0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Về hoạt động quản lý nhà nƣớc về CTNH trên địa bàn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 63 -63 )

Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại của tỉnh Bình Dƣơng

Tất cả các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN/CCN có phát sinh chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải phân loại và lƣu trữ CTNH, thực hiện đăng ký chủ nguồn thải và bắt buộc phải ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đƣợc cấp phép theo đúng quy định để xử lý lƣợng chất thải này. Cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm lƣu giữ toàn bộ hợp đồng và chứng từ chuyển giao CTNH giữa cơ sở và đơn vị ký hợp đồng. Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại nhƣ trình bày trong Hình 1.10 dƣới đây. Trong mô hình này, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn đơn vị để chuyển giao chất thải rắn công nghiệp nguy hại và bảo đảm không có sự thất thoát (bán kèm) chất thải thông thƣờng hay chất thải công nghiệp có khả năng tái chế cho các đơn vị này. Cơ sở sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại sẽ bị phạt theo quy định nếu xảy ra tình trạng “bán kèm” các loại chất thải rắn khác cùng với chất thải rắn công nghiệp nguy hại.

Cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN/CCN

Cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

đƣợc cấp phép Chỉ giao CTRCN nguy hại và trả phí dịch

vụ

Cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN nguy hại

56

Hình 1.10: Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương.

57

ình 1.11: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hình 1.11 mô tả sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Tƣơng ứng với các đối tƣợng trong mô hình, tỉnh sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tƣợng quản lý của từng ban, ngành liên quan. Theo quyết định số 04/2010/QĐ-UBND về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, Sở Xây Dựng chủ trì phối hợp cùng Sở TN&MT, Sở Y Tế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dƣơng, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Phòng Cảnh Sát Môi Trƣờng (Công an tỉnh), Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị xã, các ngành liên quan tổ chức triển khai và hƣớng dẫn thực hiện việc quản lý chất thải rắn (bao gồm cả CTNH) trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng theo đúng quy định của pháp luật. Tỉnh đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cho các chủ thể quản lý nhà nƣớc của tỉnh, có thể kể tới vai trò của các chủ thể quản lý quan trọng đƣợc nhắc tới là Sở TN&MT, Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng , Công an tỉnh Bình Dƣơng và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, cụ thể:

Sở TN&MT, Chi cục BVMT

Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng liên quan tới toàn bộ chất thải rắn và trực tiếp quản lý nhà nƣớc đối với chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại:

- Chịu trách nhiệm tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động chất thải rắn nguy hại và đồng thời hƣớng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hoạt động quản lý chất thải rắn nguy hại đủ điều kiện, năng lực theo quy định (kể cả quá trình từ điểm phát thải đến nơi xử lý).

- Kiểm soát chất lƣợng vệ sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và các cơ

sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải thông thƣờng của các cơ sở trung chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn. Kiểm soát thực hiện đối với chỉ tiêu đầu ra về chất lƣợng không khí, chất lƣợng nƣớc ngầm, nƣớc mặt, chất lƣợng đất,…

- Xây dựng các văn bản về kiểm soát chất lƣợng vệ sinh từ việc thu gom, vận

58

- Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch BVMT cụ thể theo từng năm trong quản lý chất thải rắn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì thực hiện chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý

chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn với kỹ thuật mới,

tiên tiến theo hƣớng tiết kiệm tài nguyên, biến chất thải thành sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất.

- Chủ trì giải quyết các sự cố về môi trƣờng trong hoạt động quản lý chất thải rắn. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn phải phối hợp với các ngành chức năng và Phòng Cảnh sát Môi trƣờng kiểm tra, xác minh, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm.

- Chủ trì tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định

việc giám sát về môi trƣờng trong quá trình thu gom, vận chuyển xử lý và chôn lấp chất thải rắn.

- Hƣớng dẫn việc đăng ký CNT chất thải rắn nguy hại. Thực hiện việc cấp, gia

hạn và thu hồi giấy phép đối với CNT, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền.

Cơ quan Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở TN&MT và Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan thực

hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

- Định kỳ sáu tháng, Phòng Cảnh sát Môi trƣờng - Công an tỉnh phối hợp với

Sở TN&MT tổng hợp tình hình vi phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn và kết quả xử lý báo cáo về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương; Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

59

- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT trong quản lý chất thải rắn đã đƣợc phân công.

+ Hƣớng dẫn kiểm tra các đơn vị hoạt động trong các khu công nghiệp phải

thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý đối với các chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng cần phải tiêu hủy và chôn lấp.

+ Phối hợp với Sở TN&MT trong công tác quản lý CTNH.

+ Hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thƣờng, nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã đƣợc phân loại tại nguồn từ các cơ sở công nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về Quản lý chất thải rắn đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.

Việc quy định chi tiết chức năng, quyền hạn của các đối tƣợng tham gia quản lý chất thải rắn, CTNH của tỉnh Bình Dƣơng đã tạo thuận lợi, thông thoáng và nhất quán trong công tác quản lý chất thải rắn nói riêng và CTNH nói chung. Trong đó thì giao trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn tới tận Ban Quản lý các khu công nghiệp đã gắn trách nhiệm quản lý sâu sát và chặt chẽ nhất cho cơ quan quản lý nhà nƣớc tiếp cận trực tiếp với cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo giám sát và quản lý chặt chẽ việc thu gom, chuyển giao chất thải ngay từ khâu phát sinh.

Tỉnh cũng thƣờng xuyên có các văn bản chỉ đạo, xây dựng các đề án, chƣơng trình triển khai sâu rộng hoạt động quản lý CTNH trên địa bàn nhƣ việc ban hành Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng; Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Quy định BVMT tỉnh Bình Dƣơng; Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030; Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt bổ sung đồ án Quy hoạch tổng thể

60

quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030 hay mới đây là Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng”…Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng và hoạch định các kế hoạch quản lý CTNH của tỉnh thời gian qua cũng nhƣ trong tƣơng lai.

Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về CTNH tại tỉnh, Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng hiện là đầu mối của Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng trong công tác quản lý môi trƣờng. Về nhân lực của Chi Cục hiện thời gồm 32 cán bộ trong đó có 01 Chi Cục trƣởng và 02 Chi Cục phó. Chịu trách nhiệm chính quản lý mảng CTNH của Chi Cục đầu mối là Phòng Kiểm soát ô nhiễm với 07 thành viên.

Phòng Kiểm soát ô nhiễm đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc nhƣ bàn ghế, tủ tài liệu, điện thoại, máy tính truy cập internet, máy fax, photocopy…Phòng làm việc đƣợc thiết kế rộng rãi, đảm bảo đủ diện tích cho cán bộ, công chức theo điều kiện hiện hành đảm bảo tạo môi trƣờng làm việc cũng nhƣ điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với mảng CTNH.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh thời gian qua đã đƣợc sự quan tâm chú trọng. Tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng nhƣ phê duyệt các quy hoạch về quản lý chất thải rắn, CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng đƣợc triển khai đồng bộ, sâu rộng, nắm bắt tình hình của cơ sở hiệu quả.

Cơ sở vật chất cho công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh đƣợc trang bị khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng làm việc hiệu quả cho cán bộ quản lý. Tuy nhiên chỉ với 07 cán bộ quản lý nhƣng phải quản lý địa bàn với hơn 2500 CNT lớn nhỏ gây ra những khó khăn nhất định làm giảm hiệu quả quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh.

61

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 63 -63 )

×