1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề án quy hoạch BVMT nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

325 347 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 325
Dung lượng 12,06 MB

Nội dung

1. Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, công tác quản lý môi trường vùng nông nghiệp - nông thôn tỉnh Vĩnh Long 2. Dự báo tác động động môi trường ở vùng nông thôn Vĩnh Long đến 2020 do triển khai Quy hoạch và các dự án phát triển, nếu không triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường. 3. Xây dựng Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” có tính khoa học, thực tiễn, khả thi để thực hiện các tiêu chí về môi trường trong “Đề án về nông nghiệp, nông thôn, nông dân” của UBND tỉnh Vĩnh Long và Tiêu chí môi trường trong “Bộ Tiêu chí nông thôn mới” do Chính phủ ban hành.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

o0o

BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ ÁN XÂY DỰNG “ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG VÙNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020”

(BẢN CHỈNH SỬA LẦN CUỐI)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN: VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 2

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Quản lý dịch hại tổng hợp KCN

KH-ĐT

Khu công nghiệp

Kế hoạch và Đầu tư

KTTĐ

KTTV

Kinh tế trọng điểm Khí tượng - Thủy văn

Trang 3

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TC

TCMT

Tài chính Tổng cục Môi trường

VESDEC Viện Khoa học môi trường và Phát triển VHTT-DL

Việt - GAP

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

“Thực tế nông nghiệp tốt – Việt Nam” VOC

XHCN

Các chất hữu cơ bay hơi

Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỘT:

GIỚI THIỆU DỰ ÁN, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.1 Thông tin chung 1

1.2 Căn cứ của Dự án 3

1.2.1 Căn cứ pháp lý 3

1.2.2 Căn cứ kỹ thuật 5

1.3 Cách tiếp cận, các bước và phương pháp thực hiện Dự án 6

1.3.1 Phương pháp tiếp cận 6

1.3.2 Các bước tiến hành dự án 6

1.3.3 Phương pháp thực hiện dự án 7

CHƯƠNG HAI: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 9

2.2 SƠ LƯỢC VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 10

2.2.1 Địa hình 10

2.2.2 Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt 10

2.2.3 Tài nguyên đất 12

2.2.3.1 Nhóm đất 12

2.2.3.2 Loại đất 13

2.2.4 Tài nguyên khoáng sản 15

2.2.4.1 Tài nguyên khoáng sét 15

2.2.4.2 Tài nguyên cát lòng sông 15

2.2.4.3 Tài nguyên nước dưới đất 16

2.2.5 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học 17

2.2.5.1 Tài nguyên sinh vật trên cạn 17

2.2.5.2 Tài nguyên sinh vật dưới nước 22

2.3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÙNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 27

2.3.1 Chất lượng và ô nhiễm nước sông kênh rạch giai đoạn 2010 - 2013 28

2.3.1.1 Chất lượng và ô nhiễm nước mặt năm 2011 28

2.3.1.2 Chất lượng và ô nhiễm nước mặt năm 2012 28

2.3.1.3 Chất lượng và ô nhiễm nước mặt năm 2013 30

2.3.2 Chất lượng và ô nhiễm nước ngầm giai đoạn 2011 - 2013 31

2.3.2.1 Chất lượng và ô nhiễm nước ngầm năm 2011 31

Trang 5

2.3.2.2 Chất lượng và ô nhiễm nước ngầm năm 2012 31

2.3.2.3 Chất lượng và ô nhiễm nước ngầm năm 2013 32

2.3.3 Chất lượng và ô nhiễm không khí 33

2.3.3.1 Chất lượng và ô nhiễm không khí, độ ồn năm 2011 33

2.3.3.2 Chất lượng và ô nhiễm không khí, độ ồn năm 2012 33

2.3.3.3 Chất lượng và ô nhiễm không khí năm 2013 34

2.3.3.4 Ô nhiễm không khí tại các làng nghề sản xuất gạch gốm 34

2.3.4 Ô nhiễm môi trường đất 35

2.3.5 Diễn biến chất lượng và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2013 35

2.3.5.1 Diễn biến chất lượng và ô nhiễm nước mặt 35

2.3.5.2 Diễn biến chất lượng và ô nhiễm nước ngầm 44

2.3.5.3 Diễn biến chất lượng và ô nhiễm không khí chung quanh 48

2.3.6 Biến đổi khí hậu ở Vĩnh Long 51

2.4 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG– NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 55

2.4.1 Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn 55

2.4.1.1 Hiện trạng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải 55

2.4.1.2 Hiện trạng các công trình xử lý chất thải rắn 56

2.4.1.3 Công trình nhà vệ sinh 59

2.4.1.4 Công trình cấp nước sạch 59

2.4.1.5 Hiện trạng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, cây xanh ở các công trình công cộng, các khu bảo tồn thiên nhiên 62

2.4.1.6 Hiện trạng nghĩa trang 63

2.4.1.7 Đánh giá chung về hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường 64

2.4.2 Các vấn đề môi trường bức xúc tại các huyện/TX qua ý kiến lãnh đạo và phòng TN-MT các huyện/TX 64

2.4.3 Xây dựng nông thôn mới cần gắn với công tác bảo vệ môi trường 73

2.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG 73

2.5.1 Lợi thế so sánh 73

2.5.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 74

CHƯƠNG BA DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN 76

3.1.1 Quan điểm phát triển 76

3.1.2 Mục tiêu phát triển 76

3.2 ĐỀ ÁN VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN CỦA UBND

Trang 6

TỈNH VĨNH LONG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 78

3.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÙNG NÔNG THÔN 79 3.4 DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI VÙNG NÔNG THÔN DO THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TÉ – XÃ HỘI ĐẾN 2020 82

3.4.1 Gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường vùng nông nghiệp-nông thôn 82

3.4.1.1 Gia tăng chất thải do hoạt động trồng trọt 82

3.4.1.2 Gia tăng chất thải do hoạt động chăn nuôi 88

3.4.1.3 Gia tăng chất thải do hoạt động công nghiệp – xây dựng 91

3.4.1.4 Gia tăng chất thải do hoạt động làng nghề 93

3.4.1.5 Gia tăng chất thải do hoạt động sinh hoạt 94

3.4.1.6 Gia tăng chất thải do các nguồn từ đô thị 98

3.4.2 Các vấn đề môi trường không do chất thải 100

3.4.2.1 Các vấn đề môi trường do cải tạo đất 100

3.4.2.2 Các tác động do công trình thủy lợi đến hệ sinh thái 102

3.4.2.3 Các tác động do sạt lở 102

3.4.2.4 Các vấn đề môi trường do mở rộng đô thị, KCN (thay đổi mục đích sử dụng đất) 104

3.4.2.5 Các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu 105

3.5 TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH DO THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH ĐẾN 2020 107

CHƯƠNG BỐN: CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1 MỤC TIÊU BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 109

4.1.1 Mục tiêu chung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 109

4.1.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 109

4.2 CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 111

4.2.1 Nhiệm vụ: Thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường NN-NT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 112

4.2.1.1 Nghiên cứu lập và thực hiện Quy hoạch BVMT đối với từng huyện 113

4.2.1.2 Nghiên cứu lập và thực hiện các Quy hoạch BVMT đối với từng ngành, lĩnh vực 114

4.2.2 Nhiệm vụ: Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi và các biện pháp thực hiện 116

Trang 7

4.2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đến con người và môi

trường xung quanh 117

4.2.2.2 Các biện pháp chung về kiểm soát ô nhiễm, BVMT trong hoạt động chăn nuôi 118

4.2.3 Khắc phục ô nhiễm do hoạt động trồng trọt 122

4.2.4 Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nuôi thủy sản 126

4.2.5 Khắc phục tình trạng ô nhiễm cải thiện môi trường làng nghề 128

4.2.6 Kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có thể tác động xấu đến môi trường NN-NT 132

4.2.7 Nhiệm vụ: Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng nông nghiệp – nông thôn của tỉnh 133

4.2.8 Nhiệm vụ: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn 134

4.2.8.1 Nhiệm vụ: Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn cấp huyện 135

4.2.8.2 Nâng cấp hệ thống hạ tầng về môi trường: Quản lý, xử lý an toàn nước thải sinh hoạt 138

4.2.8.3 Nghiên cứu lập các nghĩa trang, nghĩa địa tập trung 139

4.2.8.4 Cải tạo, xây dựng các hồ, đầm sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng 142

4.2.8.5 Thực hiện các mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 142

4.2.9 Tăng cường hiệu quả kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nông nghiệp – nông thôn 145

4.2.9.1 Mở rộng xã hội hóa hoạt động KSÔN, bảo vệ môi trường NN-NT 146

4.2.9.2 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường NN-NT 146

4.2.9.3 Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư bảo vệ môi trường NN-NT 146

4.2.9.4 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường cấp cơ sở và cộng tác viên môi trường xã, ấp 146

4.2.10 Tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ môi trường 147

4.2.10.1 Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường để phát triển bền vững 147

4.2.10.2 Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT 149

4.2.11.Chú trọng đầu tư tài chính để bảo vệ và cải thiện môi trường NN-NT 149

Trang 8

4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG

THÔN TỈNH VĨNH LONG 149

4.3.1 Mô hình biogas kết hợp ao lắng để giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi 150

4.3.1.1 Mô hình điển hình ở nông thôn Vĩnh Long 150

4.3.1.2 Giới thiệu các mô hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi 151

4.3.2 Mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi – làm vườn 155

4.3.2.1 Những điều kiện để mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) bền vững 155

4.3.2.2 Các biện pháp BVMT trong triển khai mô hình VAC 156

4.3.2.3 Giới thiệu một số mô hình VAC 157

4.3.3 Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 157

4.3.3.1 Các nguyên tắc của IPM 157

4.3.3.2 Biện pháp sử dụng giống chống chịu dịch hại 157

4.3.3.3 Biện pháp vật lý cơ giới 157

4.3.3.4 Biện pháp canh tác 159

4.3.3.5 Biện pháp sinh học 160

4.3.3.6 Biện pháp hóa học 160

4.3.4 Mô hình bảo vệ môi trường chăn nuôi gia cầm 161

4.3.4.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia cầm 161

4.3.4.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý nguồn bệnh 162

4.3.4.3 Mô hình chăn nuôi gia cầm gắn kết BVMT tốt ở Vĩnh Long 164

4.3.5 Mô hình bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản 165

4.3.5.1 Ô nhiễm môi trường do nuôi thủy sản 165

4.3.5.2 Các biện pháp BVMT trong nuôi cá 166

4.3.5.3 Mô hình không tốt về bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản ở Vĩnh Long 168

4.3.6 Các mô hình quản lý và xử lý rác vùng nông thôn 170

4.3.6.1 Mô hình quản lý rác cộng đồng nông thôn 170

4.3.6.2 Mô hình công nghệ xử lý CTR phù hợp với vùng nông thôn 172

4.3.7 Mô hình nhà vệ sinh vùng nông thôn 172

CHƯƠNG NĂM: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 5.1 QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO 177

Trang 9

5.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 178

5.2.1 Mục tiêu tổng quát 178

5.2.2 Mục tiêu cụ thể của Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 179

5.3 CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 180

5.3.1 Đề xuất các chương trình ưu tiên 180

5.3.2 Tiêu chí phân loại mức độ ưu tiên của các chương trình 181

5.3.3 Phân loại ưu tiên 182

5.4 MỤC TIÊU, NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ NHÓM DỰ ÁN CỦA ĐỀ ÁN “BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” 183

5.4.1 Chương trình 1: Gắn kết bảo vệ môi trường vào chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng nông nghiệp – nông thôn 183

5.4.2 Chương trình 2: Tăng cường năng lực quản lý, xử lý chất thải phát sinh, vùng ở nông nghiệp - nông thôn 189

5.4.3 Chương trình 3: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình bảo vệ môi trường nông nghiệp - nông thôn 194

5.4.4 Chương trình bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm ở các làng nghề 200

5.4.5 Chương trình 5: Quản lý hóa chất bảo vệ thực vật, phân hoá học, hoá chất trong chăn nuôi, thủy sản và sản xuất nông phẩm an toàn 204

5.4.6 Chương trình 6: Tăng cường năng lực quản lý môi trường nông nghiệp – nông thôn 209

5.4.7 Chương trình 7: Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường nông nghiệp - nông thôn 214

5.5 MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 218

CHƯƠNG SÁU: TỔ CHỨC THỰC HIỆN, GIÁM SÁT, KIỂM TRA 6.1 PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 252

6.1.1 Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án 252

6.1.2 Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thuộc Đề án 254

6.2 DỰ TOÁN VỐN VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 254

6.3 GIÁM SÁT, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 255

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 256 TÀI LIỆU THAM KHẢO 258

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cấu trúc hệ thống của khu hệ thực vật tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.2 Phổ dạng sống của các loài thực vật ở Vĩnh Long

Bảng 2.3 Khu hệ động vật trên cạn của tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.4 Danh sách thành phần loài thú của tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.5 Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh tại Vĩnh Long, 01/2013

Bảng 2.6 Cấu trúc thành phần động vật phiêu sinh, 01/2013

Bảng 2.7 Cấu trúc thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy tại sông rạch Vĩnh Long, 01/2013

Bảng 2.8: Độ pH ở các sông kênh rạch qua các năm 2011 – 2013

Bảng 2.9: Nồng độ DO ở các sông kênh rạch qua các năm 2011 – 2013

Bảng 2.10 Diễn biến BOD tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long 2011 -2013

Bảng 2.11 Diễn biến COD tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long 2011 -2013

Bảng 2.12 Diễn biến nitrat tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 - 2013 Bảng 2.13 Diễn biến ammoni tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 – 2013 Bảng 2.14 Diễn biến phosphat tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 -

2013

Bảng 2.15 Diễn biến Coliform tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 -2013 Bảng 2.16 Diễn biến độ pH trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011 -2013

Bảng 2.17 Diễn biến độ cứng trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011-2013

Bảng 2.18 Diễn biến Cl- trong nước ngầm Vĩnh Long năm 2011-2013

Bảng 2.19 Diễn biến Mn trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011-2013

Bảng 2.30 Diễn biến Asen trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 1011-2013

Bảng 2.21 Diễn biến Coliform trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011-2013

Bảng 2.22 Ô nhiễm bụi ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Bảng 2.23 Ô nhiễm SOx ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Bảng 2.24 Ô nhiễm NOx ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Bảng 2.25 Diễn biến độ mặn ở 1 số trạm quan trắc ở ĐBSCL

Bảng 2.26 Dự báo độ mặn (g/L) dọc sông Cổ Chiên các tháng 4, 5/2013

Bảng 2.27 Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Vĩnh Long

Bảng 2.28 Quy hoạch nghĩa trang tại các huyện/TX của tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.29 Tóm tắt ý kiến qua tham vấn các huyện/TX về các vấn đề môi trường bức xúc

Bảng 3.1 Nhu cầu sử dụng phân bón ở Vĩnh Long qua các năm (tấn)

Trang 12

Bảng 3.2 Ước tính lượng phân bón sử dụng trên 1 ha của ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2005-2009

Bảng 3.3 Dự báo lượng phân bón đi vào môi trường đất, nước đến năm 2020

Bảng 3.4 Tình hình thuốc BVTV được sử dụng tại Vĩnh Long (2006-2009)

Bảng 3.5 Ước tính lượng thuốc BVTV sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt

Bảng 3.6 Dự báo dư lượng thuốc BVTV thải vào môi trường trong ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.7 Lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Long (2005-2009) Bảng 3.8 Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020

Bảng 3.9 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.10 Dự báo lưu lượng nước thải công nghiệp từ các KCN, CCN đến năm 2020 Bảng 3.11 Dự báo khối lượng CTR từ các KCN, CCN đến năm 2020

Bảng 3.12 Dự báo dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Bảng 3.13 Dự báo tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt tại các khu vực nông thôn của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.14 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.15 Dự báo tổng tải lượng CTR phát sinh tại các khu vực nông thôn của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.16 Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông vận tải vào năm 2020 tại các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long

Bảng 3.17 Dự báo tải lượng ô nhiễm do khí thải sinh hoạt tại các khu vực nông thôn của tỉnh Vĩnh Long vào năm 2020

Bảng 3.18 Tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long năm 2020

Bảng 3.19 Hiện trạng và dự báo dân số thành thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.20 Dự báo lưu lượng nước thải đô thị trên địa bào tỉnh Vĩnh Long đến năm

2020

Bảng 3.21 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.22 Dự báo về tải lượng chất thải rắn đô thị tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Bảng 3.23 Diện tích đất bị quy hoạch cho phát triển các khu, cụm CN đến năm 2020 Bảng 4.1 Quy hoạch nghĩa trang tại các huyện/TX ở tỉnh Vĩnh Long

Bảng 4.2 Các mô hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi

Bảng 4.3 Cách tính thể tích biogas

Bảng 5.1 Mức độ ưu tiên của các Chương trình trong Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp – nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Trang 13

Bảng 5.2 Tóm tắt một số nội dung, kết quả cần đạt, tiến độ và các giải pháp của chương trình 1

Bảng 5.3 Tóm tắt một số nội dung nhóm dự án chính, kết quả cần đạt, tiến độ và các giải pháp của chương trình 2

Bảng 5.4 Tóm tắt các nội dung, mục tiêu, kết quả cần đạt, tiến độ và giải pháp của chương trình 3

Bảng 5.5 Tóm tắt nội dung chính, kết quả cần đạt, tiến độ và giải pháp của chương trình

4

Bảng 5.6 Tóm tắt các nội dung, kết quả cần đạt, tiến độ và giải pháp của chương trình 5 Bảng 5.7 Tóm tắt các nội dung, mục tiêu, kết quả cần đạt, tiến độ và giải pháp của chương trình 6

Bảng 5.8 Tóm tắt các nội dung, dự án, mục tiêu, kết quả, tiến độ và giải pháp của chương trình 7

Bảng 5.9 Các dự án chính trong Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Bảng 5.10 Khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư các dự án chính

Trang 14

Hình 2.4 Hiện trạng hệ sinh thái cạn vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Hình 2.5 Hình ảnh thu mẫu nước mặt và thủy sinh

Hình 2.6 Diễn biến độ pH 2011 - 2013

Hình 2.7 Diễn biến DO 2011 - 2013

Hình 2.8: Diễn biến BOD tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 - 2013 Hình 2.9: Diễn biến COD tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 - 2013 Hình 2.10 Diễn biến nitrat tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 - 2013 Hình 2.11 Diễn biến ammoni tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 - 2013 Hình 2.12 Diễn biến phosphat tại các sông, kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 -2013 Hình 2.13 Diễn biến Coliform các sông kênh rạch Vĩnh Long các năm 2011 -2013 Hình 2.14 Diễn biến độ pH trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011 -2013

Hình 2.15 Diễn biến Cl- trong nước ngầm Vĩnh Long năm 2011-2013

Hình 2.16 Diễn biến Coliform trong nước ngầm tại Vĩnh Long năm 2011-2013

Hình 2.17 Ô nhiễm bụi ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Hình 2.18 Ô nhiễm SOx ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Hình 2.19 Ô nhiễm NOx ở các huyện tại Vĩnh Long, năm 2011 -2013

Hình 3.1 phân vùng nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Hình 3.2: Diện tích ngập các huyện (kịch bản B2)

Hình 3.3: Phần trăm ngập các huyện (kịch bản B2)

Hình 4.1: Sơ đồ các nguồn gây ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi

Hình 4.2 Sơ đồ lây lan dịch bệnh từ vật nuôi đến con người

Hình 4.3 Một số biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong chăn nuôi

Hình 4.4 Một số mô hình biogas có thể áp dụng ở Vĩnh Long

Hình 4.5 Hình ảnh một số mô hình VAC có thể áp dụng phù hợp ở nông thôn Vĩnh Long

Hình 4.6 Một số biện pháp trong IPM

Hình 4.7 Hình ảnh về môi trường chăn nuôi gia cầm

Hình 4.8 Các vấn đề môi trường trong nuôi thủy sản

Trang 15

2 Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long

3 Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường (TN – MT) tỉnh Vĩnh Long

4 Cơ quan tư vấn thực hiện:

Viện Khoa học môi trường và Phát triển (VESDEC)

Địa chỉ: 179, Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh Điện thoại: 08-38489248; Fax:.08-38489285 E.mail: vesdec@yahoo.com, và hcm@vesdec.vnn.vn

5 Cơ quan phối hợp thực hiện

Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh Vĩnh Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Vĩnh Long

UBND các huyện Trà Ôn, Tam Bình, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm và TX Bình Minh

6 Mục tiêu của dự án

1 Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, công tác quản lý môi trường vùng nông nghiệp - nông thôn tỉnh Vĩnh Long

2 Dự báo tác động động môi trường ở vùng nông thôn Vĩnh Long đến 2020 do triển khai Quy hoạch và các dự án phát triển, nếu không triển khai hiệu quả các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường

3 Xây dựng Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” có tính khoa học, thực tiễn, khả thi để thực hiện các tiêu chí

về môi trường trong “Đề án về nông nghiệp, nông thôn, nông dân” của UBND tỉnh Vĩnh Long và Tiêu chí môi trường trong “Bộ Tiêu chí nông thôn mới” do Chính phủ ban hành

Trang 16

7 Phạm vi dự án

Khái niệm về “môi trường vùng nông thôn”:

“Vùng nông thôn” là vùng chủ yếu canh tác nông nghiệp và là nơi cư trú của

cộng đồng dân cư sản xuất nông nghiệp (nông dân) Tuy nhiên, cũng như các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, ở Vĩnh Long tại “vùng nông thôn” theo khái niệm trên cũng có khu đô thị (thị trấn, thị tứ) và cũng là nơi định cư của nhiều người không phải là nông dân; ngược lại trong “vùng đô thị” cũng có canh tác nông nghiệp và các hộ nông dân

(các xã, phường ven thành phố, thị xã)

Do vậy để đơn giản cho việc xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu trong

Dự án này “vùng nông thôn” được xác định theo ranh giới hành chính: là các huyện trong tỉnh Vĩnh Long, kể cả TX Bình Minh (mới được chuyển từ huyện lên thị xã, hiện nay phần lớn diện tích là vùng sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ dân số cao trong đô thị))

“Môi trường vùng nông thôn” được hiểu là tất cả các thành phần môi trường

vật lý (đất, nước, không khí) và môi trường sinh học (các hệ sinh thái, thảm thực vật, động vật) thuộc phạm vi “vùng nông thôn” Một số yếu tố KT-XH vùng nông thôn cũng được xem xét trong dự án này Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn chính là bảo vệ và cải thiện chất lượng các thành phần môi trường này trên địa bàn vùng nông thôn của tỉnh

Đối tượng dự án: là các vấn đề môi trường ở vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long:

- Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý và sinh học

- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ vùng nông thôn và từ đô thị đưa về vùng nông thôn

- Các vấn đề môi trường do hoạt động làng nghề

- Các vấn đề môi trường do sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

- Các công trình BVMT tại vùng nông thôn: khu xử lý chất thải rắn, công trình thoát, xử lý nước thải, công trình nghĩa trang

- Các giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường vùng nông thôn

Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, cấp nước và vệ sinh môi trường cũng là các nội dung quan trọng trong môi trường nông thôn, tuy nhiên

tỉnh Vĩnh Long đã có Chương trình mục tiêu “Cấp nước và vệ sinh môi trường”, Sở TN-MT đang chủ trì lập “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học” và “Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu” Do vậy dự án này không nghiên cứu và đề xuất các vấn đề cấp nước, công trình vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh), đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, mà chỉ sử dụng thông tin, số liệu từ các Chương trình/Kế hoạch hành động” này

Trang 17

8 Nội dung dự án

Dự án bao gồm 4 nhóm nội dung sau Mỗi nhóm nội dung sẽ được thực hiện

qua một số chuyên đề

Nhóm nội dung 1: Đánh giá hiện trạng môi trường vùng nông thôn, các nguồn gây

tác động xấu đến tài nguyên và môi trường; tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh học) và thực trạng quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn Vĩnh Long Đánh giá thực trạng tác động của các ngành lĩnh vực đến môi trường vùng nông thôn Dự báo tác động đến môi trường vùng nông thôn đến năm 2020 do triển khai các quy hoạch phát triển KT-XH, các dự án đầu tư

Nhóm nội dung 2: Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ và cải thiện môi

trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Nhóm nội dung 3: Đề xuất xây dựng các chương trình ưu tiên về bảo vệ và cải

thiện môi trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Nhóm nội dung 4: Xây dựng Đề án “Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, bao gồm các chương trình, nhóm dự án

ưu tiên, nguồn lực thực hiện, các biện pháp tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện

1.2 Căn cứ của Dự án

1.2.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012

- Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày

26 tháng 11 năm 2003, sửa đổi tháng 11/2013

- Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT), được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam thông qua ngày 29 tháng11 năm 2005

- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

Trang 18

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước

đô thị và khu công nghiệp

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TN-MT về quản lý chất thải nguy hại

- Thông tư số 26/2011/BTNMT của Bộ TN-MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ

- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT ngày 4/10/2013 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Chương trình Phát triển bền vững tỉnh Vĩnh Long đến 2015 và tầm nhìn đến

2020 (Chương trình nghị sự 21), được ban hành theo Quyết định số 1295/QD-UBND ngày 16/6/2009) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

- Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 04/11/2008 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Đề án về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn do UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

- Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 16/9/2013 của Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI)

về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

- Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long

về việc Phê duyệt đề cương thực hiện dự án “Xây dựng đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”

Trang 20

- Viện Khoa học môi trường và Phát triển, Kết quả khảo sát, phân tích môi trường trong Dự án “Xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh long đến nam 2020”, 2013

1.3 Cách tiếp cận, phương pháp và các bước và thực hiện Dự án

1.3.1 Cách tiếp cận

Để có nhận định toàn diện, khách quan về môi trường nông thôn và tác động của hoạt động nông nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn khác đến môi trường, việc triển khai dự án sẽ tiếp cận theo hướng sau:

a) Tiếp cận trực tiếp có sự tham gia phối hợp của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương và chính quyền địa phương (các huyện, TX, xã)

b) Tiếp cận tổng hợp, đa ngành và tiếp cận hệ thống dựa trên các quy hoạch, kế hoạch và chương trình hiện có như Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt (6/2012), Chương trình Nước sạch và

vệ sinh môi trường, Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh, 2012), Chương trình xây dựng nông thôn mới v.v

c) Tiếp cận lịch sử về truyền thống, tập quán của dân cư trong hoạt động nông nghiệp nông thôn của nhân dân; lịch sử hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp, các vùng làng nghề, các vùng nuôi thủy sản

1.3.2 Phương pháp thực hiện dự án

Các phương pháp dự báo diễn biến môi trường vùng nông thôn

Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành (1993), thành phần, lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn

từ hoạt động của các thiết bị và hoạt động của công nhân được xác định và dự báo

Phương pháp lập bảng kiểm tra

Phương pháp lập bảng kiểm tra (check list) được áp dụng để xác định mối quan

hệ giữa từng hoạt động đến từng vấn đề môi trường Trên cơ sở đó, định hướng các nội dung nghiên cứu chi tiết từng tác động môi trường

Trang 21

Nghiên cứu hệ sinh thái cạn

Nghiên cứu các hệ sinh thái cạn ở vùng nghiên cứu do các chuyên gia về thực vật học thực hiện bằng quan sát bằng mắt, chụp ảnh và so sánh đối chiếu với "Danh pháp các loài thực vật"

Nghiên cứu hệ sinh thái nước

- Trong phòng thí nghiệm

Đếm số lượng từng loài thực vật phiêu sinh (Phytoplankton) trong 1/30 mẫu Đếm số lượng của từng loài động vật phiêu sinh (Zooplankton) trong mẫu Đếm số lượng của từng loài động vật đáy (Zoobenthos) trong mẫu

Từ kết quả phân tích, xác định các loài đặc trưng và các loài ưu thế, chỉ số tương đồng, chỉ số đa dạng để đánh giá tính chất môi trường nước ở các điểm thu mẫu hay thủy vực

Xây dựng bản đồ chuyên đề

Thực hiện số hoá các chuyên đề về thổ nhưỡng, sử dụng đất, phân vùng nông nghiệp đã thu thập, tổng hợp bằng công cụ MAPINFO, bản đồ toàn tỉnh Vĩnh Long có

tỉ lệ 1:50.000

Phương pháp chuyên gia

Sử dụng kiến thức các cán bộ chuyên môn và quản lý của tỉnh, huyện, viện nghiên cứu qua hội thảo, bàn luận trong định hướng các vấn đề môi trường cốt lõi, các giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn Vĩnh Long

Phương pháp tham vấn cộng đồng

Áp dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập ý kiến trực tiếp từ nhiều đối tượng liên quan đến môi trường nông thôn Vĩnh Long (cán bộ các sở ngành, UBND, UBMT Tổ quốc, các tổ chức xã hội, người dân, chủ doanh nghiệp…) Qua các bảng câu hỏi có nội dung khác nhau tùy theo nhóm đối tượng Xử lý thông tin từ phiếu điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, biện pháp cải thiện môi trường qua tham vấn cộng đồng

Tổng số đơn vị được tham vấn là 117 đơn vị, tổng số cá nhân được tham vấn là

150 cá nhân

Trang 22

1.3.3 Các bước tiến hành dự án

Để thực hiện dự án có nội dung lớn, khối lượng công việc nhiều cần triển khai

qua các bước sau (sơ đồ dưới đây):

Sơ đồ các bước triển khai dự án

Long

Thu thập, xử lý số liệu

+ khảo sát bổ sung Thu thập xử lý tài liệu

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và các quy hoạch ngành của Vĩnh Long đến 2020

Các phương pháp đánh giá đặc điểm môi trường, quản lý môi trường nông thôn

Bước1

3

tháng

Thu thập xử lý tài liệu

Bước 2

(8

tháng)

Xây dựng các bản đồ môi trường Nghiên cứu xây dựng các chương trình ưu tiên bảo

vệ, cải thiện MT nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến 2020

Xây dựng Đề án “BV

vệ và CT môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tầm nhìn

do hoạt động KT-XH

Hội thảo Hoàn chỉnh Đề án

Trang 23

9052’45”đến 10019’50”vĩ độ Bắc và từ 104041’25”đến 106017’03” kinh độ Đông Ranh

giới Vĩnh Long giáp nhiều tỉnh trong Vùng (hình 2.1):

Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;

Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;

Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố (TP) Cần Thơ

Trang 24

2.2 SƠ LƯỢC VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH VĨNH LONG

Từ thông tin, số liệu từ các báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Long năm 2006-2010” do Sở TN-MT chủ trì và Báo cáo “Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” do Sở Kế hoạch và

Đầu tư chủ trì và một số tài liệu khác có thể được khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau

2.2.1 Địa hình

Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối nhỏ hơn 1,0m chiếm 62,83% diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực TP Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn Có thể chia ra 3 cấp tiểu địa hình như sau:

- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông

Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông

và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ

yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp

trũng, ngập sâu

Với điều kiện địa hình này, trong tương lai tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, trong đó, với kịch bản mực nước biển dâng 1m, sẽ có các vùng thuộc khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; cơ sở hạ tầng (đường giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa, ); môi trường sống của người dân và các hệ sinh thái, đa dạng sinh học (ĐDSH) của địa phương

2.2.2 Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt

Vĩnh Long là tỉnh có mạng lưới sông, kênh rạch dày Các sông chính trên địa bàn tỉnh là:

- Sông Cổ Chiên (là nhánh của sông Tiền, đoạn đi qua Vĩnh Long có chiều dài 90 km): chảy qua TP Vĩnh Long và các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm

Trang 25

- Sông Hậu: đoạn đi qua Vĩnh Long có chiều dài khoảng 75km, chảy qua các huyện Bình Tân, TX Bình Minh và Trà Ôn

- Sông Mang Thít (nối sông Cổ Chiên và sông Hậu): làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Mang Thít và Vũng Liêm, Trà Ôn và Tam Bình

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều sông, kênh nhỏ, phân bố tương đối đồng đều ở tất cả các huyện, TX, TP: kênh Cũ ở Bình Tân, sông Trà Ôn ở TX Bình Minh, các sông Trà Ngoa, Hòa Bình ở Trà Ôn, các rạch Vũng Liêm, Bưng Trường ở Vũng Liêm, rạch Bảo Kê ở Tam Bình, các sông rạch Cái Kế, Bình Hòa ở Măng Thít, kênh

Bà Loan ở Long Hồ…

Các sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Mekong ở hạ lưu với một số đặc điểm chính như sau:

Sông Cổ Chiên (nhánh sông Tiền) và sông Hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế

độ bán nhật triều không đều của biển Đông: trong 1 ngày có 2 đỉnh (1 thấp, 1 cao) và 2 chân triều (cũng 1 thấp, 1 cao), hàng tháng có 2 lần nước rong (triều cường) và 2 lần nước kém (triều kém) Phạm vi truyền triều của sông Tiền nói riêng và sông Mekong nói chung rất lớn: Tại Phnom Penh (cách cửa sông 390 km) ảnh hưởng của thủy triều còn rất rõ, biên độ triều vào mùa kiệt có lúc đạt đến 0,50 m; tại Tân Châu (cách cửa sông 220 km) biên độ triều thường từ 5 cm (mùa lũ) đến 100 cm (mùa cạn), trong trận

lũ lớn vào năm 1978, 1996, 2000 tại đây vẫn còn chịu ảnh hưởng thủy triều với biên độ

từ 2 cm đến 10 cm Tại TP Vĩnh Long, theo tài liệu quan trắc nhiều năm, biên độ lớn nhất vào kỳ triều cường ghi nhận được là 3,50m và vào kỳ triều kém là 1,50m

Tất cả kênh, rạch trong tỉnh đều chịu ảnh hưởng thủy triều, tuy nhiên càng truyền sâu vào nội đồng biên độ triều càng giảm Vào mùa lũ, ảnh hưởng của thủy triều tại khu vực xa sông Tiền, sông Hậu của tỉnh khá mờ nhạt khi có lũ lớn, như tại huyện Bình Tân (trên sông Hậu), Long Hồ (trên sông Cổ Chiên)

Hình 2.2 Diễn biến điển hình mực nước tại trên sông Tiền tại cầu Mỹ Thuận -

TP Vĩnh Long trong một ngày vào thời kỳ nước rong và thời kỳ nước kém

Trang 26

Lưu lượng qua các nhánh tại hạ lưu Sông Mekong phụ thuộc phần lớn vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về Sau Phnom Penh, lượng nước qua sông Tiền gấp

4 lần qua sông Hậu, tuy nhiên từ Vàm Nao (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đổ ra biển lượng nước trên sông Hậu được bổ sung và gần xấp xỉ với lượng nước qua sông Tiền Vào mùa lũ lưu lượng sông Hậu có thể đạt 20.000 m3/s, sông Cổ Chiên có thể đạt 7-8.000 m3

/s Tuy nhiên vào mùa kiệt (nhất là trong tháng 4) lưu lượng sông Hậu tại Châu Đốc thấp nhất chỉ còn 342 m3/s, tại Tân Châu chỉ còn 1839 m3/s (theo số liệu của Viện Khí tượng – Thủy văn và Môi trường)

Do suy giảm lưu lượng vào mùa khô nên từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm xâm nhập mặn (độ mặn 4 phần ngàn) có thể ảnh hưởng đến các xã ven sông Cổ Chiên ở phía Nam huyện Vũng Liêm

Tài nguyên nước mặt dồi dào, phần lớn các sông rạch không bị nhiễm mặn là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo phát triển nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế của Vĩnh Long Các sông rạch cũng là đường giao thông quan trọng và cũng là nơi tiếp nhận, đồng hóa, xử lý chất thải, nhất là các sông có khả năng tự làm sạch cao như sông Hậu, sông Cổ Chiên Tuy nhiên, nếu không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, khả năng tự làm sạch của sông rạch suy giảm thì chất lượng nước sông rạch sẽ không đạt yêu cầu sử dụng cho cấp nước, phát triển thủy sản, du lịch…Khi đó vấn đề môi trường nước trên địa bàn tỉnh

sẽ rất khó giải quyết.

2.2.3 Tài nguyên đất

Trên cơ sở bản đồ đất (thổ nhưỡng) tỉnh Vĩnh Long tỷ lệ 1/50.000 trước đây, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành điều tra, bổ sung, chỉnh lý

theo quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (hình 2.3)

Vật liệu chính hình thành đất ở Vĩnh Long là phù sa mới sông Mêkông; do đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển đất được phân loại như sau:

2.2.3.1 Nhóm đất

Trên địa bàn Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính:

- Nhóm đất xáo trộn (đất líp) có diện tích 50.613 ha (chiếm 33,81% DTTN),

Trang 27

Các loại đất phèn không thuận lợi cho đa dạng hóa với cây trồng cạn, bởi tầng pyrite và jarosite khi gặp oxy trong không khí sẽ bị oxy hóa làm tăng nồng độ SO42-,

Al+++ trong dung dịch đất tới mức làm chết cây trồng

- Các loại đất phù sa có diện tích tổng cộng 20.884 ha

- Các loại đất phèn tiềm tàng tầng sâu: 50.495 ha

Hai loại đất sau có tổng cộng 71.379 ha (sau khi trừ đất xây dựng cơ bản) là phù hợp cho cây trồng cạn (bắp, đậu, rau,…) theo hướng luân canh hợp lý với lúa Đây chính

là cơ hội để thực hiện phương án đa dạng hóa cây trồng, tận dụng tối ưu điều kiện đất, kết hợp khai thác tốt nhất thị trường nông sản hàng hóa

- Nhóm đất xáo trộn (đất líp) có 50.613 ha, bao gồm đất vườn thổ cư, khu dân cư

đô thị, đất trồng cây lâu năm và cây ăn trái…

Trang 28

Hình 2.3 Bản đồ đất tỉnh Vĩnh Long

Trang 29

2.2.4 Tài nguyên khoáng sản

2.2.4.1 Tài nguyên khoáng sét

Theo (Quy hoạch chi tiết về khai thác, sử dụng khoáng sản sét phê duyệt năm 2007), tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh với tổng trữ lượng trên 200 triệu m3 có chất lượng tốt Trữ lượng có khả năng khai thác là 100 triệu m3 Riêng trên địa bàn 3 huyện Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh đã điều tra và khoanh định được 58 thân sét với tổng trữ lượng là 176,97 triệu m3 Sét được phân bố dưới lớp canh tác nông nghiệp với chiều dày tầng sét từ 0,4 - 1,2 m và phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Qua kết quả khảo sát, chất lượng sét thích hợp cho sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu tập trung Tân Mỹ -huyện Trà Ôn, Ngãi Tứ - huyện Tam Bình; Tân Quới - huyện Bình Tân, chiếm từ 30 - 40% và chất lượng sét thích hợp cho sản xuất gạch ngói

- vật liệu xây dựng, tập trung rải rác các huyện trong tỉnh

Trên địa bàn tỉnh không có khai thác sét với qui mô công nghiệp mà chủ yếu là khai thác tận thu kết hợp cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp do các cơ sở nhỏ, cá thể thực hiện để cung cấp nguyên liệu sét cho các cơ sở sản xuất gạch ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu ở các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, góp phần tăng cường khả năng tưới tiêu tự chảy, giảm bớt chi phí bơm tưới

Hiện nay TX Bình Minh và các huyện Bình Tân, Trà Ôn, Tam Bình đã lập quy hoạch chi tiết về khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản sét, các huyện còn lại đang triển khai quy hoạch chi tiết về khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản sét phục vụ cho công tác cấp phép, quản lý khai thác nguồn tài nguyên nầy tốt hơn ở cấp huyện

Đến nay việc cấp phép và quản lý khai thác tài nguyên đất sét dần ổn định, làm cho việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nầy theo hướng tiết kiệm và hiệu quả đúng luật định

Tuy nhiên, trong thực tế một số nơi khai thác tài nguyên sét chưa có sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường nước ở các sông, kênh mương nội đồng bị ô nhiễm do độ đục tăng, ảnh hưởng đến môi trường các hệ sinh thái và đời sống thuỷ sinh

Thực tế cho thấy người dân địa phương khai thác tài nguyên khoáng sản sét chỉ với mục đích hạ thấp mặt bằng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp Do đó hoạt động khai thác không làm mất diện tích đất, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất cũng như ít có khả năng ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường sinh thái và ĐDSH nông nghiệp ở địa phương

2.2.4.2 Tài nguyên cát lòng sông

Cát lòng sông tập trung chủ yếu ở các tuyến sông lớn: sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên Kết quả khảo sát vào năm 2009 cho thấy Vĩnh Long có 18 thân cát, tổng tài nguyên trữ lượng là 129.833.822 m3 Trữ lượng có thể huy động vào khai thác

là 125.297.690 m3

Trang 30

So với số liệu năm 2000: tổng trữ lượng cát thay đổi không nhiều (năm 2000 là 133.903.808 m3) Điều này cho thấy tốc độ bồi lắng cát khá nhanh, mặc dù sản lượng khai thác hàng năm từ năm 2000 đến nay khoảng từ 0,6-3,0 triệu m3 Đồng thời nói lên

sự quản lý về hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản cát lòng sông của các ngành, các cấp trong tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009 thực hiện có hiệu quả

Hiện nay trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát địa hình đáy sông để khoanh định

vị trí mỏ, đánh giá trữ lượng, chất lượng các mỏ cát để cấp phép hoạt động khai thác, trên địa bàn tỉnh có 19 doanh nghiệp được cấp phép với tổng công suất đạt 2,998 triệu m3 Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động khai thác cát sông về cơ bản là nạo vét kênh, rạch, khơi thông dòng chảy trên các tuyến sông Tuy nhiên, một số khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, hoạt động khai thác này không theo qui định, tuỳ tiện và khó kiểm soát như khai thác gần bờ, độ sâu, số lượng phương tiện, công suất khai thác không theo qui định đã và đang góp phần tăng cường xói lở bờ sông

2.2.4.3 Tài nguyên nước dưới đất

Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, song việc khoanh định phạm vi phân

bố và xác định trữ lượng, chất lượng nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì hạn chế Trong những năm gần đây nước ngầm trong tỉnh được khai thác khá nhiều, chủ yếu là quy mô nhỏ và tầng khai thác là các tầng nước nông và đây là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của nhiều hộ dân trong tỉnh Nhìn chung nước ngầm tầng nông tỉnh Vĩnh Long có độ cứng khá cao, và một số khu vực bị nhiễm mặn, một số khu vực bị nhiễm sắt và asen khá cao Do khai thác nhiều năm nên phần lớn nguồn nước ngầm tầng nông có chất lượng khá tốt đã và đang bị ô nhiễm các thành phần dinh dưỡng, chất hữu cơ (nhất là tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình

và TX Bình Minh), chất lượng nước ngầm tầng sâu tại một số khu vực còn rất tốt

và chưa bị ô nhiễm

Về cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm: do chưa điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước nên việc quản lý tài nguyên nước ở địa phương chưa được chặt chẽ Hiện nay đa số các tổ chức, cá nhân chỉ lập thủ tục xin cấp phép khi được kiểm tra, nhắc nhở mà không có tính tự giác Các giếng khoan (chủ yếu do chương trình UNICEF) được xây dựng và xử lý không đúng quy trình kỹ thuật có nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm

Hiện nay, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 cuả Chính phủ

và các văn bản của Bộ TN-MT về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Theo thống kê Phòng Tài nguyên khoáng sản - Sở TN-MT, đến nay toàn tỉnh đã có trên 100 cơ sở được cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khai thác nước dưới đất

Trang 31

2.2.5 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

2.2.5.1 Tài nguyên sinh vật trên cạn

Phổ dạng sống của các loài thực vật ở Vĩnh Long được nêu ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Phổ dạng sống của các loài thực vật ở Vĩnh Long

Trang 32

Nguồn: Sở TN – MT Vĩnh Long Báo cáo “Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH”

Danh lục thực vật tỉnh Vĩnh Long được nêu trong Báo cáo “Điều tra cơ bản,

đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn

ĐDSH”

Tài nguyên động vật

Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh có cảnh quan sinh thái và thảm thực vật không đa dạng như những nơi ngập nước định kỳ khác, trảng cỏ ngập nước, đầm lầy, ao, bầu, lung , nên động vật nơi đây cũng không thể hiện tính đa dạng Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu động vật chưa được tiến hành đầy đủ

Theo những số liệu đã công bố, số loài của các động vật trên cạn của tỉnh chỉ có thể chọn lọc trong các báo cáo tổng hợp cho cả Vùng ĐBSCL kết hợp sử dụng phương pháp điều tra trong dân để đối chiếu và bổ sung các thông tin cần thiết

Phần lớn các loài động vật trên cạn mà được quan sát là những loài tương đối phổ biến Kết quả đề án “Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long

và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH” bước đầu đã ghi nhận được 103 loài qua quan sát trực tiếp trên thực địa Nhóm chim có thành phần loài tương đối cao (63 loài) và nhóm lưỡng thê kém đa dạng về thành phần loài (9 loài), tuy nhiên trong đó có nhiều loài chiếm số lượng khá lớn và là loài hữu ích cho nông nghiệp, chuyên bắt côn trùng gây hại như thạch sung, tắc kè, nhông xanh, rắn mối…

Bảng 2.3 Khu hệ động vật trên cạn của tỉnh Vĩnh Long

Tổng số loài 16 loài thú khảo sát được ở tỉnh Vĩnh Long là các đại diện của 5

bộ thú Trong số đó, bộ có thành phần loài lớn nhất là bộ gặm nhấm với 6 loài chiếm (37,5% tổng số loài của lớp thú), bộ thú ăn thịt với 5 loài (chiếm 31,25%), bộ dơi với 3

loài (chiếm 18,75%)

Trang 33

Danh sách thành phần loài thú của tỉnh Vĩnh Long được nêu ở bảng 2.4

Bảng 2.4 Danh sách thành phần loài thú của tỉnh Vĩnh Long

1 Suncus murinus (Linnaeus) 1766 Chuột chù

2 Cynopterus brachyotis (Muller,

5 Viverricula indica (Desmarest) Cầy hương Hiếm

7 Arctictis binturong (Raffles,1821) Chồn mực Hiếm

8 Aonyx cinerea (Illiger, 1815) Rái cá vuốt bé Rất hiếm

9 Martes flavigula (Bdaert, 1785) Chồn vàng Rất hiếm

biến

14 Callosciurus pygerythrus Sóc bụng xám Hiếm

Trang 34

Lagomorpha Bộ thỏ

Nguồn: Sở TN – MT Vĩnh Long Báo cáo “Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH”

Lớp chim

Kết quả khảo sát về khu hệ chim của tỉnh Vĩnh Long được thống kê chi tiết thành phần loài với 63 loài thuộc 29 họ của 12 bộ chim Trong số đó, 3 bộ có lượng loài từ 10 trở lên, còn lại là các bộ có số lượng loài khá ít, đáng chú ý là bổ sẻ có tổng

số loài chiếm hơn 38% số loài của khu hệ chim trong toàn tỉnh

Danh sách thành phần loài chim ở tỉnh Vĩnh Long được nêu trong“Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH”

Lớp bò sát

Kết quả mới nhất về khu hệ bò sát của tỉnh Vĩnh Long đã biết được 15 loài thuộc 9 họ của 2 bộ, trong đó Squamata (bộ có vẩy): 14 loài, bộ Testudinata (bộ rùa)

có 1 loài Số lượng loài bò sát có lẽ nhiều hơn, nhưng số lượng của chúng còn quá ít

do đó tần suất quan sát được rất thấp nên khó có thể thống kê được

Danh sách thành phần loài bò sát ở tỉnh Vĩnh Long được nêu trong “Điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH”

Loài bò sát quí hiếm là nguồn gen cần dược bảo vệ, và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiện trạng môi trường sinh học và đánh giá tác động môi trường trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội Nhiều loài bò sát tác động có giá trị tài nguyên, thường xuyên bị khai thác lạm dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái

Lớp lưỡng thê

Kết quả khảo sát về lớp lưỡng thê ở tỉnh Vĩnh Long cho thấy cả khu hệ có 9 loài thuộc 4 họ của bộ không đuôi, trong đó họ ếch nhái (Ranidae) có 4 loài, họ nhái bầu (Microhylidae) có 2 loài, họ cóc (Bufonidae): 1 loài, họ ếch cây (Rhacophoridae):

1 loài

Danh sách thành phần loài lưỡng thê ở tỉnh Vĩnh Long được nêu trong“Điều tra

cơ bản, đánh giá thực trạng ĐDSH tỉnh Vĩnh Long và xác định các vấn đề ưu tiên bảo tồn ĐDSH”

Trang 35

Đánh giá chung

Hệ sinh thái trên cạn tỉnh Vĩnh Long là hệ động vật – thực vật vùng đồng bằng

đã được khai thác nhiều năm nên không có loài đặc hữu, hầu hết là các loài phân bố rộng, phổ biến trong nông nghiệp, và cây hoang dã trong vườn nhà, ven đường

Các loài động vật có xương sống cũng là động vật nhỏ sống quanh nhà, trong vườn cây Chỉ một số ít loài di cư trú đông như nhạn bụng trắng, nhạn bụng xám, choắt bụng xám, bồng chanh và các loài họ diệc Trong tháng 8/2013 đoàn nghiên cứu

của VESDEC phát hiện một đàn sếu tại cánh đồng xã Long An huyện Long Hồ (hình 2.4)

1 Cảnh quan đặc trưng đồng ruộng Vĩnh

Long

2 Hệ sinh thái vườn với nhiều loại cây ăn trái

3 Hệ sinh thái vườn chuyên canh nhãn 4 Cây bồ đề cổ thụ ở UBND Vũng Liêm

Trang 36

5 Trái cây từ miệt vườn Vĩnh Long 6 Đàn sếu tại cánh đồng xã Long An – Long

Hồ, 8/2013

Nguồn: VESDEC, 2013

Hình 2.4 Hiện trạng hệ sinh thái cạn vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long

2.2.5.2 Tài nguyên sinh vật dưới nước

Thành phần và mật độ thủy sinh

Nhằm xác định hiện trạng hệ sinh thái dưới nước thuộc đề án “Xây dựng Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, trong đợt khảo sát tháng 01 năm 2013 VESDEC đã khảo sát thủy sinh ở 20 điểm phân theo chức năng:

- Khu vực lấy nước cấp nước sinh hoạt: 6 điểm

- Khu vực nuôi thủy sản tập trung trên sông rạch chính : 2 điểm

- Khu vực bến cảng: 2 điểm

- Kênh rạch có thể tiếp nhận nước thải từ đồng ruộng: 3 điểm

- Sông Tiền, sông Hậu nơi tiếp nhận nguồn nước từ các ao nuôi thủy sản: 2 điểm

- Sông Lộc Hòa nơi tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp Hòa Phú: 1 điểm

- Sông Cổ Chiên nơi tiếp nhận nước thải từ các công ty chế biến thủy sản: 3 điểm

Kết quả phân tích các mẫu đã xác định được:

- Thực vật phiêu sinh: 152 loài

- Động vật phiêu sinh: 27 loài và 4 dạng ấu trùng

- Động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy: 22 loài

Vị trí các điểm khảo sát hệ sinh thái thủy sinh và chất lượng nước được nêu ở

phụ lục 2.1 (Tập Phụ lục)

Trang 37

Kết quả phân tích thủy sinh được nêu ở các phụ lục 2.2 – 2.7

Cấu trúc thành phần loài và số lƣợng thủy sinh vật

Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh

Bảng 2.5 Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh tại Vĩnh Long, 01/2013

Trang 38

Thu mẫu thủy sinh tại NM17 Đo nhanh chất lượng nước tại NM17

Thu mẫu nước mặt tại NM25 Thu mẫu thủy sinh và đo nhanh chất

lượng nước tại NM5

Hình 2.5 Hình ảnh thu mẫu nước mặt và thủy sinh

Trong số 152 loài thực vật phiêu sinh, có 14 loài phân bố rộng khắp ở phần lớn

các điểm thu mẫu gồm: Aphanocapsa delicatissima, Aphanocapsa sp., Oscillatoria sp (Cyanobacteria);Aulacoseira granulata, Cosinodiscus subtilis, Nitzschia lorenziana, Surirella ovata, Surirella robusta (Bacillariophyceae); Eudorina elegans, Pediastrum duplex, Scenedesmus acuminatus, scenedesmus armatus (Chlorophyceae);

Trachelomonas volvocina (Euglenophyceae) và Peridinium sp (Dinophyceae)

Nhóm loài này đều chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ Phân tích cấu trúc thành phần loài có thể xác định các nhóm loài tiêu biểu – chỉ thị cho các tính chất môi trường nước:

Nhóm loài gốc biển di nhập nội địa gồm các loài tảo silic (Bacillariophyceae) : Aulacoseira varians, Cyclotella stylorum, Coscinodiscus subtilis, Gyrosigma littorale, Nitzschia lorenziana, Nitzschia paradoxa… Nhóm loài này phân bố ở hầu hết các điểm

thu mẫu

Nhóm loài chỉ thị cho môi trường nước axit gồm:

Centritractus belanophorus, Tribonema (Xanthophyceae), Eunotia bigibba, Eunotia pectinalis, Eunotia tautonensis, Navicula placentula, Navicula cuspidata, Navicula pseudopalpebralis, Pinnularia braunii, Pinnularia divergens, Pinnularia viridis (Bacillariophyceae) Monoraphidium griffithi, Actinastrum hantzschii Tetraedron gracile, Closterium acutum, Closterium lunula, Closterium macilentum, Closterium moniliformis (Chlorophyceae) Các loài thuộc nhóm này phân bố lẻ tẻ ở

một số ít điểm thu mẫu

Nhóm loài chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng nhiễm bẩn hữu cơ rất phong

phú gồm hầu hết số loài Cyanobacteria, Euglenophyceae, các tảo silic Aulacoseira,

Trang 39

Cyclotella, Coscinodiscus subtilis, Synedra ulna, Nitzschia và các chi tảo lục Pediastrum, Monoraphidium, Scenedesmus

Số lượng thực vật phiêu sinh

Số lượng thực vật phiêu sinh từ 1.010 – 6.800 cá thể/L Các loài vi khuẩn lam

Aphanocapsa delicatissima, Oscillatoria và các loài tảo silic Aulacoseira granulata, Aulacoseira varians, Coscinodiscus subtilis, Cyclotella stylorum chiếm ưu thế Các

loài ưu thế nêu trên đều phân bố ở hầu hết các điểm thu mẫu và chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng

Cấu trúc thành phần động vật phiêu sinh

Cấu trúc thành phần động vật phiêu sinh đƣợc nêu ở bảng 2.6

Bảng 2.6 Cấu trúc thành phần động vật phiêu sinh, 01/2013

Nhóm loài từ cửa sông ven biển di nhập nội địa gồm giáp xác chân chèo

Schmackeria bulbosa, ấu trùng tôm cua dạng Zoe

Nhóm loài chỉ thị cho loại nước axit ít gồm loài trùng bánh xe Lecane (Monostyla) bulla, giáp xác râu ngành Alonella excisa excisa, alona davidi phân bố rải

rác ở các điểm 10, 14, 16

Nhóm loài chỉ thị cho môi trường giàu chất hữu cơ và các vật chất hữu cơ đang

trong giai đoạn phân hủy gồm các loài động vật nguyên sinh: Arcella vulgaris, Centropyxis aculeatus, các loài trùng bánh xe Philodina roseola, Brachionus angylaris, Brachionus calyciflonus, conochiloides dossuaris; giun ít tơ Pristina

Trang 40

longiseta; giáp xác râu ngành Bosmina longirostris, Moina dubia; giáp xác chân chèo Mesocyclops leuckarti, Thermocyclops hyalinus

Đáng lưu ý là trong hệ thống kênh rạch tỉnh Vĩnh Long trùng bánh xe và giáp xác râu ngành hiện diện rải rác ở các điểm thu mẫu, với số lượng không nhiều Trong khi, giáp xác chân chèo lại phân bố rộng khắp và thường là loài ưu thế

Số lượng động vật phiêu sinh

Số lượng động vật phiêu sinh từ 1.100 – 4.900 cá thể/m3 chỉ loài động vật

nguyên sinh Arcella vulgaris ưu thế ở vị trí 3

Các điểm còn lại giáp xác chân chèo Schmakeria bulbosa, Thermocyclops hyalinus và ấu trùng Nauplius của chúng chiếm ưu thế Điều đó chứng tỏ rằng các

dạng chất lơ lững hữu cơ trong nước kênh rạch Vĩnh Long thuộc dạng thô đang trong giai đoạn phân giãi

Cấu trúc thành phần loài và số lượng động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy

Cấu trúc thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy

Bảng 2.7 Cấu trúc thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy tại

sông rạch Vĩnh Long, 01/2013

Số loài nguồn gốc biển di nhập vào kênh rạch tỉnh Vĩnh Long rất phong phú tới

8 loài, gồm giun nhiều tơ Nephthys polybranchia, Namalycastis abiuma, ốc Neritina (Dostia) violacea; loại mãnh vỏ Limmoperna siamensis và các loài giáp xác Melita sp., Grandidierella lignorum, Cyathura truncata, Tachea sp

Ngày đăng: 16/10/2017, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: /2004
8. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 07
14. Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 7
23. UBND tỉnh Vĩnh Long - Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 v/v phê duyệt đề cương và kinh phí Dự án “Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
40. Sở TN-MT Vĩnh Long – Viện Khoa học môi trường và Phát triển, Đề cương Xây dựng “Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, đã được UBND tỉnh tỉnh Vĩnh Long phê duyệt tại QĐ số 1988/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
45. Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học môi trường và Phát triển, Biên bản các cuộc họp với UBND 7 huyện/TX về Dự án “Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, 4-6/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
46. Sở TN-MT tỉnh Vĩnh Long và Viện Khoa học môi trường và Phát triển, Biên bản các cuộc hội thảo tại UBND 7 huyện/TX về Dự án “Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, 8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
48. Viện Khoa học môi trường và Phát triển, các báo cáo chuyên đề của Dự án “Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, 8-9/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
50. Viện Khoa học môi trường và Phát triển, Kết quả phân tích ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm, không khí, độ ồn trong Dự án “Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”, 6/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Đề án Bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
1. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 Khác
2. Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, sửa đổi tháng 11/2013 Khác
3. Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội nước Cộng hoà XHC) Việt Nam thông qua ngày 29 tháng11 năm 2005 Khác
4. Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 Khác
6. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn Khác
7. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp Khác
9. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Khác
11. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
12. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khác
13. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường Khác
15. Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w