1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

69 599 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngân hàng thương mại là một hệ thống tài chính quan trọng nhất của nền kinhtế Hoạt động chính của các ngân hàng thương mại là huy động vốn và cho vay Lợinhuận của ngân hàng thu được chủ yếu nhờ vào hoạt động cho vay vì vậy yêu cầuđặt ra đối với các ngân hàng là phải thận trọng trong công tác cho vay để có thể thuhồi vốn và lãi

Thẩm định dự án và đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án trước khi raquyết định cấp vốn chính là cơ sở đảm bảo an toàn của hoạt động cho vay theo dựán của ngân hàng Đặc biệt đối với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Cầu Giấy có nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật xin vay vốn, cácdự án này thường vay số vốn lớn vì vậy cũng là một nguồn lợi nhuận cao cho ngânhàng, nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính đối với ngân hàng,

em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Bài viết gồm 2 chương:

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Chương II: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Do còn có những hạn chế về thời gian thực tế tại chi nhánh ngân hàng nên bàiviết của em còn nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của cô để bài viết của emthêm hoàn chỉnh

Em xin chân thành cảm ơn cô!!!

Trang 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT

TẠI NGÂN HÀNG BIDV CẦU GIẤY

I Khái quát về ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy

1 Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng BIDV Cầu Giấy

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàngKiến thiết Việt Nam, được thành lập năm 1957 để thực hiện nhiệm vụ nhận vốn từngân sách nhà nước cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Hiện nay, BIDV làmột trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam, cung cấpnhiều dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thànhphần kinh tế Việt Nam

Ngày 27/5/1957, Chi nhánh Kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàngKiến thiết Việt Nam được thành lập, nhiệm vụ chính là nhận vốn đầu tư ngân sáchnhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.Ngày 31/10/1963, chi điểm 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội(tiền thân của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy hiện nay) được thành lập

Ngày 24/06/1981, ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đổi tên thành ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam Chi điểm 2 đổi tên thành Chi nhánh ngân hàng Đầu

tư và Xây dựng Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Hà Nội trong hệ thống ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam

Ngày 14/11/1990, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thànhngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Theo đó, chi nhánh cấp 2, chi nhánhngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Giấy đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Cầu Giấy

Ngày 16/9/2004, chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy đượcnâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 thông qua quyết định 0254/QĐ-HĐQT của chủtịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh BIDVCầu Giấy hình thành trên cơ sở chi nhánh cấp 2_ ngân hàng Đầu tư và Phát triểnkhu vực Từ Liêm trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội sau

43 năm hoạt động Và ngay sau khi nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1, ngân hàngĐầu tư và Phát triển Trung ương đã đặt sự quan tâm và giúp đỡ toàn diện tới những

Trang 3

hoạt động tại đây và chi nhánh được giao những nhiệm vụ, mục tiêu, định hướngphát triển cụ thể cho thời kì mới, giúp quá trình phát triển của chi nhánh được xúctiến nhanh chóng hơn.

1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ của chi nhánh

Các phòng ban chi nhánh BIDV Cầu Giấy được tổ chức thành 3 khối trực tiếpkinh doanh bao gồm các phòng sau:

 Các phòng quan hệ khách hàng (QHKH1, QHKH2)

 Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

 Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân

 Phòng tài chính kế toán

 Phòng kế hoạch tổng hợp

 Phòng tổ chức hành chính

 Phòng tiền tệ kho quỹ

 Phòng thanh toán quốc tế

 Phòng quản trị tín dụng

 Phòng quản lí rủi ro

 Phòng điện toán

 Các phòng giao dịch, điểm giao dịch

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy

Trang 4

Trong đó: phòng QHKH 1,2 có nhiệm vụ nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng;

phòng quản trị tín dụng có chức năng thẩm định các dự án vay vốn; phòng quản lírủi ro có chức năng tái thẩm định các dự án vay vốn ngân hàng

1.2.2 Nhiệm vụ của từng phòng ban

Trang 5

 Phòng quan hệ khách hàng:

Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng DN (tham mưu, đề xuấtchính sách, kế hoạch phát triển khách hàng), trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, chịutrách nhiệm thiết lập, duy trì phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và quảng básản phẩm của ngân hàng

Công tác tín dụng với khách hàng doanh nghiệp: trực tiếp đề xuất hạn mức,giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lí tình hình hoạt động củakhách hàng, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghịmiễn giảm lãi, đề xuất miễn giảm lãi, tuân thủ giới hạn mức tín dụng với kháchhàng và theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng chịu trách nhiệm đầy đủ vềhoạt động tín dụng…

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:

Trực tiếp thực hiện hiệm vụ giao dịch với khách hàng doanh nghiệp (từ khâutiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ khách hàng hướng dẫn thủ tục giao, mởtài khoản, thanh toán, chuyển tiền,…) Tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngânhàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuấthướng cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

Trực tiếp thực hiện xử lí, tác nghiệp và hạch toán với khách hàng DN, với cácdịch vụ khác Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phátsinh theo quy định của nhà nước và của BIDV; phát hiện xử lí kịp thời các giao dịchcó dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tínhchính xác, đúng đắn của các giao dịch

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân

Trực tiếp quản lí tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân tiếp thị giớithiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, quản lítài khoản, thông tin khách hàng, giải ngân vốn vay, thu thập ý kiến phản hồi để đềxuất cải tiến không ngừng làm hài lòng khách hàng; phát hiện, báo cáo và xử lí kịpthời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp, chịu tráchnhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao dịch…

Phòng tài chính kế toán và điện toán

Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh Cónhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toántổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lí tìa sản, vốn, quỹ của chi nhánh,thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của chi

Trang 6

nhánh bao gồm các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm theo quy trình luân chuyểnvà kiểm soát chứng từ, thực hiện việc lưu trữ, bảo mật các chứng từ, sổ sách kếtoán Đồng thời quản lí tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sảncủa chi nhánh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giátình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinhdoanh của ban lãnh đạo chi nhánh Trực tiếp thực hiện đúng thẩm quyền quy định,quy trình công nghệ cao Triển khai chương trình phần mềm tín dụng, lưu trữ, bảomật phục hồi dữ liệu…

Các điểm giao dịch

Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, mở và quản lí tài khoản tiềngửi, tiền vay của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam vàcủa các cá nhân dưới dạng các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm có kì hạn và không kìhạn, cả nội, ngoại tệ và các loại tiền gửi khác, phát hành các chứng chỉ tiền gửi như:kì phiếu, trái phiếu…

Phòng kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ

- Công tác kế hoạch tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ cho công tác kếhoạch tổng hợp, tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh

Tổ chức kiểm tra kế hoạch kinh doanh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinhdoanh, giúp giám đốc quản lí đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh

- Công tác nguồn vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, trựctiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, giới thiệu và bán sản phẩm, cung cấpthông tin thị trường, giá vốn, thu thập thông tin và báo cáo rủi ro, quản lí hệ số antoàn trong kinh doanh Lập báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành

- Thực hiện nhiệm vụ khác: công tác pháp chế- chế độ, làm nhiệm vụ thư kícho ban giám đốc, làm thành viên của một số hội đồng theo quy định…

Phòng tổ chức hành chính

- Công tác tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và hướngdẫn cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm, quyền lợi củangười sử dụng và cả người lao động Tham gia ý kiến về trách nhiệm, quyền lợi củangười sử dụng và cả người lao động tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạnglưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phốisản phẩm và hoàn tất thủ tục mở các điểm giao dịch, phòng giao dịch, chi nhánhmới Đồng thời quản lí, sắp xếp, theo dõi, bảo mật hồ sơ, lí lịch của cán bộ nhânviên trong chi nhánh, quản lí thông tin và lập các báo cáo liên quan đến nghiệp vụ

Trang 7

của phòng theo quy định và quản lí chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộnhân viên.

- Công tác văn phong: công tác hành chính sự quản trị (thực hiện công tác vănthư theo đúng quy định, quản lí con dấu, văn thư, in án, lưu trữ, bảo mật…) Vàthực hiện công tác hậu cần cho chi nhánh như (lễ tân, vân tải, quản lí phương tiện,tài sản…) phục vụ cho hoạt động kinh doanh Đồng thời đảm bảo điều kiện vật chất,đảm bảo an ninh cho hoạt động chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn laođộng cho cán bộ công nhân viên

Phòng thanh toán quốc tế

Thực hiện các giao dịch đối với khách hàng, đúng quy trình tài trợ thương mạivà hạch toán kế toán những nhiệm vụ liên quan Thực hiện trên cơ sở hạn mức chovay, bảo lãnh đã được phê duyệt, thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứngtheo đề nghị của ngân hàng nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế.Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đốingoại của chi nhánh Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm bảo antoàn trên vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng của các giao dịch kinh doanh đốingoại Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhucầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là dịch vụ liên quan đến đối ngoại,hợp đồng thương mại quốc tế

Phòng quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lí tín dụng, quản lí rủi ro tíndụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và chịu trách nhiệm về việcthiết lập, vận hành hệ thống quản lí rủi ro và an toàn pháp lí trong hoạt động tíndụng của chi nhánh Đồng thời quản lí thông tin (thu thập, xử lí, lưu trữ, bảo mật,cung cấp) về quản lí tín dụng và lập các loại báo cáo tín dụng, quản lí tín dụng theoquy định

Phòng quản lí rủi ro

Thực hiện công tác quản lí tín dụng (quản lí giám sát rủi ro, giám sát việc phânloại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, thực hiện xử lí nợ xấu…) Thực hiện công tácquản lí rủi ro tín dụng (tham mưu, đề xuất những biện pháp quản lí rủi ro, phối hợpphòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lí các khoản nợ có vấn đề, chịu tráchnhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, kiểm tra giám sát hệ thống quản lí rủi ro…)

Trang 8

Công tác quản lí rủi ro tác nghiệp Công tác phòng chống rửa tiền Công tác quản líhệ thống ISO Công tác quản lí rủi ro nội bộ.

1.3 Bộ máy quản lí điều hành chi nhánh

Ban giám đốc ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy bao gồm 3 người:

- Giám đốc: Đỗ Thị Khanh Nhiệm vụ: chỉ đạo, điều hành công tác chung toànchi nhánh, trực tiếp chỉ đạo công tác cán bộ, công tác tiền lương toàn đơn vị, trựctiếp chỉ đạo ban thu hồi nợ khó đòi…

- Phó giám đốc: Nguyễn Bình Minh Nhiệm vụ: chỉ đạo công tác kế toán giaodịch, tiền tệ kho quỹ, xây dựng cơ bản

- Phó giám đốc: Đỗ Sỹ Tiến Nhiệm vụ: chỉ đạo công tác thông tin điện toán,công tác hành chính quản trị…

Chi nhánh có tổng số cán bộ công nhân viên là 121 người, trong đó 33 nhânviên quản lí, 61 chuyên viên, 26 bộ phận phụ trợ Hầu hết các cán bộ công nhânviên của chi nhánh đều có trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, số cán bộ cótrình độ đại học và cao đẳng chiếm 90% trên tổng số cán bộ công nhân viên của đơnvị và con số này được dự báo sẽ tăng lên trong năm tới theo nhu cầu đổi mới vàphát triển của chi nhánh Đội ngũ cán bộ trong chi nhánh tương đối trẻ nên rất năngđộng, nhạy bén và nhiệt tình trong công việc

1.4 Ngành nghề kinh doanh

a Huy động vốn

Đó là các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tínphiếu kho bạc và các giấy tờ khác để huy động vốn; vay vốn của các cá nhân, tổchức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của ngân hàng BIDV và các hình thứchuy động vốn khác

b Hoạt động tín dụng

Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờcó giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quyđịnh của ngân hàng BIDV

c Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước, thựchiện dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ,thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng

d Các hoạt động khác

Trang 9

Đó là các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thựchiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng VNĐ và ngoại tệ, kinh doanh ngoạihối và vàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiềntệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá…

1.5 Sản phẩm và dịch vụ cung cấp

- Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, tín phiếu khobạc)

- Dịch vụ tài khoản

- Dịch vụ cho vay (ngắn, trung và dài hạn)

- Dịch vụ bảo lãnh

- Dịch vụ chiết khấu chứng từ

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

- Dịch vụ chuyển tiền

- Dịch vụ thẻ

- Dịch vụ mua bán ngoại tệ

- Dịch vụ bao thanh toán

- Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận kinh doanh

2 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Cầu Giấy

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng và tổng hợp nhất để đánh giá quátrình hoạt động của một doanh nghiệp Khoản mục về thu nhập, chi phí trên báo cáotài chính là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh

Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Đơn vị: triệu đồng

Trang 10

a) Thu từ lãi 89988 87,14 131807 86,01 154341 83,62b) Thu ngoài lãi 13279 12,86 21428 13,99 30239 16,38c) Thu NV bảo lãnh 2105 2,04 4036 2,63 7941 4,30

d) Thu KD ngoại tệ 361 0,35 1051 0,686 1765 0,95

e) Thu DV thanh toán 9036 8,75 11020 7,2 13396 7,26

f) Thu từ DV ngân quỹ 826 0,79 2045 1,34 2237 1,21

3 Chênh lệch thu- chi 44641 59302 64239

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Qua bảng trên ta nhận thấy chênh lệch thu- chi (chênh lệch thu- chi sau khi trừ

đi dự phòng rủi ro ta được lợi nhuận trước thuế) liên tục tăng nhanh qua các năm

Cụ thể là năm 2007 là 44641 tỉ đồng, đến năm 2008 là 59302 tỉ đồng và đặc biệt lànăm 2009 là 64239 tỉ đồng Với năm 2008 là một năm đầy biến động đối với nềnkinh tế nước ta, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà bảnthân các ngân hàng cũng phải gánh chịu các rất nhiều hậu quả từ lạm phát gia tăng,lãi suất tăng mạnh, nguồn huy động vốn biến động, khó khăn… Tuy nhiên, vượttrên những khó khăn đó chi nhánh BIDV Cầu Giấy vẫn hoạt động vững mạnh, sinhlời lớn trong năm đầy biến động và khó khăn như năm 2008

2.2 Công tác huy động vốn

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của một ngânhàng Bởi sự phát triển lớn mạnh và thuận lợi của nghiệp vụ huy động vốn là cơ sởvững chắc, là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy sự lớn mạnh không ngừng của nguồnvốn huy động của chi nhánh Nguồn vốn huy động tăng trưởng với tốc độ cao, đápứng được khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn

Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế năm 2008 của nước ta mà nghiệp vụ huy độngvốn của chi nhánh gặp không ít khó khăn, điều này không chỉ xảy ra riêng đối vớimột ngân hàng hay một chi nhánh nào Nhưng với vai trò là một trong những ngânhàng nhà nước lớn nhất Việt Nam, BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Cầu Giấynói riêng đã có những hoạt động đi tiên phong, cùng với các ngân hàng lớn khác tạonên làn song hành động định hướng thị trường, kìm hãm dần sự căng thẳng trongcuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng

Trang 11

Khi giai đoạn khó khăn nhất của các ngân hàng chưa qua, lãi suất còn cao,BIDV giảm lãi suất với tuyên bố của vị chủ tịch: “chúng tôi làm trước hết là vìkhách hàng của mình và để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ”

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng trong năm 2008, nhờ sự nhạy bénthích ứng thị trường cùng với việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ đúngđắn mà nguồn vốn huy động năm 2008 của chi nhánh không bị sụt giảm và vẫn đápứng được cho hoạt động bình thường của chi nhánh Và năm 2009, khi nền kinh tếđã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất thì BIDV Cầu Giấy đã huy động đượcnguồn vốn lớn để phục vụ nhu cầu khách hàng

Bảng 2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Đơn vị: triệu đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền %Tổng nguồn vốn huy động 2875910 100 3291526 100 3425561 100

1 Phân theo đối tượng khách hàng

a) Tiền gửi doanh nghiệp 232096 8,07 402296 12,22 539722 15,76b) Tiền gửi dân cư 2643814 91,93 2889230 87,78 2885839 84,24

2 Phân theo thời gian

a) Tiền gửi không kì hạn 126035 4,38 309237 9,39 347958 10,16b) Tiền gửi có kì hạn 2749875 95,62 2982289 90,61 3077603 89,84

3 Phân theo đơn vị tiền tệ

a) Tiền gửi VND 1952932 67,91 2236899 67,96 2693307 78,62b) Tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi 922978 32,09 1054627 32,04 732254 21,38

( nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Theo bảng 2 ta thấy, nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng nhanh qua cácnăm Đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động là 3291,526 tỷ đồng, tăngkhoảng 416 tỷ đồng (tăng 14,45%) so với 31/12/2007, đến ngày 31/12/2009 tổngnguồn vốn huy động là 3425,561 tỷ đồng

Qua bảng 2 ta cũng biết được cơ cấu nguồn vốn theo các cách phân chia khác nhau:

- Theo đối tượng khách hàng thì ta thấy được nguồn vốn huy động của chinhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi của dân cư chiếm tới trên 80% tổng nguồn vốn huyđộng, tuy nhiên con số này đang có xu hướng giảm dần, còn lại là tiền gửi của cácdoanh nghiệp

Trang 12

- Theo thời gian thì nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kìhạn chiếm gần 90% tổng nguồn vốn huy động, còn lại là nguồn tiền gửi không kì hạn.

- Theo đơn vị tiền tệ, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu bằng đồngViệt Nam chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động, còn lại là ngoại tệ quy đổi

2.3 Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lí nợ xấu

Cho vay là nghiệp vụ truyền thống và đống vai trò quan trọng nhất bên cácnghiệp vụ tài sản có của ngân hàng Nghiệp vụ cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu,lớn nhất cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nguồn lực nhiều nhất cả vềnhân lực, chi phí… và rủi ro cũng là lớn nhất Do vậy, chi nhánh BIDV Cầu Giấyrất coi trọng đến nghiệp vụ cho vay và dành cho nghiệp vụ cho vay những nguồnlực thích đáng

Trang 13

a) Quốc doanh 647089 55 703372 43 753848 40,5b) Ngoài quốc doanh 529437 45 932377 57 1107505 59,5

3 Theo đơn vị tiền tệ

(nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Nhìn vào bảng 3 ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh cho vay qua các năm,đặc biệt là năm 2008 Tính đến 31/12/2008 tổng dư nợ cho vay là 1635,749 tỷ đồng,tăng 39,03% so với năm 2007, đây là tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng và đến31/12/2009 tổng dư nợ cho vay là 1861,353 tỷ đồng, tăng 13,79% so với năm 2008

Cơ cấu cho vay được điều chỉnh theo hướng tích cực thể hiện ở chỗ:

- Tỉ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng từ 45% năm 2007 đến 57%năm 2008

- Tỉ trọng dư nợ có TSBĐ tăng từ 44,4% năm 2007 lên 53,7% năm 2008 vàlên 60% năm 2009 Để có được kết quả này, chi nhánh đã tích cực điều chỉnh cơcấu dư nợ có TSBĐ, rà soát đánh giá lại tài sản cầm cố, thế chấp Đảm bảo tínhthanh khoản và sát với giá thị trường

- Tỉ trọng dư nợ bằng ngoại tệ tăng từ 8% năm 2007 lên 20% năm 2008 vàlên 26% năm 2009, góp phần tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sửdụng vốn theo loại tiền

- Thu nợ là một trong những vấn đề khó khăn của ngân hàng Tỉ lệ nợ quáhạn của chi nhánh giảm từ 0,8% năm 2007 xuống còn 0,7% năm 2008 và năm 2009

Trang 14

- Chi nhánh thực hiện triệt để cơ cấu lại khách hàng tín dụng, hạn chế dần và

đi đến chấm dứt với khách hàng xếp loại E, F Mở rộng quan hệ với khách hàngmới hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanhdịch vụ và kinh doanh xuất nhạp khẩu, có tiềm lực tài chính mạnh được xếp loạiA*, A, B Trong năm 2008 số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánhtăng 46 khách hàng, tỉ trọng khách hàng được xếp loại E, F giảm 19 đơn vị năm

2007 xuống còn 4 đơn vị trong năm 2008

2.4 Các hoạt động thu phí dịch vụ

Bảng 4 Kết quả các hoạt động dịch vụ khác

Đơn vị: triệu đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền %Tổng thu nhập 103267 100 153235 100 184580 100

Tổng thu dịch vụ 12328 11,94 18152 11,84 25339 13,73

b) Thu KD ngoại tệ 361 0,35 1051 0,686 1765 0,95

c) Thu từ DV thanh toán 9036 8,75 11020 7,2 13396 7,26

d) Thu từ DV ngân quĩ 826 0,79 2045 1,34 2237 1,21

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng thu từ các hoạt động dịch vụ tăng từ 103,267

tỷ đồng năm 2007 lên 153,235 tỷ đồng năm 2008 và năm 2009 là 184, 580 tỷ đồng.Tuy nhiên tỉ trọng của các hoạt động dịch vụ so với tổng thu nhập của ngân hàngvẫn còn thấp

 Hoạt động bảo lãnh

Trong nhiều năm qua, chi nhánh đã mở rộng và tăng cường nghiệp vụ bảo lãnhđặc biệt là bảo lãnh trong nước được chú trọng

Thu từ hoạt động bảo lãnh tăng qua các năm, năm 2007 là 2,105 tỷ đồng, đặcbiệt năm 2008 tăng mạnh lên 4,036 tỷ đồng và đến năm 2009 là 7,941 tỷ đồng

Hoạt động bảo lãnh đã đem lại cho chi nhánh một nguồn thu đáng kể và nó đangngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Trang 15

Hoạt động này không phát triển bằng các hoạt động khác và nó chủ yếu tậptrung phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng tại chi nhánh Hoạt động kinhdoanh ngoại tệ thông qua sự cho phép của cấp trên chi nhánh thực hiện việc muakhông hạn chế nhưng không bán ra cho khách hàng.

Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà chi nhánh đã đa dạng hóa các nghiệp vụ ngânhàng nhằm tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro, giúp đáp ứng các nhu cầu của kháchhàng thuận lợi, nhanh chóng không chỉ bằng nội tệ mà cả ngoại tệ Nhu cầu đa dạngcủa khách hàng ngày càng được ngân hàng thỏa mãn tốt hơn Điều đó giúp chinhánh giữ được khách hàng có mối quan hệ truyền thống với mình và thu hút thêmđược những khách hàng mới Chi nhánh đã từng bước đa dạng hóa các hình thức muabán ngoại tệ như kì hạn, hối đoái (VD: như mua bán các ngoại tệ mạnh EU, USD,DEM, GBP…) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy còn chiếm rất nhỏ trong tổngthu nhưng nó cũng có sự tăng trưởng qua các năm, và đó là một dấu hiệu tốt

 Hoạt động thanh toán

Trong những năm gần đây, công tác thanh toán qua ngân hàng đã được cảithiện rất nhiều Khoa học công nghệ càng phát triển thì nhu cầu thanh toán ngàycàng cao và càng có nhiều thuận lợi hơn, giải quyết được khối lượng thanh toán lớnmà mất ít thời gian hơn song vẫn bảo đảm chất lượng thanh toán Hoạt động thanhtoán bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế

Bảng 5 Tình hình thanh toán chuyển tiền trong nước

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền 31/12/2007 % Số tiền 31/12/2008 % Số tiên 31/12/2009 %

TT không dùng tiền mặt 42697031 83,82 64957057 89,1 86904325 93,12

TT dùng tiền mặt 8237758 16,18 7946487 10,9 6417334 6,88

( nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Năm 2007 công tác thanh toán của BIDV Cầu Giấy phát triển thêm một bướcmới thông qua chương trình hiện đại hóa ngân hàng Cụ thể, doanh số thanh toántrong nước không dùng tiển mặt trong năm 2007 là 42697031 triệu đồng, tươngđương với 83,82% tổng giá trị thanh toán, chỉ có 6,7% là thanh toán dùng tiền mặt.Năm 2008 đạt 64957057 triệu đồng tương đương với 81,9% tổng giá trị thanh toán,

Trang 16

còn năm 2009 là 86904325 triệu đồng Nhìn tổng thể ta có thể thấy rằng, thanh toánkhông dùng tiền mặt không những tăng lên về quy mô mà tỉ trọng cũng tăng lên: tỉtrọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên trong khi đó thanh toán dùng tiềnmặt đang ngày càng giảm xuống.

Bảng 6 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu 31/12/2007Số tiền Số tiền31/12/2008%/2007 Số tiền31/12/2009%/2008

Tổng cộng 42050 51380 122,18 71142 138,46

( nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy)

Trong năm 2007 doanh số thanh toán quốc tế là 41090 USD, năm 2008 là

50249 USD, tăng 22,29% so với năm 2007, con số này cũng được nâng cao trongnăm 2009, doanh số thanh toán quốc tế là 69347 USD, tăng 38% so với năm 2008,đây là một con số khá ấn tượng và là thành công lớn của chi nhánh

3 Tình hình đầu tư của ngân hàng BIDV Cầu Giấy

3.1 Đầu tư cho tài sản cố định

Quy mô mở rộng đáp ứng nhu cầu hoạt động theo mô hình hiện đại hóa, thựchiện sửa chữa cải tạo các phòng làm việc tại trụ sở và 5 quỹ tiết kiệm được chuyểnthành điểm giao dịch

Bảo đảm đáp ứng đầy đủ công cụ phương tiện lao động trang cấp cho cácphòng ban làm việc

Đầu tư quản lí tốt đội xe phục vụ nhu cầu hoạt động của chi nhánh

3.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Những năm gần đây nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tếdiễn ra trên toàn thế giới, các ngân hàng đều bị ảnh hưởng xấu, chi nhánh đã đặcbiệt chú trọng đến đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đối phó vớinhững biến động của nền kinh tế và nâng cao sự phát triển lâu dài của chi nhánh.Chi nhánh BIDV Cầu Giấy có 121 lao động năm 2009 Trong năm 2009, chinhánh thực hiện bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại các chức danh từ tổ trưởng trở lên 20

Trang 17

cán bộ, tuyển dụng 12 lao động mới, tiếp nhận 3 lao động, làm thủ tục chuyển côngtác 5 cán bộ, chấm dứt hợp đồng lao động 3 người Lập tờ khai xin cấp bảo hiểmcho 11 người, tổ chức thi cán bộ giỏi toàn chi nhánh, tham mưu cử 156 lượt cán bộtham gia tập huấn nghiệp vụ Thực hiện đúng chế độ bảo hiểm cho cán bộ côngnhân viên toàn chi nhánh Song song với việc gia tăng số lượng lao động, chi nhánhđảm bảo cho việc tăng cường chất lượng lao động Hàng năm, chi nhánh đã tuyểndụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoạingữ tốt để đáp ứng yêu cầu hội nhập khi Việt Nam trở thành thành viên chính thứccủa tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảosát trong và ngoài nước Vì vậy, đội ngũ cán bộ của chi nhánh có tuổi đời bình quântrẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thịtrường tương đối toàn diện, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mangtính hội nhập cao.

3.3 Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới.

Công nghệ thông tin của chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạtđộng, tham gia phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chấtlượng sản phẩm hiện có

Bảo đảm các chương trình phần mềm hoạt động tốt, không để xảy ra các trụctrặc, cập nhật nhanh chóng các sửa đổi bổ sung cho các công văn chỉ đạo, cài đặt,triển khai mở rộng các chương trình theo yêu cầu các phòng ban

Vận hành và đảm bảo hoạt động tốt hệ thống máy ATM của chi nhánh

Nâng cấp tất cả các đường truyền từ các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm về trụsở chi nhánh và từ chi nhánh về ngân hàng BIDV VN giúp các giao dịch thực hiệnnhanh hơn

Thực hiện tốt công tác sao lưu và lưu trữ dữ liệu đầy đủ đúng quy định củangân hàng BIDV VN

3.4 Đầu tư chứng khoán

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy không tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoánmà chủ yếu tham gia hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cho vay các dự án

3.5 Đầu tư góp vốn liên doanh

Chi nhánh BIDV Cầu Giấy chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ việc trả lãi của cácdự án, các cơ sở kinh doanh khi vay vốn của ngân hàng, chi nhánh không tham giaviệc góp vốn với doanh nghiệp hay cá nhân nào

Trang 18

II Vài nét về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

1 Tình hình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Với việc tăng cường tìm kiếm, mở rộng quan hệ với khách hàng, đồngthời không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định trước khi chovay nên hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng đạt được kết quả khá tốt

Bảng 7 Số dự án thẩm định của ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Số dự án thẩm định (dự án) 40 54 73 87

Số tiền cho vay (tỉ đồng) 514 723 912 1156

Tỉ lệ nợ quá hạn ( %) 0,18% 0,28% 0,16% 0,25%

( nguồn: phòng thẩm định ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cầu Giấy)

Qua bảng số liệu ta thấy số khách hàng xin vay vốn đầu tư của ngân hàng khôngngừng tăng lên Với mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soátchất lượng, đảm bảo an toàn, chi nhánh luôn đặt chất lượng lên hàng đầu Bởivậy, sau quá trình thẩm định chỉ những dự án đạt các yêu cầu mới được quyết địnhcho vay Quá trình quyết định cho vay dự án đầu tư luôn đảm bảo các quy trìnhnghiệp vụ, luôn đảm bảo sự hoạt động song song giữa cán bộ phòng tín dụng vàphòng thẩm định Đồng thời với việc cơ cấu lại khách hàng tín dụng, hạn chế dần và

đi đến chấm dứt quan hệ với khách hàng loại E,F, mở rộng quan hệ với khách hàngcó tiềm lực tài chính mạnh, ngân hàng đã tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ tíndụng, cán bộ thẩm định, tạo môi trường làm việc năng động, hiện đại, vì vậy chấtlượng thẩm định ngày càng hoàn thiện Có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàngthấp hơn nhiều so với chỉ tiêu quy định (5%) Qua đó, có thể thấy các giải pháp hiệuquả của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng thẩm định: hoàn thiện kiến thứcchuyên môn cho cán bộ thẩm định, củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, do đó,đã đưa ra những quyết định chính xác trong quá trình thẩm định, cho vay những dựán tiềm năng

Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác thẩm định ở ngân hàng vẫn tồn tại nhiều khókhăn Đó là đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, các cán bộ còn trẻ vì vậy mặc dùkiến thức có nhưng kinh nghiệm làm việc chưa có, vẫn gặp nhiều lung túng trong

Trang 19

quá trình làm việc Vì vậy, vẫn có những dự án được thẩm định cho vay nhưng hoạtđộng không hiệu quả, thiếu khả năng thanh toán như nhà máy Quy chế, công tyThiết kế và chuyển giao công nghệ, Trung tâm tư vấn và xây dựng, Xí nghiệp lắpmáy điện và nội thất…

1 Quy trình thẩm định dự án

Quy trình thẩm định của chi nhánh BIDV Cầu Giấy trải qua 7 bước:

Bước 1: Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng

yêu cầu họ cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định vềkhoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiếncủa trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước pháp luật,sau đó chuyển cho phòng thẩm định

Bước 2: Nhận được báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ do

phòng tín dụng chuyển sang, phòng thẩm định rà soát lại, nếu thấy đủ thì kí nhận hồ

sơ, nếu thiếu thì đề nghị bổ sung

Bước 3: Trưởng phòng thẩm định vào hồ sơ theo dõi và phân công cán bộ

thẩm định phụ trách công việc chịu trách nhiệm thẩm định, hoàn tất hồ sơ về mónvay đó

Bước 4: Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo

thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định (cho vay hay không cho vay)và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về các ý kiến đó Nếu cho vaythì phải đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung liên quan đến mónvay, nếu không cho vay phải nêu rõ lí do vì sao không cho vay

Bước 5: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác

của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáothẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật

Bước 6: Sau khi báo cáo thẩm định được giám đốc hoặc phó giám đốc phân

công của chi nhánh phê duyệt, phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm địnhcho phòng tín dụng để hoàn tất các thủ tục còn lại, trình lãnh đạo nơi trực tiếp chovay quyết định như: hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, các thông báo cóliên quan…

Bước 7: Lưu hồ sơ về món vay, vào sổ theo dõi về món vay.

Quy trình thẩm định của ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau

Trang 20

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Việt Nam

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa đạt yêu cầu Chưa rõ

Đạt

Đạt

Phòng QHKH1,2 Cán bộ phòng tín dụng Trưởng phòng quản lí rủi ro

Đưa yêu cầu, giao hồ

Lập báo cáo thẩm định

Kiểm tra, kiểm soát

Nhận lại hồ sơ và kết

quả thẩm định

Lưu hồ sơ, tài liệu

Trang 21

2 Nội dung thẩm định chung

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra xem xét bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Hồ sơ về khách hàng vay vốn

+ Hồ sơ chứng minh năng lực pháp lí, năng lực hành vi dân sự của kháchhàng

+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàngvà người bảo lãnh (nếu có)

- Hồ sơ về dự án vay vốn

- Hồ sơ về bảo đảm nợ vay

Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn:

Các nội dung chính phải thẩm định, đánh giá gồm:

- Năng lực pháp lí của khách hàng

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động

- Quản trị điều hành

- Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng

- Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng

Thẩm định dự án đầu tư

Các nội dung chính phải thẩm định bao gồm:

 Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án

- Mục tiêu đầu tư của dự án

- Sự cần thiết đầu tư dự án

- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm vàdịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm

- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chíkhác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dựphòng phí, vốn cố định và vốn lưu động)

- Dự kiến tiến độ triển khai dự án

 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật

- Địa điểm xây dựng

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công nghệ, thiết bị

Trang 22

- Quy mô, giải pháp xây dựng

- Môi trường, phòng cháy chữa cháy

 Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án

- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm

- Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào (nếu có)

- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, tỷ giá trong trườnghợp phải nhập khẩu

 Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lí thực hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, đánhgiá sự hiểu biết, kinh nghiệm khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành côngnghệ, thiết bị mới của dự án

- Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị,công nghệ…

- Khả năng ứng xử của khách hàng như thế nào khi thị trường dự kiến bị mất

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏivề tay nghề, trình độ kĩ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhânlực của dự án

 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án

- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án

- Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm

- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn:

- Tổng vốn đầu tư dự án

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

- Nguồn vốn đầu tư

 Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án: trên

cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập cácbảng tính toán hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay Các bảng tính cơ bản yêu cầubắt buộc phải thiết lập hoàn chỉnh kèm theo báo cáo thẩm định gồm: báo cáo kết

Trang 23

quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ) ; dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thờigian trả nợ.

Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro:

Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trình thựchiện đầu tư và sau khi đưa dự án vào hoạt động; đưa ra biện pháp phòng ngừa, giảmthiểu theo các loại rủi ro thường hay xảy ra:

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất

- Rủi ro về cung cấp

- Rủi ro môi trường và xã hội

- Rủi ro kĩ thuật và vận hành

- Rủi ro kinh tế vĩ mô

- Rủi ro cơ chế chính sách

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán

3 Phương pháp thẩm định dự án

Các phương pháp thẩm định dự án được ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy

sử dụng bao gồm:

a Phương pháp thẩm định theo trình tự

Việc thẩm định dự án được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kếtluận trước làm tiền đề cho kết luận sau Trước tiên là thẩm định tổng quát, xem xétkhái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, đánh giá chung nhất tính đầy đủ,phù hợp, hợp lí của dự án như: hồ sơ, tư cách pháp lí của chủ đầu tư Thẩm địnhtổng quát cho thấy được quy mô, tầm quan trọng của dự án Tiếp theo cần phải thẩmđịnh chi tiết các dự án đầu tư, tiến hành thẩm định tỉ mỉ từng nội dung của dự ánnhư thị trường, kĩ thuật, tổ chức quản lí, tài chính, kinh tế xã hội của dự án Từ đó,cán bộ thẩm định đưa ra các ý kiến đánh giá đồng ý hay cần sửa đổi hay bác bỏhoàn toàn dự án

b Phương pháp dự báo

Cán bộ thẩn định tiến hành thu thập các thông tin từ các phương tiện thông tinđại chúng để tìm hiểu khả năng tiêu thụ, khả năng biến động giá cả đầu vào, đầu racủa sản phẩm… từ đó đưa ra những phân tích, dự báo về sản phẩm của dự án

c Phương pháp phân tích độ nhạy

Tức là dự kiến một vài nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính dự án, sauđó tùy từng trường hợp cụ thể mà cho các yếu tố này thay đổi theo những mức khác

Trang 24

nhau Trên cơ sở đó tính toán lại các chỉ tiêu tài chính, nếu dự án vẫn đảm bảo tínhhiệu quả tức là có thể được chấp nhận.

d Phương pháp so sánh, đối chiếu

Các chỉ tiêu cơ bản của dự án được dự án được tập hợp và tiến hành so sánhvới các chỉ tiêu kinh tế- kĩ thuật của các dự án tương tự đã được ngân hàng thẩmđịnh Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là: chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư, suấtđầu tư, các định mức tiêu hao năng lượng, chi phí quản lí, tiền lương… Ngoài racác chỉ tiêu còn được so sánh với các định mức kinh tế - kĩ thuật do các cơ quanquản lí Nhà nước ban hành (định mức sản xuất, mức tính khấu hao, thuế thu nhậpdoanh nghiệp, đơn giá xây dựng…), các số liệu này thường có độ tin cậy cao

e Phương pháp tỉ số

Để thẩm định tài chính dự án phải tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.Phương pháp tỉ số là phương pháp sử dụng các tỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêunày so với chỉ tiêu khác Về nguyên tắc, phương pháp này cần xác định được cácngưỡng của các tỉ số tham chiếu Khi phân tích phải phân tích theo thời gian (sosánh kì này với kì trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính củadoanh nghiệp

Trong các phương pháp phân tích trên thì phương pháp phân tích sử dụng cáctỉ số là phương pháp có tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng ngày càng được bổsung và hoàn thiện Hiện nay việc áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật tin học chophép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỉ số.Phương pháp này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu vàphân tích một cách hệ thống hàng loạt tỉ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theotừng giai đoạn Tuy nhiên, đối với từng loại dự án cụ thể cần áp dụng nhữngphương pháp khác nhau sao cho việc thẩm định dự án được đảm bảo chính xác, antoàn, tránh được rủi ro cho ngân hàng, ví dụ đối với những dự án đầu tư sản xuấtkinh doanh cần áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo,nhưng đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật thì cần áp dụng phươngpháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được các chỉtiêu của dự án có đáp ứng được quy định đặt ra không

III Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

1 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Trang 25

Lượng vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của dự án xây lắp rất lớn, đòi hỏi phảicó khối lượng vốn lớn trong khi nguồn tự có của các chủ dự án là có hạn vì vậy,bên cạnh nguồn vốn tự có và vốn huy động từ các chủ đầu tư khác và còn tiến hànhvay vốn ngân hàng Ngân hàng căn cứ trên các thông tin về dự án để xác định mứccho vay hợp lí với từng dự án cụ thể Khối lượng vốn ngân hàng tài trợ cho dự ánđược xác định theo nguyên tắc:

Số tiền cho vay = ∑VĐT – vốn tự có- vốn huy động từ nguồn khác

Thời hạn cho vay của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật thường dài,rủi ro lớn nên lãi suất thường cao Cho vay theo dự án đem lại cho ngân hàng khoảnthu nhập khá cao, tuy nhiên việc tài trợ cho các dự án này luôn chứa nhiều rủi rodẫn đến khả năng ngân hàng bị mất vốn vì thời gian cho vay dài, các dự án có thờigian hoàn vốn khá lâu Do vậy, trước khi ra quyết định cho vay đối với các dự ánđòi hỏi ngân hàng phải tiến hành đánh giá, phân tích chính xác về tính khả thi cũngnhư hiệu quả tài chính mà dự án đem lại nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả vốn củacác doanh nghiệp và thu lãi Chính vì vậy, công tác thẩm định ở ngân hàng cầnđược hoàn thiện, nâng cao hơn

2 Tình hình thẩm định các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại

ngân hàng BIDV Cầu Giấy

Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật là một thị trường tiềm năng đối với các ngân hàng vì các dự án này cần nguồn vốn lớn, tạo ra thu nhập lớn cho ngân hàng, tuy nhiên chính vì các dự án này cần vốn lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên cũng có không ít rủi ro Vì vậy, ngân hàng BIDV Cầu Giấy đã tăng cường thu hút các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật, bên cạnh đó cũng hoàn thiện dầncông tác thẩm định các dự án này để đảm bảo mức độ rủi ro thấp nhất, an toàn đối với nguồn vốn ngân hàng cho vay

Bảng 8: Số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật thẩm định tại ngân hàng

BIDV Cầu Giấy

Số dự án thẩm định (dự án) 12 16 21 22

Số tiền cho vay (tỉ đồng) 213 342 512 747

Nợ quá hạn (tỉ đồng) 0,54 1,2 0,8 1,56

Tỉ lệ nợ quá hạn ( %) 0,25% 0,35% 0,16% 0,21%

(nguồn: phòng thẩm định ngân hàng BIDV Cầu Giấy)

Trang 26

Qua bảng trên có thể thấy số dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật khôngngừng tăng lên qua các năm, ngân hàng chỉ cho vay những dự án đã được thẩm định kĩcàng và đảm bảo được yêu cầu trả nợ đúng hạn Tuy nhiên, vì vẫn có rủi ro nên có mộtsố dự án chưa trả nợ đúng hạn nhưng con số đó là rất thấp (năm 2006 là 0,25%; năm

2008 là 0,16%), chấp nhận được vì chưa vượt quá chỉ tiêu quy định (5%)

3 Phương pháp thẩm định tài chính các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật

Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có những đặc trưng riêng vì vậy khithẩm định cần có những phương pháp thích hợp để công tác thẩm định được chínhxác nhất Các dự án này đòi hỏi kĩ thuật rất chính xác, vốn đầu tư lớn và thời gianđầu tư thường kéo dài nên cần sử dụng các phương pháp thẩm định theo trình tự và

phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Cán bộ thẩm định sử dụng phương

pháp thẩm định theo trình tự để thẩm định tổng quát các mặt thị trường, kĩ thuật, tàichính của dự án để xem xét sự cần thiết phải đầu tư dự án đó và tính khả thi của dựán Sau đó, khi dự án được chấp nhận thì cần thẩm định kĩ hơn về các phương diệnchi tiết hơn, đặc biệt là về phương diện tài chính của dự án Để thẩm định chính xáccác mặt kĩ thuật và tài chính cán bộ thẩm định cần áp dụng phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu Tổng hợp các kết quả đã thẩm định để đưa ra quyết định cócho vay hay không

4 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật

Việc thẩm định tài chính được thực hiện như sau:

Một là: đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: tính toán chiphí ban đầu, chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải tríchhàng năm, nợ phải trả

Hai là: đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu racủa dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán

Ba là: đánh giá khả năng cung cấp, nguyên vật liệu đầu vào cùng với đặc tínhcủa dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sảnxuất trực tiếp

Bốn là: căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, củacác doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm

Năm là: các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án đểxác định phần trách nhiệm của chủ dự án với ngân sách

Trang 27

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được cácbảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả vàkhả năng trả nợ vốn vay Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dựán, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm:

 Nhóm chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR, ROE (đối với nhữngdự án có vốn tự có tham gia)

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trảvốn vay, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khácnhư: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mớicông nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập đến tùy theo từng dự án cụ thể Cácchỉ tiêu tài chính được tính cụ thể như sau:

CF0 : vốn đầu tư ban đầu

NCFt : dòng tiền ròng thu được tại năm thứ t của dự án, chạy từ năm thứ 1 đếnnăm thứ n

n: số năm thực hiện dự án

k: lãi suất chiết khấu của dự án

Tiêu chí lựa chọn dự án: dự án có NPV >0 sẽ được lựa chọn Trong trường hợpcó nhiều dự án cùng có NPV >0 thì lựa chọn dự án có NPV lớn hơn

Ý nghĩa của NPV: phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư tại thời điểm hiệntại nếu dự án đi vào hoạt động Phương pháp NPV thường được sử dụng phổ biếnnhất trong việc thẩm định tài chính dự án

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR là một trường hợp của lãi suất chiết khấu mà tại đóNPV= 0

Hay ta có:

n NCF t

Trang 28

∑ - CF 0 = 0

t=1 (1+IRR)t

Cách xác định: cách phổ biến nhất trong xác định IRR là dung phương pháp nộisuy Theo đó, người ta sẽ chọn hai tỉ lệ lãi suất K1 và K2 tương ứng là hai giá trịNPV1 và NPV2 sao cho có một giá trị âm và một giá trị dương Khi đó, tỉ suất hoànvốn nội bộ được xác định:

Ý nghĩa của IRR: với giả định là dòng tiền tái đầu tư của các năm có cùng lãisuất chiết khấu thì IRR phản ánh tỉ suất hoàn vốn của dự án

ROE

ROE= lợi nhuận sau thuế/ vốn tự có

DSCR: chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án

DSCR= (lợi nhuận sau thuế + khấu hao + lãi vay trung, dài hạn)/ (nợ gốc trung,dài hạn phải trả + lãi vay trung, dài hạn)

Thời gian hoàn vốn T

Là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoảnlợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm

T= tổng số vốn đầu tư/ (lợi nhuận thu được hàng năm + khấu hao cơ bản dùngđể trả nợ hàng năm)

Dự án chỉ được chấp nhận khi thời gian hoàn vốn của dự án nhỏ hơn hoặc bằngsố năm hoạt động của dự án

5 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng BIDV Cầu Giấy: “ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kĩ thuật- khu công nghiệp Đại An”

5.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Tên khách hàng: công ty Cổ phần Đại An ( Đại An JOINT STOCK CO.)

 Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần

Trang 29

 Trụ sở giao dịch: 45A- Giang Văn Minh- Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội.

 Giấy phép đăng kí kinh doanh số CN 0103000687 do sở kế hoạch đầu tưthành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/2001 và đăng kí thay đổi lần 2 ngày27/11/2002, đăng kí thay đổi lần 3 ngày 05/12/2003

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

 Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà

 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cấp thoátnước, san lấp mặt bằng

 Kinh doanh hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, hàng nông, lâm,thủy sản, vật tư thiết bị ngành nước

 Xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp

Đại diện theo pháp luật: bà Trương Tú Phương chủ tịch HĐQT kiêm tổnggiám đốc công ty cổ phần Đại An

Số CMND 023505836 do công an thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 23/06/1997

5.2 Giới thiệu về dự án

Mục tiêu đầu tư của dự án: đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật KCN Đại An

Tổng vốn đầu tư: 274.962.000.000 đ trong đó:

Vốn tự có và coi như tự có: 98.725.000.000 đ

Vốn ứng trước của các chủ đầu tư: 96.237.000.000 đ

Vốn xin vay ngân hàng: 80.000.000.000 đ

Địa điểm đầu tư: xã Tứ Minh- T.P Hải Dương, xã Lai Cách- huyện CẩmGiàng- Hải Dương

Quy mô đầu tư: 170 Ha Giai đoạn 1: 71,8 Ha; giai đoạn 2: 98,2 Ha

5.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

5.3.1 Kiểm tra hồ sơ xin vay vốn

 Hồ sơ đã có:

Hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp vay vốn

 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, đăng kí thuế, điều lệ công ty

 Báo cáo về khả năng tài chính của công ty

 Quyết định bổ nhiệm giám đốc: bà Trương Tú Phương, trình độ: kĩ sư xâydựng

 Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ngày 01/04/2003: bà Hoàng Kim Trang,trình độ: cử nhân kinh tế

Trang 30

 Biên bản góp vốn: ngày 27/11/2002, bảng tổng kết tình hình góp vốn đếnngày 31/05/2004.

 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng ngày15/04/2004

Hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Căn cứ vào công văn số 317/ CP-CN ngày 21/03/2003 của Thủ tướng chínhphủ về việc cho phép thành lập khu công nghiệp Đại An

 Căn cứ vào quyết định số 739/ QĐ-UB ngày 24/03/2003 của UBND tỉnh HảiDương về việc cho phép thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinhdoanh hạ tầng kĩ thuật KCN Đại An

 Căn cứ vào quyết định số 06/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của UBND tỉnh HảiDương về việc cho công ty Đại An thuê đất

 Hợp đồng thuê đất số 327/HĐ-TĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường HảiDương với công ty cổ phần Đại An

 Giấy chứng nhận QSD đất số X509362 do UBND tỉnh Hải Dương cấp ngày06/11/2003, diện tích 71,8 Ha

 Hợp đồng thuê lại đất của công ty với các đối tác (có báo cáo tình hình cáccông ty thuê lại đất đính kèm) đã được công ty Đại An tổng hợp thành Bảng tổnghợp tình hình thuê đất

Nhận xét, đánh giá về hồ sơ

Hồ sơ pháp lí: đầy đủ, hợp lệ.

Mới chỉ có báo cáo về khả năng tài chính, chưa có báo cáo tài chính: do công ty mới thành lập.

Hồ sơ dự án: công ty cần bổ sung tài liệu đánh giá tác động của môi trường, PCCC của các công ty chức năng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo.

Như vậy, dự án đầu tư trên do Công ty cổ phần Đại An làm chủ đầu tư, về cơ bản là một dự án có đầy đủ cơ sở pháp lí, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương.

5.3.2 Thẩm định khách hàng vay vốn

 Năng lực pháp lí của khách hàng vay vốn:

Trang 31

Đăng kí kinh doanh: số CN 0103000687 do sở kế hoạch đầu tư thành phố HàNội cấp ngày 12/12/2001 và đăng kí thay đổi lần 2 ngày 27/11/2002, đăng kí thayđổi lần 3 ngày 05/12/2003.

Điều lệ: được hội nghị toàn thể thành viên công ty thông qua ngày10/12/2001 gồm 4 chương 27 điều có đủ chữ kí của các thành viên công ty và sửađổi lần 3 ngày 05/12/2003

Quyết định bổ nhiệm giám đốc tại biên bản hội nghị toàn thể thành viên công

ty ngày 18/12/2001: bà Trương Tú Phương, trình độ kĩ sư xây dựng

Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ngày 01/04/2003: bà Hoàng Kim Trang,trình độ cử nhân kinh tế

Biên bản góp vốn: ngày 27/11/2002, bảng tổng kết tình hình góp vốn đếnngày 31/05/2004

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông: về việc vay vốn ngân hàng ngày15/04/2004

Năng lực quản lí của ban lãnh đạo: ban lãnh đạo đều là những người đã tốtnghiệp đại học có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn xây dựng,thiết kế cũng như trong quản lí nhiều năm

Quan hệ của công ty với các tổ chức tín dụng: doanh nghiệp có quan hệ tíndụng với ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cầu Giấy

 Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn:

Bảng 9: Bảng cân đối kế toán của công ty Đại An

Trang 32

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Đến T5/ 2004

1 Nguồn vốn chủ sở hữu 3.999.040 25.573.313 26.273.313

2 Nợ phải trả 2.272.747 32.825.634 46.528.485Trong đó: * nợ ngắn hạn

- nợ các tổ chức tín dụng 700.000 12.480.000 10.000.000

- nợ phải trả người bán 1.219.141 18.987.374 30.304.054

* Nợ dài hạn

Tổng cộng nguồn vốn 6.271.787 58.398.947 72.801.798

3 Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 2.276.415 40.366.356 46.433.748

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 8.000.000 10.000.000

- Chi phí xây dựng dở dang 647.709 29.743.108 33.324.076

- Chi phí trả trước dài hạn 1.078.776 1.748.001 2.316.029

4 TS lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.995.372 18.032.591 26.368.050

- phải thu của khách hàng 554.478 7.199.358 14.117.448

- giá trị vật tư hàng hóa 100.500 9.760.221 9.787.703

- thuế GTGT được khấu trừ 57.629 692.974 852.265

- tài sản lưu động khác 7.500 -25.070 173.714

Đơn vị: ngàn đồng (nguồn: phòng thẩm định ngân hàng BIDV Cầu Giấy)

Bảng 10: Bảng các hệ số tài chínhChỉ tiêu

31/12/2003 31/05/2004

Tỷ suất tự tài trợ= nguồn vốn CSH/ tổng nguồn vốn 43,80% 36%

Hệ số thanh toán ngắn hạn= TS lưu động/ Nợ ngắn hạn 0,55 0,57

Hệ số thanh toán nhanh= (tiền+ nợ phải thu)/ nợ ngắn hạn 0,23 0,34

(nguồn: báo cáo thẩm định của phòng thẩm định ngân hàng Đầu tư và Phát triển

chi nhánh Cầu Giấy)

Trang 33

Hệ số thanh toán nhanh, ngắn hạn cho thấy công ty chưa đảm bảo chi trả kịp thời những khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng tự tài trợ về vốn của doanh nghiệp là có thể chấp nhận được.

Đánh giá về khả năng tài chính: là một doanh nghiệp mới thành lập tháng 12 năm 2001 với tính chất đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Mặt khác doanh nghiệp đang trong thời gian đầu tư xây dựng dở dang (đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp) nên doanh thu còn chưa nhiều

Tính đến thời điểm 31/05/2004, vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của công

ty đã tăng lên 14.402.851.000đ so với 31/12/2003 và tăng 66.530.011.000đ so với 31/12/2002, chứng tỏ công ty đang có sự mở rộng quy mô hoạt động của mình (đầu

tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật KCN Đại An).

Mặc dù có các hệ số tài chính chưa đảm bảo cho việc thanh toán những khoản

nợ ngắn hạn nhưng các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, hàng tồn kho các khoản phải thu, các khoản phải trả người bán, sự mở rộng quy mô hoạt động là điều kiện để công ty tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (tính đến 31/12/2003)Là một công ty mới được thành lập từ cuối năm 2001 nhưng cuối năm 2002đơn vị mới đi vào hoạt động chính thức Mặt khác tính chất đặc thù là một doanhnghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh bất độngsản do vậy chu kì kinh doanh kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt là những năm đầumới thành lập công ty có thể bị lỗ do các dự án đang triển khai doanh thu mang lạichưa nhiều

Năm 2003: công ty đã thực hiện một số dự án lớn như: dự án đầu tư và kinhdoanh hạ tầng KCN Đại An, dự án kinh doanh nhà tại 62 Trường Chinh, Hà Nội…Nhưng chưa hoàn thành nên chưa mang lại doanh thu và thu nhập cho công ty Dovậy kết quả sản xuất kinh doanh đến 31/12/2003 của công ty là chưa có lãi Tuynhiên sang năm 2004 với tình hình thực tế là việc triển khai kinh doanh cơ sở hạtầng khu công nghiệp Đại An đang có những thuận lợi thì việc mang lại doanh thucao cho công ty trong tương lai sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty có thể trang trảicác khoản chi phí, trả nợ tiền vay ngân hàng và có tích lũy

Đánh giá, nhận xét, kết luận

Công ty cổ phần Đại An có đủ năng lực pháp lí theo quy định của pháp luật, thành viên ban lãnh đạo là những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong

Trang 34

lĩnh vực xây dựng Tuy nhiên do công ty mới thành lập, chưa có báo cáo kết quả kinh doanh nên cần cung cấp cho ngân hàng báo cáo kết quả kinh doanh của các

cổ đông góp vốn hoặc phải có cam kết bảo lãnh của các cổ đông góp vốn.

5.3.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư “Đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp Đại An”

5.3.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn

vốn.

a) Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án và tiến độ bỏ vốn

Thẩm định tổng vốn đầu tư:

Các hạng mục đầu tư tại khu công nghiệp bao gồm:

 Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng

 Chi phí chuẩn bị đầu tư

+ dò phá bom mìn+ khảo sát địa chất quy hoạch+ lập báo cáo nghiên cứu khả thi+ thiết kế lập dự toán

+ giám sát

 Chi phí đầu tư hạ tầng kĩ thuật

 Các công trình phụ trợ

+) phần xây dựngChi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng kĩ thuật của công ty (trị giá 173.895 triệuđồng) bao gồm xây dựng hệ thống giao thông,hệ thống thông tin liên lạc, san nền,xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cải tạo hệ thống kênh mương, xâydựng hệ thống cấp nước, sân vườn, nhà làm việc, cây xanh…

Các hạng mục phụ trợ (trị giá 25.327 triệu đồng) bao gồm cổng chính, tườngrào, nhà điều hành, hệ thống biển quảng cáo, nhà để xe, trạm bơm, bể nước, nhàchuyên gia…

Các hạng mục khác (trị giá 250 triệu đồng) bao gồm nhà bảo vệ, bạt biển,bảng tên…

Tổng cộng các hạng mục công trình là 199.472 triệu đồng

Khi so sánh mức vốn đầu tư của dự án so với các dự án tương tự đã thực hiệntrước đó phòng thẩm định nhận thấy mức vốn đầu tư cho các hạng mục công trìnhcó cao hơn, nhưng so với giá nguyên vật liệu trong thời gian gần đây đang tăng giánên mức vốn đầu tư cho các hạng mục công trình trên là hợp lí

Ngày đăng: 18/07/2013, 11:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt TS. Từ Quang Phương Khác
2. Giáo trình Lập dự án, PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt Khác
3. Giáo trình Thẩm đinh tài chính dự án, PGS. TS. Lưu Thị Hương Khác
4. Giáo trình Quản lý rủi ro, TS. Nguyễn Hồng Minh Khác
5. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động 5 năm giai đoạn 2004-2009 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viê ̣t Nam chi nhánh Cầu Giấy Khác
6. Báo cáo thẩm định dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình ha ̣ tầng kĩ thuâ ̣t – khu công nghiê ̣p Đa ̣i An Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Cầu Giấy - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Cầu Giấy (Trang 9)
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy (Trang 10)
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Cầu Giấy (Trang 10)
Bảng 3. Tình hình cho vay - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 3. Tình hình cho vay (Trang 12)
Bảng 3. Tình hình cho vay - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 3. Tình hình cho vay (Trang 12)
Bảng 4. Kết quả các hoạt động dịch vụ khác - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 4. Kết quả các hoạt động dịch vụ khác (Trang 13)
Bảng 4. Kết quả các hoạt động dịch vụ khác - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 4. Kết quả các hoạt động dịch vụ khác (Trang 13)
3. Tình hình đầu tư của ngân hàng BIDV Cầu Giấy 3.1. Đầu tư cho tài sản cố định - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
3. Tình hình đầu tư của ngân hàng BIDV Cầu Giấy 3.1. Đầu tư cho tài sản cố định (Trang 15)
Bảng 6. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 6. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế (Trang 15)
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Việt Nam - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Sơ đồ 2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Việt Nam (Trang 20)
Bảng 10: Bảng các hệ số tài chính - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
a ̉ng 10: Bảng các hệ số tài chính (Trang 31)
Bảng 10: Bảng các hệ số tài chính - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
a ̉ng 10: Bảng các hệ số tài chính (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w