MỤC LỤC
Nghiệp vụ cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu, lớn nhất cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nguồn lực nhiều nhất cả về nhân lực, chi phí… và rủi ro cũng là lớn nhất. Do vậy, chi nhánh BIDV Cầu Giấy rất coi trọng đến nghiệp vụ cho vay và dành cho nghiệp vụ cho vay những nguồn lực thích đáng. (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh BIDV Cầu Giấy) Nhìn vào bảng 3 ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh cho vay qua các năm, đặc biệt là năm 2008.
Để có được kết quả này, chi nhánh đã tích cực điều chỉnh cơ cấu dư nợ có TSBĐ, rà soát đánh giá lại tài sản cầm cố, thế chấp. Mở rộng quan hệ với khách hàng mới hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và kinh doanh xuất nhạp khẩu, có tiềm lực tài chính mạnh được xếp loại A*, A, B.
Hoạt động bảo lãnh đã đem lại cho chi nhánh một nguồn thu đáng kể và nó đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà chi nhánh đã đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng nhằm tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro, giúp đáp ứng các nhu cầu của khách hàng thuận lợi, nhanh chóng không chỉ bằng nội tệ mà cả ngoại tệ. Chi nhánh đã từng bước đa dạng hóa các hình thức mua bán ngoại tệ như kì hạn, hối đoái (VD: như mua bán các ngoại tệ mạnh EU, USD, DEM, GBP…) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy còn chiếm rất nhỏ trong tổng thu nhưng nó cũng có sự tăng trưởng qua các năm, và đó là một dấu hiệu tốt.
Khoa học công nghệ càng phát triển thì nhu cầu thanh toán ngày càng cao và càng có nhiều thuận lợi hơn, giải quyết được khối lượng thanh toán lớn mà mất ít thời gian hơn song vẫn bảo đảm chất lượng thanh toán. Nhìn tổng thể ta có thể thấy rằng, thanh toán không dùng tiền mặt không những tăng lên về quy mô mà tỉ trọng cũng tăng lên: tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên trong khi đó thanh toán dùng tiền mặt đang ngày càng giảm xuống.
Những năm gần đây nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, các ngân hàng đều bị ảnh hưởng xấu, chi nhánh đã đặc biệt chú trọng đến đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đối phó với những biến động của nền kinh tế và nâng cao sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Trong năm 2009, chi nhánh thực hiện bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại các chức danh từ tổ trưởng trở lên 20 cán bộ, tuyển dụng 12 lao động mới, tiếp nhận 3 lao động, làm thủ tục chuyển công tác 5 cán bộ, chấm dứt hợp đồng lao động 3 người. Hàng năm, chi nhánh đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để đáp ứng yêu cầu hội nhập khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ của chi nhánh có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao. Bảo đảm các chương trình phần mềm hoạt động tốt, không để xảy ra các trục trặc, cập nhật nhanh chóng các sửa đổi bổ sung cho các công văn chỉ đạo, cài đặt, triển khai mở rộng các chương trình theo yêu cầu các phòng ban.
Chi nhánh BIDV Cầu Giấy không tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán mà chủ yếu tham gia hoạt động đầu tư phát triển, đầu tư cho vay các dự án. Chi nhánh BIDV Cầu Giấy chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ việc trả lãi của các dự án, các cơ sở kinh doanh khi vay vốn của ngân hàng, chi nhánh không tham gia việc góp vốn với doanh nghiệp hay cá nhân nào. Qua đó, có thể thấy các giải pháp hiệu quả của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng thẩm định: hoàn thiện kiến thức chuyên môn cho cán bộ thẩm định, củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, do đó, đã đưa ra những quyết định chính xác trong quá trình thẩm định, cho vay những dự án tiềm năng.
Đó là đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, các cán bộ còn trẻ vì vậy mặc dù kiến thức có nhưng kinh nghiệm làm việc chưa có, vẫn gặp nhiều lung túng trong quá trình làm việc. Vì vậy, vẫn có những dự án được thẩm định cho vay nhưng hoạt động không hiệu quả, thiếu khả năng thanh toán như nhà máy Quy chế, công ty Thiết kế và chuyển giao công nghệ, Trung tâm tư vấn và xây dựng, Xí nghiệp lắp máy điện và nội thất….
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác thẩm định ở ngân hàng vẫn tồn tại nhiều khó khăn.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án: trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập hoàn chỉnh kèm theo báo cáo thẩm định gồm: báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ) ; dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Cán bộ thẩn định tiến hành thu thập các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu khả năng tiêu thụ, khả năng biến động giá cả đầu vào, đầu ra của sản phẩm… từ đó đưa ra những phân tích, dự báo về sản phẩm của dự án. Ngoài ra các chỉ tiêu còn được so sánh với các định mức kinh tế - kĩ thuật do các cơ quan quản lí Nhà nước ban hành (định mức sản xuất, mức tính khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp, đơn giá xây dựng…), các số liệu này thường có độ tin cậy cao. Trong các phương pháp phân tích trên thì phương pháp phân tích sử dụng các tỉ số là phương pháp có tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Cho vay theo dự án đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập khá cao, tuy nhiên việc tài trợ cho các dự án này luôn chứa nhiều rủi ro dẫn đến khả năng ngân hàng bị mất vốn vì thời gian cho vay dài, các dự án có thời gian hoàn vốn khá lâu. Do vậy, trước khi ra quyết định cho vay đối với các dự án đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành đánh giá, phân tích chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả tài chính mà dự án đem lại nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp và thu lãi. Một là: đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: tính toán chi phí ban đầu, chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải trích hàng năm, nợ phải trả.
Bốn là: căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập đến tùy theo từng dự án cụ thể.