1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tìm hiểu quy trình xử lí chất thải nguy hại bằng công nghệ lò đốt tại cty môi trường xanh

40 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 201,14 KB

Nội dung

Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia, là nền tảng của sự tồn tại và pháp triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng đều diễn ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa – đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của Trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta có những biện pháp giải quyết triệt để. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân càng nâng cao thì lượng chất thải trong đó có chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng mà quốc gia nào cũng phải tìm cách để ứng phó cũng như giải quyết. Công tác quản lý chất thải nguy hại là mội vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thế giới quan tâm, bởi tất cả các quốc gia đều nhận thức được rằng: nếu không có các biện pháp quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lường trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích thực tập 2

3 Nội dung thực tập 2

4 Phương pháp thực tập 2

5 Chương trình thực tập 2

Chương I: 2

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH 3

1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 4

1.3 Nhiệm vụ và chức năng của công ty 4

1.4 Các vấn đề liên quan tới môi trường từ hoạt động của nhà máy 4

1.4.1 Tác động tới môi trường nước 4

1.4.2 Tác động tới môi trường không khí 4

1.4.3 Tiếng ồn 5

1.5 Các hạng mục của nhà máy 5

Chương II: 7

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 7

2 Lý thuyết về chất thải nguy hại 7

2.1.1 Định nghĩa về chất thải nguy hại 7

2.1.2 Đặc tính của chất thải nguy hại 7

2.1.3 Phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính 8

2.1.4 Phân loại theo đặc tính của chất thải 9

2.1.5 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại 11

2.2 Quản lí CTNH 12

2.2.1 Giảm thiểu CTNH tại nguồn 12

2.2.2 Tái sinh, tái sử dụng 13

2.2.3 Xử lý CTNH 13

2.3 Thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTNH 13

2.3.1 Bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH 13

2.3.2 Vận chuyển CTNH 14

2.3.3 Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển chất thải nguy hại 14

Chương III: 20

Trang 2

CÔNG TÁC XỬ LÝ CTNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

MÔI TRƯỜNG XANH 20

3.1 Quá trình thu gom – vận chuyển – lưu giữ CTNH 20

3.1.1 Thu gom đóng kiện 20

3.1.2 Bốc xếp – vận chuyển 21

3.1.3 Lưu giữ CTNH 21

3.2 Các phương pháp xử lí CTNH tại công ty 22

3.2.1 Công nghệ đốt chất thải 22

3.2.2 Công nghệ xử lý Sắt dính dầu 22

3.2.3 Công nghệ xử lí nước thải 24

3.3 Tìm hiểu về quy trình xử lý CTNH bằng công nghệ lò đốt tại Công ty TNHH SX DV TM MTX 25

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

NHẬT KÍ THỰC TẬP 32

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗicon người và mỗi quốc gia, là nền tảng của sự tồn tại và pháp triển bền vững của xãhội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng đều diễn ra trong môi trường và vì thế nó

có những tác động nhất định tới môi trường Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàncầu và tốc độ công nghiệp hóa – đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môitrường Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại Chính vì vậy mộttrong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quảnhất cho môi trường của Trái đất Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nangiải về môi trường Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết,đòi hỏi chúng ta có những biện pháp giải quyết triệt để Cùng với sự phát triển kinh tế,mức sinh hoạt của người dân càng nâng cao thì lượng chất thải trong đó có chất thảinguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường vàsức khỏe con người Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trườngtrầm trọng mà quốc gia nào cũng phải tìm cách để ứng phó cũng như giải quyết Côngtác quản lý chất thải nguy hại là mội vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thếgiới quan tâm, bởi tất cả các quốc gia đều nhận thức được rằng: nếu không có các biệnpháp quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả khôngthể lường trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu

Vì vậy,để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường các cơ quan quản

lý nhà nước đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đã ban hành một số chínhsách cụ thể như sau:

- Điều 36 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các vấn đề bảo vệmôi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

- Ngày 9/8/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyếtđịnh số 62/2002/QĐ-BKHCNMT về ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường khu côngnghiệp quy chế bao gồm 10 chương, 53 điều, được áp dụng với tất cả các tổ chức, cánhân người Việt Nam hoặc Nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liênquan đến khu công nghiệp(KCN) ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hoạtđộng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng do khu công nghiệp gây ra

- Ngày 14/04/2011, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường căn cứ vào Luật Bảo vệ môitrường ngày 29/11/2005 ban hành thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về Quản

lý chất thải nguy hại

Trang 4

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cùng với sự phát triển của xã hội, đã có rất nhiều nhà máy xử lí chất thải đượchình thành nằm đáp ứng nhu cầu xử lí rác thải của xã hội, trong đó có Công ty TNHHSản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Môi Trường Xanh đã góp phần không nhỏ trong côngtác thu gom, vận chuyển và xử lí CTNH trên toàn khu vực miền Bắc

2 Mục đích thực tập

- Mục đích chung:

Tìm hiểu về hoạt động thu gom, phân loại, xử lý và vận chuyển CTNH của Công

ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh

- Mục đích cụ thể:

Tìm hiểu về quy trình xử lí CTNH bằng công nghệ đốt của Công ty TNHH Sảnxuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh

3 Nội dung thực tập

- Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của công ty

- Các hoạt động quản lí chất thải rắn, thu gom, vận chuyển và Xử lý tại công ty

- Nhận xét đánh giá, ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng vận chuyển và xử lýchất thải của công ty

4 Phương pháp thực tập

- Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của công ty

- Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên,

kỹ sư, trong công ty

- Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình vận chuyển chất thải từ cáckhu công nghiệp, khu chế xuất cũng như mô hình thu gom rác ở những nơi nhỏ lẻ đếnnơi xử lý

- Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lí thông tin và viết báo cáo

5 Chương trình thực tập

Tìm hiểu quy trình xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt

- Sơ đồ công nghệ của lò đốt

- Quy trình vận hành lò đốt

- Hiểu thêm về những hệ thống nào hợp thành một lò đốt

- Sản phẩm sau khi đốt chất thải

Chương I:

Trang 5

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG XANH

1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty

Tên công ty : Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi Trường Xanh.+Địa chỉ văn phòng: Lô 15 – KCN Nam Sách, phường Ái Quốc, thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương

Các hướng tiếp giáp như sau:

• Phía Bắc: giáp sông Bến Gạch

• Phía Đông: giáp lô đất 22

• Phía Nam: giáp công ty OKAMOTO

• Phía Tây: giáp đường giao thông nội khu

Quá trình xây dựng và phát triển

Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Môi trường Xanh được cấp giấyphép kinh doanh 2004 Nhưng các hoạt động tiêu hủy và vận chuyển CTNH bắt đầu từtháng 1/2007 Trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại, chấtthải công nghiệp, Công ty luôn quan tâm đến vấn đề môi trường xung quanh Công ty

đã tiến hành cộng tác với các đơn vị chuyên môn như (Trung tâm quan trắc – Phân tíchMôi Trường - Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Hải Dương; Viện Hàn lâm khoa học vàcông nghệ Việt Nam - Viện Công nghệ môi trường) quan trắc chất lượng không khí,nước thải trong khu vực sản xuất công ty, các loại chất thải cần xử lý tương ứng vớikết quả kiểm tra được Đến nay, công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấpgiấy phép vận chuyển, xử lý trên địa bàn toàn quốc

Trang 6

Bộ phận cấp dưỡng

Phòng kinh doanhPhòng kế toánPhòng kế hoạch-kỹ thuật Phòng đầu tư dự án Phòng tổ chức-hành chính Bộ phận tái chế

Tổ bảo vệ

Bộ phận tạp vụ Xưởng sản xuất

Đội xe

Tổ chăm sóc khách hàng

Kho chất thải Kho phế liệu

1.3 Nhiệm vụ và chức năng của công ty

Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, chất thải công

nghiệp

- Tiêu hủy hàng hóa, nguyên vật liệu, dược phẩm

- Dịch vụ lập hồ sơ báo cáo tác động môi trường

- Tư vấn về môi trường

- Cho thuê kho bãi

1.4 Các vấn đề liên quan tới môi trường từ hoạt động của nhà máy.

1.4.1 Tác động tới môi trường nước.

Nước thải từ hoạt động xử lý khí thải lò đốt: khi hoạt động khói lò sinh khí bụi và

các khí độc gây ô nhiễm môi trường, để đảm bảo chất lượng không khí công ty đã xây

dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo về môi trường, hệ thống thoát nước mưa và

nước thải riêng biệt

1.4.2 Tác động tới môi trường không khí

Các chất gây ô nhiễm không khí:

Trang 7

+ Bụi tổng số (bao gồm cả bụi do đốt dầu và bụi kim loại…)

+ Các chất vô cơ

Chủ yếu do hoạt động của lò đốt sinh ra các khí thải độc hại như: CO, NOx, SO2,bụi, … Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải hiện đại với các tháp hấp thụ hơiaxit, tháp than hoạt tính, xyclon lọc bụi,… để làm giảm tối đa nồng độ các chất ônhiễm, nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh

1.4.3 Tiếng ồn.

Khi hoạt động phân loại, xử lý chất thải có phát sinh tiếng ồn, Công ty cũng đã

có biện pháp giảm thiểu khắc phục như: thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc

để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh; trang bị bảo hộ lao động cho người công nhân trựctiếp sản xuất bao gồm: quần áo bảo hộ, giầy, găng tay, mũ, khẩu trang

Tiếp nhận,phân loại và lưu trữ chất thải

3 Khu xử lí chất thải Khu vực xử lí chất thải (bao gồm các hệ

thống xử lí chất thải hiện có của công ty)

4 Kho thiết bị vật tư Nơi lưu trữ các thiết bị vật tư phục vụ cho

quá trình hoạt động của nhà máy

6 Nhà nghỉ trưa cho

nhân viên

Nơi nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên củanhà máy

7 Nhà ăn Nấu ăn và phục vụ ăn uống cho toàn thể

công nhân viên

Khu xử lí chất thải:

+ Khu đốt chất thải rắn (lò đốt 02 cấp)

+ Khu xử lí nước thải

+ Khu xử lí sắt dính dầu

Trang 8

Bảng 1.5.b: Cơ sở vật chất từ nhà máy của công ty

+ Hệ thống giải nhiệt+ Hệ thống hấp thụ rửakhói

Trang 9

Chương II:

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

2 Lý thuyết về chất thải nguy hại

2.1.1 Định nghĩa về chất thải nguy hại

- Theo UNEP

Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tínhhóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguyhiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thảikhác

Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên:

+ Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại, nhưng không bao gồm trongđịnh nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lí và kiểm soát chất phóng xạ theo quyước, điều khoản, qui định riêng

+ Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thảinguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng Ở một số quốc gia

đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt

- Theo luật bảo vệ môi trường

CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễlây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (khoản 11, điều 3, chương 1 LuậtBảo vệ môi trường 2005)

QLCTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phânđịnh, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH(khoản 1, điều 3, chương 1 thông tư 12/2011/ TT-BTNMT)

2.1.2 Đặc tính của chất thải nguy hại

- Chất thải có khả năng gây cháy: chất thải có nhiết độ bắt cháy < 60 oC, chất cóthể cháy do ma sát, tự thay đổi về hóa học Những chất gây cháy thường gặp là xăng,dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ như benzen, etybenzen,toluen, hợp chất hữu cơ chứa clo

- Chất có hoạt tính hóa học cao: Các chất dễ dàng chuyển hóa hóa học; phản

ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiểm năng gây nổ vớinước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độckhi tiếp xúc với môi trường axit, dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện chuẩn;các chất nổ bị cấm

Trang 10

- Chất có tính ăn mòn: là những chất trong nước tạo môi trường pH <3 hay

pH>12,5; chất có thể ăn mòn thép Dạng thường găp là chất có tính axit hoặc bazo

- Chất có tính độc hại: Những chất thải mà bản thân nó có tính độc đặc thù

được xác định qua các bước kiểm tra Chất thải được phân tích thành phần trong cácpha hơi, rắn và lỏng Khi có thành phần hóa học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thìchất thải đó được xếp vào loại chất thải nguy hại Chất độc hại gồm: các kim loại nặngnhư thủy ngân, cadmium, asenic, chì và muối của chúng; dung môi hữu cơ như tuloen,benzen, axeton, cloroform ; các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu,hóa chất nông nghiệp ); Các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích lũytrong mô mỡ thì sẽ gây bệnh ( PCBs; Poly Chlorinated Biphenyls)

- Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: Dioxin (PCDD), asen,

cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo

2.1.3 Phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính

Theo phụ lục 8 kèm theo của Thông tư số Số: 12/2011/TT-BTNMT ngày 14tháng 4 năm 2011, chất thải nguy hại phát sinh từ 19 nhóm:

1) Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.2) Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ 3) Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu

4) Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác

5) Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại

6) Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh

7) Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạp hình kim loại và các vật liêukhác

8) Chất thải từ qua trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm chephủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in

9) Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy

10) Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm

11) Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).12) Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nướccấp

13) Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).14) Chất thải từ ngành nông nghiệp

15) Thiết bị, phương tiên giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải

từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải

16) Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

Trang 11

17) Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải ding môi hữu cơ, môichất lạnh và chất đẩy (propellant).

18) Các loại bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ

19) Các loại chất thải khác

2.1.4 Phân loại theo đặc tính của chất thải.

Trên thực tế, có nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại Hệ thống phân loạitheo tiêu chuẩn Việt Nam phân loại theo các đặc tính của chất thải, TCVN 6706:2009chia thành 7 nhóm như sau:

Bảng 2.1: Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009

ST

1

1.11.2

Chất thải lỏng dễ cháyChất thải dễ cháy

Chất thải có thể tựcháy

Chất thải tạo khí dễcháy

Chất thải lỏng có nhiệt độ bắtcháy <60 oC

Chất thải không là chất lỏng,

dễ bốc cháy khi bị ma sáttrong điều kiện vận chuyển,khi bị ẩm, bị ướt thì xảy ra tựphản ứng và bốc cháy, cháy ởnhiệt độ và áp suất khí quyển

Chất thải có khả năng tự bốccháy do tự noáng lên trongđiều kiện vận chuyển bìnhthường, hoặc tự nóng lên dotiếp xúc với không khí và cókhả năng bốc cháy

Chất thải khi gặp nước, tạophản ứng giải phóng khí dễcháy hoặc khí tự cháy

(AM) Chất thải (bằng phản ứng hóahọc) gây ra sự ăn mòn khi tiếp

Trang 12

Chất thải có tính ănmòn

xúc với vật dụng, bình chứa,hàng hóa hoặc mô sống củađộng vật, thự vật

Chất thải lỏng có pH ≤ 2

Chất thải thể lỏng có thể ănmòn thép với tốc độ >6,35mm/năm ở nhiệt độ 55 OC

3 H 1 Chất thải dễ nổ (N) Là chất rắn hoặc lỏng hoặc

hỗn hợp rắn-lỏng tự phản ứnghóa học tạo ra nhiều khí, nhiệt

độ và áp suất có thê gây nổ

Chất thải chứa peoxythữu cơ

Chất thải có chứa clorat,penmanganat, peoxyt vô cơ,nitrat và các chất oxy hóakhác khi tiếp xúc với khôngkhí, khi tích lũy oxy thì kíchthích cháy các chất hoặc vậtliệu khác

Chất thải hữu có có cấu trúcphân tử - O – O - không bềnvới nhiệt độ nên có thể bịphân hủy và tạo nhiệt nhanh.5

5.1 H 6.1

Chất độc hại chongười và sinh vật (Đ)

Chất thải có chứa chất độc có

Trang 13

Chất thải gây độcchậm hoặc mãn tính

Chất thải sinh ra khíđộc

thể gây tử vong hoạc tổnthương trầm trọng khi tiếpxúc qua đường tiêu hóa, hôhấp hoặc qua da

Chất thải có chứa các chất gâyảnh hưởng độc chậm hoặcmãn tính, hoặc gây ung thư dotiếp xúc qua đường tiêu hóa,

hô hấp hoặc qua da

Chất thải chứa các thành phần

mà khi tiếp xúc với không khíhoặc tiếp xúc với nước thì giảiphóng ra khí độc đối với conngười hoặc sinh vật

hệ sinh thái (ĐS)

Chất thải chứa các thành phần

mà có thể gây ra tác đong cóhại nhanh hoặc từ từ đối vớimôi trường thông qua sự tíchlũy sinh học hoặc gây ảnhhưởng tới hệ sinh vật

7 H 6.2 Chất lây nhiễm bệnh Chất thải có chứa các vi sinh

vật sống hoặc độc tố củachúng, được biết hoặc nghingờ là có mầm bệnh có thểgây bệnh cho người và chogia súc

2.1.5 Ảnh hưởng của chất thải nguy hại.

a) Các đường ảnh hưởng của CTNH đến cơ thể con người.

CTNH có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, tiếp xúctrực tiếp qua da, mắt và có thể qua đường tiêu hóa, từ đó gây tác động bất lợi đến sứckhỏe con người

Ví dụ đối với Pb: Bản thân Pb nguyên chất thưòng khó gây độc, xâm nhập vào cơthể dưới dạng hòa tan và ôxit chì thăng hoa

Gây ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp máu, làm phá vỡ hồng cầu, ức chế một sốenzim quan trọng gây xuất hiện các tụ đen ở mắt, răng lợi

Trang 14

Ngoài ra khi nồng độ Pb trong máu đạt > 0,5 - 0,8 ppm sẽ cản trở sự vận chuyểnôxy và glucoza Khi nồng độ Pb > 0,5ppm gây hiện tưọng thiếu máu do thiếuhêmoglobin Khi nồng độ Pb > 0,5 - 0,8 ppm gây rối loạn các chức năng gan, thận, pháhủy não.

- Do có tính chất ăn mòn, dễ cháy nổ nên các CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe, sự an toàn và tài sản của con người

b) Các triệu chứng khi bị nhiễm chất thải nguy hại.

- Đường tiêu hóa: Khô miệng, tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu hóa, nôn,tiêu chảy…

- Đường hô hấp: Người tím tái, thở nông, phù phổi

- Rối loạn tim mạch

- Thần kinh cảm giác: hôn mê nhức đầu, chóng mặt, co giãn đồng tử hoặc tănggiảm thân nhiệt

- Rối loạn hệ thống bài tiết

c) Biện pháp phòng ngừa cấp/ cấp cứu

- Khi làm việc với CTNH công nhân phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị BHLĐnhư: mặt nạ phòng độc, quần áo BHLĐ, kính an toàn, giầy BHLĐ

- Gần khu vực làm việc phải có chai nước hoặc nguồn nước sạch dùng để rửamắt hoặc vệ sinh toàn bộ người trong trường hợp CTNH dây vào

- Trong trường hợp công nhân bị nhiễm CTNH thì phải chuyển nạn nhân ra chỗthoáng mát để tiến hành các biện pháp sơ cứu phù hợp và chuyển đến bệnh viện

2.2 Quản lí CTNH.

Quản lý CTNH là một quy trình bắt đầu từ quá trình phát sinh chất thải đến thải

bỏ chất thải và cuối cùng là quá trình xử lý Theo thứ tự ưu tiên, một hệ thống quản lýCTNH hiện nay được sắp xếp như sau:

- Giảm thiểu chất thải, phân loại chất thải tại nguồn

- Tái sinh, tái sử dụng

- Xử lý chất thải

2.2.1 Giảm thiểu CTNH tại nguồn.

Giảm thiểu chất thải tại nguồn là các biện pháp cải tiến quản lý và vận hành sảnxuất, thay đổi quy trình công nghệ nhằm giảm lượng chất thải hoặc độc tính của chấtthải Việc thay đổi quá trình sản xuất có thể là thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay đổi

về kỹ thuật công nghệ

Phân loại chất thải tại nguồn là một khâu quan trọng, vì nó sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho những quá trình xử lý tiếp theo

Trang 16

2.2.2 Tái sinh, tái sử dụng.

Vấn đề tái sinh, tái chế chất thải nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ảnhhưởng tới môi trường và con người Về nguyên tắc các hoạt động tái sinh hoặc tái chế

có thể sắp xếp như sau:

- Tái sinh hay tái sử dụng bên trong nhà máy

- Tái sinh bên ngoài nhà máy

2.3 Thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTNH

2.3.1 Bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH.

Bao bì chuyên dụng để đóng gói CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chung nhưsau:

- Toàn bộ vỏ bao bì chuyên dụng có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị

gỉ, không phản ứng hóa học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặcthẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ítnhất 02 lớp vỏ

- Chịu được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thảitrong quá trình sử dụng thông thường

- Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngănchất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài

- Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có thành phần nguy hại dễbay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứacao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm

- Trước khi vận chuyển, bao bì phải được dán nhãn rõ ràng, dễ đọc, không bị

mờ và phai màu Nhãn bao gồm các thông tin sau: Tên và mã CTNH, tên và địa chỉnơi phát sinh CTNH, ngày bắt đầu được đóng gói; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theoTCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa với kíchthước tối thiểu 5 cm mỗi chiều

Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại

- Các thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì chuyên dụngthông thường, như các bồn, bể ) để bảo quản CTNH phải đáp ứng các yêu cầu chungnhư sau:

Trang 17

+ Vỏ có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa họcvới CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặcthiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ.+ Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởitrọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

+ Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều, được in rõ ràng, dễ đọc,không bị mờ và phai màu

- Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơiphải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, biện phápkiểm soát nạp đầy tràn để đảm bảo mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bịlưu chứa 10 (mười) cm

- Trường hợp thiết bị lưu chứa CTNH không có các thành phần nguy hại dễ bayhơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp che hoàn toànnắng, mưa khác và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong

2.3.2 Vận chuyển CTNH.

Để đảm bảo hàng hóa được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển thì quá trìnhbốc xếp, vận chuyển tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Sự tương thích của hàng hóa

- Loại phương tiện, tuyến đường và thời điểm

- Xắp xếp hàng an toàn, bao gói chắc chắn với từng loại hàng

2.3.3 Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển chất thải nguy hại.

- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH phải đáp ứng các yêu cầuchung như sau

+ Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữCTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào

+ Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ănmòn, không có khả năng phản ứng hóa học với CTNH; sàn có đủ độ bền chịu được tảitrọng của lượng CTNH cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệukhông cháy

+ Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH bằng vật liệukhông cháy, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05 (năm) m3 thìđược đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.+ Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH

có cùng tính chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứnghóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH

Trang 18

+ Có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy trànchất lỏng ra bên ngoài khi vệ sinh, chữa cháy hoặc có sự cố rò rỉ, đổ tràn.

- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển xây dựng theo dạng nhà kho phảiđáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4317:86 - Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản thiết kếhoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương hoặc cao hơn

- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường,

đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện 16 CÔNGBÁO/Số 263 + 264 ngày 12-5-2011 pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNHphát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố

- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảmkhoảng cách không dưới 10 (mười) m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác

- CTNH đóng gói trong bao bì chuyên dụng phải được xếp cách tường baoquanh của khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển ít nhất 50 (năm mươi) cm,không cao quá 300 (ba trăm) cm, chừa lối đi chính thẳng hàng và rộng ít nhất 150 (mộttrăm năm mươi) cm CTNH kỵ ẩm phải xếp trên bục hoặc tấm nâng cao tối thiểu 30(ba mươi) cm Sử dụng thiết bị nâng và có biện pháp chằng buộc tránh đổ, rơi khi xếpchồng các bao bì ở độ cao hơn 150 (một trăm năm mươi) cm

- Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thải thuộc đốitượng quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogenkhác (vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT) phải được chứatrong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồnglên nhau

- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển phải được trang bị như sau:

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dậplửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quyđịnh của pháp luật về phòng cháy chữa cháy

- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trườnghợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng

- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩncấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít

- Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới)

- Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại cố định hoặc bộ đàm)

- Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa)

- Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển vàtrên từng thiết bị lưu chứa phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại

Trang 19

CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 (ba mươi) cmmỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặcphai màu.

- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu exit hoặc ký hiệu chỉlối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi

- Lọc: lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi qua môi trường xốp.

các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chênh lệch ápsuất gây bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư

- Kết tủa: là quá trình chuyển chất hòa tan thành dạng không tan bằng các phản

ứng hóa học tạo kết tủa hay thay đổi thành phần hóa chất trong dung dịch, thay đổiđiều kiện vật lý trong môi trường để giảm độ hòa tan của hóa chất, phần không tan sẽkết tinh

Phương pháp kết tủa thường được dùng kết hợp với các phương pháp tách chấtrắn như lắng cặn, li tâm và lọc

- Oxy hóa khử: phản ứng oxy hóa khử làb phản ứng trong đó trạng thái oxy hóa

của một chất tăng lên trong khi trạng thái oxy hóa của một chất khác giảm xuống

- Bay hơi: bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương

pháp cấp nhiệt để hóa hơi chất lỏng phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử

lí sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lí cuối cùng

- Đóng rắn và ổn định chất thải: đóng rắn là làm cố định hóa học, triệt tiêu tính

lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp vỏ bền vững tạo thành một khối

có tính toàn vẹn cấu trúc cao Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chấtnguy hại trong môi trường

2.4.2 Các phương pháp sinh học.

Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếukhí và yếm khí như chất thải thông thường Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi sinh vậtphải thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn

Ngày đăng: 12/09/2019, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3) Nguyễn Ngọc Châu. “ Sổ tay hướng dẫn những vấn đề chung về chất thải nguy hại”, Sở Khoa Học Công Nghệ và Tài nguyên Môi Trường thành phố HCM 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Châu. “ Sổ tay hướng dẫn những vấn đề chung về chất thải nguy hại
4) Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh. “Quản lý chất thải nguy hại” NXBĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh. “Quản lý chất thải nguy hại
Nhà XB: NXBĐHQG HàNội
1) GS,TS. Lâm Minh Triết – Ts. Lê Thanh Hải, Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản Xây Dựng 2006 Khác
2) GS,TS. Nguyễn Đức Khiểm, quản lý chất thải nguy hại, Nhà xuất bản Xây Dựng 2003 Khác
6) Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại Khác
7) QCVN 19-2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ Khác
8) TCVN 6706-2009: Chất thải nguy hại. Phân loại Khác
9) QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp Khác
10) Tài liệu trong Công ty Môi Trường Xanh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w