i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ******************** LÊ NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
Trang 2i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
********************
LÊ NGỌC LÂM
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Đặng Kim Chi
Hà Nội, năm 2014
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Đặng Kim Chi đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, khoa sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội và cùng các thầy, cô giáo đã dạy dỗ
và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian khảo sát thực tế, kinh nghiệm cũng như các điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn của mình
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần
mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi, trong quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Ngọc Lâm
Trang 4iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Ngọc Lâm
Trang 5iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan về CTNH 4
1.1.1 Các khái niệm về chất thải và CTNH 4
1.1.2 Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH 5
1.1.3 Phân loại CTNH 7
1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam 9
1.2.1 Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam 9
1.2.2 Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam 16
1.3 Tổng quan về quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 18
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu 25
2.4 Địa điểm nghiên cứu ……….……….………… ……25
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Hiện trạng công tác quản lý CTNH tại Bình Dương 28
3.1.1 Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh 28
3.1.2 Hiện trạng năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh 35
3.1.3 Về hoạt động quản lý nhà nước về CTNH trên địa bàn 55
3.2 Đánh giá tình hình quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý 61
3.2.1 Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, bất cập: 61
3.2.2 Đề xuất các giải pháp: 63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
CHN : Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 7vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Các KCN của Bình Dương đã được đưa vào danh mục phát triển 19 Bảng 1.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương 21 Bảng 1.4 Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 21 Bảng 1.5 Các cụm công nghiệp quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương 22
Bảng 1.7 Thông tin của một số CNT trên địa bàn tỉnh Bình Dương 31
Trang 8vii
DANH MỤC HÌNH
ình 1.3: Hệ thống lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương
mại-Dịch vụ Môi trường Việt Xanh
45
Hình 1.5 Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTNH tại Công
ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương
48
Hình 1.6 Hệ thống chưng cất dầu đơn giản tại Công ty TNHH Sản xuất
-Thương mại-Dịch vụ Môi trường Việt Xanh
49
Hình 1.7 Thiết bị xử lý bóng đèn thải của Công ty TNHH Sản xuất Thương
mại Tiến Thi
50
Hình 1.8 Dây chuyền phá dỡ chất thải điện tử tại Công ty TN Thương
mại Dịch vụ Xử lý Môi trường Việt Khải
Trang 91
MỞ ĐẦU
Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) được pháp quy hóa chính thức ở nước
ta từ khi Nghị định 155/1999/NĐ-CP chính thức được ban hành năm 1999 Thuật ngữ này dần trở nên quen thuộc sau khi một loạt các văn bản hướng dẫn và triển khai được ban hành trong các năm tiếp theo, với các mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trưởng thành là năm 2006 với Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý CTNH và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục CTNH kèm theo Tiếp đó là thời điểm năm 2011 với sự ra đời của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH trong
đó đã tích hợp hai văn bản nêu trên và được thiết kế theo hướng tinh giảm thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng chính phủ Đây là văn bản chủ chốt hiện đang được sử dụng để áp dụng rộng rãi trên cả nước về quản lý CTNH Cùng với sự
ra đời của Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
là một hệ thống các văn bản liên quan như QCVN 02:2008/BTNMT ban hành năm
2008 sửa đổi thành QCVN 02:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH; QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 30: 2010/BTNMT ban hành năm 2010 và sửa đổi thành QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp Chính từ sự phát triển của các văn bản hướng dẫn và sự nỗ lực triển khai trong toàn ngành tài nguyên nên chỉ trong vòng chính thức tám năm, công tác quản lý CTNH đã đạt được những kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận trên toàn quốc
Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền cũng như các địa phương trong công tác quản
lý CTNH Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương CTNH tập trung phát sinh chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong
Trang 102
cả nước và tương ứng với nó là tại các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Cùng với sự phát triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm thì lượng phát sinh CTNH tại địa phương đó càng tăng cao
và diễn biến phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTNH cũng như Cơ quan quản lý nhà nước về CTNH tại địa phương phải được xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của lượng CTNH phát sinh Trong thực tiễn, dù cùng được xây dựng và vận hành theo các quy định về quản lý CTNH tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT hay Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, tuy nhiên, việc quản lý và áp dụng ở các địa phương cũng có những đặc điểm rất riêng tùy theo mức độ phát triển và nhu cầu quản lý của từng địa phương Có thể đơn cử
ra các địa phương phát triển mạnh về công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…) hay Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng….thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Tại các tỉnh này vai trò và mức độ yêu cầu về quản lý CTNH của các cơ quan quản lý đã và đang được thể hiện rõ rệt Có thể nói Cơ quan quản lý về môi trường ở các địa phương này lớn mạnh hơn hẳn về quy mô tổ chức cũng như kinh nghiệm quản lý và tiềm lực phát triển so với các địa phương kém phát triển về kinh
tế và công nghiệp khác của cả nước Sự phát triển, kinh nghiệm xây dựng và quản
lý CTNH tại các địa phương này sẽ là những bài học quý báu và là mô hình hay để học tập và rút kinh nghiệm trong việc quản lý CTNH của các địa phương khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương cũng như cả nước trong tương lai gần Bình Dương là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nằm trong nhóm dẫn đầu của
cả nước, do đó, mô hình quản lý, những bài học kinh nghiệm và những yêu cầu, thách thức trong công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương là rất đáng quan tâm
Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Bình Dương” là nghiên cứu cần thiết, sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương để từ đó đưa ra các đánh giá nhằm tăng cường được năng lực quản
Trang 113
lý công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh hướng tới mô hình quản lý CTNH hiệu quả có thể nhân rộng trong cả nước
Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:
- Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2 Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3 Kết quả nghiên cứu;
- Chương 4 Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo
Trang 12Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (United Nations Statistics Division –
UNSD, 1997) đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về chất thải: “Chất thải là
những vật chất không phải là sản phẩm chính yếu (tức là không phải sản phẩm sản xuất dành cho thị trường) mà người phát sinh ra chúng không có bất kỳ một mục đích sử dụng nào khi sản xuất, chuyển hóa hoặc sử dụng chúng, và người đó muốn thải bỏ/tiêu hủy chúng Chất thải có thể phát sinh từ quá trình khai thác nguyên liệu thô, chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, và các hoạt động khác của con người Những chất dư thừa được tái chế hoặc tái sử dụng ngay tại nơi phát sinh thì không tính là chất thải”
Cộng đồng châu Âu (EU), trong Chỉ thị Khung về Chất thải (75/442/EC, đã sửa đổi), chất thải được định nghĩa là vật mà người nắm giữ chúng thải bỏ, có ý thải
bỏ hoặc được yêu cầu phải thải bỏ Khi một chất hoặc một vật đã trở thành chất thải, nó sẽ vẫn là chất thải cho đến khi được thu hồi hoàn toàn và không còn gây bất
cứ một mối nguy hại tiềm tàng nào đối với môi trường và sức khỏe con người
Theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2005, “Chất thải là vật chất ở
thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Theo định nghĩa mới nhất tại Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.2015 thì chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
Như vậy ta có thể thấy được định nghĩa hay các khái niệm liên quan tới chất thải, CTNH, quản lý chất thải hiện nay của nước ta đã càng ngày càng chặt chẽ, cụ thể, quy định rõ các đối tượng bị quản lý, các hoạt động được phép của từng khái niệm
Trang 135
CTNH là gì?
Mỗi quốc gia có những khái niệm về CTNH cũng như danh mục và các quy định liên quan khác nhau Nhưng nhìn chung việc định nghĩa và phân loại đều dựa trên tính chất nguy hại và sử dụng bảng mã CTNH để phân loại và định tên CTNH
Theo Liên hiệp Châu Âu, tại Chỉ thị Hội đồng số 91/689/EEC, định nghĩa
CTNH là chất thải được xác định thuộc danh sách tại Phụ lục I và II, và có ít nhất một đặc tính như trong Phụ lục III của Chỉ thị Đây là cách định nghĩa khá tương đồng với định nghĩa của Công ước Basel về ngăn ngừa việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới và các hoạt động tiêu hủy chúng mà Việt Nam là thành viên từ năm 1995
Cục BVMT Mỹ (US EPA, 2010), định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính chất nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe con người CTNH có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn Chúng có thể là sản phẩm thương mại bị thải bỏ như dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hoặc là phụ phẩm của quá trình sản xuất”
Theo Luật BVMT 2005: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”
Theo Luật BVMT 2014: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”
Định nghĩa trong Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2005 không thay đổi về khái niệm CTNH, như vậy nhìn chung, khái niệm CTNH hiện nay đã phản ánh, bao hàm đầy đủ bản chất của CTNH và phù hợp trong điều hiện nay qua thời gian dài
Vì vậy, ta thống nhất sử dụng định nghĩa của Luật BVMT làm định nghĩa chung cho khái niệm CTNH trong luận án Đồng thời, cũng trong phạm vi của luận án, CTNH được đề cập là CTNH phát sinh từ hoạt động trong các khu công nghiệp ở dạng rắn, bùn
1.1.2 Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH
Định nghĩa của Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 đã cụ thể các tính chất của CTNH, đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác” Tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày
Trang 146
14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý CTNH, các tính chất nguy hại chính được cụ thể tại Phụ lục 8:
- Tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh
- Tính ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5)
- Tính oxi hoá: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó
- Khả năng nhiễm trùng: Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật
- Có độc tính: Bao gồm:
Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da
Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ
từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da
Trang 157
- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ
từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật
Việc xác định tính nguy hại cũng như danh mục CTNH ở nước ta dựa trên những tham khảo tại Phụ lục của EU cũng như các quy định của Công ước Basel về CTNH phù hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam Do đó việc phân loại và phân định hiện nay có những nét tương đồng với những tính chất và danh mục CTNH của thế giới
1.1.3 Phân loại CTNH
CTNH có thể được phân loại theo hai cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn phát sinh Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới
Tại Hoa Kỳ, CTNH được phân thành các loại sau :
- CTNH đã được đưa vào danh mục: những chất thải đã được EPA xác định là CTNH, được đưa vào danh mục và công bố rộng rãi Các danh mục bao gồm:
Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thường, ví dụ như dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ
Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù như lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nước thải từ các quá trình sản xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này
Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thương mại bị thải bỏ): danh mục này bao gồm các sản phẩm hóa chất thương mại đặc thù khi được đưa vào tình trạng không sử dụng Một số loại thuốc BVTV hoặc dược phẩm có thể trở nên nguy hại khi
bị thải bỏ
- CTNH theo đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên nhưng thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại như là dễ cháy, ăn mòn, phản ứng hoặc độc
Trang 16Đối với EU, Công ước Basel và nước ta, việc phân loại CTNH được chia
thành các nhóm ký hiệu dựa theo nguồn phát sinh Cụ thể, tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, CTNH được phân loại thành các nhóm dựa trên nhóm nguồn, dòng thải chính, cụ thể thành 19 dòng thải chính như sau:
01 Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
02 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
03 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
04 Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
05 Chất thải từ quá trình luyện kim
06 Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng
07 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác
08 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in
09 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10 Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm
11 Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12 Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nước thải tập trung, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
13 Chất thải từ ngành y tế và thú y
14 Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
15 Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng
16 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
Trang 17a) Cấp 1 (tương ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
b) Cấp 2 (tương ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính;
c) Cấp 3 (tương ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải
Ví dụ mã CTNH 01 04 02 là Bùn đáy bể: đây là tên gọi của chất thải có số thứ tự 02 trong phân nhóm nguồn chất thải từ quá trình lọc dầu (có mã 04) của dòng thải chính là Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than (có mã 01)
1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam
1.2.1 Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam
1.2.1.1 Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam
Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nước, trong đó có chất thải rắn và CTNH, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tương ứng từ trung ương tới địa phương Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo,
bỏ sót nhiệm vụ Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được
mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp Luật BVMT năm
Trang 1810
2005 đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và CTNH thống nhất từ trung ương tới địa phương
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn và CTNH, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường
Ngày 25 tháng 03 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định
số 25/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT Theo quy định tại Quyết định này thì Tổng cục Môi trường được giao các chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực quản lý ngành về BVMT, trong đó có quản
lý CTNH Tổng cục Môi trường có các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý nhà
Trang 1911
nước liên quan đến lĩnh vực CTNH là Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục kiểm soát hoạt động BVMT
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường được giao nhiệm vụ điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nước về chất thải, cấp, gia hạn, điều chỉnh
và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý CTNH; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý CTNH, điều kiện hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý CTNH; việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử lý chất thải được khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao; là đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc loại bỏ chúng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường phân công Phòng Quản lý CTNH các nhiệm vụ về quản lý CTNH
Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường tổ chức việc thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các
dự án đầu tư trong đó có dự án thuộc lĩnh vực xử lý CTNH cũng như các dự án khác
có phát sinh CTNH; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu
về BVMT trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổ chức thẩm định và đánh giá công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải đối với các dự án đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào hoạt động
Ngoài ra còn có Cục kiểm soát hoạt động BVMT có thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong
đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền quản lý trên toàn quốc
b) Các Bộ, ban ngành khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trong lĩnh vực ngành
Trang 2012
Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có hóa chất công nghiệp nguy hại, việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn và CTNH phát sinh từ quá trình xây dựng
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế trong đó có chất thải y tế nguy hại
Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường được thành lập để giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp BVMT; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý CTNH
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải
c) Cấp địa phương:
Tại các địa phương, theo quy định tại Điều 122, chương XIII, Luật BVMT
2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và CTNH, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về BVMT, trong đó
có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn xã
Trang 2113
Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về BVMT của Uỷ ban nhân dân các cấp được giao cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì Sở TN&MT
là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước
về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh Chi cục BVMT là đơn vị trực thuộc Sở được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở
và Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh
Sở TN&MT là cơ quan thực hiện việc cấp sổ đăng ký CNT CTNH, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh (theo quy định tại Thông tư số 12/2011/BTNMT ngày 14 tháng 4 năm
2011 quy định về quản lý CTNH Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về BVMT tại địa bàn huyện theo phân công, phân cấp; Công chức địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn xã
Tương tự như các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Công an tỉnh (phòng PC 49), Sở Tài Chính trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh… thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT, trong đó có quản lý CTNH thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương
1.2.1.2 Các văn bản quy phạm liên quan đến quản lý CTNH ở Việt Nam
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các KCN và khu đô thị đến năm 2020
Trang 2214
Luật BVMT số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT
Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ
về phí BVMT đối với chất thải rắn
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về BVMT
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT
Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT
Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025
Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm
2001 hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng
và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn
Trang 2315
Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT quy định về quản lý CTNH
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT
Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản
Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp CTNH
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế
TCVN 6696-2000 quy định về BVMT cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá và thẩm định
TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường
TCVN 6706:2009 quy định về phân loại CTNH
TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH
TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế
Trang 2416
QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH
QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị
QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng
QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng
QCVN 40:2011/BTNTM Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp
QCVN 02:2013/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải y tế
QCVN 56:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải
…
1.2.2 Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam
Hiện nay, do công tác quản lý CTNH còn chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực nên việc thống nhất số liệu quản lý CTNH trên toàn quốc còn gặp những khó khăn nhất định Giữa các Bộ, ngành đôi khi chưa có sự chia sẻ, trao đổi thông tin về quản lý CTNH nên trong nhiều trường hợp dù Bộ TN&MT tuy là cơ quan đầu mối quản lý CTNH toàn quốc nhưng không có được các thông tin về tình hình quản lý CTNH của các Bộ ngành khác như Bộ Xây dựng, Bộ Y tế Theo báo cáo quản lý CTNH của 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Tổng cục Môi trường, trong năm 2011 tổng số lượng CTNH phát sinh toàn quốc khoảng gần 530 ngàn tấn, trong khi đó số lượng CTNH được thu gom bởi các doanh nghiệp do Tổng cục Môi trường cấp phép mới chỉ vào khoảng hơn 130 ngàn tấn (số liệu báo cáo quản lý CTNH của doanh nghiệp gửi Tổng cục môi trường) Số lượng CTNH được quản lý hàng năm đều có xu hướng tăng lên
Trang 25Về một số công nghệ xử lý CTNH điển hình đang được sử dụng ở nước ta hiện nay được cụ thể tại Bảng 1.1
Bảng 1.1 Thống kê Công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam (tháng 7/2014)
Số cơ
sở áp dụng
Số mô đun hệ thống
Công suất phổ biến
3 Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 15 - 30 tấn /h
Trang 2618
Số cơ
sở áp dụng
Số mô đun hệ thống
Công suất phổ biến
8 Xử lý chất thải điện tử 18 19 0,3 – 5 tấn/ngày
9 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 18 22 0,5 – 200 tấn/ngày
Nguồn: [Tác giả tổng hợp] Nhìn chung, công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện
có của Việt Nam còn chưa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các công nghệ có thể
áp dụng để xử lý cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam Để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu nhất thiết cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù góp phần đáp ứng những yêu cầu phát triển trong lĩnh vực quản lý CTNH trong tương lai gần
1.3 Tổng quan về các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Hình 1.1 Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Bình Dương
Trang 2719
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 10.072 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp ước khoảng 265 ngàn người
Các khu công nghiệp này phân bố như sau:
+ Huyện Dĩ An có 6 KCN với diện tích 1249,25ha;
+ Huyện Thuận An có 5 KCN với diện tích 774,76;
+ Thị xã Thủ Dầu Một có 5 KCN với diện tích 1.255.33ha;
+ Huyện Bến Cát có 9 KCN với diện tích 5.813ha;
+ Huyện Tân Uyên có 3 KCN với diện tích 900ha
Bảng 1.2 Các KCN của Bình Dương đã được đưa vào danh mục phát triển
T
TT Tên KCN
Diện tích quy hoạch được duyệt (ha)
Số doanh nghiệp hoạt động
Diện tích đất được phép cho thuê lại (ha)
Tỷ lệ % lấp kín
Trang 2820
T
TT Tên KCN
Diện tích quy hoạch đƣợc duyệt (ha)
Số doanh nghiệp hoạt động
Diện tích đất đƣợc phép cho thuê lại (ha)
Tỷ lệ % lấp kín
Trang 2921
Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/09/2004 của UBND Bình Dương bổ sung thêm các KCN đến năm 2020 được trình bày trong Bảng 1.3, Bảng 1.4 và Bảng 1.5
Bảng 1.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
4 Vĩnh Tân- Tân
bình
Xã Vĩnh Tân và Tân Bình Tân
6 Dầu Tiếng Thị trấn Dầu Tiếng , h Dầu Tiếng 270
Bảng 1.4 Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1 Bình Chuẩn Xã Bình Chuẩn, Thị xã Thuận An 67,5
2 An Thạnh TT An Thạnh , Thị xã Thuận An 46
3 Tân Đông Hiệp Xã Tân Đông Hiệp , Thị xã Dĩ An 58
5 Tân Định An Xã Tân Định , huyện Bến Cát 47
Trang 3022
Bảng 1.5 Các cụm công nghiệp quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1 Lai Hưng (Bến Tượng) Xã Lai Hưng, Lai Uyên, Huyện Bến Cát
2 Uyên Hưng Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên
3 Chế biến gỗ Khánh Bình Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên
4 Gốm sứ Tân Thành Xã Tân Thành, huyện Tân Uyên
6 Dốc Bà Nghĩa - Hội Nghĩa -
Khánh Bình
Xã Khánh Bình, Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên
7 Vật liệu xây dựng Thạnh
8 Thạch Bàn - Khánh Bình Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên
10 Suối Máng Xã Tân Định, huyện Bến Cát
12 Cây Trường - Trừ Văn Thố Xã Cây Trường, Trừ Văn Thố, huyện Bến
Cát
14 Thanh Tuyền Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng
Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, 2014]
Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 36 KCN với tổng diện tích 13.000 ha
và 23 CCN với tổng diện tích 2.704 ha Một số mục tiêu chính phát triển chính được tỉnh Bình Dương định hướng cho tương lai như sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 27% giai đoạn 2011 - 2015 và 25% giai đoạn 2016 - 2020;
- Giảm tỷ lệ gia công, tăng tỷ lệ nội địa hoá từ 55% năm 2010 lên 60% năm
2015 và 70% năm 2020;
- Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp; công nghệ sạch từ 40% năm 2010 lên 50% năm 2015 và 60% năm 2020 Tốc độ đổi mới công nghệ của ngành trung bình khoảng 20 - 25%/năm
Trang 3123
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng, hoàn thiện các kĩ năng, các kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học thu nạp trong quá trình học tập trong nghiên cứu
Đánh giá tình hình quản lý (phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý của các chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý CTNH cũng như công tác quản lý nhà nước) CTNH hiện nay của tỉnh Bình Dương để từ đó đưa ra các đề xuất tăng cường năng lực quản lý CTNH cho địa phương
Phạm vi nghiên cứu: chất thải nguy hại trong địa bàn tỉnh Bình Dương CTNH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt… tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của luận văn này chỉ đánh giá đối với các chất thải công nghiệp (phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nước và quốc tế về CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế;
2.2.2 Phương pháp điều tra - khảo sát: điều tra, khảo sát thực địa tại khu công nghiệp, cơ sở của một số chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dương Trong thời gian thực hiện luận văn học viên đã tiến hành kết hợp, điều tra khảo sát 03 đợt tại các khu công nghiệp, cơ sở chủ vận chuyển, xử lý và tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương Cụ thể:
+ Ngày 11-12/4/2014 thực hiện điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH phát triển bền vững An Điền (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương)
+ Ngày 22-23/8/2014 điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Môi trường Việt Xanh (KCN Nam Tân Uyên, Bình Dương)
+ Tháng 11/2014 tiến hành làm việc với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương
Trang 3224
Các đợt điều tra khảo sát của học viên được thực hiện kết hợp với nhiệm vụ kiểm tra, cấp phép hành nghề quản lý CTNH các doanh nghiệp và làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương do Tổng cục Môi trường tổ chức Tại các đợt điều tra, khảo sát, học viên đã tiến hành thu nhận tài liệu, đánh giá tình trạng, điều kiện hành nghề của các trang thiết bị tại các doanh nghiệp và thu thập các thông tin
về tình hình quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương phục vụ cho luận văn
2.2.3 Phương pháp thống kê: xử lý số liệu một cách định lượng Ở giai đoạn đầu, tiến hành tổng hợp, thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ các số liệu trong luận văn Tiến hành thống kê số liệu dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH
đã được cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương, các nguồn tài liệu, tư liệu và số liệu thông tin trong nước khác
2.2.4 Phương pháp kế thừa: được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu Trong luận văn sử dụng phương pháp này để lựa chọn các thông tin, dữ liệu từ các số liệu, báo cáo, của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; kế thừa các thông tin về công nghệ xử lý tại các biên bản kiểm tra điều kiện hành nghề đối với một số đơn vị hành nghề khác mà học viên không trực tiếp tới khảo sát tại tỉnh Bình Dương, kế thừa một số kết quả phân tích về công nghệ xử lý CTNH do Tổng cục Môi trường đã nghiên cứu trước đây
2.2.5 Phương pháp chuyên gia: huy động kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương, các chuyên gia về CTNH tại khu vực phía Nam là thành viên nhóm tư vấn cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cũng như các chuyên gia khác tại Tổng cục Môi trường Phương pháp được tác giả sử dụng để đánh giá
Trang 3325
về mặt công nghệ xử lý CTNH, đưa ra các đề xuất để tăng cường công tác quản lý của tỉnh Bình Dương
2.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2014 Cơ sở dữ liệu, số liệu của nghiên cứu được thu thập trong khoảng từ năm
2009 tới nay
2.4 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực hiện: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10o51' 46" - 11o30' vĩ độ Bắc, 106o
20'- 106o58' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Bình Dương có 3 thị xã và 4 huyện, trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km
Hình 1.2 Vị trí Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 3426
Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước;
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Ranh giới chung với TP Hồ Chí Minh
có chiều dài khoảng 120km từ Quận 9 qua quận Thủ Đức, Q 12 tới huyện Củ Chi Bình Dương có diện tích tự nhiên 269.443 ha, (chiếm khoảng 0,83% diện tích
cả nước, khoảng 11% diện tích miền Đông Nam Bộ) và xếp thứ 42 trên tổng 63 tỉnh, thành phố về diện tích tự nhiên Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu của tỉnh là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 - 25m so với mặt biển, độ dốc 2 - 5°
và độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m và núi Cậu cao 155m
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp
Với tiềm năng phong phú, cơ chế chính sách đổi mới, thông thoáng, trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
Nền kinh tế Bình Dương đã phát triển nhanh chóng trong 01 thập niên qua, GDP theo giá so sánh 1994 đạt 4.754,7 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 8.482,02 tỷ đồng năm 2005 và 16.370 tỷ đồng năm 2010 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2000 - 2010 đạt trung bình 15%/năm đã đưa GDP tăng gần 3,5 lần trong vòng 10 năm Theo giá thực tế 6.976,75 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 14.938,6 tỷ đồng năm
Trang 3527
2005 và 48.761,34 tỷ đồng năm 2010 Tôc độ phát triển của nền kinh thể là biểu hiện rõ nhất của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương Các Khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh nhanh chóng được lấp đầy minh chứng đầy đủ cho chính sách trải thảm đỏ kêu gọi đầu tư của tỉnh là hoàn
toàn chính xác
Năm 2010, trong tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, GDP cả năm của Bình Dương vẫn tăng trưởng 14,5% Tổng GDP theo giá thực tế đạt 48.761.342 triệu đồng Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của tỉnh theo giá thực tế là 30.719.217 triệu đồng (tương đương 9.942.023 triệu đồng giá so sánh) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng trung bình 27,6% trong giai đoạn 2000 - 2010 Thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc, trong đó năm có số dự án đầu tư nhiều nhất là 2007 với 339
dự án và tổng số vốn đăng ký lên tới 2.041,94 triệu USD Tổng mức vốn đầu tư toàn
xã hội đạt 28.068.612 triệu đồng, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2001, gấp 2 lần so với năm 2005; tổng giá trị xuất khẩu đạt 6.993.782 USD, tăng gấp 2,5 lần năm 2005 và tổng thu ngân sách đạt 20.437.937 triệu đồng, trong đó thu ngân sách riêng trên địa bàn đạt 12.995.103 triệu đồng, tăng gấp 3,44 lần năm 2005
Trong 5 năm qua, GDP của Bình Dương tăng trung bình 14,5%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tăng 32,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9%/năm Năm 2010, bình quân
đầu người đạt 30,1 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005
Trang 36về CTNH, hoàn thiện khung thể chế pháp lý cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội hóa công tác quản lý CTNH đảm bảo quản lý an toàn, hiệu quả lượng CTNH phát sinh tại các khu công nghiệp
3.1.1 Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 10.073 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng
Các ngành công nghiệp chủ chốt phát triển của tỉnh Bình Dương gồm:
+ Công nghiệp cơ khí;
+ Công nghiệp điện tử; công nghiệp hoá chất;
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và chế biến gỗ;
+ Công nghiệp dệt may da giầy;
+ Công nghiệp sản xuất kim loại;
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; các ngành công nghiệp chế biến khác;
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước
Hiện nay, chất thải rắn công nghiệp được chia thành 2 loại là chất thải rắn
công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại Hai loại này phát sinh từ cùng một hoạt động sản xuất công nghiệp, tuy nhiên việc phân loại 2
Trang 3729
loại chất thải rắn công nghiệp này sẽ giúp cho các CNT có các phương pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật về BVMT Thực tế khảo sát cho thấy, chất thải rắn công nghiệp nguy hại được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Các nhà máy trong khu công nghiệp,các nhà máy trong cụm công nghiệp;
- Các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, bao gồm đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải;
Trong đó, với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh thì hiện nay các
cơ sở kinh doanh, sản xuất công nghiệp đã cơ bản được đưa vào các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh Do đó lượng CTNH công nghiệp sẽ có thể được thống kê và xác định tương đối chính xác từ lượng chất thải công nghiệp nguy hại từ các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp
Theo số liệu thu thập của Chi cục BVMT tỉnh Bình Dương, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh đến tháng 06 năm 2011 khoảng 7.700 tấn/ngày trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại 290 tấn/ngày Thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại tùy thuộc vào loại hình hoạt động, công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào, quy mô sản xuất… của cơ sở sản xuất phát sinh CTNH Thành phần chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại của các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh Bình Dương được xác định tại Bảng 1.6
Bảng 1.6 Các loại chất thải nguy hại theo nhóm ngành sản xuất
TT Ngành Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
1 Sản xuất hoá chất Hoá chất nguyên phụ liệu thải bỏ.Bao bì, thùng chứa dính
hoá chất, dung môi Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
2 Sản xuất thuốc
BVTV
Hoá chất nguyên phụ liệu thải
Bao bì thùng chứa hoá chất, thuốc trừ sâu
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải chứa các chất hữu
cơ chứa gốc clo
3 Dược phẩm hoá
mỹ phẩm
Hoá chất nguyên phụ liệu thải bỏ, hoá dược quá hạn sử dụng, bao bì, thùng chứa dính hoá chất, dung môi
Trang 3830
TT Ngành Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
Bao bì thùng chứa dính dung môi, sơn thải Giẻ lau dính dung môi sơn thải
8 Giấy và in trên
giấy
Bùn giấy chứa nhiều chất tạo bông, trợ lắng Bao bì thùng chứa dính hoá chất và mực in thải Mực in và bùn mực in thải
Giẻ lau dính mực thải
9 Dệt nhộm và may
mặc
Bùn thải của hệ thống xử lý nước thải Dung dịch hoá chất nhuộm thải Bao bì, thùng chứa dính hoá chất cặn dầu nhớt thải
10 Điện- điên tử
Bo mạch điện tử, xỉ chì thải Hợp chất keo, resin premix, dung môi tẩy rữa, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải
Các đèn huỳnh quang thải chứa thủy ngân
11 Thực phẩm Các sản phẩm nguyên liệu quá hạn sử dụng
Giẻ lau nhiễm dầu và dầu nhớt thải