nông thôn Hà Nam
+ Về lĩnh vực chính trị tư tưởng
Những thành tựu đạt được trong đời sống văn hoá tinh thần của nông thôn Hà Nam về lĩnh vực chính trị tư tưởng là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, bên cạnh những kết quả trên vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục.
Về chất lượng đảng viên có những điểm đáng lo ngại. Trong bốn năm 2001 - 2005 đã thi hành kỷ luật 17 tổ chức Đảng có 1013 đảng viên bị xử lý kỷ luật khai trừ 109 đảng viên (do vi phạm chính sách, pháp luật: vi phạm phẩm chất, lối sống), trong đó có một số là cấp ủy viên cơ sở. Công tác kiểm tra năm 2002 cho thấy, trong số 70 tổ chức cơ sở Đảng được kiểm tra có 20% tổ chức có dấu hiệu vi phạm. Con số này nói lên những bất cập về trình độ nghiệp vụ, sự yếu kém về ý thức trách nhiệm, chất lượng hoạt động của một số tổ chức cơ sở Đảng, đòi hỏi mau chóng có các biện pháp tích cực để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, tạo nên sự ổn định vững chắc về chính trị - xã hội của tỉnh. Đây cũng là điều kiện quan trọng để tạo lập đời sống văn hoá trong sáng, lành mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa của nông thôn Hà Nam trong thời kỳ đổi mới...
+ Về lĩnh vực đạo đức - xã hội
Do đặc điểm của Hà Nam là tỉnh đồng bằng nằm sát thủ đô, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước, lại là tỉnh vệ tinh của Thủ đô do vậy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đã tạo nên mặt trái của nó tình hình đạo đức xã hội có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. 100% gái mại dâm là người tỉnh ngoài, huyện thị ngoài đến tỉnh hành nghề dưới nhiều hình thức trá hình: cà phê
vườn, cắt tóc, mát sa, nhân viên phục vụ nhà hàng, tiếp viên karaoke, quán cơm...
Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng mại dâm, ma túy trong tuổi vị thành niên ở học sinh, sinh viên vẫn tồn tại và ngày càng phức tạp. Đây là vấn đề hết sức nhức nhối đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu, sát sao để phòng ngừa, ngăn chặn để tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh
+ Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ
Những tồn đọng, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ cần tháo gỡ và tập trung giải quyết.
Ở lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo và trường học chưa thực sự coi trọng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mới chỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách con người. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được kịp thời uốn nắn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong học sinh, sinh viên: lang thang bụi đời, trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm v.v... Trật tự học đường ở một số trường chưa được đảm bảo, mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội lỏng lẻo, tạo điều kiện cho cáctệ nạn xã hội luồn lách, thâm nhập vào học đường. Năm 2002 toàn tỉnh đã phát hiện 20 đối tượng nghiện hút là học sinh, sinh viên thì đến năm 2005 con số này tăng lên đến hơn 100 em. Nhiều em đã cai nghiện trở lại tái nghiện.
Môi trường giáo dục ở một số nơi còn thiếu lành mạnh bởi hoạt động "thương mại hóa giáo dục" của một số thầy cô giáo. Việc mở lớp dạy chui ngoài giờ còn phổ biến ở các cấp học, trường học làm cho các giờ chính khóa bị coi nhẹ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung. Hoạt động lãnh đạo quản lý có khi còn buông lỏng dẫn đến hiện tượng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ở một vài trường học, cơ sở vật chất phục vụ học tập còn chưa được trang bị đầy đủ, điều kiện vệ sinh không đảm bảo: phòng học không đủ ánh sáng, bàn
ghế thiếu thốn, sân chơi nhiều rác rưởi, nhà vệ sinh thiếu sạch sẽ, môi trường không khí bị ô nhiễm,... làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây là những bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn, đặc biệt là ngành giáo dục của tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế: trình độ phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, kết quả đạt được còn nhỏ bé, chưa khai thác và phát huy thế mạnh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đội ngũ cán bộ khoa học còn mỏng, chất lượng chưa cao. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và chính sách đãi ngộ đối với những người làm công tác khoa học chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ đầu ngành và các chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực. Đáng lo ngại nhất là tình trạng hẫng hụt thế hệ kế cận trong những năm tới khi mà đội ngũ cán bộ khoa học lớp trước nghỉ hưu.
Do chưa có được sự quan tâm đúng mức và cơ chế chính sách hợp lý đối với việc đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học nên tình trạng "chảy máu chất xám" là hậu quả tất yếu mà tỉnh phải gánh chịu. Nhiều cán bộ khoa học sau khi được đào tạo không muốn trở về làm công tác khoa học tại quê hương. Số cán bộ khoa học hưu trí chưa được tận dụng, thu hút vào hoạt động xây dựng và phát triển tỉnh. Chưa tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa các bộ phận nghiên cứu trong các cơ quan và sự cộng tác trong đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học trên địa bàn Hà Nam.
Mặt khác, công tác quản lý còn lỏng lẻo, nghiệm thu công trình dự án có khi mang tính hình thức, thiếu khách quan dẫn đến việc một số chương trình dự án không có tính khả thi. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn ít ỏi. Thông tin khoa học không cập nhật, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học nghèo nàn, lạc hậu, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng... là những nguyên nhân gây nên tâm lý chán nản, thái độ bàng quan, thụ động trong nghiên cứu khoa học, đồng thời là lực cản đối với việc thu hút nguồn "chất xám" từ các tỉnh,
công nghệ vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa có được cái nhìn tổng thể để lựa chọn những chương trình dự án thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương. Có thể nói, tình hình phát triển khoa học - công nghệ trong những năm qua chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi của Hà Nam trong thời kỳ đổi mới, chưa tạo ra được lực đẩy quan trọng cho sự phát triển của tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
+ Về lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài những yếu tố tớch cực thỡ đời sống tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo ở Hà Nam đang có những dấu hiệu tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xó hội, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn, mất dần những giá trị truyền thống. Những biểu hiện tiêu cực đó là; Hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh. Đặc biệt một số kẻ xấu lợi dụng sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ người có công với nước... để tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm trục lợi riờng. Lợi dụng tụn giỏo tớn ngưỡng vào mục đích chính trị. Trong những năm qua Hà Nam đó tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm 3 vụ truyền đạo Tin Lành trỏi phộp tại xó Duy Minh (Duy Tiên) năm 1999, xó Nhật Tựu (Kim Bảng) năm 2000, xó Tràng An (Bỡnh Lục) năm 2001, tịch thu toàn bộ kinh sách băng video và tài liệu, xử phạt hành chính, cảnh cáo và trục xuất ra khỏi địa bàn. Năm 2002 Tổng Hội Thánh Tinh Lành miền Bắc ra thông báo thành lập chi hội thánh Tin Lành đời sống Tin Lành Đống Sờu (xó Liờm Tỳc - Thanh Liêm), không thông báo cho chính quyền, không đúng thủ tục hành chính, đó bị phỏt hiện và đấu tranh không công nhận hội Thánh này. Phát hiện và xử lý tà đạo Long Hoa Di Lạc (xó Liờm Phong - Thanh Liêm), tà đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại thôn Tỳ xó Duy Minh huyện Duy Tiờn, đưa đạo Phật khác đến chùa Quang Ấm (xó Lam Hạ - Thành Phố Phủ Lý) của Lờ Phỳ Băng, gây bất bỡnh trong nhõn dõn, giải toả đặt tượng Quan Thế Âm tại sườn núi Quèn Bồng (Ba Sao - Kim Bảng). Những hiện tượng tiêu cực trên đó xử lý và cần sớm xử lý
nhân dân ngày một tốt đẹp phù hợp những giá trị văn hóa của con người Việt Nam.
+ Về lĩnh vực thẩm mỹ
Cũng cần nhận thấy rằng, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực văn hóa thẩm mỹ của nông thôn Hà Nam, còn tồn tại những yếu kém cần nhanh chóng khắc phục. Do chưa có được nhận thức đầy đủ về thẩm mỹ, một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, chưa đủ khả năng đánh giá một cách chính xác các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống xã hội; từ thiếu sót trong nhận thức, quan điểm thẩm mỹ dẫn tới sai lầm trong hành động và trong các mối quan hệ xã hội. Những hành vi thô tục, càn quấy, bất chấp luật lệ, quy tắc xã hội, hiện tượng làm ẩu, làm dối... đang khá phổ biến. Đó là những cái xấu, cái phản thẩm mỹ, đi ngược lại sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, thể hiện một trình độ thẩm mỹ còn thấp.
Ở một số đơn vị, cơ sở, phong trào văn hóa mới chỉ có tác dụng về bề nổi của hoạt động, nhiều khi mang tính hình thức, chưa thực sự tạo ra được những xúc cảm thẩm mỹ cho nhân dân gây nên tình trạng tham gia vào phong trào như một nghĩa vụ, chưa khơi dậy được tình cảm và ý thức tự giác của người dân. Trình độ hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của địa phương còn rất mờ nhạt, nhất là đối với thanh thiếu niên học sinh, chưa trở thành động lực thôi thúc các hoạt động học tập, rèn luyện, sáng tạo, cống hiến cho quê hương.
Nếp sống hiện đại cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh của đời sống đã làm phai nhạt dần một số tập quán, lễ thức tốt đẹp của địa phương. Các chuẩn mực của nếp sống văn minh công nghiệp đang trong quá trình hình thành, chưa trở thành lối sống, nếp sống quen thuộc của nhân dân. Không ít những hủ tục lạc hậu còn tồn tại gây nên những tác động tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt của nhân dân như tư tưởng "trọng nam khinh nữ", mê tín dị đoan, những tập tục nặng nề trong ma chay, cưới xin... Đó cũng chính là điều kiện
thực dụng, tệ tham nhũng, lừa đảo, làm ăn phi pháp..., những "căn bệnh" của kinh tế thị trường không dễ bề chữa trị.
Bên cạnh nhu cầu về cái đẹp trong cuộc sống, nhu cầu về cái đẹp trong nghệ thuật cũng ngày càng được nâng lên, đòi hỏi sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, xây dựng môi trường thẩm mỹ mới ở nông thôn phải có những bước đi mạnh mẽ, vững vàng hơn. Sự thiếu vắng những tác phẩm có giá trị về đề tài chiến tranh, về sự nghiệp đổi mới đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra sôi động quanh ta là những bất cập, yếu kém của lĩnh vực hoạt động này. Điều đáng lo ngại là hiện nay đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng của Hà Nam thuộc lớp trước còn lại rất ít. Lớp văn nghệ sĩ trẻ chưa tự khẳng định mình bằng những tác phẩm tương xứng, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Một số cây bút chạy theo lợi nhuận, sáng tác nghệ thuật phục vụ thị hiếu tầm thường của số ít người trong xã hội, góp phần tiếp tay cho văn hóa phẩm độc hại ngoài luồng phá hoại nền tảng đạo đức xã hội.
Có thể nói, có rất nhiều nguyên nhân gây ra những tồn tại yếu kém trong các lĩnh vực kể trên, song tựu trung có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Do hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài, nhân dân Hà Nam cũng như các vùng miền khác của cả nước bước vào thời kỳ đổi mới với điểm xuất phát thấp: kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, đời sống vật chất của nhân dân hết sức khó khăn, đời sống tinh thần thiếu thốn. Trước đổi mới, một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: du lịch, giao thông, vị trí địa lý... do cơ sở vật chất thấp kém, đầu tư quá nhỏ bé nên không phát huy được thế mạnh. Thêm vào đó là những hủ tục lạc hậu, những nếp cảm, nếp nghĩ cổ hủ ăn sâu, bám chắc trong đầu óc người dân, cùng với những tàn dư của chủ nghĩa thực dân còn rơi rớt lại gây nên tình trạng tư duy trì trệ theo thói quen, chậm đổi mới, tư tưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vào cấp trên làm suy giảm tính năng động sáng tạo vốn là đặc tính căn bản của con người.
- Hà Nam là địa phương có nhiều cửa ngõ giao thông thủy bộ quan trọng đến các tỉnh trong nước nên chịu tác động thường xuyên việc giao lưu hợp tác kinh tế văn hoá. Hơn nữa, Hà Nam còn là tỉnh có các khu du lịch danh lam thắng cảnh, hàng năm đón hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan mang theo những tiến bộ, văn minh và cả những tiêu cực, phản văn hóa của lối sống bên ngoài, gây ảnh hưởng nguy hại đến một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên học sinh vốn rất nhạy cảm và dễ hấp thụ những cái mới lạ trong cuộc sống. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng của tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây, kéo theo tình trạng rất đáng lo ngại là hiện nay số người nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Hà Nam được đánh giá chiếm tỷ lệ cao trong toàn quốc. Tình trạng này biểu hiện nguy cơ tha hóa về đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng, làm ô nhiễm đời sống văn hoá của nhõn dõn Hà Nam.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và lãnh đạo các đơn vị địa phương chưa có sự quan tâm đầy đủ và chỉ đạo sâu sát đến hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Không ít cán bộ, đảng viên nhận thức về vai trò của môi trường văn hoá còn hạn chế, phiến diện, coi văn hóa chỉ là phương tiện đơn thuần đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân, dẫn đến coi nhẹ, thiếu quan tâm sâu sát, thậm chí buông lỏng, "thả nổi" hoạt động này, làm hạn chế thành quả của công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Một số cán bộ chuyên trách văn hóa coi hoạt động văn hóa chỉ là hoạt động phong trào, mang tính thời điểm, đứt đoạn nên trong công tác chỉ đạo thực hiện chưa chú ý xây dựng chương trình, kế hoạch lâu dài cho việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Chưa tạo ra được dòng chảy liên tục, thường xuyên để văn hóa "ăn sâu, bắt rễ" vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chưa làm cho văn hóa thấm sâu vào từng nếp cảm, nếp nghĩ, mỗi hành vi ứng xử của con người. Chính vì vậy mà những chuẩn mực văn hóa chưa trở thành nếp sống, lối sống tự nhiên, ổn định và bền vững trong đời sống