Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương (Trang 33)

Địa điểm thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh Bình Dƣơng.

Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10o51' 46" - 11o30' vĩ độ Bắc, 106o

20'- 106o58' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Bình Dƣơng có 3 thị xã và 4 huyện, trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.

26 Ranh giới hành chính nhƣ sau:

-Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;

-Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc;

-Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;

-Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dƣơng có vị trí địa lý nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía. Ranh giới chung với TP. Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 120km từ Quận 9 qua quận Thủ Đức, Q 12 tới huyện Củ Chi.

Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 269.443 ha, (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 11% diện tích miền Đông Nam Bộ) và xếp thứ 42 trên tổng 63 tỉnh, thành phố về diện tích tự nhiên. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu của tỉnh là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 - 25m so với mặt biển, độ dốc 2 - 5° và độ chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng nhƣ núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m và núi Cậu cao 155m.

Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dƣơng ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Với tiềm năng phong phú, cơ chế chính sách đổi mới, thông thoáng, trong những năm qua, tỉnh Bình Dƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và tƣơng đối toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

Nền kinh tế Bình Dƣơng đã phát triển nhanh chóng trong 01 thập niên qua, GDP theo giá so sánh 1994 đạt 4.754,7 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 8.482,02 tỷ đồng năm 2005 và 16.370 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 đạt trung bình 15%/năm đã đƣa GDP tăng gần 3,5 lần trong vòng 10 năm. Theo giá thực tế 6.976,75 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 14.938,6 tỷ đồng năm

27

2005 và 48.761,34 tỷ đồng năm 2010. Tôc độ phát triển của nền kinh thể là biểu hiện rõ nhất của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phƣơng. Các Khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh nhanh chóng đƣợc lấp đầy minh chứng đầy đủ cho chính sách trải thảm đỏ kêu gọi đầu tƣ của tỉnh là hoàn toàn chính xác.

Năm 2010, trong tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, GDP cả năm của Bình Dƣơng vẫn tăng trƣởng 14,5%. Tổng GDP theo giá thực tế đạt 48.761.342 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của tỉnh theo giá thực tế là 30.719.217 triệu đồng (tƣơng đƣơng 9.942.023 triệu đồng giá so sánh). Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng trung bình 27,6% trong giai đoạn 2000 - 2010. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, trong đó năm có số dự án đầu tƣ nhiều nhất là 2007 với 339 dự án và tổng số vốn đăng ký lên tới 2.041,94 triệu USD. Tổng mức vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 28.068.612 triệu đồng, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2001, gấp 2 lần so với năm 2005; tổng giá trị xuất khẩu đạt 6.993.782 USD, tăng gấp 2,5 lần năm 2005 và tổng thu ngân sách đạt 20.437.937 triệu đồng, trong đó thu ngân sách riêng trên địa bàn đạt 12.995.103 triệu đồng, tăng gấp 3,44 lần năm 2005.

Trong 5 năm qua, GDP của Bình Dƣơng tăng trung bình 14,5%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 32,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9%/năm. Năm 2010, bình quân đầu ngƣời đạt 30,1 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005.

28

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)