Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện nay (Trang 61)

Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. Hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương muốn đạt được hiệu quả cần có sự huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân trên địa bàn. Về vấn đề này, văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) của Đảng đã đề ra quan điểm chỉ đạo: "Văn hóa, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước".

Để làm tốt nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở nông thôn Hà Nam hiện nay, mọi tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi...) một mặt phải tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động cụ thể, mặt khác phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng tự giác, tích cực tham gia vào các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" để từng bước hòa nhập vào hoạt động xây dựng đời sống văn hoá trên qui mô toàn thành phố. Một số các phong trào hoạt động thiết thực như: đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng phường xã, khối phố văn hóa, thôn văn hóa, xây dựng công sở văn hóa... cần được tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên để trở thành những lối sống, nếp sống tiến bộ, văn minh, hiện đại.

Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, kinh phí bao cấp không còn, ngân sách sự nghiệp hạn hẹp, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá của tỉnh hiện nay sẽ không thực hiện được nếu thiếu đi một sự đổi mới trong lãnh đạo và quản lý văn hóa, đó là thực hiện "xã hội hóa các hoạt động văn hóa". Xã hội hóa chính là bước chuyển tiếp và là đỉnh cao của phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã được thực hiện trong hoạt động văn hóa lâu nay, có tác dụng quan trọng tạo ra sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực cả phương thức hoạt động, cả nội dung, hình thức và chất lượng của đời sống văn hoá. Thực chất, đó là việc các hoạt động văn hóa ở cơ sở chủ yếu do dân tự đảm nhiệm. Bằng các nguồn kinh phí tự đóng góp, nhân dân sẽ tự tổ chức các hoạt

tầng (điện - đường - trường - trạm), xây dựng nhà văn hóa xã, thôn v.v... Nhà nước chỉ quản lý các hoạt động này bằng cách hỗ trợ lập chương trình, kế hoạch, hướng dẫn, điều chỉnh sao cho nhân dân thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra, phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán và tuân thủ những qui định của pháp luật. Cho nên cũng có thể nói, xã hội hóa văn hóa chính là "dân chủ hóa đời sống văn hóa". Đây là vấn đề có giá trị thiết thực và cấp bách trong tổ chức hoạt động văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hoá nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Hiện nay, do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ và xây dựng đời sống văn hoá, hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở một số đơn vị, cơ quan nhiều khi mang tính hình thức, áp đặt, không gắn với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, do đó không khơi động được phong trào. Để khắc phục tình trạng này, mỗi cơ quan, đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, vận động cán bộ, quần chúng, đồng thời phải chấn chỉnh tổ chức, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong đơn vị hướng vào nhiệm vụ chung là xây dựng ở đơn vị một môi trường lành mạnh, phong phú, tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị, góp phần xây dựng đời sống văn hoá của thành phố. Cụ thể là, phải chủ động xây dựng và tích cực triển khai các phong trào hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với yêu cầu của đơn vị mình như: thực hiện nghiêm túc nội quy của đơn vị, giữ trật tự vệ sinh nơi công sở, xây dựng tác phong làm việc khoa học, xây dựng mối quan hệ trong sáng lành mạnh, đoàn kết gắn bó giữa các tổ chức và cá nhân trong đơn vị, giao tiếp ứng xử văn minh, lịch thiệp... Trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động cần có các hình thức tuyên truyền vận động hướng về nội dung xây dựng đời sống văn hoá của nông thôn, xây dựng và củng cố ý thức tham gia đóng góp vào lợi ích chung của cộng đồng. Mặt khác, cũng cần có sự liên hệ phối hợp với hoạt động của các đơn vị khác, tổ chức khác, tạo ra hoạt động đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện nay (Trang 61)