Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện nay (Trang 68)

Xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa. Bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới. Nghiên cứu xây dựng Luật di sản văn hóa dân tộc, Luật quảng cáo, Pháp lệnh thư viện. Xây dựng quy chế về giải thưởng, tặng thưởng trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, báo chí; quy chế kỷ niệm các sự kiện lịch sử và danh nhân (trong nước và thế giới), đặt tên đường phố, lập nhà bảo tàng, xây dựng tượng đài, v.v..

Bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định về lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, v.v..

Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp. Hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hóa.

* Xây dựng, ban hành các chính sách

- Chính sách kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Thực hiện cơ chế mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ (hoạt động thể thao, dịch vụ văn hóa), tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vị văn hóa, nghệ thuật.

+ Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, báo chí, xuất bản; thuế đối với báo chí, trợ giá cho một số báo chí, văn hóa phẩm đưa ra nước ngoài nhằm mục đích tuyên truyền đối ngoại và sách báo đưa lên miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

+ Quy định cụ thể chế độ cho các doanh nghiệp đặc thù của ngành văn hóa thông tin (hãng phim, rạp chiếu bóng, hiệu sách, khu vui chơi giải trí, nhà xuất bản, trung tâm triển lãm, tu bổ di tích) được hưởng mức thuế ưu đãi trong hoạt động kinh doanh (thuế đất, thuế vốn khấu hao cơ bản).

+ Cho phép các thành phần kinh tế, kể cả tư nhân trong nước và nước ngoài, thực hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với một số cơ sở hoạt động văn hóa theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và tham gia tổ chức một số hoạt động văn hóa có nội dung lành mạnh, bổ ích.

- Chính sách văn hóa trong kinh tế bảo đảm cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn hóa.

Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn với các mục tiêu, giải pháp văn hóa, chăm lo con người, nêu cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng văn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh.

Chú ý tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc và tính hiện đại của kiến trúc trong xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp. Trong quy hoạch xây dựng các công trình lớn phải tính đến một số thiết chế văn hóa cần thiết nhất như thư viện, nhà thông tin, khu giải trí, bảo đảm cảnh quan môi trường cho các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Thực hiện chính sách miễn, giảm phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp vào sự nghiệp văn hóa.

- Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của Nhà nước. Nhà

nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa.

- Chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng vào cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng văn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống. Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống.

- Chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động văn hóa đòi hỏi tăng nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chú trọng đầu tư hỗ trợ cho những tác giả có uy tín cao, những tài năng trẻ, đầu tư cho lực lượng chuyên nghiệp và cả cho phong trào quần chúng. Có chính sách chăm sóc đặc biệt đối với các văn nghệ sĩ cao tuổi tiêu biểu, các mầm non nghệ thuật xuất sắc.

Sửa đổi chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình mới; có chính sách khuyến khích đối với lao động nghệ thuật và báo chí.

Thành lập quỹ văn hóa quốc gia và quỹ sáng tác của các hội văn học, nghệ thuật, tạo thêm nguồn hỗ trợ tài chính cho xây dựng các tác phẩm.

Có chính sách khuyến khích các văn nghệ sĩ, nhà báo gắn bó với cơ sở, với thực tiễn lao động sản xuất.

Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước và Pháp lệnh công nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

- Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa: thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em, những người già không nơi nương tựa, những người thuộc các dân tộc thiểu số, những người tàn tật.

Mở rộng, khuyến khích xuất khẩu sách, báo, văn hóa phẩm. Nâng công suất và thời lượng phát thanh, truyền hình ra nước ngoài. Tăng cường trao đổi các đoàn nghệ thuật, điện ảnh, các cuộc triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao. Hình thành cơ chế phối hợp, chỉ đạo tập trung các cơ quan và lực lượng làm công tác đối ngoại trên lĩnh vực văn hóa - thông tin.

* Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.

- Tăng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Tỉ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Khuyến khích các địa phương tăng thêm nguồn đầu tư cho văn hóa. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa.

- Thực hiện các chương trình cho mục tiêu về văn hóa nhằm đầu tư có trọng điểm, giải quyết các vấn đề có tính cấp bách.

- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức đảng trong Bộ Văn hóa - Thông tin, các hội văn học, nghệ thuật (các ban cán sự, đảng đoàn). Xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các tổ chức này, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng.

Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới.

Củng cố, kiện toàn hệ thống các khoa, trường đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, các viện nghiên cứu cả về tổ chức, đội ngũ giảng

viên, chương trình, giáo trình. Tăng thêm điều kiện và phương tiện kỹ thuật giảng dạy, học tập. Tổ chức tốt đào tạo trên đại học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ văn hóa.

* Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa

Yêu cầu xây dựng và phát triển đát nước trong giai đoạn mới đòi hỏi Đảng ta phải tăng cường và nâng tầm lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa.

- Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.

- Thường xuyên chăm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ văn hóa; làm tốt công tác kết nạp đảng trong bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ ưu tú.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.

- Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức sáng tạo văn hóa - văn nghệ trong việc vận động, tổ chức quần chúng, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ văn hóa, làm chủ văn hóa.

- Đi sát, nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng. Hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc đối với ngành văn hóa trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy “ Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Phải đặt mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Văn hóa đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên, ở các bậc cha mẹ, ở các thầy cô giáo. Từ sự gương mẫu về mọi mặt của các tổ chức và từng cán bộ trong bộ máy đảng, nhà nước, đoàn thể mà phát huy vai trò lãnh đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Gương mẫu là một nội dung, một phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo của Đảng.

Quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Có chính sách trọng dụng người tài.

Làm tốt công tác kiểm tra của Đảng trong việc xem xét tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Để quán triệt và thực hiện tốt cỏc yờu cầu nờu trờn, các cấp ủy và tổ chức đảng nghiêm túc xem xét trách nhiệm lãnh đạo của mình, rút ra những bài học kinh nghiệm lãnh đạo văn hóa, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. Tiến hành sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong toàn Đảng và bộ máy nhà nước, trước hết là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý. Kết quả nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết phải được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành, trong việc phát huy vai trò gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa của cán bộ, đảng viên, viên chức nhà nước.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta, đòi hỏi ý chí cách mạng kiên định, trình độ trí tuệ và tính tự giác cao. Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương nêu cao vai trò gương mẫu của người cộng sản, động viên, tổ chức nhân dân thực

hiện thắng lợi Nghị quyết, làm theo lời Bác Hồ - muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa.

Toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu để Tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc dân tộc ta trong lịch sử và trong thế giới hiện đại.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện mới khẳng định vị trí, vai trò của văn hoá đời sống tinh thần bên cạnh nhiệm vụ chính trị và kinh tế là một quyết tâm lớn của Đảng, nhằm từng bước tăng cường củng cố nền tảng tinh thần của xã hội ta trước thách thức khôn lường của thời đại, mở ra một tương quan hợp lý giữa các nhân tố chính trị, văn hoá đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển. Mối quan tâm của Đảng với văn hoá thể hiện rõ trong chủ trương: Tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hoá Việt Nam đương đại, phát huy các giá trị tốt đệp của truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, bắt nhịp cùng sự phát triển của thời đại.

Kết luận hội nghị trung ương X (khoá IX) tiếp tục đặt lên đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh, chăm lo xây dựng con người Việt Nam.

Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về văn hoá, văn hoá tinh thần, tác giả đã làm rõ những đặc điểm kinh tế xã hội chi phối đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn Hà Nam, phân tích thực trạng những biểu hiện tích cực cũng như những hạn chế của nó trong sự vận động phát triển của xã hội. Từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trong việc phát huy bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần ở nông thôn Hà Nam. Toàn bộ các giải pháp ấy đều lấy điểm xuất phát là đổi mới nhận thức trong điều kiện mới.

Với phương pháp tiếp cận đó, luận văn đã trình bày một số giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực trong văn hoá, trong văn hoá tinh thần. Điều tâm đắc nhất của tác giả là đã luận chứng thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn Hà Nam - động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nếu được sử dụng nó là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nam trong thời kỳ đổi mới.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sĩ, có thể nội dung của đề tài chưa bao quát hết các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu nhưng tác giả luận văn đã cố gắng khái quát, đánh giá tổng thể những nét cơ bản về đời sống văn hoá tinh thần ở Hà Nam với tất cả những mặt tích cực và những hạn chế cùng nguyên nhân của nó để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn Hà Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề văn hoá là vấn đề vừa cũ vừa mới, vừa rộng lại vừa hẹp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, việc nghiên cứu những vấn đề

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện nay (Trang 68)