Nắm được các nội dung cơ bản đã được dự kiến như cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý, công tác quản lý nhà nước về
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP 2
1.1 MỤC TIÊU THỰC TẬP 2
1.2 NỘI DUNG 2
1.3 ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 2
1.4 THỜI GIAN THỰC TẬP 2
1.5 KẾT QUẢ THỰC TẬP 2
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 4
2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 5
2.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 5
2.3.1 Chức năng 5
2.3.2 Nhiệm vụ 7
2.3.3 Quyền hạn 9
2.3 SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƯỚNG DẪN THỰC TẬP – PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM 10
2.4 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG TẠI ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 10
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÔNG NGHIỆP 12
3.1 ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TÍNH VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI 12
3.1.1 Định nghĩa 12
Trang 23.1.2 Đặc tính 13
3.1.3 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại 15
3.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 17
3.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015 22
4.1 NGUỒN PHÁT SINH, KHỐI LƯỢNG, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 22
4.1.1 Nguồn phát sinh 22
4.1.2 Khối lượng – Thành phần 23
4.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI 32
4.2.1 Tổng quan 32
4.2.2 Quản lý Nhà nước về chất thải nguy hại - Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai 33
4.3 QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM 2015 VỚI NGUỒN PHÁT SINH LÀ 6 KCN TRÊN ĐỊA BÀN TP BIÊN HÒA 43
4.4 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 49
4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 52
KẾT LUẬN 52
KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCQLCTNH Báo cáo quản lý Chất thải nguy hại
CCBVMT Chi cục Bảo vệ Môi trường
CTNH Chất thải nguy hại
ĐTM Đánh giá Tác động Môi trường
KBM Kế hoạch Bảo vệ Môi trường
QLCTNH Quản lý chất thải nguy hại
SĐKCNTCTN Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mô tả tính chất nguy hại trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT 13
Bảng 3.2 Các giai đoạn của một hệ thống quản lý chất thải nguy hại 19
Bảng 4.1 Tần suất xuất hiện của 8 loại CTNH có độ phổ biến cao 30
Bảng 4.2 Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở theo từng ngành nghề 31
Bảng 4.3 Lưu đồ xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại 34 Bảng 4.4 Lưu đồ Xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH 38
Bảng 4.5 Năm giai đoạn của quy trình QLCTNH 43
Bảng 4.6 Thách thức và giải pháp để QLCTNH của 6 KCN trên địa bàn TP Biên
Hòa 50
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai 4
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai 5
Hình 2.3 Sơ đồ Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm 10
Hình 4.1 Tỷ lệ khối lượng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết 25
Hình 4.2 Tỷ lệ chưa thu gom 26
Hình 4.3 Tải lượng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN 28
Hình 4.4 Tải lượng CTNH trên cơ sở theo ngành nghề 28
Hình 4.5 Khối lượng đăng ký của 9 loại CTNH có tổng khối lượng phát sinh lớn 29
Hình 4.6 Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở theo ngành nghề 32
Trang 6MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Sự phát triển công nghiệp luôn đi kèm với áp lực
về chất thải, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH) Đặc biệt, chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đang từng bước tiến hành
sự nghiệp công nghệ hóa – hiện đại hóa đồng thời với quá trình đô thị hóa Sự hình thành các khu công nghiệp (KCN), sự phát triển về số lượng các cơ sở sản xuất cùng với sự gia tăng của các dịch vụ hỗ trợ là cần thiết góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động kinh
tế, văn hoá – xã hội, việc tập trung đa số các ngành kinh tế đã dẫn tới các chất thải nguy hiểm ở mức độ cao làm tăng áp lực về môi trường cho Tp Biên Hòa
TP Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Đồng Nai Hiện nay thành phố có 6 khu công nghiệp tập trung, là một nguồn phải sinh CTNH khổng
lồ, đặt một áp lực không nhỏ lên công tác quản lý môi trường Vì vậy, em quyết định chọn chủ đề “Tìm hiểu công tác quản lý chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai” là chủ đề trong kỳ thực tập tại Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai lần nay
Trang 7CHƯƠNG 1 TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP 1.1 MỤC TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu thực tập mà em dự kiến thực hiện gồm:
Nâng cao kiến thức, tích lũy được các kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý chất thải nguy hại từ sáu khu công nghiệp (Amata, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Loteco, Tam Phước) trên địa bàn TP Biên Hòa
Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa
Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc
1.2 NỘI DUNG
Nội dung thực tập mà em thực hiện bao gồm:
Tìm hiểu nguồn phát sinh Chất thải nguy hại từ khu công nghiệp
Tìm hiểu mức sản sinh chất thải nguy hại trung bình của từng KCN, từng ngành sản xuất
Tìm hiểu các cơ sở pháp lý hiện hành cho việc quản lý chất thải nguy hại
Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại từ khu công nghiệp
Tìm hiểu chu trình quản lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp
1.3 ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: số 10-11, Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
1.4 THỜI GIAN THỰC TẬP
Thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ quan là 6 tuần, từ ngày 17/04/2017 đến ngày 26/05/2017
1.5 KẾT QUẢ THỰC TẬP
Trang 8Tham gia các công việc như phát hành thư, photocopy, scan, tham gia khảo sát nhà máy rác Đồng Xanh, tuyến đường Đinh Quang Ân, tập huấn tại Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên
Nắm được các nội dung cơ bản đã được dự kiến như cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý, công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại từ các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Trang 9CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định
về tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước; ngày 06/11/2007, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 3826/QĐ- UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai trên cơ sở nâng cấp
từ Phòng Môi trường
Hình 2.1 là hình ảnh của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai
Hình 2.1 Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai
Chi cục Bảo vệ môi trường là đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý Nhà nước
về mặt môi trường, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành
Chi cục Bảo vệ môi trường chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác chuyên môn theo ngành dọc
Trang 10Chi cục Bảo vệ môi trường có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc
và ngân hàng để giao dịch theo quy định của pháp luật [1]
2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai được mô tả tại hình 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai
2.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
2.3.1 Chức năng
Theo [1], Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương
Trang 11trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự
án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở phê duyệt hoặc ban hành
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hoạt động sự nghiệp về bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về môi trường
Chi cục Bảo vệ môi trường hiện có 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 01 đơn
vị sự nghiệp gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Phòng Kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm Truyền thông và Tư vấn môi trường Chức năng cụ thể của các phòng/đơn vị như sau:
Phòng Hành chính - Tổng hợp
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác:
Tổ chức bộ máy và biên chế; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ, chính sách, lao động, tiền lương; hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ; cải cách hành chính; thi đua - khen thưởng; kế hoạch và tổng hợp, đầu tư, tài chính - kế toán
Tổ chức các sự kiện và điều phối các hoạt động có liên quan đến nhiều bộ phận của Chi cục
Nhiệm vụ truyền thông môi trường, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học
Thẩm định thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định
Theo dõi, đôn đốc các bộ phận trực thuộc Chi cục thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác
Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ:
Quản lý nhà nước về công tác thẩm định chương trình, kế hoạch, dự
án, đề án về lĩnh vực môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Kiểm tra việc thực hiện quyết định và các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bằng công cụ kinh tế môi trường trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra
Trang 12 Hợp tác quốc tế và khoa học, công nghệ về lĩnh vực môi trường
Phòng Kiểm soát ô nhiễm
Có chức năng giúp Chi cục Trưởng thực hiện nhiệm vụ:
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất độc hại
Quản lý chất thải và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định
Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án, đề
án về bảo vệ môi trường lưu vực sông và vùng ngập mặn
Trung tâm Truyền thông và Tư vấn môi trường
Trung tâm có 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc:
Cơ quan thường trực tham mưu, đề xuất Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh việc tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt
Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải, lượng phát thải trên địa bàn tỉnh; tham mưu, trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất
Trang 13thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải
Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát các biện pháp về bảo vệ môi trường đối với việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; lập danh sách báo cáo Giám đốc Sở trình UBND tỉnh công bố các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó
Đánh giá, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nhằm cải thiện môi trường
Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu
Tham mưu giúp Giám đốc Sở xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường 5 (năm) năm cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với các đơn vị tham mưu Giám đốc Sở về chương trình, kế hoạch quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh
Tổ chức và hướng dẫn kiểm tra thực hiện việc thống kê, lưu giữ thông tin về môi trường trên địa bàn tỉnh; quản lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường theo yêu cầu của cơ quản Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đơn đặt hàng của tổ chức, các nhân theo quy định của Giám đốc Sở
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo
vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
Trang 14trường trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh, kiểm tra theo quy định của pháp luật; phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề xuất, kiến nghị Giám đốc Sở các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường và bồi thường thiệt hại liên quan đến môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
Tham gia xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách về bảo vệ môi trường hàng năm
và dài hạn của địa phương; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối với phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và cán bộ địa chính - môi trường xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao
2.3.3 Quyền hạn
Chủ trì hoặc tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
Ký kết các hợp đồng, văn bản giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật Lựa chọn, ký kết hợp đồng với các đơn vị thi công, tổ chức đấu thầu; thuê tư vấn giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu công trình, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Ký các văn bản hướng dẫn, trả lời đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Đồng thời được thực hiện các Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo kế hoạch, nhiệm vụ được Giám đốc Sở giao hàng năm và theo yêu cầu của các cơ sở, doanh nghiệp hoặc được Giám đốc Sở ủy quyền do nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Sở;
Quản lý, tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng, tài chính và tài sản thuộc Chi cục theo quy định của pháp luật Ngoài lao động trong chỉ tiêu biên chế hành chính, Chi cục được ký kết hợp đồng lao động để đáp ứng yêu cầu
Trang 152.3 SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƯỚNG DẪN THỰC TẬP – PHÒNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Đơn vị trực tiếp hướng dẫn em thực tập là Phòng kiểm soát ô nhiễm, trong đó, trưởng phòng là ông Trần Tấn Hưng, phó phòng gồm có ông Nguyễn Cảnh Thành và
bà Lê Ngọc Hân, ngoài ra, phòng còn có 8 chuyên viên
Hình 2.3 là sơ đồ của Phòng kiểm soát Ô nhiễm
Hình 2.3 Sơ đồ Phòng Kiểm Soát Ô Nhiễm 2.4 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG TẠI ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
Dưới đây là một số nhận xét mà em nhận thấy được trong thời gian thực tập tại Phòng Kiểm soát Ô nhiễm:
Trang 16 Hệ thống thực hiện công tác môi trường luôn được kiểm soát chặt chẽ
Quy trình xử lý các thủ tục môi trường được thể hiện rõ ràng ở các lưu
đồ, điều này hỗ trợ cho các chuyên viên rất nhiều
Khả năng làm việc nhóm lẫn độc lập của các chuyên viên tốt
Hệ thống được kiện toàn từng chi tiết nhỏ bởi những đóng góp của cá nhân lẫn tập thể, từ nội tại lẫn ngoại tác
Song bên cạnh đó, các trang thiết bị phụ trợ vẫn còn hạn chế, khiến công tác bị chậm trễ bởi những lý do không đáng có
Trang 17CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CÔNG NGHIỆP 3.1 ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC TÍNH VÀ NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.1.1 Định nghĩa
Theo [2], khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ 20 tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mỏ rộng ra nhiều quốc gia khác Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học
kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật
về môi trường
Định nghĩa của Philippines: Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật
Định nghĩa của Canada: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó
Định nghĩa của UNEP (1985): Ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, ỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do hoạt tính hóa học, độc tính nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với chất thải khác
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch
tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người
Tại Việt Nam, ngày 16/07/1999, Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1/QĐ-TTg, trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại đực định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ
Trang 18nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với những chất khác gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người
Hiện nay, theo Luật Bảo Vệ Môi trường 2014 được ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014, chất thải nguy hại được định nghĩa là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác
Bảng 3.1 Mô tả tính chất nguy hại trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
Trang 19Tính chất nguy
Dễ cháy
- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH
- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy
Oxy hóa
Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó
Ăn mòn
Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương nghiêm trọng các
mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH
Có độc tính
- Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy
- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở
mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn
thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da
Trang 20Tính chất nguy
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường
ăn uống, hô hấp hoặc qua da
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng
gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc
qua da
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh
3.1.3 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh từ công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống… Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải vô tình hay cố ý Có thể chia nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính sau:
Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ như sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu có sử dụng các loại dung môi độc hại)
Trang 21 Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
Thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu càu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…)
Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sư dụng dầu nhớt bôi trơn…)
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất
Để phục vụ cho công tác quản lý, theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về Quản lý chất thải nguy hại, nhóm chất thải cũng được quy định theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính, bao gồm 19 đơn vị:
01 Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
02 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất
vô cơ
03 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ
04 Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
05 Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
06 Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
07 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
08 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
09 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10 Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11 Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
Trang 2212 Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
13 Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14 Chất thải từ ngành nông nghiệp
15 Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17 Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant)
18 Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19 Các loại chất thải khác
3.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014
Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính Phủ hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính Phủ Quy định về Quản lý chất thải và phế liệu
Nghị Định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Quyết định 27/2004/QĐ-BXD ngày 09 tháng 11 năm 2004 ban hành TCXDVN 320: 2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về Quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015 của Bộ Y Tế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải y tế
Trang 23 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 06 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
QCVN 07: 2009/BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
QCVN 50:2013/BTNMT ngày 17 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước
TCVN 6707:2009 chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng
Công Ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) Ngoài ra còn có rất nhiều các văn bản pháp lý của các cấp Bộ ngành và địa phương liên quan đến quản lý chất thải nguy hại và hóa chất, nhất là các văn bản từ các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y
tế
3.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Theo [2], có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành chính và một hệ thống quản lý kỹ thuật Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại Tùy thuộc vào khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của
hệ thống quản lý kỹ thuật hay ngược lại Nhìn chung mối quan hệ của hai hệ thống này
là quan hệ hỗ tương và liên kết chặt chẽ với nhau
Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại
Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạch định chính sách, kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch định các chương trình giáo dục, giảm thiểu chất thải nguy hại, quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đến loại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lưu trữ và xử lý… Tóm lại một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ được lượng chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng và phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý chung của nhà nước và các văn bản quy chế pháp luật Các quy định pháp luật phổ biến trong việc quản lý chất thải nguy hại đã được liệt kê tại mục 3.2
Trang 24Ngoài ra trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ thải), thì việc quản lý cũng bao gồm các công tác triển khai những chương trình giảm thiểu, kê khai các văn bản giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo qui định, phân loại, dán nhãn chất thải như qui định và xây dựng các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra
Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại
Một hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại bao gồm các khâu liên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng Có thể chia hệ thống QLCTNH thành
5 giai đoạn song song với các vấn đề chính như sau:
Bảng 3.2 Các giai đoạn của một hệ thống quản lý chất thải nguy hại
Giai đoạn 1: Là giai đoạn phát sinh chất
thải từ các nguồn, trong phần này để giảm
lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng
các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác
nhau
Giảm thiểu tại nguồn: Đây là khâu hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến lượng chất thải và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng như quyết định đến hiệu quả kinh tế của một qui trình sản xuất
Giai đoạn 2: Là giai đoạn bao gồm các
công tác thu gom và vận chuyển trong nội
vi công ty và vận chuyển ra ngoài
Phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn: Đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến công nghệ xử lý sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu trữ Việc phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và dán nhãn hợp lý chất thải là hết sức cần thiết cho khâu thu gom và lưu trữ Việc thu gom và lưu trữ nên đảm bảo việc tách loại chất thải tránh trường hợp các chất thải có thể tương thích với nhau gây cháy
nổ, phản ứng và sinh khí độc hại Thiết bị lưu trữ chất thải cũng nên chọn lựa các vật liệu để tránh sự rò rỉ của chất thải nguy hại vào môi trường Một vấn đề cũng cần quan tâm trong thu gom và lưu trữ là thời gian lưu trữ do sự thay đổi của chất thải
Trang 25Giai đoạn Vấn đề chính
và các vấn đề an toàn Vận chuyển: Để đảm bảo vấn đề an toàn
và tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình chuyên chở, các công tác trong công đoạn này cũng cần hết sức chú ý Các công tác trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm như sau: kiểm tra các ghi chú về chất thải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho chất thải, sử dụng đúng loại thùng để chuyên chở, điền vào các biên bản quản lý chất tải nguy hại,.v.v Ngoài ra, còn phải xây dựng và thực hiện các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra Trong đó các công tác dán nhãn chất thải và kiểm tra các thông tin cần thiết trên nhãn là công tác hết sức quan trọng Công tác này góp phần cho việc truy cứu và lựa chọn phương án ứng cứu thích hợp khi có sự cố xảy ra, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn phương án xử lý thích hợp Bên cạnh đó, công nghệ GPS cũng là một công nghệ được ứng dụng trong việc QCTNH trong quá trình vận chuyển Vào năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã triển khai lắp đặt
hệ thống định vị GPS cho các xe bùn hầm cầu nhằm đảm bảo QLCTNH tốt hơn
Giai đoạn 3: Là giai đoạn gồm các công
tác xử lý thu hồi
Xử lý: Công đoạn xử lý có thể bao gồm tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinh học, chôn lấp… Công đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến tính kinh tế kỹ thuật của nhà máy phát sinh chất thải nguy hại, Giai đoạn 4: Là giai đoạn vận chuyển cặn,
tro sau xử lý
Trang 26Giai đoạn Vấn đề chính
Giai đoạn 5: Là giai đoạn chôn lấp chất
thải
cũng như có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, cũng như môi trường nếu biện pháp xử lý lựa chọn là không hợp lý
Trang 27CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ BIÊN HÕA, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015 4.1 NGUỒN PHÁT SINH, KHỐI LƯỢNG, THÀNH PHẦN CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
4.1.1 Nguồn phát sinh
Năm 2015, 6 KCN trên địa bàn Biên Hòa có 445 cơ sở phát sinh CTNH được CCBVMT tỉnh Đồng Nai quản lý, các số liệu về khối lượng được trình bày tại Phụ lục
2, dưới đây là số lượng cơ sở phát sinh CTNH của từng KCN:
Khu công nghiệp Amata - 121 cơ sở phát sinh CTNH
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 - 88 cơ sở phát sinh CTNH
Khu công nghiệp Biên Hòa 2 - 122 cơ sở phát sinh CTNH
Khu công nghiệp Loteco - 54 cơ sở phát sinh CTNH
Khu công nghiệp Tam Phước - 54 cơ sở phát sinh CTNH
Khu công nghiệp Agtex Long Bình - 6 cơ sở phát sinh CTNH
Về việc phân loại ngành nghề phát sinh CTNH, với mục tiêu là quản lý chất thải nguy hại, em dựa vào Phụ lục 1B trong Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính và từ đó điều chỉnh lại thành 17 nhóm ngành nghề và được gán mã để tiện cho bài báo cáo (Phụ lục 1)
Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, bởi các yếu tố:
Một cơ sở phát sinh CTNH có thể sản xuất với nhiều loại ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như Công ty TNHH Việt Nam Nok vừa sản xuất các loại chắn kín bằng kim loại (mã ngành 05) và vừa sản xuất các loại chắn kín nhựa (mã ngành 07) Đối với những doanh nghiệp như vậy, do bị hạn chế về mặt tài liệu và thời gian thực tập không dài, nên em không thu thập được thông tin về quy mô sản xuất để có các lựa chọn định lượng, mà thay vào đó, em tham khảo các trang web như: thongtincongty.com, hosocongty.vn, masocongty.vn, trangvangvietnam.com để có thêm thông tin về loại hình sản xuất chính
Trang 28 Mã ngành nghề số 03 (Sản xuất bao bì) bao gồm các cơ sở phát sinh sản xuất bao bì giấy, bao bì nhựa và bao bì kim loại
Mã số 17 (Dịch vụ) bao gồm các cơ sở phát sinh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn, cung ứng chuỗi sản phẩm, xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, đầu tư vậy nên bao gồm các ngành nghề đa dạng khác nhau
Dựa vào số liệu đã được em tổng hợp tại Phụ lục 1, em rút ra được một số thông tin nổi bật sau:
Ngành sản xuất, điều chế nhựa, plastic, màng film, nguyên liệu tổng hợp, cao su, đồ dùng bằng nhựa (mã ngành 07) tồn tại trong 4/6 KCN
Một số ngành có số lượng cơ sở sản xuất nhiều:
Tuy ngành sản xuất, điều chế nhựa, plastic, màng film, nguyên liệu tổng hợp, cao su, đồ dùng bằng nhựa (mã ngành 07) chỉ tồn tại trong 4/6 KCN nhưng nhìn chung lại là ngành có số lượng cơ sở sản xuất nhiều nhất, với việc 62/445 cơ sở phát sinh CTNH sản xuất ngành nghề này
Ngành có mã ngành 10 là ngành sản xuất của 60/445 cơ sở phát sinh CTNH
Ngành có mã ngành 05 là ngành sản xuất của 56/445 cơ sở phát sinh CTNH
44/445 cơ sở phát sinh có ngành nghề sản xuất là ngành sản xuất thiết
bị điện, điện tử, viễn thông (mã ngành 04)
Ngoài trừ KCN Tam Phước, tổng số lượng cơ sở phát sinh CTNH của ngành mã 05 và ngành mã 10 luôn chiếm hơn 20% trong cơ cấu số lượng ngành nghề của từng khu Riêng Tam Phước, đây là KCN có 24/54 cơ sở phát sinh CTNH thuộc ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy (mã ngành 09)
4.1.2 Khối lượng – Thành phần
Trang 29a Các loại thông số nhằm quản lý chất thải nguy hại
Để tính toán được một số thông số về quản lý chất thải nguy hại, em sử dụng các số liệu về khối lượng đã được tổng hợp và trình bày ở Phụ lục 2 như sau:
(1) Tổng khối lượng CTNH đăng ký theo SĐKCNTCTNH (tính đến năm 2015) Được tính bằng cách lấy (2) cộng (3)
(2) Khối lượng CTNH đăng ký của các cơ sở có đăng ký SĐKCNTCTNH và có nộp BCQLCTNH năm 2015
(3) Khối lượng CTNH đăng ký của các cơ sở có đăng ký SĐKCNTCTNH nhưng không nộp BCQLCTNH năm 2015
(4) Khối lượng CTNH thu gom năm 2015 của các cơ sở có đăng ký SĐKCNTCTNH và có nộp BCQLCTNH năm 2015
(5) Khối lượng CTNH thu gom năm 2015 từ các cơ sở phát sinh CTNH không đăng ký SĐKCNTCTNH nhưng có nộp BCQLCTNH năm 2015
(6) Tổng khối lượng CTNH được thu gom năm 2015 Được tính bằng cách lấy (4) + (5)
Trong đó, từ “thu gom” mang ý nghĩa khối lượng CTNH đã được cơ sở phát sinh CTNH giao cho chủ xử lý CTNH và báo cáo đến CCBVMT qua BCQLCTNH năm 2015
Có những cơ sở phát sinh CTNH không đăng ký SĐKCNTCTNH nhưng vẫn nộp BCQLCTNH là bởi vì từ khi Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành, thì theo khoản 3 điều 12 về đối tượng đăng ký chủ nguồn thải, các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ là:
Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
Cơ sở dầu khí ngoài biển
Dưới đây là các thông số để quản lý CTNH:
Trang 30a1 Tỷ lệ thực tế và lý thuyết
SĐKCNTCTNH là cơ sở nhằm dự báo khối lƣợng CTNH sẽ phát sinh, để so sánh mức độ chính xác của khối lƣợng CTNH đƣợc đăng ký trong SĐKCNTCTNH so với khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế, ta tính toán tỷ lệ thực tế và lý thuyết thông qua công thức sau:
Sau khi đã tính toán, em tiến hành so sánh trên hình 4.1
Hình 4.1 Tỷ lệ khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết
Nhìn một cách tổng quát, các cơ sở phát sinh trong 6 KCN trên địa bàn thành phố có lƣợng phát sinh CTNH thực tế lớn hơn so với khối lƣợng đăng ký trong SĐKCNTCTNH Duy chỉ có các cơ sở sản xuất nằm trong KCN Loteco là có khối lƣợng phát sinh thực tế thấp hơn so với các cơ sở khác Có thể nhận định rằng, từ ban đầu các cơ sở phát sinh nằm trong sáu KCN nói chung khi đăng ký SĐKCNTCTNH vẫn chƣa dự báo đƣợc hết tiềm năng phát sinh CTNH của họ
Tỷ lệ khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết
Tỷ lệ khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết của từng KCN
Tỷ lệ khối lƣợng CTNH phát sinh thực tế - lý thuyết của tổng 6 KCN
Trang 31a2 Tỷ lệ chưa thu gom lý thuyết
Là tỷ lệ giữa khối lượng chưa thu gom và tổng khối lượng CTNH đăng ký, tính bằng công thức:
Tỷ lệ chưa thu gom lý thuyết =
Khối lượng CTNH đăng ký của các cơ
sở có đăng ký SĐKCNTCTNH nhưng không nộp BCQLCTNH năm 2015
Tổng khối lượng CTNH đăng ký theo SĐKCNTCTNH (tính đến năm 2015) Hình 4.2 mô tả tỷ lệ chưa thu gom của các KCN
Hình 4.2 Tỷ lệ chưa thu gom
Trong đó, em đã giả định rằng các cơ sở không nộp BCQLCTNH có lượng CTNH phát sinh đúng bằng lượng CTNH mà các cơ sở này đã đăng ký trong SĐKCNTCTNH
Tuy nhiên, có một vấn đề là nếu một cơ sở phát sinh CTNH tạm ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn, thì đáng lý ra cơ sở dữ liệu thống kê khối lượng CTNH vào năm 2015 sẽ không tính đến cơ sở đó, nhưng hiện nay Chi cục BVMT tỉnh Đồng Nai vẫn không nhận được thông tin về các cơ sở ngừng hoạt động, nên có thể tỷ
lệ chưa thu gom không được tính một cách chính xác, cụ thể là sẽ cao hơn so với thực
Loteco Biên Hòa 1 Amata Biên Hòa 2Tam Phước
Tỷ lệ chưa thu gom
Tỷ lệ chưa thu gom của từng KCN Tỷ lệ chưa thu gom của 6 KCN
Trang 32KCN Agtex Long Bình là KCN có tỷ lệ chƣa thu gom thấp nhất, ngƣợc lại, KCN có tỷ lệ chƣa thu gom cao nhất với 38,56%, tỷ lệ này cao gấp hơn 2 lần so với tỷ
lệ chƣa thu gom trung bình của 6 KCN
a3 Tải lượng CTNH trên cơ sở sản xuất (kg/năm/cơ sở sản xuất)
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất đƣợc tính nhƣ sau:
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất =
Tổng khối lƣợng phát sinh CTNH
Số lƣợng cơ sở sản xuất Tổng khối lƣợng phát sinh CTNH đƣợc tính nhƣ sau:
Tổng khối lƣợng phát
Tổng khối lƣợng CTNH thu gom từ các cơ sở sản xuất có nộp BCQLCTNH
+
Khối lƣợng CTNH đăng ký của các cơ
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN đƣợc em trình bày trong hình 4.3 Có thể thấy rằng, Biên Hòa 2 là KCN có tải lƣợng phát sinh CTNH trên cơ sở cao nhất, gấp hơn 2 lần so với Amata là KCN có tải lƣợng thấp nhất và gấp 1,4 lần so với mức tải lƣợng trung bình
Tải lƣợng phát thải CTNH trên cơ sở theo từng ngành nghề
Em tiến hành tính toán cho năm ngành nghề có mã 04, 05, 07, 08, 10 Đây là các ngành nghề mà hoặc có số lƣợng cơ sở sản xuất nhiều (xem mục 4.1), hoặc là có khối lƣợng CTNH phát sinh cao (xem Phụ lục 3), tải lƣợng của các loại ngành nghề này đƣợc em trình bày trong hình 4.4
Trang 33Hình 4.3 Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN
Hình 4.4 Tải lƣợng CTNH trên cơ sở theo ngành nghề
Ngành luyện kim và đúc kim loại, nam châm, chế tạo máy móc, phụ tùng kim loại, linh kiện cơ khí, đồ kim hoàn, vật liệu kim loại là ngành có tải lƣợng phát sinh CTNH trên cơ sở cao nhất, gấp 2,86 lần so với tải lƣợng trung bình, gấp 2,19 lần so
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất theo KCN
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở sản xuất của từng KCN (kg/năm/cơ sở)
Tải lƣợng CTNH trung bình trên cơ sở sản xuất của 6 KCN (kg/năm/cơ sở)
Còn lại Mã ngành
04
Mã ngành08
Mã ngành05
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở theo ngành nghề
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở theo từng ngành nghề (kg/năm/cơ sở)
Tải lƣợng CTNH trên cơ sở trung bình theo từng ngành nghề (kg/năm/cơ sở)
Trang 34với ngành có tải lƣợng cao thứ hai là ngành sản xuất sản phẩm, điều chế che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in, mạ, in
b Về thành phần
Do khả năng có hạn, nên phần thành phần này, em chỉ trình bày về các loại CTNH đƣợc đăng ký trong SĐKCNTCTNH mà không nói đến thành phần phát sinh thực tế
Về khối lƣợng phát sinh
Có 179 loại CTNH xuất hiện trong các SĐKCNTCTNH của 6 KCN trên địa bàn TP Biên Hòa, trong đó, có 9 loại CTNH chiếm đến 50.37% tổng khối lƣợng CTNH đăng ký (Hình 4.5)
Hình 4.5 Khối lƣợng đăng ký của 9 loại CTNH có tổng khối lƣợng phát sinh lớn
Trong đó, 2 loại CTNH tuy có khối lƣợng lớn nhƣng chỉ đến từ 1 cơ sở phát sinh, đó là loại CTNH có mã 05 01 01 (Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải của nhà máy sử dụng nguyên liệu từ quặng thép) phát sinh từ Công ty CP thép Biên Hòa – Vicasa (KCN Biên Hòa 1) thuộc mã ngành nghề 05 và loại CTNH có mã 03 01 03 (Các loại dịch cái thải từ quá trình chiết, tách (mother liquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi hữu cơ thải khác) Công ty TNHH Taekwang MTC Việt Nam (KCN Loteco) thuộc mã ngành nghề 10
Trang 35 Về tần suất xuất hiện
Để chọn ra những loại mã có độ phổ biến cao, em chọn bằng cách thống kê những loại CTNH có phát sinh trong hơn 25% tổng số cơ sở sản xuất (112 cơ sở) (bảng 4.1)
Bảng 4.1 Tần suất xuất hiện của 8 loại CTNH có độ phổ biến cao
Mã CTNH
Tần suất xuất hiện của 8 loại CTNH có độ phổ biến cao (số cơ sở)
Về các loại CTNH vừa có tần suất xuất hiện cao (có phát sinh trong hơn 25% số
cơ sở sản xuất), vừa có đóng góp lớn vào tổng khối lƣợng CTNH (9 loại CTNH đóng góp vào 50.37% tổng khối lƣợng CTNH phát sinh), thì có 3 loại CTNH là loại 18 02
Trang 3601, 18 01 02 và 18 01 03, đây đều là các loại CTNH thuộc nhóm CTNH số 18 (là các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ), 3 loại này chiếm 19.75% tổng khối lƣợng CTNH đăng ký của 6 KCN Trong đó, loại 18 02 01 (Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại) đứng đầu trong danh sách tần suất xuất hiện trong 6 KCN, và đứng thứ 3 trong về mặt khối lƣợng đăng ký của các cơ sở sản xuất thuộc 6 KCN Với tính chất nhƣ vậy, em tiến hành so sánh tải lƣợng phát sinh CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở và thể hiện ở Bảng 4.6
Mã ngành nghề
Tải lƣợng CTNH mã
18 02 01 trên cơ sở sản xuất (kg/năm/cơ
so với ngành có tải lƣợng cao thứ 2 là ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, viễn
Trang 37thông
Hình 4.6 Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở theo ngành nghề
4.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI
Xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở sản xuất theo ngành nghề
Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trên cơ sở sản xuất của ngành nghề (kg/năm/cơ sở)
Tải lượng CTNH mã 18 02 01 trung bình trên cơ sở sản xuất của tất
cả ngành nghề (kg/năm/cơ sở)
Trang 38 Quản lý Báo cáo quản lý chất thải nguy hại
Trong nội dụng bài báo cáo, em trình bày về các hoạt động Chi cục BVMT tỉnh Đồng Nai trực tiếp thực hiện mà trong thời gian thực tập em đã được tiếp xúc
Ngoài ra, còn hai thủ mục môi trường liên quan đến QLCTNH mà em chưa có dịp tiếc xúc, đó là:
- Theo khoản 3 điều 14 nghị định Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Sở TNMT có trách nhiệm “Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý chất thải nguy hại, việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo”, đây cũng là chức năng được Chi cục BVMT tỉnh Đồng Nai tham mưu cho Sở TNMT tỉnh Đồng Nai
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cũng là một thủ tục môi trường em chưa có
cơ hội tìm hiểu, đo đây là thủ tục do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, được quy định tại điều 8, điều 9, điều 10, điều 11, điều 12 trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn tại điều 16, điều 17, điều 18, điều 19, điều 20, điều 21 trong Thông tư 36/2015/BTNMT
4.2.2 Quản lý Nhà nước về chất thải nguy hại - Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai
a Về quy trình cấp, cấp lại và cập nhật Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
a1 Cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại [3]
Bảng 4.3 miêu tả lưu đồ xem xét cấp, cấp lại SĐKCNTCTNH, trong đó có từng bước như sau:
Bước 1: Phòng ĐKTNMT tiếp nhận hồ sơ đăng ký Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; kiểm tra, xem xét 2 yếu tố:
Sự đầy đủ của hồ sơ gồm:
01 đơn đăng ký mẫu theo Phụ lục 6A Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của BTNMT (Xem Phụ lục I)
01 bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương
Tính hợp lệ của hồ sơ gồm:
Trang 39Bảng 4.3 Lưu đồ xem xét cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại Lưu đồ Trách nhiệm Thời hạn
giải quyết (15 ngày)
chính công phối hợp cùng Phòng Đăng ký Tài nguyên Môi trường
01
Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
02
Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
01
Môi Trường Tỉnh Đồng Nai
Không đạt
Đạt
Rà soát, xem xét hồ sơ
Dự thảo văn bản trả hồ sơ trình Lãnh đạo CCBVMT
Không đạt Đạt
Trình Lãnh đạo CCBVMT ký
Trang 40Lưu đồ Trách nhiệm Thời hạn
giải quyết (15 ngày)
Đồng Nai
chính công phối hợp cùng Phòng Đăng ký Tài nguyên Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo các yêu cầu đã nêu:
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp Phòng ĐKTNMT tiếp nhận hồ sơ, cấp biên nhận, vào sổ theo dõi chuyển hồ sơ đến CCBVMT tiếp tục xử lý
Đối với hồ sơ nộp trực tuyến Phòng ĐKTNMT tiếp nhận hồ sơ
chuyển hồ sơ điện tử đến CCBVMT tiếp tục xử lý
Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo các yêu cầu đã nêu:
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp Phòng ĐKTNMT trả hồ sơ đồng thời hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ
Đối với hồ sơ nộp trực tuyến Phòng ĐKTNMT bấm trả hồ sơ điện tử đồng thời hướng dẫn trực tiếp doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ
Phát hành Sổ Đăng ký hoặc văn bản trả hồ sơ