1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh

82 180 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 586 KB

Nội dung

Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh

Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, khi xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành tất yếu khách quan thì hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp trong từng quốc gia nói riêng là vấn đề mấu chốt để đưa nền kinh tế quốc gia đó hội nhập với nền kinh tế thế giới.Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn,nhanh chóng hơn.Hãy thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức TTQT thì sẽ như thế nào?Hẳn là không kinh doanh được.Sự phát triển của hoạt động TTQT gắn liền với sự phát triển của hoạt động XNK của một quốc gia.Mà ngày nay,hoạt động XNK không nghừng phát triển vì vậy nghiệp vụ TTQTcác NHTM cũng không nghừng phát triển. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế một cách trôi chảy thì hoạt động thanh toán đóng vai trò quan trọng. Ngày nay, các ngân hàng thương mại đã tiến hành cung cấp cho các khách hàng của mình dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế. Thông qua việc cung cấp các hoạt động thanh toán quốc tế với chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thương mại có thể khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, tăng thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế và có thể phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, em thấy cùng với sự phát triển của đất nước và hệ thống các NHTM thì ngân hàng công thương Bắc Ninh cũng đã không Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp ngừng phát triển đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Mặc dù hoạt động thanh toán tại ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh vẫn còn có những hạn chế. Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ là lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh là hết sức cần thiết, nó không những góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đó là những lý do để em lựa chọn đề tàiPhát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: Khoá luận tập trung giải quyết một số vấn đề sau: -Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động TTQT nói chung và các phương thức TTQT nói riêng tại các NHTM. -Phân tích thực trạng việc phát triển các phương thức TTQT tại ngân hàng công thương Băc Ninh,từ đó nêu nên sự thay đổi các phương thức thanh toán trong thời gian sắp tới. -Đưa ra một số giải pháp để giúp chi nhánh phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK phù hợp với hoạt động của chi nhánh. 3.Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh. 4.Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2009. Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 5.Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng để trình bày các nội dung nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Ngoài ra,bài viết còn sử dụg một số phương pháp cụ thể như:khảo sát,thống kê,so sánh,phân tích-tổng hợp,diễn dịch-quy nạp…để xử lý số liệu.Bên cạnh đó,các bảng biểu, đồ thị cũng được sử dụng nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Bố cục của khóa luận ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm có ba chương: Chương I: Lý luận cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế phục vụ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng việc sử dụng và phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Chương III: Một số giải pháp phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại công thương Bắc Ninh. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên khoá luận của em còn có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, các Cô để nội dung được hoàn chỉnh và phong phú hơn. Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ PHỤC VỤ XNK TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ. 1.1.1.Khái niệm. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế hai lĩnh vực này giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thươngphục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực, đó là : Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán các hoạt động không mang tính thương mại. Đồng tiền được sử dụng trong TTQT thông thường là ngoại tệ mạnh, được tự do chuyển đổi như đola Mỹ,bảng Anh.Hiện nay,phần lớn việc chi trả Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp trong TTQT được thực hiện qua mạng SWIFT hoặc thông qua nhờ thu giữa các ngân hàng,tỷ lệ chi trả bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng không đáng kể. 1.1.2. Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế. Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Hoạt động thương mại bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu . Đó chính là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.Thông qua hoạt động này sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các nước.Vì vậy,xác định đúng vai trò của xuất nhập khẩu(XNK) hàng hoá có vai trò quan trọng hàng đầu để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất của đất nước. Vai trò cơ bản của hoạt động XNK đó là : * Xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,cần có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc ,thiết bị,công nghệ hiện đại.Nguồn vốn ngoại tệ cơ bản được lấy từ các nguồn:xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,vay vốn,viện trợ,thu từ hoạt động du lịch,các dịch vụ có thu ngoại tệ,xuất khẩu lao động .Trong đó,xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,thúc đẩy sản xuất phát triển.Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất,kinh doanh ở những nghành liên quan khác.Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển.Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn nhờ nguồn ngoại tệ mà nó thu được và các mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra. Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa và đó là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. *Nhập khẩu hàng hoá. Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất,từ đó tạo ra sự ổn định về cung cầu trong nước, ổn định kinh tế. Nhập khẩu giúp cung cấp máy móc,thiết bị,nguyên liệu đầu vào…để phục vụ cho sản xuât trong nước. Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đổi mới công nghệ, tạo điều kiện để thuận lợi cho sản xuất. Tóm lại,xuất nhập khẩu là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi nước.Thế nên,thúc đẩy hoạt động XNK phát triển cũng chính là làm cho nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.1.3.Sự cần thiết của thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp XNK thì TTQT thực sự cần thiết và có vai trò hết sức to lớn.Hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc rât nhiều vào chất lượng của hoạt động thanh toán. Hoạt động TTQT tài trợ vốn cho doanh nghiệp XK sản xuất hàng hoá để XK và giúp cho nhà NK thanh toán tiền hàng hoặc sử dụng bảo lãnh nhận hàng,giúp doanh nghiệp có thể nhận hàng sớm mà chưa phải trả tiền. Mặt khác hoạt động TTQT giúp cho cho doanh nghiệp phòng tránh rủi ro khi XK như không thu được tiền hàng hoá,hay thu được tiền hàng sớm. Đồng thời với nhà NK thì TTQT cũng hạn chế đựoc những rủi ro về hàng hoá như số lượng,chất lượng hàng hoá .thông qua các hoạt động kiểm tra chứng từ ,tư vấn Tóm lại,hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động thanh toán.Làm tốt hoạt động TTQT sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận như mong muốn,tạo lòng tin và hình ảnh đẹp với khách hàng nước ngoài,củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn.Thông qua việc TTQT với nước ngoài,các doanh nghiệp XNK sẽ đặt ra được các kế hoạch kinh doanh phù hợp,có biện pháp đề phòng rủi ro, đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.TTQT phát triển còn góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hoá,giúp quá trình trao đổi hành hoá được trôi chảy.Và sự tham gia của ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán là rất cần thiết,tạo điều kiện cho quá trình TTQT được tiến hành thuận lợi,nhanh chóng,an toàn,kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động ngoại thương. 1.2.CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.2.1.Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance/ Transfer ). 1.2.1.1.Khái niệm . Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp Là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Chuyển tiền là phương thức đơn giản, trong đó, người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, do đó, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương chuyển tiền thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. Có hai hình thức chuyển tiền là: - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán (Banhk Draft) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho ngân hàng trả tiền. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng telex hay mạng swift. Hình thức chuyển tiền bằng điện nhanh, nên có lợi cho nhà xuất khẩu, nhưng chi phí lại cao hơn hình thức chuyển tiền bằng thư. 1.2.1.2.Các bên tham gia gồm: + Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter) thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối . Người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài; Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp + Người thụ hưởng (Beneficiary) là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối . do người chuyển tiền chỉ định; + Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền; + Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng và thườngngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền. 1.2.1.3.Quy trình thanh toán chuyển tiền. - Các bước tiến hành Bước 1 (bước này chỉ xuất hiện trong nghiệp vụ chuyển tiền ngoại thương): Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn . cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hoá), nếu quyết định trả tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình. Bước 3: Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hoặc T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng. Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 9 Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) Người thụ hưởng (Benneficiary) Người chuyển tiền (Remitter) (4) (2)(3)(5) (1) Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bước 5: Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi. 1.2.1.4.Ưu nhược điểm của nghiệp vụ chuyển tiền: *Ưu điểm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản,nhanh chóng đốii với tất cả các bên tham gia.Nhà XK sẽ không phải lập các bộ chứng từ phức tạp.Nhà NK thì không bị ràng buộc việc nhận hàng với bộ chứng từ .Còn đối với ngân hàng thì nghiệp vụ thanh toán sẽ đơn giản hơn nhiều,không bị ràng buộc trách nhiệm gì đối với thanh toán.Các bên sẽ đơn giản hoá trong các khâu thanh toán ,giảm các khâu giấy tờ phức tạp,việc thanh toán diễn ra nhanh hơn,thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế.Phương thức thanh toán chuyển tiền chủ yếu được thực hiện dựa trên niềm tin vào đối tác.Vì vậy khi phương thức thanh toán này được sử dụng nhiều chứng tỏ uy tín của các doanh nghiệp tăng cao (cả uy tín thương mại và uy tín thanh toán ). *Nhược điểm:Tuy đây là phương thức thanh toán rất đơn giản nhưng nó lại chứa ẩn nhiều rủi ro nhất .Ngân hàng tham gia vào phương thức này chỉ với vai trò là trung gian,không có nghĩa vụ gì đối với nhà NK và XK,việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua.Mà người mua thì luôn muốn trì hoãn việc thanh toán,chiếm dụng vốn.Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa,kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán,do đó,làm cho quyền lợi của người bán không được đản bảo.Nếu trong trường hợp người mua sẵn sàng trả tiền nhưng do điều kiện về tình hình tài chính,phá sản…thì người bán sẽ bị mất tiền mà không có nguồn thanh toán nào khác. Đây là một phương thức có lợi hơn cho người mua nhưng lại bất lợi cho người bán. 1.2.2.Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of Payment ). 1.2.2.1.Khái niệm. Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình Nguyễn Vĩnh Hiệu-LTCĐ4B 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình thanh toán quốc tế PGS.Tiến Sỹ Nguyễn Văn Tiến,nhà xuất bản thống kê,năm 2008 Khác
2.Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,NXB Thống kê,năm 2007 Khác
7.Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng Khác
8.Quy trình thanh toán XNK theo các phương thức thanh toán tại NHCT Bắc Ninh Khác
9.UCP 600 và ISBP 681 10.Các trang wed:-gso.gov.vn -saga.vn -sbv.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tỡnh hỡnh huy động vốn của ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.1. Tỡnh hỡnh huy động vốn của ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh (Trang 33)
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Bắc Ninh (Trang 33)
Bảng 2.2. Tỡnh hỡnh sử dụng vốn theo thời gian tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.2. Tỡnh hỡnh sử dụng vốn theo thời gian tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh (Trang 35)
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn theo thời gian tại ngân hàng công  thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn theo thời gian tại ngân hàng công thương Bắc Ninh (Trang 35)
BẢNG 2.3:Tỡnh hỡnh thanh toỏn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ thời kỳ 2007-2009. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
BẢNG 2.3 Tỡnh hỡnh thanh toỏn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ thời kỳ 2007-2009 (Trang 36)
BẢNG 2.3:Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ thời kỳ  2007-2009. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
BẢNG 2.3 Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ thời kỳ 2007-2009 (Trang 36)
Bảng 2.6: Doanh số thanh toỏn theo phương thức nhờ thu. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.6 Doanh số thanh toỏn theo phương thức nhờ thu (Trang 43)
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.6 Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu (Trang 43)
Bảng 2.7. Tỡnh hỡnh thanh toỏn L/C nhập khẩu tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.7. Tỡnh hỡnh thanh toỏn L/C nhập khẩu tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh (Trang 50)
Bảng 2.7. Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng  công thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.7. Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng công thương Bắc Ninh (Trang 50)
Bảng 2.8: Tỡnh hỡnh thanh toỏn L/C xuất khẩu tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.8 Tỡnh hỡnh thanh toỏn L/C xuất khẩu tại ngõn hàng cụng thương Bắc Ninh (Trang 51)
Bảng 2.8: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng  công thương Bắc Ninh. - Phát triển các phương thức TTQT phục vụ XNK tại ngân hàng công thương Bắc Ninh
Bảng 2.8 Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng công thương Bắc Ninh (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w