Đánh giá tình hình quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng và đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương (Trang 69)

xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý

3.2.1. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn, bất cập

- Thuận lợi:

+ Hệ thống các Văn bản quy định về công tác quản lý CTNH ngày càng thực tế và cụ thể, các văn bản hƣớng dẫn đƣợc xây dựng và sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển và các yêu cầu quản lý nhà nƣớc về CTNH hiện nay.

+ UBND tỉnh rất quan tâm tới vấn đề quản lý CTNH. Có các văn bản chỉ đạo, bàn giao cụ thể quyền hạn và trách nhiệm tới các Sở ban ngành của tỉnh. Do đó, giữa các Ban, ngành trong tỉnh có sự phối hợp tích cực trong việc triển khai các quy định pháp luật về BVMT đối với công tác quản lý CTNH.

+ Năng lực thu gom xử lý của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH trong tỉnh đƣợc đánh giá là khá đầy đủ, có khả năng đáp ứng đƣợc đa dạng chủng loại CTNH phát sinh tại địa phƣơng với số lƣợng lớn. Ngoài ra còn có sự tham gia quản lý của các cơ sở xử lý khác trên toàn quốc tạo thuận lợi cho việc chuyển giao và tăng tính cạnh tranh.

+ Các cơ sở sản xuất của tỉnh đa phần đã đƣợc quy hoạch vào tại các khu công nghiệp, đây là một thuận lợi đáng kể trong việc quản lý, giám sát hoạt động BVMT và quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH.

- Khó khăn, bất cập:

+ Sở TN&MT cũng nhƣ Chi Cục BVMT của tỉnh còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về CTNH, đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý CTNH của tỉnh quá mỏng so với khối lƣợng công việc cần quản lý (07 cán bộ của Phòng Kiểm soát ô nhiễm phải phụ trách hoạt động của hơn 2.500 chủ nguồn thải CTNH).

+ Một số lĩnh vực hoạt động của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc Sở TN&MT Bình Dƣơng ủy quyền cũng gây khó khăn nhất định và tạo thêm các thủ tục do không thể trực tiếp quyết định các mảng công việc, ví dụ nhƣ tiếp nhận báo

62

cáo quản lý CTNH định kì từ CNT và các cơ sở hành nghề xử lý CTNH trong thẩm quyền hoặc việc cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký CNT CTNH…

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát lƣợng CTNH phát sinh và chuyển giao phần lớn dựa trên chứng từ, sổ đăng ký CNT đƣợc thống kê thủ công gây tốn thời gian và nhân lực, thiếu chính xác. Các số liệu về quản lý CTNH này của tỉnh đã đƣợc thống kê, tuy nhiên độ tin cậy chƣa cao do chƣa có một có sở dữ liệu về quản lý CTNH đồng bộ (đây cũng là thực tế của nƣớc ta hiện nay).

+ Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý CTNH chƣa cụ thể, chi tiết nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Chƣa có các hƣớng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lý CTNH khiến cho việc đầu tƣ công nghệ xử lý còn lạc hậu, hiệu quả xử lý chƣa cao.

+ Tỉnh cũng chƣa ban hành đƣợc đơn giá xử lý đối với các nhóm mã CTNH với phƣơng pháp xử lý cụ thể;

+ Nhận thức và ý thức về BVMT và quản lý CTNH đã đƣợc nâng cao qua các năm tuy nhiên ở một số Công ty vẫn còn nhiều hạn chế:

+ Đầu tƣ tài chính cho quản lý CTNH chƣa tƣơng xứng: Việc thu gom, xử lý CTNH nói chung và CTNH công nghiệp nguy hại nói riêng cần đƣợc đầu tƣ thỏa đáng về công nghệ và vốn. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn tƣơng đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự phát và không hiệu quả.

+ Xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Việc thu gom, xử lý CTNH công nghiệp, đặc biệt là CTNH đã có sự tham gia khá tích cực của khu vực tƣ nhân, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác BVMT trong đó có việc xử lý CTNH, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý CTNH đƣợc vay từ các nguồn vốn ƣu đãi là rất ít.

63

3.2.2. Đề xuất các giải pháp

Xuất phát từ những vấn đề còn chƣa thực hiện đƣợc trong công tác quản lý CTNH, để hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý trong quản lý CTNH, trong khuôn khổ luận văn học viên xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý CTNH của tỉnh:

- Để thống nhất quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, cần đẩy mạnh việc triển khai Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng” đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-UBND nhằm cụ thể hóa việc xây dựng mô hình quản lý và giao trách nhiệm cho các Sở, ngành của địa phƣơng trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý CTNH của tỉnh nói riêng.

- Sở TN&MT tăng cƣờng quyền hạn cho Chi cục BVMT là đơn vị đầu mối trực tiếp quản lý CNT cũng nhƣ các đơn vị hành nghề quản lý CTNH tại địa phƣơng. Ủy quyền các hoạt động quản lý CTNH cho Chi cục BVMT tỉnh, trƣớc mắt là công tác cấp sổ đăng ký CNT CTNH, tiếp nhận báo cáo quản lý CTNH.

- Có phƣơng án sớm bổ sung nhân lực có chuyên môn về CTNH cho Chi cục BVMT của tỉnh, đặc biệt là nhân sự tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH. Tăng cƣờng chuyên môn cho các cán bộ qua nhiều hình thức ví dụ nhƣ tích cực tham gia tập huấn, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải nguy hại thông qua các Hội thảo do Bộ TN&MT tổ chức, chủ động tiếp cận, cập nhật và triển khai các quy định về quản lý chất thải nguy hại, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 và các quy định mới về quản lý chất thải nguy hại sẽ ban hành trong năm 2015.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý CTNH, Tổng cục Môi trƣờng hiện cũng đã xây dựng và hoàn thiện phần mềm quản lý chứng từ điện tử tại trang web e-manifest.monre.gov.vn để quản lý chứng từ cũng nhƣ việc chuyển giao chất thải giữa các đối tƣợng tham gia quản lý. Hệ thống thông tin của Bình Dƣơng trong tƣơng lai cũng cần xây dựng để có thể chia sẻ dữ liệu quản lý với hệ thống hiện có của Tổng cục Môi trƣờng nhằm quản lý hiệu quả thông tin. Tỉnh

64

Bình Dƣơng cần nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng phần mềm đăng ký CNT CTNH (bao gồm đăng ký cấp sổ, kê khai chứng từ và báo cáo quản lý CTNH) và tích hợp các phần mềm quản lý khác (kê khai phí BVMT đối với nƣớc thải, báo cáo giám sát môi trƣờng, cơ sở dữ liệu môi trƣờng) vào Cổng thông tin quản lý môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng tại địa chỉ www.quanlymoitruongbinhduong.gov.vn nhằm hƣớng tới việc vận hành chính thức hệ thống trong tƣơng lại gần. Đồng thời phải có cơ chế và chế tài để các đối tƣợng quản lý CNT, CHN...chủ động tham gia vào hệ thống.

- Theo quy định tại Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT thì đến hết năm 2015, các cơ sở xử lý cấp phép theo quy định của Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT sẽ chấm dứt hoạt động (tỉnh Bình Dƣơng hiện có 3/10 cơ sở xử lý thuộc đối tƣợng này) đồng thời một số cơ sở đã đƣợc đầu tƣ công nghê, thiết bị từ những năm 2009, 2010 đặc biệt là các lò đốt (tuy là thiết bị xử lý đƣợc đa dạng và chủng loại cũng nhƣ công suất lớn tuy nhiên đòi hỏi kinh nghiệm vận hành và công tác duy tu bảo dƣỡng nghiêm ngặt, chính vì thế mà tuổi đời của thiết bị không cao), dự kiến trong 3-5 năm tới, phƣơng tiện, thiết bị quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở này sẽ xuống cấp không còn đảm bảo về công tác xử lý chất thải. Do đó tỉnh cần có kế hoạch kêu gọi đầu tƣ hoặc triển khai các hoạt động nhằm xây dựng thêm các khu xử lý chất thải nguy hại mới đồng thời trang bị các công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại để phù hợp với tình hình phát triển công nghiệp hiện nay của địa phƣơng..

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng trong đó có quản lý chất thải nguy hại. Thông qua đầu mối là Chi Cục bảo vệ môi trƣờng của tỉnh, tăng cƣờng hoạt động giám sát và nâng cao vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý Khu công nghiệp đối với các hoạt động quản lý CTNH tại khu công nghiệp. Để từ đó tăng cƣờng khả năng kiểm soát việc phát thải, chuyển giao, phân loại chất thải nguy hại tại nguồn phát sinh và cũng dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các cơ sở công nghiệp nằm trong phạm vi quản lý của Khu công nghiệp về việc hoạt động quản lý chất thải nguy hại

65

- Nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về CTNH tỉnh cần có đề xuất lên Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nhằm sửa đổi các quy định liên quan, yêu cầu các đơn vị hành nghề quản lý CTNH có cơ sở ngoài tỉnh nhƣng có tham gia hoạt động quản lý CTNH tại tỉnh phải báo cáo và chịu sự giám sát của Sở TN&MT để quản lý chặt chẽ hơn nữa lƣợng CTNH chuyển giao ra bên ngoài tỉnh để xử lý.

66

KẾT LUẬN

Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta. Dù đã thực hiện theo chủ trƣơng xã hội hóa và có những văn bản hƣớng dẫn thực hiện cụ thể tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phƣơng vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm và quản lý đúng mức. Quản lý CTNH hiện mới chỉ đƣợc chú trọng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp. Tại các tỉnh này, đã có sự chủ động trong việc trang bị phƣơng tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH cũng nhƣ xây dựng, kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý, tỉnh Bình Dƣơng là một ví dụ điển hình. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã tổng hợp, phân tích về và có đánh giá cơ bản nhằm tăng cƣờng công tác quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng, các kết quả đạt đƣợc của luận văn:

1. Luận văn đã cung cấp cho ngƣời đọc các khái niệm pháp lý và quy định cơ bản về CTNH, quản lý CTNH; cung cấp các số liệu và thông tin tổng quát liên quan tới hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, công tác đăng ký CNT, hiện trạng công nghệ áp dụng để quản lý CTNH tại Việt Nam.

2. Luận văn đã mô tả tƣơng đối chi tiết các thông tin về tình hình phát sinh CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng, năng lực quản lý (trang thiết bị, phƣơng tiện, công suất...) của các cơ sở hành nghề quản lý CTNH của tỉnh, mô hình quản lý nhà nƣớc và công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh Bình Dƣơng hiện nay.

3. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp quản lý, tăng cƣờng công tác quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng trên cơ sở kết quả tổng hợp, phân tích, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý nhƣ: xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về phát sinh và quản lý CTNH của tỉnh thông qua việc áp dụng hệ thống thông tin, kiện toàn và xây dựng đội ngũ nhân lực tham gia quản lý CTNH của tỉnh; nâng cao vai trò, quyền hạn và trách nhiệm cho Chi cục Bảo vệ môi trƣờng của tỉnh là đơn vị đầu mối quản lý nhà nƣớc; phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý Khu công nghiệp đối với việc quản lý CTNH của các cơ sở sản xuất nằm trong Khu công nghiệp; có phƣơng án kêu gọi đầu tƣ, phát triển, xây mới các cơ sở xử lý nhằm thay thế các cơ sở đã cũ và đầu tƣ công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh

67

trong tƣơng lai; tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao nhận thức cho các CNT tại các Khu công nghiệp.

4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về công tác quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng có thể là kinh nghiệm, mô hình đƣợc áp dụng cho một số tỉnh thành khác nhằm đẩy mạnh công tác quản lý CTNH trên cả nƣớc.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học công nghệ môi trƣờng, Bộ Xây dựng (2001), Thông tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT- BKHCNMT-BXD, ngày 18 tháng 1 năm 2001 hƣớng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của quy định về quản lý CTNH.

3. Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (1997), Thông tƣ liên tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17 tháng 10 năm 1999 chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp.

4. Chính Phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 quy định về quản lý chất thải rắn.

5. Chính Phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn.

6. Các báo cáo quản lý CTNH của các chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH, các năm từ 2011-2013.

7. Các bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH lƣu tại Tổng cục Môi trƣờng.

8. Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật BVMT. 9. Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật BVMT. 10. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (2012), Báo cáo về công tác quản lý CTNH 5 năm.

11. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng (2013), báo cáo quản lý CTNH định kỳ.

12. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng (2014), Đề án kiện toàn chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng tài liệu chƣa ban hành.

69

13. Thủ tƣớng Chính Phủ (1997), Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 về các biện pháp khẩn cấp quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp.

14. Tổng cục Môi trƣờng (2011), Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia. 15. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2010), Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2010 Ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

16. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2012), Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Quy định BVMT tỉnh Bình Dƣơng.

17. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2012), Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030.

18. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2013), Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt bổ sung đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)