Kinh
doanh)
Cung cấp sản phẩm(Phòng Kinh doanh)
Chăm sóc khách hàng(Phòng Kinh doanh)
Thu thập thông tin
Khảo sát và thu thập
dữ liệu để viết hồ sơ(Phòng Tư vấn và Kinh doanh)
Viết và nộp hồ sơ
(Phòng Tư vấn)
Gửi kết quả thực hiện hồ sơ cho khách (Phòng Kế toán hành
chính)
Chăm sóc khách hàng(Phòng Kinh doanh)
Trang 21TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
phẩm cho đến phương cách phục vụ Trong tương lai không xa, Công ty có thể mở rộng thêm nhiều chi nhánh mới để hướng đến các khách hàng trên cả nước
Bảng IV.1: Một số khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Công ty TNHH MTV SX
TM DV Môi trường Á Châu
Tư vấn, cung cấp các
giải pháp xử lý nước
Kinh doanh môi trường
Tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường
Xử lý chất thải
Công ty Cổ phần Giày da
may mặc và xuất khẩu
Công Ty TNHH Công Nghiệp Thương Mại Phước Bình
Công ty TNHH Giặt ủi hấp tẩy cao cấp Nơ Xanh
Bệnh viện đa khoa Vinmec
Công ty Cổ phần Sản xuất
Thương mại May Sài Gòn
Công ty Cổ phần Dệt-May Huế
Công ty TNHH
TM SX Nhôm Kim cương
Nhôm-inox Kim Hằng
Công ty Cổ phần Chế
biến Thủy sản Âu Vững I
Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ
Công ty Địa ốc NOVALAND
Công ty CP chế biến thủy sản XNK Âu Vững II Công ty Cổ phần Rau quả
Thực phẩm An Giang
Công ty TNHH Thực phẩm Vạn Đức
Công ty TNHH MTV Pungkook Bến Tre
Công ty TNHH
TM XNK Hoàng Lai
V Cơ cấu tổ chức
Trong Công ty, các cấp bậc được phân chia rõ ràng với từng nhiệm vụ cụ thể để tạo được sự hiệu quả trong công việc được giao, tạo tính kỷ luật và dễ quản lý hơn Tất
cả các cấp bậc đều giữ vai trò quan trọng để tạo nên sự thành công như hiện tại
Các phòng ban trong Công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu tại trụ
sở chính bao gồm:
Trang 22TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Ban Giám đốc: Điều hành toàn bộ và chịu trách nhiệm pháp lý đối với Nhà nước
về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Là bộ phận giám sát và đôn đốc mọi hoạt động của các phòng ban trong Công ty
- Phòng kinh doanh: Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán các sản phẩm và dịch
vụ của Công ty, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, thị trường,
- Phòng dự án: Thực hiện khai thác và thiết lập mối quan hệ với một cá thể hoặc
một tổ chức ngoài phạm vi kinh doanh để hợp tác và thực hiện một dự án nào đó với doanh nghiệp
- Phòng chăm sóc khách hàng: Được giao nhiệm vụ chăm sóc khách hàng theo
quy định tại Công ty
- Phòng chất thải rắn: Thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý chất thải, tiêu hủy
hàng hóa không còn sử dụng, vận chuyển thu mua phế liệu, hàng tồn kho,
- Phòng tư vấn: Thực hiện tư vấn, thực hiện đúng các loại hồ sơ môi trường
- Phòng kỹ thuật: Thực hiện tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị
hệ thống xử lý nước thải, nước cấp Cung cấp gói vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước
- Phòng kế toán: Thực hiện quản lý tài chính cân đối nguồn thu, nguồn chi cho
mọi hoạt động trong Công ty
- Phòng công nghệ thông tin: Thực hiện tiếp thị bằng các phương tiện truyền
thông, thông tin, phát triển các kênh phân phối, sử dụng các dịch vụ nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ
- Bộ phận vật tư: Thực hiện tìm kiếm nguồn đầu vào, cung cấp hóa chất, thiết bị,
vật tư, phục vụ xử lý hệ thống nước
- Bộ phận giám sát: Thực hiện giám sát mọi công việc của tất cả các phòng ban
theo chỉ định của Ban Giám Đốc, nhằm ngăn chặn xảy ra những rủi ro phát sinh và đề xuất hướng xử lý công việc còn bất cập để kịp thời điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp
Trang 23TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Kho chứa hàng: Thực hiện phân loại tận dụng nguồn đầu vào các mặt hàng tái
chế được thành các sản phẩm có thể tiêu thụ ra ngoài thị trường
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như sau:
=
Hình V.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
(Nguồn: Hồ sơ năng lực AEC)
Trang 24TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Trang 25TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Mục đích và yêu cầu của đợt thực tập
1.1.1 Mục đích
- Đợt thực tập doanh nghiệp nhằm giúp cho sinh viên Đại học chính quy chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế;
- Nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm đối với ngành nghề đang theo đuổi;
- Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên môn mình đang theo học bằng việc ứng dụng kiến thức các môn học vào thực tế để định hướng phát triển nghề nghiệp;
- Tham gia làm các công việc mà đơn vị thực tập phân công;
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị đang thực tập cùng với những hoạt động liên quan đến chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi Trường;
- Rèn luyện các kỹ năng mềm và thao tác trong công việc, tạo tính quan sát từ thực
tế kết hợp với kiến thức đã học và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp đối với từng tình huống cụ thể trong công việc;
- Rèn luyện ý thức về tổ chức, kỷ luật, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng xử trong môi trường làm việc và kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm
1.1.2 Yêu cầu
Trong quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị sinh viên phải đảm thực hiện tốt các yêu cầu:
- Tìm hiểu trước tất cả các thông tin liên quan đến đơn vị thực tập;
- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực hiện của nhà trường, của Viện và chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập;
- Có tinh thần và thái độ nghiên cứu nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập Thực hiện việc do giảng viên hướng dẫn quy định đúng tiến độ các công việc đã đề ra Hoàn thành và nộp báo cáo thực tập đúng thời gian quy định
Trang 26TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ nhân viên tại cơ quan, đơn vị thực tập và sự hướng dẫn của giảng viên chỉ đạo thực tập trực tiếp Chủ động gặp gỡ và trao đổi với giáo viên hướng dẫn về đề cương, bản chính thức báo cáo thực tập, liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để đảm bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu cầu ban đầu
- Chuẩn bị và thông tin cho cán bộ hướng dẫn tại đơn vị thực tập biết về mong muốn lĩnh vực thực tập để có định hướng hướng dẫn;
- Tìm hiểu thực tế về chuyên môn và kiến thức bổ trợ đã học, so sánh giữa lý thuyết
và thực tế để có những phân tích, đánh giá sát thực làm cơ sở cho báo cáo thực tập đạt được kết quả tốt nhất
1.2 Giới thiệu về đề tài thực tập
1.2.1 Tổng quan
Các chất nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt, Trong đó, các ngành công nghiệp sản sinh ra khối lượng chất thải nguy hại lớn nhất với sự đa dạng về thành phần chất thải Chất thải nguy hại nếu không có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh hay tái sử dụng thì cần phải được
xử lý và thải bỏ theo một quy trình nhất định
Các doanh nghiệp hiện nay, khi trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại dù ít hay nhiều thì đều thực hiện các thủ tục môi trường có liên quan Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải thực hiện các biện pháp quản lý chất thải phát sinh ngay tại cơ
sở Quản lý nguồn phát sinh cần nắm vững các thông tin về chất thải nguy hại: Công đoạn nào sản sinh ra chất thải? Lượng phát thải là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hại của chất thải đó Cho đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp có thật sự áp dụng đúng quy trình quản lý CTNH hay không? Có bao nhiêu doanh nghiệp đã thực hiện đúng theo yêu cầu về quản lý CTNH? Qua quá trình tìm hiểu thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp đang cố tình trốn tránh trách nhiệm, cố tình không tuân thủ đúng quy định quản
lý chất thải nguy hại hay thực hiện chỉ mang tính đối phó
Trang 27TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Ở nhiều nước trên thế giới, đã tiến hành các thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đối với các nguồn thải nguy hại, nhất là đối với các ngành công nghiệp Các cơ quan quản
lý môi trường tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải nguy hiểm để đảm bảo thông tin về nguồn thải nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra về
sự tuân thủ các luật lệ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất
cả các chủ nguồn thải phải thực hiện phân loại và quản lý theo đúng như các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra
Cho đến hiện tại, đã có khá nhiều các đề tài có liên quan đến chất thải nguy hại, các đề tài tập trung xoay quanh các vấn đề như: nguồn phát sinh, ảnh hưởng đến môi trường, thu gom và các công nghệ xử lý Tuy nhiên, có khá ít các đề tài đi cụ thể vào quy trình quản lý chất thải nguy hại tại nguồn Cho nên, việc lựa chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình quản lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp” có thể vạch ra một quy trình đầy
đủ nhất cho công tác quản lý CTNH phát sinh ngay tại nguồn thải
Năm 2016 tác giả Phạm Thị Thanh Thủy có thực hiện đề tài nghiên cứu về “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam” Kết quả của nghiên cứu đã nêu lên hiện trạng quản lý CTNH tại các khu công nghiệp ở Việt Nam và hiệu quả của việc ứng dụng các văn bản pháp luật trong quản lý CTNH Nghiên cứu đã
đề xuất các hướng giải quyết, điều chỉnh, thay đổi trong các văn bản pháp luật để mang lại hiệu quả hơn trong quản lý CTNH
Đề tài nghiên cứu về “Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam” được thực hiện bởi Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2010 với sự tham gia của các tác giả: Nguyễn Thành Yên, Nguyễn Thượng Hiền, Đỗ Tiến Đoàn, Phan Thanh Giang và Lê Ngọc Lâm tập trung vào các công nghệ xử lý CTNH Đề tài tập trung vào các công nghệ mới trong xử lý CTNH công nghiệp qua việc quan sát và nhận định tình hình quản lý CTNH ngày càng
đi xuống tại Việt Nam Các tác giả cũng đưa ra các con số về sự gia tăng khối lượng các CTNH kèm theo đó là sự thiếu ý thức của doanh nghiệp trong công tác quản lý Dựa vào thực trạng hiện tại, đề tài đã đưa ra các giải pháp cải tiến công nghệ xử lý để đạt hiệu quả hơn
Trang 28TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Năm 2001, tổ chức EPA (United States-Environmental Protection Agency) của Hoa Kỳ đã cho xuất bản cuốn cẩm nang về quản lý CTNH tại nguồn phát sinh với tên gọi “Managing your hazardous waste” Cuốn sách cung cấp cho các doanh nghiệp tất cả các luật có liên quan đến CTNH tại Mỹ, chỉ ra trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản
lý CTNH Cách các doanh nghiệp nhận biết và đo lường lượng CTNH phát sinh tại cơ
sở, cách quản lý đối với từng loại chất thải, đưa ra đặc tính gây độc của một số các CTNH thường xuất hiện Cuốn sách là một trong những tài liệu hữu ích được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp trong các bang của Mỹ, giúp cho các doanh nghiệp cơ bản nắm bắt được việc thực hiện quản lý CTNH phát sinh
Năm 2015, EPA đã đưa ra báo cáo về tình hình phát sinh CTNH của các nước trong thế giới và cũng liệt kê các phương pháp quản lý chất thải nguy hại phát sinh cũng như các phương pháp xử lý, tái chế Báo cáo nhận định rằng, các nước đang phát triển
có khối lượng CTNH phát sinh nhiều nhất, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp
và chỉ ra sự chưa phù hợp trong khâu quản lý và xử lý CTNH
Mục tiêu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ quy trình quản lý chất thải của các doanh nghiệp hiện nay Phân tích và đánh giá được thực trạng quản lý chất thải nguy hại hiện nay tại các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại, ưu và nhược điểm trong quy trình quản lý CTNH hiện hành Từ đó, đề xuất được các giải pháp thiết để khắc phục các nhược điểm trong quản lý CTNH và nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Tổng quan về cơ sở lý thuyết các nội dung có liên quan đến đề tài báo
cáo bao gồm:
- Khái niệm về chất thải nguy hại, nguồn phát sinh chất thải nguy hại, phân loại chất thải nguy hại, các ngành nghề phát sinh chất thải nguy hại;
- Thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp hiện nay
Nội dung 2: Tìm hiểu và phân tích các bước thực hiện trong quy trình quản lý chất
thải nguy hại của doanh nghiệp bao gồm:
Trang 29TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Các hồ sơ môi trường có liên quan đến chất thải nguy hại;
- Công tác lưu trữ và các yêu cầu kỹ thuật trong lưu giữ chất thải nguy hại;
- Chuyển giao xử lý CTNH và các chứng từ có liên quan trong khi chuyển giao;
- Tiến hành phân tích cụ thể các bước trong quy trình quản lý CTNH tại doanh nghiệp
Nội dung 3: Phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cụ thể trong quản lý chất
thải nguy hại bao gồm các nôi dung:
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện quản lý CTNH của doanh nghiệp, chỉ ra các hạn chế và tồn tại;
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục tồn tại và nâng cao quy trình quản lý chất thải nguy hại
1.2.3 Phương pháp thực hiện
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, bài báo cáo thực tập sử dụng phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được hiểu như sau: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận
để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin
đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng Trong bài báo cáo phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các nội dung về lý thuyết, bằng việc tổng kết những kiến thức của các nhà khoa học đã được tài liệu hóa bằng các sách báo và có liệt kê các tài liệu đó trong nội dung tài liệu tham khảo Đồng thời, kết hợp những kiến thức của tác giả trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp
để hoàn thành nội dung chính của đề tài
Trong phần nội dung cơ sở lý thuyết, tác giả đã đưa ra nhiều các khái niệm có liên quan đến đề tài từ các tác giả khác nhau và dự trên những khái niệm đó, tác giả đưa ra một khái niệm định nghĩa khách quan nhất cho vấn đề nghiên cứu Trong nội dung chính,
Trang 30TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
tác giả cũng kết hợp giữa thực tiễn thực tập và các kiến thức trong các văn bản pháp luật, của các tài liệu được đơn vị thực tập cung cấp để tổng hợp và đưa ra một nội dung đầy
đủ và hoành chỉnh nhất
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết được hiểu như sau: Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng hướng phát triển, hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn
Thể hiện đầy đủ trong báo cáo bằng việc sắp xếp một cách có khoa học các lý thuyết đã được chọn lọc và các kiến thức thực trong nội dung chính của báo cáo “Quy trình quản lý chất thải nguy hại tại doanh nghiệp” để từ đó có thể đưa ra được một quy trình tổng quan và có thứ tự nhất về quy trình quản lý chất thải nguy hại
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm:
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn Phương pháp này có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, phát hiện, tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến của bản thân người khác hay của một tập thể khác
Trong báo cáo, phương pháp này được thể hiện rõ nét nhất ở nội dung chính về quy trình quản lý CTNH và đánh giá thực trạng Sau khi tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm của các anh chị trong công ty truyền đạt lại với sự hệ thống hóa và tiến hành đúc kết các khinh nghiệm thu thập để lập nên một quy trình quản lý CTNH hoàn thiện nhất Việc tiếp thu các kinh nghiệm thực tế đã hỗ trợ thực hiện việc đánh giá quy trình quản
lý CTNH thực tiễn hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để xuất cải tiện hiện trạng
1.3 Giới hạn của đề tài
Quy trình quản lý chất thải nguy hại đầy đủ nhất sẽ được bắt đầu từ khi phát sinh CTNH trong quá sản xuất, cho đến khi chất thải được thải bỏ hoàn toàn Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý CTNH bao gồm:
Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh chất thải
Trang 31TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Giai đoạn 2: Thu gom và vận chuyển
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian
Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đên giai đoạn xử lý tiếp theo
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng)
Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu giai đoạn 1-Quản lý nguồn phát sinh chất thải ngay tại các doanh nghiệp Giai đoạn đầu tiên rất quan trọng, nếu quản lý
và kiểm soát tốt giai đoạn này thì ở các giai đoạn sau, khi được áp dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả rất cao
Trang 32TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 2.1 Khái niệm chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại
2.1.1 Khái niệm chất thải nguy hại
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất
hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều
Điểm chung của các định nghĩa thì đều tập trung vào tính độc hại của CTNH đến môi trường và con người Các đặc trưng về tính chất như: ăn mòn, cháy nổ, lây nhiễm, thường xuất hiện trong các định nghĩa Sau đây là một số các khái niệm về CTNH trên thế giới:
Theo UNEP [5] :Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ
và chất thải y tế) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hay môi trường khi hình hành hoặc tiếp xúc với các chất khác
Theo Philipin [5] : Chất thải độc hại là các vật liệu vốn có tính độc hại, tính ăn
mòn, chất gây kích thích, tính dễ cháy và tính gây nổ
Theo Canada [5]: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy
Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về CTNH đến từ các
cơ quan và các tác giả làm việc trong lĩnh vực môi trường Theo như “Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-Ttg”, trong đó tại điều 2, mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa là: “Chất thải nguy hại là chất chứa các chất hoặc hỗn hợp các chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác, hoặc tương tác với các chất gây nguy hại
Trang 33TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Luật môi trường năm 2014 định nghĩa: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu
tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác” Định nghĩa này tương đương với các định nghĩa trên thế giới và
không có sự thay đổi gì so với Luật môi trường năm 2015 của Việt Nam
Tác giả cũng đưa ra định nghĩa về CTNH sau khi tham khảo các định nghĩa khác
nhau tại Việt Nam và thế giới như sau: “Chất thải nguy hại là những chất có bản tính
độc hại, gây độc cho sinh vật và môi trường nếu không được xử lý hợp lý” Tùy vào
những cách khác nhau mà có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về CTNH nhưng chung quy lại vẫn tập trung nhiều vào đặc tính gây độc của chất thải khi tiếp xúc với con người và môi trường
2.1.1 Khái niệm về quản lý chất thải nguy hại
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 “ Quản lý chất thải nguy hại là quá trình
phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế
và xử lý chất thải” Các nội dung của quản lý chất thải nguy hại là một phần trong tổng
thể các quy hoạch môi trường, nhấn mạnh các nội dung như: Đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lượng phát thải; Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn; Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng; Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý; Công nghệ xử lý chất thải nguy hại
Dựa trên quan điểm về quan lý chất thải nguy hại, tác giả cũng đưa ra định nghĩa
như sau: “ Quản lý chất thải nguy hại là quá trình kiểm soát chất thải từ khi sinh ra đến
khi được thải bỏ hoàn toàn, nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của chất thải đến con người
và môi trường”
Trang 34TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình kiểm soát chất thải nguy hại
(Nguồn: T.T.Thanh, N.K.Kinh, 2005)
2.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải nguy hại
2.2.1 Nguồn gốc
Chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tất cả các ngành nghề các lĩnh vực đều phát sinh chất thải nguy hại Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải
Trang 35TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ hoạt động sinh hoạt của con người, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ;
- Từ các hoạt động y tế, bệnh viện;
- Từ thiên nhiên
Công nghiệp phát sinh lượng CTNH lớn nhất, đa dạng và mang tính ổn đinh Sự
đa dạng trong thành phần của CTNH gây khó khăn rất nhiều trong công tác xử lý và lựa chọn công nghệ phù hợp Các hoạt động thương mại dịch vụ phát sinh với khối lượng ít hơn các CTNH chủ yếu từ các sản phẩm tẩy rửa, bóng đèn và một ít các loại chất thải khác Trong y tế, mỗi công đoạn trong y tế đều phát sinh CTNH, bởi vì đặc tính nguy hiểm của CTNH y tế cho nên cần có biện pháp quản lý ngay từ đầu
Ngoài ra căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại Chất thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống, bởi tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải
Chất thải nguy hại thường phát sinh tại các khu công nghiệp, do đó những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết Các hiện tượng chảy tràn, rỏ rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý chất thải nguy hại rất tốn kém
Bảng 2.1: Một số CTNH điển hình từ các ngành công nghiệp
Dung dịch tẩy màu (làm trắng) thải Bùn thải hoặc chất thải rắn có dung môi halogen hữu cơ
Trang 36TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Các loại chất thải khác có tính ăn mòn Dịch cái thải từ quá trình chiết tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa
và dung môi có gốc halogen hữu cơ
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình gia công tạo hình
Thuộc da
Chất thải không ở pha lỏng có dung môi từ quá trình tẩy mỡ nhờn
Da thú có các thành phần nguy hại thải bỏ từ quá trình thuộc da và các quá trình liên quan
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hóa-lý Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, dẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại
Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác
Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các thành phần nguy hại (trừ bản mạch điện tử không chứa các chi tiết có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH)
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải
Trang 37TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Sản xuất và
gia công
kim loại
Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành phần nguy hại
Xỉ hàn có các kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại Phoi từ quá trình gia công tạo hình hoặc vật liệu bị mài ra lẫn dầu, nhũ tương hay dung dịch thải có dầu hoặc các thành phần nguy hại khác Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo hình
Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình gia công tạo hình Bùn thải nghiền, mài có dầu
2.2.2 Phân loại
Chất thải nguy hại có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Mục đích của phân loại là để dễ dàng quản lý hơn đặc biệt là thuận lợi trong khâu xử lý Khác với chất thải sinh hoạt, phân loại chất thải nguy hại là điều bắt buộc tại các doanh nghiệp
Sẽ không có đơn vị nào nhận xử lý nếu doanh nghiệp chưa thực hiện phân loại CTNH Cũng bởi vì đặc tính gây độc cho nên việc áp dụng phân loại ngay từ đầu là an toàn cho con người và môi trường
- Hệ thống phân loại chung: đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn Hệ thống phân loại đảm bảo tính thống nhất về các danh pháp và thuật ngữ
sử dụng Hệ thống phân loại này dựa trên đặc tính của chất thải nguy hại Theo cách phân loại này có hệ thống của UNEP và quy chế QLCTNH Việt Nam
- Hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: nhằm đảm bảo nguyên tắc chất thải được kiểm soát từ nơi phát sinh đến nơi thải bỏ, xử lý cuối cùng Hệ thống này tập trung xem xét con đường di chuyển của CTNH và nguồn phát sinh ra nó Trong số này bao gồm: hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh và hệ thống phân loại theo đặc điểm
- Hệ thống phân loại để đánh giá khả năng tác động đến môi trường: bao gồm phân loại theo độc tính và phân loại theo mức độ nguy hại
Trang 38TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
- Hệ thống phân loại kỹ thuật: đây là hệ thống phân loại đơn giản và dễ sử dụng đặc biệt cho những người không có chuyên môn về CTNH Tuy nhiên hệ thống này có nhược điểm là không cung cấp thông tin đầy đủ về chất thải, không thống nhất về danh pháp và thuật ngữ sử dụng và khó sử dụng trong trường hợp chất thải không có trong danh mục
2.2.2.1 Hệ thống phân loại theo UNEP [4]
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và tính chất của chúng Dùng một
số quốc tế (UN) làm số chỉ định duy nhất cho chất đó
Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp
Nhóm này bao gồm các loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung dịch, khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí như tellurium và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy: Nhóm bao gồm các chất lỏng có thể bắt lửa và
Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
- Phân nhóm 4.1 Các chất rắn dễ cháy gồm: Chất rắn có thể cháy; Chất tự phản
ứng và chất có liên quan; Chất ít nhạy nổ
- Phân nhóm 4.2 Chất có khả năng tự bốc cháy gồm: Những chất tự bốc cháy;
Những chất tự tỏa nhiệt
- Phân nhóm 4.3 Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy gồm: Những chất
khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng khí dễ cháy có thể tạo thành những hỗn hợp cháy nổ
Trang 39TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
với không khí; Những hỗn hợp như thế có thể bắt nguồn từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sánh mặt trời, dụng cụ cầm tay phát tia lửa hay những ngọn đèn không bao bọc kỹ
Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ: Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hóa; Phân nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh: Phân nhóm 6.1: Chất độc; Phân
nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh
Nhóm 7: Những chất phóng xạ gồm: Những chất hoặc hợp chất tự phát ra tia phóng xạ; Tia phóng xạ có khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa
Nhóm 8: Những chất ăn mòn: Bao gồm các chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô sống, phá hủy hay làm hư hỏng hàng hóa, công trình
Nhóm 9: Những chất khác
Bao gồm những chất và vật liệu mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện mối nguy hại không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm khác Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu thể hiện sự nguy hại cho phương tiện vận chuyển cũng
như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của nhóm khác
2.2.2.2 Phân loại theo Tiêu chuẩn Việt Nam
Hệ thống này phân loại theo các đặc tính của chất thải Theo TCVN 6706:2009 chia CTNH thành 7 nhóm
Bảng 2.2: Các nhóm loại chất thải nguy hại theo TCVN 6706:2009
STT Loại chất
thải
Mã số TCVN 6706:2009
Mô tả tính nguy hại
1 Chất thải
Chất thải lỏng dễ cháy
Trang 40TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
cháy
1.2
Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy khi
bị ma sát hoặc ở điều kiện áp xuất, nhiệt độ khí quyển
Chất thải có thể tự cháy
1.3
Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy
Chất thải tạo
ra khí dễ cháy
Chất thải có tính ăn mòn
4 Chất thải
dễ bị oxy
hóa
Chất thải chứa các tác nhân oxy hóa vô cơ
4.1
Chất thải có chứa clorat, pecmanganat, peoxyt vô cơ, nitrat và các chất oxy hóa khác khi tiếp xúc với không khí, tích lũy oxy thì kích thích cháy các chất hoặc vật liệu khác
Chất thải chứa các peoxyt hữu