SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH Bình Thuận là tỉnh có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn phức tạp; trữ lượngnước dưới đất kém phong phú và phân bố không đồng đều; đa số các đồn
Trang 1SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
* CHỦ ĐẦU TƯ: TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
* ĐƠN VỊ TƯ VẤN: TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
Bình Thuận, tháng 8/2013
Trang 2SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH THUẬN
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỒ ÁN
QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
CHỦ ĐẦU TƯ; ĐƠN VỊ TƯ
VẤN-TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TỈNH BÌNH THUẬN:
CHỦ BIÊN:
Bình Thuận, tháng 8/2013
Trang 3DANH SÁCH VIÊN CHỨC THAM GIA LẬP ĐỒ ÁN
1 Huỳnh Kim Hưng Kỹ sư Điện tử, KS Địa chất
Phòng Quản
lý cấp nước(P.QLCN)
Trưởng phòng(TP)
3 Nguyễn Ngọc Trắng Kỹ sư Địa chất,
6 Lê Nhật Nam Cử nhân Kinh tế P.QLCN Trạm trưởngCN KV2
7 Lương Thanh Châu Kỹ sư Kỹ thuậtCông nghiệp P.QLCN Trạm trưởngCN KV3
8 Nguyễn Văn Bàng Kỹ sư Thủy lợi P.QLCN Tổ trưởng TổGIS
10 Trần Thị Hiền CĐ Kỹ thuật Môitrường P.QLCN Chuyên viên
11 Tổ Công nghệthông tin – Kỹ sư CNTT Phòng TH-TCNS
12 Các cá nhân khác
Trang 4MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1 SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH 11
2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 12
2.1 Mục tiêu tổng quát 12
2.2 Nhiệm vụ 12
2.3 Phạm vi 12
3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 3.1 Nội dung 13
3.2 Phương pháp 13
3.3 Yêu cầu trong công tác lập quy hoạch 14
4 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH 15
4.1 Các văn bản của Trung ương 15
4.2 Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận 16
5 CHỦ DẦU TƯ, ĐƠN VỊ TƯ VẤN, PHẢN BIỆN, THẨM ĐỊNH 16
5.1 Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn 16
5.2 Đơn vị phản biện 16
5.3 Đơn vị thẩm định 16
6 THỜI GIAN THỰC HIỆN 17
7 NỘI DUNG BÁO CÁO THUYẾT MINH 17
PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 19
1.1 Vị trí, diện tích tự nhiên 19
1.2 Khí hậu 19
1.3 Nhiệt độ 19
1.4 Mưa 20
1.5 Nắng 20
1.6 Lượng bốc hơi và độ ẩm 20
1.7 Chế độ gió 20
1.8 Bão và áp thấp nhiệt đới 20
2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 20
3 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN 21
3.1 Về lưu lượng 21
3.2 Về chất lượng nước 23
4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 24
4.1 Đặc điểm tổng quát 24
4.2 Các tầng chứa nước 25
4.3 Trữ lượng khai thác 27
Trang 54.4 Chất lượng nguồn nước dưới đất 28
5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 29
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG 1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI 30
1.1 Cơ cấu hành chính 30
1.2.Dân số 30
1.2.1 Dân số toàn tỉnh 30
1.2.2 Tỷ lệ hộ nghèo 31
1.2.3 Hiện trạng các khu dân cư nông thôn 31
2 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 32
2.1 Tổng sản phẩm quốc nội 32
2.2 Cơ cấu kinh tế 32
2.3 Hiện trạng nông nghiệp 32
2.3.1 Trồng trọt 32
2.3.2 Chăn nuôi 33
2.4 Lâm nghiệp 33
2.5 Thủy sản 34
2.6 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35
2.7 Dịch vụ du lịch 36
2.8 Dịch vụ thương mại 37
3 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 37
3.1 Giao thông 37
3.1.1 Đường bộ 37
3.1.2 Đường sắt 38
3.1.3 Đường thủy 38
3.2 Hệ thống điện 38
3.2.1 Nguồn điện 38
3.2.2 Lưới điện 38
3.3 Công trình thủy lợi 39
3.3.1 Hiện trạng 39
3.3.2 Hồ chứa 40
3.3.3 Các ao bàu 42
3.3.4 Đập dâng 42
3.3.5 Trạm bơm 43
3.3.6 Hệ thống kênh nối mạng 43
4 CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG XÃ HỘI 44
4.1 Giáo dục – đào tạo 44
4.2 Y tế 44
4.3 Quản lý và Bảo vệ môi trường 45
5 THIÊN TAI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 45
5.1 Lũ lụt 45
5.2 Các thiên tai khác 46
6 ĐÁNH GIÁ CHUNG 46
Trang 6CHƯƠNG III:
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN
1 HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN (đến cuối năm 2011) 47
1.1 Công trình cấp nước phân tán 47
1.2 Công trình cấp nước tập trung 47
2 ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CTMTQGNS VÀ VSMTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 49
2.1 Kết quả đạt được 49
2.2 Tồn tại, nhược điểm 51
2.3 Nguyên nhân 52
2.3.1 Đối với kết quả đạt được 52
2.3.2 Đối với tồn tại, nhược điểm 52
PHẦN II QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 55
1.1 Quan điểm phát triển 55
1.2 Mục tiêu phát triển 55
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 55
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 55
2 CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN 57
2.1 Dự báo phát triển dân số 57
2.2 Định hướng sử dụng đất 58
2.3 Dự báo phát triển các khu, cụm công nghiệp 59
2.4 Nông - Lâm nghiệp 59
2.4.1 Trồng trọt 59
2.4.2 Chăn nuôi 59
2.4.3 Lâm nghiệp 59
2.4.4 Thủy sản 59
2.5 Phát triển các ngành dịch vụ 59
2.5.1 Du lịch 59
2.5.2 Thương mại 60
2.6 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông 60
2.6.1 Định hướng chung 60
2.6.2 Hệ thống quốc lộ 61
2.6.3 Hệ thống các đường tỉnh 61
2.6.4 Mạng lưới đường huyện 62
2.6.5 Giao thông nông thôn 62
2.7 Quản lý và Bảo vệ môi trường 62
2.8 Tổ chức không gian lãnh thổ 63
2.8.1 Tổ chức chung 63
2.8.2 Phát triển hệ thống đô thị 63
2.8.3 Phát triển nông thôn, miền núi 64
2.9 Quy hoạch thủy lợi đến 2020 65
Trang 73 ĐÁNH GIÁ CHUNG 67
CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 1 PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN QUY HOẠCH 69
2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỂN NĂM 2015 VÀ 2020 70
3 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC 71
3.1 Nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh 71
3.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch 71
4 KHẢ NĂNG NGUỒN NƯỚC CẤP 73
4.1.Đối với nguồn nước dưới đất 73
4.2 Nguồn nước mặt 74
4.3 Các nguồn nước khác 75
4.3.1 Nước mưa 75
4.3.2 Nước biển 75
5 ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH 76
5.1 Đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết nước hợp vệ sinh 76
5.2 Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch tứ CTCN phân tán 77
5.3 Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung 79
5.3.1 Về quy mô đầu tư và phương án bố trí các nhà máy nước 79
5.3.2 Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà máy nước 79
5.3.3 Về chất lượng nước 81
6 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030: .82
7 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH: 82
7.1 Đối với các CTCN phân tán 82
7.2 Đối với các CTCN tập trung 85
7.2.1 Tính toán nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu đầu tư bổ sung 85
7.2.2 Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN 86
7.2.3 Nhu cầu sử dụng đất 101
7.3 Kinh phí thực hiện quy hoạch 101
7.4 Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư: 101
7.4.1 Nguồn vốn 101
7.4.2 Phân kỳ đầu tư 102
8 ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN: 103
9 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ CTCN 104
9.1 Đối với khu vực khai thác nước 104
9.2 Đối với khu vực nhà máy nước 105
9.3 Đối với mạng lười tuyến ống 105
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG: 106
1.1 Giai đoạn trước khi xây dựng 106
1.2 Giai đoạn xây dựng 106
1.3 Giai đoạn vận hành 107
Trang 82 TÁC ĐỘNG KINH TẾ- XÃ HỘI 108
2.1 Tác động đối với quá trình phát triển đô thị hóa 108
2.2 Tác động đối với vệ sinh môi trường và đời sống cộng đồng 109
3 ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 109
3.1 Giai đoạn trước khi xây dựng 109
3.2 Giai đoạn xây dựng 110
3.3 Giai đoạn vận hành 111
PHẦN III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG VII: CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 113
1.1 Giải pháp về thông tin - truyền thông, giáo dục - vận động 113
1.2 Giải pháp về huy động vốn 114
1.3 Giải pháp về thể chế 116
1.4 Giải pháp về tăng cường công tác quản lý CTCN sau đầu tư 116
1.5 Về công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch 117
1.6 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 118
1.7 Giải pháp về ứng dụng kỹ thuật – công nghệ 118
1.8 Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng 119
1.9 Giải pháp về đất xây dựng 119
1.10 Về các ưu tiên liên quan đến công tác đầu tư 119
2 PHÂN CÔNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 120
2.1 UBND Tỉnh 120
2.2 Sở Nông nghiệp và PTNT – Cơ quan thường trực Ban điều hành CTMTQG về Nước sạch và VSMTNT Sở KH và CN 120
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư 121
2.4 Sở Tài chính 121
2.5 Sở Y tế 122
2.6 Sở Giáo dục và Đào tạo 122
2.7 Sở Tài nguyên và Môi trường 122
2.8 Ban Dân tộc 122
2.9 Ngân hàng Chính sách xã hội 122
2.10 Các đoàn thể có liên quan cấp Tỉnh và các cơ quan truyền thông 123
2.11 UBND các huyện, thị xã, thành phố 123
2.12 Các đơn vị quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124
A KẾT LUẬN 125
B KIẾN NGHỊ 125
Các tiêu chuẩn, quy phạm sử dụng trong đồ án quy hoạch cấp nước 127
Văn bản và tài liệu tham khảo 127
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 130
CÁC BẢN ĐỒ 131
Trang 9GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BCKTKTXDCT Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình
2 BQLCTCC Ban quản lý công trình công cộng
10 ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số
12 HTN Hệ thống cấp nước (công trình cấp nước tập trung)
19 QĐ 62/TTg Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, ngày 16/04/2004của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến nlược quốc gia về cấp nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn
20 TTLT số 04/2013 Thông tư liên tịch số
04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngânsách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môitrường nông thôn giai đoạn 2012-2015
22 VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
Trang 10GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
1 Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xâydựng, quản lý vân hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước
2 Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch
3 Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các
hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch
4 Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước
sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến khách hàng sửdụng
5 Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch
trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước
6 Khách hàng sử dụng nước là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình mua nước
sạch của đơn vị cấp nước
7 Nước sạch là nước có các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh đạt Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT theo quy định của Bộ Y tế
8 Nước hợp vệ sinh là nguồn nước trong, không bị vẩn đục, không màu,
không mùi, không vị; không có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa các chất gây nguy hiểmđến sức khỏe; khi sử dụng không gây ra dịch bệnh
9 Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (CTCN/ HTN): là một hệ thống
bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nướcsạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan
10 Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và cáccông trình phụ trợ có liên quan
11 Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước
tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn
12 Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng
cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước
13 Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường
ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước
14 Công trình phụ trợ là các công trình hỗ trợ cho việc quản lý, vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa đối với hệ thống cấp nước như sân, đường, nhà xưởng, tườngrào, trạm biến áp, các loại hố van, hộp đồng hồ, họng cứu hỏa…
15 Thiết bị đo đếm nước là thiết bị đo lưu lượng, áp lực bao gồm các loại
đồng hồ đo nước, đồng hồ đo áp lực và các thiết bị, phụ kiện kèm theo
16 Trộm cắp nước là hành vi lấy nước trái phép không qua đồng hồ đo nước,
tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của đồng hồ và các thiết bị khác có liênquan đến đo đếm nước, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số đồng hồ và các và cáchành vi lấy nước gian lận khác
17 Vùng phục vụ cấp nước là khu vực có ranh giới xác định mà đơn vị cấp
nước có nghĩa vụ cung cấp nước sạch cho các đối tượng sử dụng nước trong khu vựcđó
Trang 11MỞ ĐẦU
1 SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐỒ ÁN QUY HOẠCH
Bình Thuận là tỉnh có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn phức tạp; trữ lượngnước dưới đất kém phong phú và phân bố không đồng đều; đa số các đồng bằng venbiển bị nhiễm mặn, phèn; vùng cao thường bị nhiễm vôi; khí hậu đặc biệt khô hạn;các sông suối hầu hết đều cạn kiệt trong mùa khô nên các năm qua, các cấp, ngành,địa phương trong Tỉnh rất quan tâm đến việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Chương trình) nhất là giải quyếtnguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó hướng đến mục tiêu chủ yếu là cung cấpnguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn cho nhân dân khu vực nông thôn, góp phần làm thayđổi nhận thức, hành vi, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sức khỏe, từng bướcrút ngắn dần khoảng cách giữa khu vực nông thôn và đô thị
Tính đến cuốn năm 2011, theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá
về nước sạch và vệ sinh môi trường (Bộ chỉ số), toàn Tỉnh đã có 89,27% dân số nôngthôn sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có 42,74% dân số nông thôn toàntỉnh có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02/BYT, trong đó cókhoảng 33% số hộ sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung Toàn bộcác CTCN sau khi đầu tư đã được giao cho các đơn vị chuyên ngành quản lý, vậnhành Kết quả về công tác giải quyết nước sinh hoạt nông thôn tỉnh ta đạt được caohơn mục tiêu bình quân của cả nước, được Bộ nông nghiệp và PTNT, các nhà tài trợ
và các địa phương bạn đánh giá cao
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình cũng còn thể hiện một số khókhăn, tồn tại nhất định về nguồn lực đầu tư, quy mô công trình, chất lượng nước cấp,
…so với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân các địa phương trong tỉnh nên cần phải
có những định hướng để chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện:
- Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp Số lượngcông trình cấp nước tập trung chưa nhiều, thiếu đồng bộ, hệ thống mạng đường ốngchưa bao phủ hết các khu vựcdân cư có nhu cầu sử dụng nước
- Nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước hiện khai thác từ các hồ nhỏkhông ổn định; nguồn nước dưới đất ngày càng bị suy kiệt, nhiều CTCN vận hànhvượt công suất thiết kế
- Việc thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn theo quy định của Bộ Xây dựngmới được triển khai; trình độ áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến; sốlượng, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cấp nước nông thôn còn hạn chế
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước, vấn đề tam nông, phát triển nông nghiệp-nông thôn-nông dân và gópphần thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới hiện nay, trong đó việc đáp ứngnhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển đời sống và kinh tế - xã hội khu vựcnông thôn là rất bức xúc nhằm phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tếtheo yêu cầu phát triển chung của toàn nền kinh tế trong giai đoạn sắp đến
Để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môitrường, cần thiết phải lập quy hoạch công trình cấp nước sạch nông thôn Quy hoạchnày là cơ sở định hướng cho việc đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước có hiệu
Trang 12quả, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến nguồn nước và môi trường; đồng thờicũng làm cơ sở khoa học phục vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện CTMTQG Nướcsạch và VSMTNT giai đoạn năm 2012 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt tại Quyết định số 366/QĐ/TTg ngày 31/03/2012 và cả giai đoạn 2016 -2020.
Do vậy, việc triển khai xây dựng Đồ án Quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnhBình Thuận đến 2020 để làm cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng và quyết định cácchủ trương về đầu tư xây dựng công trình cấp nước, tạo tiền đề đẩy nhanh phát triểnkinh tế- xã hội của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020 là rất bức thiết
2 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch cấp nước là cơ sở để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cáccông trình cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn tỉnh Bình Thuận mangtính ổn định lâu dài và bền vững Quy hoạch này sẽ gắn kết với quy hoạch của cácngành, lĩnh vực khác nhằm thực hiện các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2020 đảm bảo tính chặt chẽ, đồng bộ và hiệuquả;
- Hiện thực hoá Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thônđến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượngsống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, vệsinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Định hướng cho việc lập kế hoạch 05 năm, trung hạn và hàng năm trong quátrình triển khai thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT;
- Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặcbiệt là môi trường nước để phát triển bền vững, góp phần khắc phục tình trạng ônhiễm môi trường
2.2 Nhiệm vụ
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn, yêu cầu phát triểnbền vững, phù hợp với Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đếnnăm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, góp phần thực hiện CTMTQG xây dựngnông thôn mới đến năm 2020
- Rà soát đánh giá lại các nguồn nước trong tỉnh, khả năng phát triển nhằmphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn vùng nghiêncứu
- Đề xuất các giải pháp bổ sung nguồn nước, nâng cao năng lực khai thác cácCTCN hiện có
- Đề xuất các giải pháp và lộ trình đầu tư xây dựng CTCN trên từng địa bànđến năm 2020 và các dự án ưu tiên
Trang 13huyện, thị xã, thành phố nhưng không bao gồm các phường, thị trấn và khu dân cư,khu du lịch thuộc phạm vi quản lý của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận
cụ thể như sau:
+ Huyện Tuy Phong: thị trấn Phan Rí cửa;
+ Huyên Bắc Bình: xã Hải Ninh, Phan Hiệp, Hòa Thắng và thị trấn Chợ Lầu; + Thành phố Phan Thiết: các phường và xã Phong Nẫm, Tiến Thành;
+ Huyện Hàm Thuận Nam: xã Thuận Quý, Tân Thành;
+ Thị xã La Gi: các phường và xã Tân Bình, Tân Phước
- Ngoài ra, đối với các thị trấn thuộc các huyện và khu dân cư trung tâm huyệnPhú Quý, tuy thuộc địa bàn của Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nôngthôn nhưng do nhu cầu sử dụng nước sạch, quy mô công trình và nguồn vốn đầu tư
đã được tính toán trong Quy hoạch cấp nước đô thị đã được UBND Tỉnh phê duyệtnên cũng không được đề cập trong Đồ án này để tránh bị trùng lắp về quy mô cấpnước và kinh phí thực hiện
3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ YÊU CẦU THỰC HIỆN QUY HOẠCH 3.1 Nội dung
- Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, đánh giá thực trạng và dự báo khả năng;
- Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước hiện hữu trên địa bàn nông thôn;
- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và cáchoạt động khác trên địa bàn nông thôn;
- Đánh giá nguồn nước mặt trên sông suối, công trình hồ chứa và nguồn nướcdưới đất phục vụ cho các công trình cấp nước;
- Xác định quan điểm, giải pháp cấp nước và quy mô hệ thống công trình cấpnước cho các khu dân cư nông thôn theo các giai đoạn đến năm 2015, 2020;
- Sơ bộ xác định khái toán tổng mức đầu tư các công trình cấp nước theo giaiđoạn đến năm 2015, 2020;
- Xác định các nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và đề xuất các Dự án ưu tiên;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện Quy hoạch ;
- Đánh giá tác động môi trường;
- Kết luận và kiến nghị
3.2 Phương pháp
Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các
hệ phương pháp nghiên cứu, triển khai chủ yếu như sau:
- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả các thông
tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan thu thập và cập nhật được trên phạm vi nghiên cứu, kếthừa có chọn lọc các thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu của Đồ án Đây là một trongnhững phương pháp được ứng dụng, triển khai liên tục trong suốt quá trình thực hiện và
có vai trò rất quan trọng
- Phương pháp phân tích logic toán học: Trên cơ sở các thông tin cập nhật
được, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế các tác giả đã phân tích tất cả các yếu tố
có lợi và các yếu tố không cần thiết để thiết lập mạng lưới và kế hoạch điều tra khảo sátthực tế có hiệu quả nhất
Trang 14- Phương pháp điều tra thực tế: Triển khai trên địa bàn hầu hết các huyện, xã
trong tỉnh Thông qua việc khảo sát, đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại ngoài hiệntrường, kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, chính quyền địaphương và các đơn vị đang trực tiếp quản lý vận hành các CTCN đã cập nhật đượclượng thông tin lớn và sát thực Từ đó làm cơ sở khoa học để tiến hành phân tích,đánh giá các yếu tố tác động đến cấp nước nông thôn, đánh giá tài nguyên nước, hiệntrạng khai thác, sử dụng nước, vệ sinh môi trường, giá thành xây dựng các công trìnhcấp nước
- Phương pháp phân tích thí nghiệm: Được áp dụng trong việc phân tích các
mẫu nước ở trong phòng và ngoài trời phục vụ công tác đánh giá chất lượng nướcphục vụ cho cấp nước sạch nông thôn trong tỉnh
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong suốt quá trình cập nhật, thống
kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước ở nông thôn thông qua các phiếu mẫu điều trathực tế và các tài liệu, thông tin thu thập được
- Phương pháp chồng chập các loại bản đồ: Áp dụng trong việc phân tích
chồng chập các loại bản đồ có liên quan (địa hình, hành chính, địa chất, thuỷ văn, thổnhưỡng, sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế ) để thành lập ra các sản phẩmchính của Dự án là: Bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng nước sạch,bản đồ Quy hoạch cấp nước sạch
- Phương pháp sử dụng Hệ thống thông tin địa lý thông tin (GIS): áp dụng
trong suốt quá trình lập và số hoá các loại sản phẩm dạng bản đồ và đồ thị đã được xâydựng trong quá trình xử lý và cập nhật thông tin
- Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát, đo đạc thực tế
ngoài hiện trường, tập thể tác giả đã đánh giá tổng quan và chi tiết các nhân tố tácđộng đến việc khai thác sử dụng nước sạch nông thôn trong tỉnh
- Phương pháp chuyên gia: Tận dụng và tranh thủ tối đa các ý kiến trao đổi,
đóng góp của chuyên gia các ngành liên quan ở trong và ngoài tỉnh để tiến hành phântích các phương án cấp nước, tính toán chi phí, các nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện
Đồ án
3.3 Yêu cầu đối với công tác lập quy hoạch
- Nghiên cứu toàn diện về điều kiện, yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội cótác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực cấp nước sạch khu vực nông thôn trênđịa bàn tỉnh;
- Bảo đảm tính thống nhất với Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinhmôi trường nông thôn, CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015(NTP 3), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, với quyhoạch các ngành, lĩnh vực liên quan, nhất là với Quy hoạch thuỷ lợi, giao thông,CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo và lồng ghépvới các chương trình khác của Chính phủ và của tỉnh Bình Thuận;
- Đảm bảo việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, phù hợp vớiphương án khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông;
- Nghiên cứu áp dụng đa dạng hóa các loại hình công nghệ phù hợp với điềukiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của nông thôn; trong đó, ưu tiên cấp nước cho những
Trang 15vùng tập trung đông dân cư; khu vực rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, tận dụngcác công trình cấp nước hiện có để nâng cấp, mở rộng, đồng thời tìm kiếm các nguồnnước ổn định cho các vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước bằng các loại hình công nghệphù hợp, nâng cao chất lượng nước thông qua việc áp dụng các công nghệ mới phùhợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cấp nước đồng thờitiếp tục duy trì công nghệ truyền thống, vận hành đơn giản, kinh phí đầu tư và giáthành sản xuất nước thấp đối với các khu vực miền núi, dân cư rải rác;
- Thực hiện chủ trương về xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý khai tháccác công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTgngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
4 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH
4.1 Các văn bản của Trung ương
- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
- Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạchxây dựng
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 và Nghị định số124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch (xem Phụ lục M.1);
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2009 và Nghị định số04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trìnhcấp nước sạch nông thôn;
- Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 V/v: phê duyệt Chươngtrình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
- Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg ngày 25/8/2000 V/v: phê duyệt chiến lượcquốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chicho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giaiđoạn 2012-2015
- Thông tư số 54/201/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính Quy định vềquản lý sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Trang 16- Quyết định 439/QĐ-BXD ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v:công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phậnkết cấu công trình năm 2012;
4.2 Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận
- Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 và Quyết định số UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v phê duyệt đề cương nhiệm
167/QĐ-vụ quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (xem Phụ lục M.3);
- Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND, ngày 25/06/2008 về ban hành Quy địnhphân công, phân cấp quản lý nhà nước về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạchtrên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 V/v phê duyệt Đồ án Quyhoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 11/04/2012 của UBND tỉnh Bình ThuậnV/v công bố Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh BìnhThuận năm 2011;
- Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 04/06/2013 của UBND tỉnh BìnhThuận V/v công bố số liệu Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môitrường tỉnh Bình Thuận năm 2012;
- Quy hoạch phát triển thủy lợi các xã miền núi vùng cao tỉnh Bình Thuận đếnnăm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1552 QĐ/CT-UBBT ngày23/4/2004;
- Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh về Phê duyệtQuy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìm2030;
- Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 của các ngành Nông nghiệp và PTNT, Giaothông, Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng;
5 CHỦ ĐẦU TƯ, ĐƠN VỊ TƯ VẤN, PHẢN BIỆN, THẨM ĐỊNH
5.1 Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn
- Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình
Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Bình Thuận
- Đơn vị tư vấn: Chủ đầu tư tự thực hiện.
Địa chỉ: 61 Cao Thắng – Phan Thiết
Điện thoại: 0623.821775 Fax: 0623.827819
5.2 Đơn vị phản biện: Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Bình Thuận
Địa chỉ: 08 Nguyễn tất Thành, thành phố Phan Thiết
Điện thoại: 0623.829084 Fax: 0623.829084
5.3 Đơn vị thẩm định: Sở Xây dựng Bình Thuận
Địa chỉ: 03 Đại lộ Nguyễn Tất Thành
Điện thoại: 0623.827411 Fax: 0623.827058
Trang 176 THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Từ tháng 10/2010: Tổ chức đi thực địa, khảo sát và thu thập số liệu Lựachọn phân tích phương án, vị trí xây dựng Đối chiếu, cập nhật số liệu ban đầu Côngtác nội nghiệp biên tập, hiệu chỉnh
- Tháng 10/2012: Hội thảo lấy ý kiến các ngành và địa phương liên quan (xem
Phụ lục M.4: Thông báo kết quả cuộc họp tổ chức lấy ý kiến các ngành và địa
phương về dự thảo Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch nông thôn);
- Tháng 12/2012: Rà soát, đề nghị điều chỉnh mục tiêu Quy hoạch;
- Tháng 01/2013: UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu Quyhoạch;
- Tháng 05/2013: Hoàn chỉnh Đồ án theo mục tiêu điều chỉnh và tổ chức lấy ýkiến phản biện
- Tháng 7/2013: Thực hiện công tác phản biện (xem Phụ lục M.5: Báo cáo phản biện của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh và Phụ lục M.6: Công văn giải trình
tiếp thu ý kiến phản biện về Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn đến năm
- Phần II: Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020;
- Phần III: Giải pháp và tổ chức thực hiện;
- Kết luận và kiến nghị
Trang 18PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
Trang 19CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (nguồn Niên giám Thống kê Bình Thuận)
1.1 Vị trí, diện tích tự nhiên
Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ
107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau:
- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông
- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận
Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5oC – 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC
- 32oC, trung bình năm thấp nhất 22oC - 23oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 8-9% Tổngnhiệt độ năm 6.800oC – 9.900oC
Trang 201.4 Mưa
Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượngmưa cả năm Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam,lượng mưa trung bình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900mm/năm)
Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020
1.7 Chế độ gió
Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là:
- Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10;
- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ranhững khó khăn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh
vô tận
1.8 Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo số liệu trắc quan trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20% số năm
có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận Song những năm gần đây, sốlượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có
xu hướng gia tăng và diễn biến bất thường Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khảnăng xuất hiện vào các tháng 10 - 12 trong năm Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ thườngkéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sốngcủa người dân
Trang 21cát chạy dài dọc bờ biển Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằngven biển.
Toàn tỉnh chia ra làm 4 dạng địa hình sau:
- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọcven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình, dài khoảng 52
km, rộng 20 km, địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng
- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: đồng bằng phù saven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp, độ cao từ 0-12 m,riêng đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m
- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30-50 m kéo dài theo hướngĐông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh
- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên Đây là những dãy núi củakhối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện BắcBình đến Đông Bắc huyện Đức Linh Các đỉnh núi cao nhất của tỉnh là B’NomM’Hai (1.642 m, huyện Đức Linh), Hỏa Diệm (1.533 m, huyện Tuy Phong)
Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng
Sơ đồ phân tích địa hình
3 ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN:
3.1 Về lưu lượng:
Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận hầu hết xuất phát từ phía Tây, nơi cócác dãy núi của dãi Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông ĐồngNai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, ngoại trừsông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai Đa số các sông, suối có lưu vựchẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều sông suối bịcạn kiệt hoàn toàn vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn dolượng mưa nhiều, lưu vực rộng và bắt nguồn từ Lâm Đồng Tỉnh có 7 lưu vực sôngchính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan,sông Dinh và sông La Ngà
Trang 22- Sông Lòng Sông: bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra vũngLong Hương, chiều dài 50 km, diện tích lưu vực 520 km2, lưu lượng bình quân 5,2
m3/s, độ dốc lòng sông lớn, thường có lũ quét vào mùa mưa
- Sông Luỹ: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ rabiển ở Phan Rí Cửa Chiều dài 85 km, diện tích lưu vực 1.973 km2, lưu lượng trungbình 19,7 m3/s Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m3
- Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảyqua phía Bắc Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài Chiều dài 87 km, diện tích lưu vực1.050 km2, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều
- Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửaThương Chánh Diện tích lưu vực 820 km2, chiều dài 65 km, lưu lượng trung bình10,9 m3/s
- Sông Phan: có tổng chiều dài 58 km, diện tích lưu vực 465 km2, lưu lượngbình quân, sông đổ ra biển tại xã Tân Hải, thị xã La Gi
- Sông Dinh bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), chiều dài 55 km, diện tích lưuvực 835 km2, lưu lượng bình quân 18,3 m3/s
- Sông La Ngà bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, chiều dài
270 km Lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190 m3/s, lưu lượng mùa kiệt là7,37 m3/s Về mùa mưa thường gây ngập úng ở các vùng thấp huyện Đức Linh, đặcbiệt năm 1999 xảy ra lũ lớn trên sông La Ngà đạt cao trình 122,12 m.
Bảng 1.2: Các đặc trưng của 07 sông chính
Sông Lòng Sông
Sông Lũy
Sông Cái Phan Thiết
Sông Cà Ty
Sông Phan
Sông Dinh
Sông La Ngà
Toàn tỉnh
tỉnh
Di Linh
Di Linh
Núi Ông
Núi Ông
Núi Ông
Bảo Lộc
Hương
Phan Rí
Phan Thiết
Phan Thiết
Tân Hải
La Gi S Đồng
Nai
Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020
Nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận chủ yếu dựa vào nguồn nước mặtcủa 7 lưu vực sông chính nêu trên; tuy nhiên do lòng sông dốc, mùa mưa nước chảyxiết gây lũ lụt, mùa khô cạn kiệt gây khô hạn, do còn thiếu nhiều các công trình hồ
Trang 23và đập dâng giữ nước nên khả năng khai thác còn hạn chế nên hiện nay một số khu
đô thị và các khu công nghiệp mới chưa được cân đối đủ nguồn nước cấp
Bảng 1.3: Đặc trưng nguồn nước mặt tại các lưu vực sông
Sông, vị trí Flv (km 2 ) Mo (l/s.km 2 ) Qo (m 3 /s) Wo (10 6 m 3 ) Ghi chú
Thủy Văn Phú Hiệp 3.060 41,6 127,2 4.011,888 33 năm
Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Thuận
3.2 Về chất lượng nước:
Quan trắc chất lượng nước mặt tại 12 địa điểm: sông La Ngà, sông Phan, sôngDinh, sông Cà Ty, sông Cái, sông Lũy, sông Lòng Sông, hồ Phú Hội, đập Đá Dựng,đập Xuân Quang, hồ Sông Quao và hồ Bàu Trắng So với Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môitrường ban hành, kết quả quan trắc cho thấy:
- Hầu hết các mẫu nước mặt đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép củaQuy chuẩn là từ 6 – 8,5;
- DO thay đổi theo từng năm có giá trị từ 3,04 - 8,29 mg/l Giá trị DO thườngthấp hơn tiêu chuẩn cho phép (5 mg/l) vào mùa khô Tại thời điểm quan trắc tháng05/2010, hầu hết các điểm quan trắc đều thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 0,42 – 0,95lần Cụ thể: sông La Ngà 2,81 mg/l; sông Phan 2,12 mg/l; sông Dinh 3,56 mg/l; sông
Cà Ty 4,04 mg/l; sông Cái 4,06 mg/l; sông Luỹ 3,62 mg/l; sông Lòng Sông 4,13mg/l; đập Đá Dựng 3,84 mg/l, hồ Phú Hội 4,12 mg/l, đập Xuân Quang 3,39 mg/l, hồBàu Trắng 4,76 mg/l, đập sông Quao 4,67 mg/l Nguyên nhân làm giá trị DO thấp là
do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ hoặc nhiễm mặn;
- TSS tại các điểm quan trắc vượt chuẩn dao động trong khoảng 2,79-359mg/l, một số vị trí vượt chuẩn cho phép (30 mg/l) từ 1-11,97 lần Từ năm 2005 –
2009, giá trị TSS có chiều hướng tăng dân qua mỗi năm và đến năm 2009 hầu hết cácđiểm quan trắc nước mặt đều bị vượt chuẩn (giới hạn cho phép là 30 mg/l) ở chỉ tiêunày Cao nhất tại: sông Dinh (326 mg/l), đập Xuân Quang (253 mg/l);
- Cl- tại hầu hết các sông, hồ, đập đều đạt chuẩn cho phép (400 mg/l), chỉ riêngtại sông Cà Ty có giá trị Cl- rất cao (1.770,5 mg/l), vượt quy chuẩn 4,4 lần Phần lớnnguồn nước nhiễm mặn do điểm lấy mẫu nằm gần cửa sông đổ ra biển hoặc do thờiđiểm lấy mẫu vào lúc triều lên nước biển xâm nhập mặn sâu vào đất liền;
- Hầu hết các giá trị COD đo được dao động trong khoảng 9,2 – 60,5 mg/l, một
số vị trí vượt chuẩn từ 1,03-4,03 lần (giá trị cho phép là 15 mg/l) Cao nhất là tại hồPhú Hội (60,5 mg/l), tiếp theo là đập Đá Dựng (50,9 mg/l) Nguồn gốc ô nhiễm hữu
cơ chủ yếu do các hoạt động vận chuyển, các hoạt động chăn nuôi, tưới tiêu nôngnghiệp và chất thải sinh hoạt;
- Một vài vị trí quan trắc có nồng độ NO3- dao động từ 5,3 – 14,55 mg/l, vượtgiá trị giới hạn quy định trong quy chuẩn nước mặt cột A2 (5 mg/l) từ 1,06 – 2,91lần NO3- hiện diện trong nguồn nước từ một số nguyên nhân như: chất thải đô thị,công nghiệp, sinh hoạt, phân bón hóa học, chất thải chăn nuôi và khí thải lắng đọng;
Trang 24- Kết quả quan trắc chỉ tiêu Fe năm 2009 vượt chuẩn từ 1,2 – 3,5 lần (giới hạncho phép của cột A2 là 1 mg/l) tại hồ Phú hội (3,53 mg/l), hồ Bàu Trắng (1,22 mg/l),đập Xuân Quang (4,84 mg/l) Hàm lượng Fe cao phụ thuộc vào kiến tạo địa chất khuvực mà nguồn nước chảy qua;
- Các chỉ tiêu dầu mỡ, As, Hg, CN-, Pb đều nằm trong giới hạn cho phép củaQCVN 08: 2008/BTNMT;
- Coliform trong nước mặt tại sông lớn dao động từ 1,5 x 104 - 9,3 x 104 MPN/
100 ml, vượt chuẩn từ 3 - 18,6 lần Tại các hồ, Coliform hầu như nằm trong giới hạncho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2 Riêng tại hồ Bàu Trắng, hồ SôngQuao, hồ Phú Hội, coliform đột ngột cao vào năm 2007 với các giá trị lần lượt là 11
x 104, 11 x 103 và 24 x 103 MPN/100 ml; những năm khác tại các vị trí trên thì nồng
độ coliform không đáng kể và nằm trong giới hạn cho phép Nhìn chung, mức độ ônhiễm vi sinh thay đổi theo từng vị trí và theo từng năm, hầu hết nước mặt bị ônhiễm coliform là do chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người gây nên
- Trong các năm gần đây qua thực tế theo dõi nguồn nước thô từ các sông suối
và các công trình thủy lợi cho thấy chất lượng có chiều hướng bị suy giảm, độ đụcbiến động khá mạnh, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, vào thời gian đầu mùa mưa
độ đục tăng đột biến rất cao, có trường hợp vượt trên 1.000 NTU (NMN Hàm ThuậnBắc, Thuận Nam, Sông Phan ), đồng thời tăng, giảm bất thường gây rất nhiều khókhăn cho công tác xử lý của Nhà máy Mặt khác, do ý thức về bảo vệ môi trường củaphần lớn dân cư còn rất hạn chế nên việc xả rác thải, nước thải và các hóa chất bảo
vệ thực vật vào nguồn nước còn tùy tiện làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngnguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước Do vậy, trong thời gian tới cần tăngcường công tác truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức và làm thay đổihành vi của cộng đồng dân cư, đồng thời có các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn vàngăn chặn có hiệu quả các tác động xấu đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh
Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt trên các sông suối, ao hồ trong tỉnhđến nay vẫn cơ bản đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt theo QCVN 08: 2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có thểcung cấp nguồn nước thô phục vụ cho các nhà máy nước sản xuất nước sạch trên địabàn nông thôn trong tỉnh
4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN:
4.1 Đặc điểm tổng quát
Bình Thuận tuy có nhiều tầng chứa nước, song nước dưới đất phân bố khôngđồng đều cả trên diện và theo phương thẳng đứng và thuộc dạng kém phong phú dođiều kiện khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao, địa hình dốc, cấu tạođịa chất khá phức tạp Mặt khác là một tỉnh ven biển nên nước ngầm của Bình Thuậnthường bị nhiễm mặn, ở các vùng này thành phần hoá học của nước ngầm biến động
rất lớn Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh
là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày Các trầmtích bở rời vùng địa hình thấp thường bị nhiễm mặn, các tầng chứa nước khu vực địahình cao thường bị nhiễm phèn, nhiễm vôi Tại các cửa sông tổng độ khoáng hóakhoảng 3 – 14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khu vực cửasông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ ô nhiễm cao
Trang 25Tuy nhiên, hiện nay nước dưới đất lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủyếu cho hơn 60% dân số trong tỉnh Vào thời điểm khô hạn, người dân còn tận dụngkhai thác nước dưới đất để tưới sản xuất nông nghiệp, nhất là các khu vực trồng câythanh long
4.2 Các tầng chứa nước
Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Điều tra – Quy hoạch Địa chất thủy văn
705, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các tầng chứa nước sau:
1) Tầng chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q):
Tầng chứa nước phân bố rải rác ở các dải viền quanh khối nhô dưới dạng cácthềm sông gặp phổ biến ở khu vực Đông Bắc và Tây Nam Phan Thiết
Thành phần thạch học gồm cuội, sỏi lẫn sét, cát hoặc sét pha, cát thạch anh hạtmịn đến trung Bề dày tầng chứa nước thường < 5m, có nơi 5 – 15m Hệ số thấm củasét pha thay đổi từ 0,1 đến 0,5 m/ng; Cát, cát pha 5 - 8 m/ng Độ giàu nước kém, lưulượng các mạch nước dao động trong khoảng 0,1 đến 0,2l/s
Nước trong các trầm tích này thuộc loại nước dưới đất có mặt thoáng tự do Vềchất lượng nước chủ yếu là nước lợ với độ tổng khoáng hoá thường gặp từ 0,1 - 1g/l,nước thuộc loại nhạt
Động thái của nước biển đổi theo mùa, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước lànước mưa, nước từ các đới chứa nước trong vỏ phong hoá của granit
2) Tầng chứa nước Holocen (QIV):
Các trầm tích Holocen phân bố ven các thung lũng sông và trên đồng bằng sôngBắc Ruộng, Tánh Linh, Phan Rí và cửa sông Phan Tầng chứa nước phân bố rộng ởvùng Lương Sơn, chúng trải dài dọc theo hai bờ sông Lũy trên diện tích 70km2, bềdầy có xu hướng tăng dần từ thượng lưu (2m) xuống hạ lưu (28m), trung bình 15m
Ở vùng Phan Thiết các trầm tích Holocen phân bố dọc quốc lộ 1 từ xã Hàm Kiệmđến thị trấn Phú Long và theo tỉnh lộ 8 từ xã Hàm Trí đến thành phố Phan Thiết vớidiện tích 130km2, bề dày nhỏ hơn 15m
Đất đá chứa nước hình thành từ nhiều nguồn gốc bao gồm sông - đầm lầy(abQIV), biển (mQIV), biển - gió (mvQIV) và sông biển đầm lầy (ambQIV), trong
đó nước ngọt trong các trầm tích biển tồn tại dưới dạng thấu kính Thành phần thạchhọc đất đá chứa nước gồm các lớp cát mỏng, cuội sỏi, bột sét xen kẽ nhau Bề dàytầng chứa nước thay đổi trong phạm vi rộng từ 2 đến 25 m Hệ số thấm cũng biến đổirất mạnh theo không gian với khoảng giá trị thường gặp từ 0,4 đến 10 m/ng, vớithành phần đất đá chứa nước là cát lẫn sạn có nguồn gốc sông - biển - đầm lầy
Về chất lượng, nước trong các trầm tích Holocen có độ khoáng hoá tăng dần từrìa đồng bằng ra rìa sông và cửa biển Ở rìa đồng bằng M = 0,1 – 1 g/l nhưng ở vùngcửa sông độ tổng khoáng hoá tăng đến trên 1,5 g/l, cá biệt có nơi lớn hơn 10 g/l Vớicác thấu kính ở vùng ven biển, ở phần trung tâm chứa nước ngọt còn phần ven rìanước bị mặn Động thái nước dưới đất biến đổi theo mùa với biên độ dao động từ 0,5đến 3m Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa, nước mặt
Nhìn chung tầng chứa nước Holocen có chiều dày nhỏ, độ chứa nước kém, hầuhết bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển (vùng cửa sông, ven biển) hoặcmuối hoá thổ nhưỡng (vùng nội đồng) nên không có ý nghĩa lớn đối với cung cấpnước, trừ một số khu vực và trong các thấu kính nhỏ, biệt lập có chứa nước nhạt
3) Tầng chứa nước lỗ hổng nhiều nguồn gốc tuổi Pleistocen – Holocen (QII IV):
Trang 26-Tầng chứa nước phân bố rộng rãi ở đồng bằng Phan Thiết và huyện Hàm Tân.Phần lớn diện tích tầng chứa nước bị phủ bởi các trầm tích Holocen, chúng chỉ lộ ra
ở phía Nam và Tây Nam Hàm Tân
Đất đá chứa nước được thành tạo từ nhiều nguồn gốc: Trầm tích sông (aQII-III),biển (mQII-III), sông biển (amQII-III), biển – gió (mQII-IV) Đất đá chứa nước chủyếu là cuội, sỏi, cát, một số nơi lẫn san hô Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 5 đến
20 m Chiều sâu mực nước tĩnh 1 – 3 m, biên độ dao động mực nước trong năm 2 – 3
m Lưu lượng mực nước từ các giếng 0,05 - 0,1 l/s Tỷ lưu lượng lỗ khoan > 0,1 l/sm
Hệ số thấm 0,5 – 10 m/ng Độ khoáng hóa của nước thay đổi trong khoảng 378
-11976 mg/l, loại hình hóa học của nước ngọt là bicacbonat, clorua - canxi, natri, kali,canxi Loại hình hóa học của nước mặn là clorua - natri, kali
Nhìn chung, các trầm tích Pleistocen - Holocen tuy có nhiều nguồn gốc khácnhau, nhưng thành phần thạch học tương đối đồng nhất, do vậy có thể gộp chungthành một đơn vị chứa nước, đây là đơn vị có ý nghĩa nhất ở vùng Phan Rí, PhanThiết Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước là nước mưa thấm từ tầng Holocen vànước mặt Miền thoát là các sông, mạch lộ từ chân đồi cát đỏ về phía nội đồng rabiển
4) Tầng chứa nước bazan – pleistocen (qp):
Tầng chứa nước phân bố trên diện tích hẹp ở ven sông Luỹ (Bắc Bình) và VõĐắc (Đức Linh) Bề dày đá nứt nẻ chứa nước thường gặp nhỏ hơn 30 m Hệ số thấm
1 – 2 m/ngày, độ giàu nước ở mức trung bình, năng suất triển vọng của một giếngkhai thác nước từ 10 – 20 m3/h Nước thường có áp vì tầng chứa nước bị phủ bởi vỏphong hoá khá dày và thấm nước yếu
Về chất lương, nước thuộc loại nhạt và siêu nhạt (M< 0,1 và M= 0,1 – 0,5 g/l).Động thái của nước dưới đất biến đổi theo mùa với biên độ mực nước trung bình 1,5m
5) Tầng chứa nước trong trầm tích Neogen (N):
Tầng chứa nước trong trầm tích Neogen chỉ lộ trên một diện tích nhỏ dọc theo
bờ sông Luỹ ở Bắc Lương Sơn và một ít ở Tây Bắc Mũi Né, còn phần lớn bị phủ bởicác trầm tích Đệ Tứ
Thành phần thạch học bao gồm các lớp cuội - sỏi kết, cát kết chứa vôi với ít thấukính cát sạn sét, gắn kết với nhau khá rắn chắc, Bề dày 10 – 20 m Nước không áphoặc có áp cục bộ Chiều sâu mực nước từ 0,8 - 4,7 m và biến đổi theo mùa
Độ chứa nước của tầng Neogen rất thay đổi, từ nghèo đến trung bình, Tỷ lưulượng các lỗ khoan dao động trong khoảng 0,02 - 0,25 l/sm, thường gặp 0,15-0,3l/sm, Năng suất triển vọng của một lỗ khoan khai thác khoảng 1 - 3m3/h
Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, loại hình hoá học là clorua, bicacbonnat natri, canxi, ở vùng thấp nước bị nhiễm mặn, độ khoáng hoá tăng 2 – 4 g/l Trên mặtcắt, độ khoáng hoá của nước có xu hướng tăng theo chiều sâu Nguồn cung cấp chotầng chứa nước chủ yếu là nước thấm từ các tầng nằm trên và nước mặt
-Nhìn chung, tầng chứa nước Neogen có chiều dày nhỏ, độ chứa nước hạn chếnên ít có ý nghĩa đối với cung cấp nước tập trung Tuy nhiên, cũng có thể đáp ứngyêu cầu cung cấp nước phân tán cho từng hộ hoặc từng cụm dân cư nhỏ
6) Phức hệ chứa nước trong trầm tích tuổi Jura trung (J2):
Phức hệ chứa nước phân bố rộng rãi ở khu vực rìa Tây Bắc đồng bằng PhanThiết, hầu hết bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn Thành phần thạch học của đất đá chứa
Trang 27nước bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên sét kết, cát kết, bột kết nứt nẻ vớimức độ khác nhau Những loại đất đá này bị nứt nẻ dưới tác động của quá trình đứtgãy kiến tạo và phong hoá khác nhau, bề dày đới chứa nước thay đổi trong khoảng
m3/h Nước thường không có áp lực, loại hình hoá học của nước là bicacbonat haybicacbonat, clorua - canxi, magie Nguồn cung cấp cho các tầng chứa nước là nướcmưa, ở địa hình thấp và phần bị phủ có thể được cung cấp bởi nước sông suối và từcác tầng bên trên
7) Các thành tạo địa chất không chứa nước, hoặc chỉ chứa nước cục bộ với trữ lượng rất hạn chế: Đó là các khối đá xâm nhập như Granit, Graniđiorit,
Điôrit
4.3 Trữ lượng khai thác
Tuy có nhiều tầng, phức hệ chứa nước song lại có nguồn tài nguyên nước dướiđất kém phong phú, do nước dưới đất phân bố không đều trên cả diện và theophương thẳng đứng Những đơn vị chứa nước có diện phân bố rộng thì đất đá chứanước lại có tính thấm kém và bề dày mỏng như các phức hệ chứa nước khe nứt trongcác thành tạo Mezozoi Nhìn chung, trong các đơn vị chứa nước trên, chỉ 2 tầng chứanước có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nước vừa và nhỏ, đó là tầng chứa nước lỗhổng trong trầm tích Holocen và Pleistocen - Holocen
Trữ lượng khai thác tiềm năng trong vùng được đánh giá theo các đối tượng lànước nhạt (M < 1 g/l) Theo các kết quả nghiên cứu trước đây thì trữ lượng khai tháctiềm năng của 2 tầng chứa nước chính trong vùng (Holocen và Pleitocen) đạt khoảng563,3 nghìn m3/ngày, trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng trong các tầng chứanước như sau:
- Tầng chứa nước Holocen: 135,629,5 m3/ngày;
- Tầng chứa nước Pleistocen - Holocen: 481,399,5 m3/ngày;
- Tầng chứa nước Bazan pleistocen: 22,136 m3/ngày
Trữ lượng khai thác dự báo khu vực chỉ được xác định cho các tầng chứa nước
có năng suất từ trung bình trở lên Các tầng chứa nước được chọn để tính trữ lượngkhai thác dự báo khu vực gồm:
- Các tầng chứa nước trong các trầm tích đơn nguồn gốc, Holoxen
- Các tầng chứa nước trong các trầm tích đa nguồn gốc Pleistoxen
- Các tầng chứa nước trong các trầm tích Neogen - Pleistoxen hạ
- Các tầng chứa nước trong thành tạo phun trào bazan
Kết quả tính toán trữ lượng dự báo khu vực tỉnh Bình Thuận cho thấy:
- Tổng trữ lượng tĩnh: 6.048940.000 m3;
- Tổng trữ lượng động tự nhiên: 1.989.480 m3/ngày;
- Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng: 2.151.851 m3/ngày;
- Tổng trữ lượng dự báo khai thác khu vực: 80.480 m3/ngày
Trang 28
Bảng 5.3: Tr lữ lượng tiềm năng nước dưới đất một số lưu vực sông ượng tiềm năng nước dưới đất một số lưu vực sôngng ti m n ng nềm năng nước dưới đất một số lưu vực sông ăng nước dưới đất một số lưu vực sông ước dưới đất một số lưu vực sôngc dước dưới đất một số lưu vực sông đất một số lưu vực sôngi t m t s l u v c sôngột số lưu vực sông ố lưu vực sông ư ực sông
Nguồn: Đoàn ĐTQH Địa chất thủy văn 705
4.4 Chất lượng nguồn nước dưới đất
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận 2006 – 2010, hiện trạngmôi trường nước dưới đất của tỉnh được tổng hợp và tóm tắt như sau:
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh ít phong phú, phân bố không đều,thường bị nhiễm mặn, phèn, vôi, khả năng khai thác không lớn Tại cửa sông tổng độkhoáng hóa khoảng 3 – 14 g/l phụ thuộc vào cấu tạo địa chất và xâm nhập mặn, khuvực cửa sông Phan, sông Cà Ty, sông Lũy có mức độ nhiễm mặn cao
Trong những năm gần đây, việc khai thác nước dưới đất thiếu kiểm soát đã làmgia tăng nguy cơ nhiễm mặn ở nhiều nơi như Phước Thể, Vĩnh Hảo (Tuy Phong),Phan Rí Thành (Bắc Bình)
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tầng nông cho thấy:
- Hàm lượng BOD5 dao động từ 5 - 7 mg/l; NO3- dao động từ 10 - 20 mg/l;
DO dao động từ 5,2- 7 mg/l; NaCl dao động từ 50 - 150 mg/l Các khu nghĩa trangkhu vực Phan Thiết gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng Nguồn nước giếng ven khu
du lịch Hàm Tiến – Mũi Né chỉ tiêu vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép Một sốcông ty khai thác quặng Titan ở khu vực ven biển đã khai thác trái phép nguồn nướcdưới đất quá mức quy định hoặc sử dụng nước biển để tuyển rửa quặng, gây nhiễmmặn nguồn nước ở vài khu vực như: xã Hòa Thắng, Hồng Phong, huyện Bắc Bình
- pH của nguồn nước ngầm tại các vị trí quan trắc có giá trị trung tính, vàtương đối ổn định ở hầu hết các năm, đạt giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT
- Giá trị COD tại hầu hết các vị trí quan trắc trong những năm 2005-2008 đềukhông phát hiện hoặc có phát hiện thì giá trị COD thấp và nằm trong giới hạn cho
Trang 29phép Tuy nhiên, vào tháng 5/2009 thì tại một vài vị trí đã có dấu hiệu COD vượtchuẩn như trạm Đức Thuận, trạm Phước Thể, trạm cấp nước Hàm Mỹ với nồng độCOD dao động từ 5,03-12,3 mg/l, vượt chuẩn từ 1,3-3 lần Đến tháng 12/2009 thìnồng độ COD tại các vị trí trên có chiều hướng giảm xuống và giá trị nằm trong giớihạn cho phép Kết quả phân tích năm 2010 và đầu năm 2011 cho thấy hàm lượngCOD dao động trong khoảng từ 9 – 74 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,25 – 18,50lần Sự hiện diện của COD trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm hữu cơ.
- Các chỉ tiêu BOD5, As, CN-, tổng Fe, SO42-, Mn, Pb đều nằm trong giới hạncho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT
- Giá trị TDS và NaCl tại một số vị trí khá cao chứng tỏ mạch nước ngầm ởđây đã bị nhiễm khoáng và nhiễm mặn Nhiễm mặn vào mùa khô cao hơn mùa mưa.Tại trạm cấp nước Phước Thể giá trị TDS đo được luôn cao hơn 1000 mg/l, tiếp theo
đó là trạm cấp nước Hàm Mỹ
- Nguồn nước ngầm tại hầu hết các vị trí đều có dấu hiệu nhiễm vi sinh Giá trịColiform ở các năm vượt giá trị quy định trong quy chuẩn từ 1,33-1433 lần, cao nhất
là tại trạm cấp nước Đại Hòa với hàm lượng Coliform = 4.300 MPN/100 ml
Tuy nhiên, hiện nay nước ngầm lại là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn60% dân số trong tỉnh, cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch Vàothời điểm khô hạn, người dân khai thác nước ngầm để tưới cho cây trồng, nhất làthanh long và các hoạt động sản xuất khác
5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Tỉnh Bình Thuận nằm ở nơi chuyển tiếp giữa chế độ mưa theo mùa của Duyênhải Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với sự chia cắt địa hìnhmạnh mẽ nên lượng mưa phân bố không đồng đều về cả thời gian và không gian.Lượng mưa có xu hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông khoảng
500 đến 700 mm Mưa ít kết hợp gió mạnh làm tăng sự bốc hơi nước, tăng mức khôhạn trong mùa khô gây ra hiện tượng cát bay, cát nhảy tạo thành những đồi cát lớn,làm biến đổi các điều kiện tự nhiên theo chiều hướng cực đoan hơn, đặc biệt là xuấthiện các quá trình hoang mạc hoá do thoái hoá đất ngày càng mở rộng
Mặt khác, đặc điểm địa hình cấu thành mạng lưới sông suối trong vùng, cácsông ngắn dốc đổ ra biển với chế độ nước gần như trùng với chế độ mưa mùa Do đókhi có mưa tập trung tại những nơi có địa hình dốc, sông ngắn gây nên những trận lũquét nghiêm trọng Vùng cửa sông ven biển thể hiện mãnh liệt sự tranh chấp giữa cácquá trình sông - biển, vì vậy vấn đề sử dụng nước trong vùng cũng gặp rất nhiều khókhăn Về tổng thể Bình Thuận không thiếu nước nhưng xét theo lưu vực sông thìlượng nước phân phối không đồng đều giữa các lưu vực Lượng nước chủ yếu tậptrung ở hai lưu vực là Sông Lũy và sông Là Ngà Các lưu vực còn lại nhìn chunglượng nước rất hạn chế
Nhìn chung, với đặc điểm tự nhiên và khí tượng, thủy văn nêu trên cho thấyBình Thuận là một trong số các tỉnh có khí hậu đặc biệt khô hạn so với cả nước,lượng mưa thấp, nhiều vùng có độ bốc hơi cao hơn nhiều lần so với lượng mưa; địahình dốc nên giữ nước kém; nguồn nước mặt và nước dưới đất đều kém phong phú
và biến động lớn theo mùa Đây là đặc điểm bất lợi, có tác động quan trọng đến nhucầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh
Trang 30Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm 1 thành phố, 1 thị xã
và 8 huyện với 127 đơn vị hành chính cơ sở, trong đó có 19 phường, 12 thị trấn và 96
xã
1.2 Dân số
1.2.1 Dân số toàn tỉnh (năm 2011)
Bảng 2.1: Dân số theo cơ cấu hành chính
Đơn vị hành chính Số xã Số phường /thị trấn Diện tích(km2 )
Dân số trung bình
(người)
Tỷ lệ dân
số so với toàn tỉnh
(%)
Mật độ dân số
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 2.2: Diễn biến dân số từ năm 2006 đến 2011 Đơn vị: người
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 2.3: Dân số trung bình đô thị phân theo huyện, thị xã, thành phố
Trang 31Huyện Tuy Phong 65.872 66.270 66.694 66.739 67.068 67.308
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Trên địa bàn tỉnh có 27 dân tộc (tộc người) cùng sinh sống trong đó dân tộcKinh có dân số đông nhất, tiếp đến là dân tộc Chăm, Raglai, Hoa, K’Ho, Tày, Nùng,Chơro,… Dân tộc Kinh chiếm 92,66%, còn lại các dân tộc khác chiếm 7,34% Đồngbào dân tộc thiểu số trong tỉnh định cư tại 15 xã thuần (trong đó có 11 xã vùng cao, 4
xã thuần đồng bào Chăm) và 32 thôn xen ghép Cụ thể: có 9 thôn đặc biệt khó khăn(thôn An Bình, Dân Hiệp, Ku Kê, Tà Pứa, Thôn 2 – xã Suối Kiết, Thôn 4 – xã TràTân, Thôn 7 – xã Đức Tín, thôn Tân Quang – xã Sông Pha và thôn 1- xã Măng Tố)theo diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ, 6 xã đặc biệt khókhăn là xã Phan Dũng - huyện Tuy Phong, xã Phan Tiến - huyện Bắc Bình, xã ĐôngGiang và xã La Dạ - huyện Hàm Thuận Bắc, xã Hàm Cần và xã Mỹ Thạnh – huyệnHàm Thuận Nam
1.2.2 Tỷ lệ hộ nghèo
Năm 2011, toàn tỉnh có 278.740 hộ, trong đó hộ số hộ nghèo: 21.218 hộ,chiếm tỉ lệ 7,61%; số hộ cận nghèo: 11.252 hộ, chiếm tỉ lệ 4,04% (nguồn BCĐ côngtác điều tra hộ nghèo – Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Bình Thuận) Hầuhết hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn, trong đó các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao trên
10% là Hàm Tân, Tuy Phong, Đức Linh (Xem Phụ lục 2.1)
Công tác xóa đói giảm nghèo trong các năm qua được quan tâm đặc biệt, tỉnh
đã ban hành nhiều chính sách và các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hộ nghèo và
hộ gia đình chính sách Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn cao, đời sống còn rất nhiềukhó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số Chênhlệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnhcòn khá lớn
1.2.3 Hiện trạng các khu dân cư nông thôn
Các khu dân cư nông thôn phân bố không đều, mật độ dân số từ 80 – 1300người/km2 Bình quân mỗi xã có khoảng 1.000 – 2000 hộ, mỗi thôn xóm khoảng 300– 500 hộ Dân cư chủ yếu phân bố tập trung tại các huyện có điều kiện thuận lợi vềtrồng trọt, canh tác nông nghiệp Tại các khu vực xung quanh các hồ, sông, suối chưa
có sự quản lý chặt chẽ trong xây dựng và phát triển dân cư, ảnh hưởng đến chấtlượng các nguồn nước và chất lượng sống của cư dân
Nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu vực nông thôn chưahoàn chỉnh, chất lượng thấp Các điểm dân cư nông thôn sống phân tán, khu vựcvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người đời sống người dân còn nhiều khókhăn Việc phát triển dân cư mang tính tự phát, hiện nay tỉnh còn một số xã đặc biệtkhó khăn cần đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cần ổn
Trang 32định dân cư ở những khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vùng dễ bị lũ quét, sạt
lở, ngập lụt, khu vực bị giải tỏa, di dân,…
Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các Chương trình định canh định cư, Chươngtrình 327, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Dự án xây dựng trung tâm cụm xã,Chương trình 135, CTMTQG xây dựng nông thôn mới,…nhằm sắp xếp, ổn định dân
cư, đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn Các dự án này có tácđộng hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tình trạng du canh du cư, di dân tự do, làm thayđổi bộ mặt nông thôn
2 HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Diễn biến GDP trong 5 năm gần đây như sau:
Bảng 2.4: GDP qua các năm Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
2.2 Cơ cấu kinh tế
Dựa vào giá trị GDP của các năm từ 2006 đến 2010, cho thấy: Tỷ trọng GDPngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ
có xu hướng tăng lên Điều này thể hiện rõ nhất là năm 2009, 2010 tỷ trọng GDPtrong ngành dịch vụ là cao nhất
Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế qua các năm Đơn vị: %
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Nền kinh tế phát triển không đồng đều, tốc độ phát triển nhanh tập trung ở cáckhu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, các thị trấn, vùng ven các trục giaothông, có điều kiện thuận lợi, còn vùng sâu vùng xa phát triển chậm
2.3 Hiện trạng nông nghiệp
2.3.1 Trồng trọt
Bảng 2.6: Diện tích các loại cây trồng
Năm Tổng cộng (ha)
Trang 332007 266.637 189.021 116.198 19.785 77.616 55.591 20.87
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Trong các năm gần đây diện tích trồng cây thanh long và cây cao su trong tỉnhtăng mạnh thành các loại sản phẩm có lợi thế và góp phần giúp nông dân xóa đói,giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đáng kể điều kiện sống, nhiều hộ vươn lên làmgiàu từ sản xuất nông nghiệp với các mô hình làm ăn lớn và tham gia thực hiện theoquy định của VietGap, Euro Gap
Tuy nhiên, bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác trên đầu người thấp, lạiphân tán manh mún, việc quản lý và thực hiện quy hoạch còn yếu, tiềm ẩn nhiều yếu
tố kém bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
2.3.2 Chăn nuôi
Do điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ trong tỉnh
và khu vực lân cận có nhiều thuận lợi nên chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển mạnh.Theo số liệu thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh các năm gần đây như sau:
Bảng 2.7: Diễn biến chăn nuôi theo các năm Đơn vị: con
Trong đó: Thịt gà 2.144 2.080 2.440 2.501 2.515 2.385
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng trên cho thấy đàn trâu tăng giảm không rõ nét; đàn bò, đàn heo có tăngnhưng không ổn định Tổng đàn gia cầm có xu hướng giảm do dịch cúm gia cầmtrong các năm gần đây Ngành chăn nuôi phát triển chậm, hiệu quả thấp do dịchbệnh, giá thức ăn, thuốc thú y tăng cao, phương thức chăn nuôi phân tán, lạc hậu, quy
mô nhỏ, …Thế mạnh của ngành là chăn nuôi dê, heo, gia cầm và bò thịt
2.4 Lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vai trò rất quan trọng trong cung cấp gỗcho xây dựng, củi cho sinh hoạt, nguyên vật liệu cho công nghiệp Ngoài ra còn lànơi điều hòa khí hậu, dòng chảy và làm đẹp cảnh quan môi trường sinh thái
Trang 34Diện tích rừng trong trong tỉnh chủ yếu tập trung ở thượng và trung lưu sông
La Ngà, thượng lưu của các sông, suối khác Theo số liệu thống kê diện tích rừng quamột số năm như sau:
Bảng 2.8: Diện tích các loại rừng Đơn vị: Ha
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Bảng 2.9: Kết quả sản xuất lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung - Ha 4.720 5.523 5.119 7.404 7.547 3.351Diện tích trồng cây phân tán - Ha 1.190 398 1.303 1.187 1.291 1.136Diện tích rừng được chăm sóc - Ha 4.768 5.067 2.749 4.606 9.746 11.650Sản lượng gỗ khai thác - m3 37.107 38.428 36.667 15.766 33.371 13.734Sản lượng củi khai thác - m3 86.026 80.350 82.293 71.202 70.280 54.023
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Do độ che phủ của rừng và tình hình phát triển ngành lâm nghiệp liên quantrực tiếp đến việc giữ gìn nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất phục vụ cho các nhucầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái, khắc phục tình trạngxói lở, đất bạc màu, suy kiệt tài nguyên nước nhất là trong giai đoạn hiện nay đangdiễn ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu do nhiệt độ của trái đất ấm lên Vì vậy,
xu hướng phát triển lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới là hạn chế khai thác rừng
tự nhiên, tăng cường bảo vệ rừng, phát triển tài nguyên rừng theo hướng xã hội hóa,giao khoán đất lâm nghiệp; gắn kinh tế rừng với kinh tế miền núi, góp phần giảiquyết việc làm cho người dân, đặc biệt là quan tâm tới việc gia tăng độ che phủ củarừng tự nhiên
2.5 Thủy sản
Thuỷ sản tiếp tục phát huy thế mạnh của một trong những ngành kinh tế trọngđiểm của Bình Thuận do có lợi thế về ngư trường rộng lớn Hình thành một số vùngnuôi trồng thủy sản ở Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân, nuôi thủy sản nước ngọt ởHàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh và thí điểm ở Bắc Bình, vùng làm muối ởTuy Phong, …Sản lượng khai thác thủy sản tăng nhanh, phát triển tàu thuyền đánhbắt xa bờ, các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá Ngành diêm nghiệp cũng phát triểntương đối khá, khoảng 4,2%/năm
Sản lượng thủy sản thống kê một số năm gần đây như sau:
Bảng 2.10 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ĐVT: Ha
Trang 35Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận
2.6 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có bước phát triển mới,góp phần quan trọng để nền kinh tế Bình Thuận đạt được tốc độ tăng trưởng khá caotrong thời gian qua
Tính đến cuối năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố địnhnăm 1994) đạt 4.937.953 triệu đồng; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt1.512.694 triệu đồng (chiếm 30,63%), khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.326.690triệu đồng (chiếm 67,37%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 98.569 triệu đồng(chiếm 2%)
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh
tế thể hiện kết quả chính sách huy động các nguồn vốn của khu vực dân doanh vào
sự tăng trưởng chung của ngành Đến năm 2010, khu vực kinh tế ngoài nhà nướcđóng góp 72,52%, khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 25,86% và khu vực có vốnđầu tư nước ngoài chiếm 1,63% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp củatỉnh
Cơ cấu ngành chuyển biến tích cực theo hướng khai thác những lợi thế củatỉnh Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản là ngành công nghiệp chủ đạo củatỉnh (chiếm 71,3% tổng GTSX toàn ngành) tăng nhanh (14,5%/năm) Công nghiệpsản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá) và sản phẩm phi kim loại chiếm 10,5% giátrị sản lượng toàn ngành, tăng 29%/năm Đặc biệt, ngành cơ khí chiếm 11,6% giá trịsản lượng toàn ngành tăng rất nhanh (66%/năm)
Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số khu, cụm và điểm công nghiệptập trung, là những tâm điểm để thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp nhằmthực hiện vai trò động lực để tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh:
- Khu công nghiệp Phan Thiết (qui mô diện tích 123,7 Ha): đã hoàn thành cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút lấp đầy 68 Ha giai đoạn I và đang thực hiện đầu tư mởrộng giai đoạn II thêm 40,7 Ha, vốn đầu tư 55 tỷ đồng giai đoạn II;
Trang 36- Các khu công nghiệp Hàm Kiệm I (143 Ha) và Hàm Kiệm II (436 Ha) vớitổng quy mô quy hoạch 579 ha, tổng đầu tư 817 tỷ đồng đang triển khai xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng giai đoạn I với 143 Ha theo chủ trương của Thủ tướngChính phủ
- Các cụm, điểm công nghiệp: Cụm CN làng nghề gạch ngói Gia An, Vũ Hoà,Tân Lập; Cụm CN chế biến hải sản Nam Phan Thiết; Cụm CN chế biến nước mắmPhú Hải, Lạch Dù - Bãi Phủ; Cụm CN - TTCN Mê Pu;
Mặc dù có sự phát triển trong những năm qua, song quy mô sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu (trừ công nghiệp sản xuấtđiện); chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, kể cả nhiều sản phẩm truyền thốngcũng chưa xây dựng được thương hiệu và có lợi thế cả ở thị trường nội địa và xuấtkhẩu Do đó, khả năng đóng góp cho ngân sách, tích luỹ để tái đầu tư của từngdoanh nghiệp còn thấp; tác động của ngành tới sự phát triển của các ngành khác, tới
CN-sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chưa mạnh và chưa rõ
2.7 Dịch vụ du lịch
Trong thời gian qua, du lịch nổi lên như là một nhân tố mới và đang trở thànhmột ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận, có tốc độ phát triển nhanh, đónggóp lớn trong nền kinh tế
Doanh thu ngành du lịch tăng với tốc độ bình quân 32,95%/năm giai đoạn2005-2010 Trong đó, tốc độ tăng doanh thu bình quân/năm của khu vực kinh tếtrong nước cao gấp đôi chỉ tiêu tương ứng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Tổng doanh thu ngành du lịch năm 2010 đạt 2.539 tỷ đồng Doanh thu du lịch biểnchiếm tỷ lệ phần lớn, đạt 2.255,4 tỷ đồng chiếm 88,8% trong tổng doanh thu du lịchtoàn tỉnh
Đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng tăng nhanh trongvài năm gần đây với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoàitỉnh Tổng số cơ sở hiện có ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ đếnnăm 2010 là gần 42.125 cơ sở, trong đó ngành thương mại gần 26.550 cơ sở, ngànhkhách sạn, nhà hàng trên 10.460 cơ sở
Lượng khách du lịch đến Bình Thuận liên tục tăng nhanh qua các năm Năm
2010, tổng lượng khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt khách Trong đó, khách du lịchquốc tế là 250.321 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 14,4%, chủ yếu từ khu vựcChâu Âu: 55%, Châu Á: 22,5% và từ Mỹ, Úc Khách du lịch nội địa tăng nhanhtrong những năm gần đây và chủ yếu từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ.Khách đến tập trung chủ yếu ở khu du lịch Phan Thiết - Mũi Né, các điểm du lịchnhư Chùa Núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Chùa Cổ Thạch với các sản phẩm du lịch
có ưu thế như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao trên biển
Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịchcủa tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua, góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lôi kéo các ngành dịch vụ vàcác ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làmthay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phận dân cư
Trang 372.8 Dịch vụ thương mại
Ngành thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP toàn tỉnh, tốc độtăng trưởng bình quân đạt trên 29,23%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế củatỉnh
Toàn tỉnh có trên 25.000 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, xuất nhậpkhẩu, trong đó chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể Đã xây dựng 2 siêu thị ở PhanThiết, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh hải sản, chợ tại cáctrung tâm xã, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, thúc đẩy giao lưuhàng hóa trong và ngoài tỉnh
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng chưa ổn định, tổng kim ngạch xuất khẩunăm 2009 là 121,4 triệu USD, giảm mạnh so với năm 2008 do ảnh hưởng suy thoáikinh tế thế giới Thị trường chính là Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Kim ngạch xuấtkhẩu còn thấp so với tiềm năng của địa phương, quy mô các doanh nghiệp nhỏ, côngtác xúc tiến thương mại còn yếu Mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú, đa dạng, chưagắn kết các khâu khai thác – chế biến – xuất khẩu, giá trị gia tăng trong sản phẩmchưa cao
- Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua địaphận tỉnh Bình Thuận dài 42 km, được cải tạo nâng cấp đạt cấp IV và cấp V tuỳ từngđoạn, với mặt cắt nền đường 9-10 m, mặt đường 6-7 m, kết cấu thảm bê tông nhựa,một số đoạn qua khu dân cư đạt tiêu chuẩn cấp trục chính đô thị
- Quốc lộ 55 kết nối Bình Thuận với thành phố Vũng Tàu và các tỉnh TâyNguyên, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận 152,2 km Tuyến đường này đang xuống cấpnghiêm trọng, mới chỉ có đoạn qua huyện Hàm Tân dài 46 km vừa được nâng cấp đạttiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (nền 9 m, mặt đường 6 m kết cấu bê tông nhựa) Phầncòn lại đang tiếp tục triển khai thi công
- Tỉnh lộ: Các tỉnh lộ ngày càng được nâng cấp sửa chữa, mở rộng Đa số cácđường đã được trải bê tông nhựa hoặc thâm nhập nhựa
- Đường liên huyện: Nhìn chung, nền đường tương đối vững chắc bề rộng mặtđường rộng 5 –8 m, một ít đoạn được láng nhựa, còn lại hầu hết mặt đường rải sỏi đỏhoặc đá dăm kẹp đất Hiện nay, ngoài huyện đảo Phú Quý, các huyện còn lại trên đấtliền đều có đường bộ đi đến tận trung tâm các xã; tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạnđường và cầu cống xuống cấp nghiêm trọng nên việc giao thông còn gặp nhiều khókhăn đặc biệt là trong mùa mưa
Trang 383.1.2 Đường sắt
Tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh dài khoảng 180
km, qua thành phố Phan Thiết và 06 huyện trong tỉnh Dọc tuyến trên địa bàn tỉnh có
13 ga, trong đó ga chính Mương Mán, còn lại là các ga hỗn hợp, phục vụ các tàukhách và tàu hàng Tuyến nhánh đường sắt Mương Mán-Phan Thiết dài 11,8 km chủyếu phục vụ tàu khách địa phương và một phần nhỏ hàng hoá Hiện nay, ga PhanThiết đã được di dời ra khỏi khu vực nội thành và đầu tư xây dựng mới trên địa bàn
xã Phong Nẫm, mới được khánh thành đưa vào sử dụng chính thức vào dịp 19/4, kỷniệm 37 ngày giải phóng quê hương và 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Thuận
3.1.3 Đường thủy
Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài, là một trong số ngư trường chính của cả nướccùng các nghề biển có truyền thống lâu đời nên giao thông vận tải biển phát triểnmạnh Tuyến giao thông ven biển chạy dọc chiều dài 192 km Bình Thuận hiện cócác cảng biển chính là:
+ Cảng Phan Thiết: có thể tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suấtkhoảng 0,3 triệu tấn/năm
+ Cảng Phú Quý: Cảng có thể tiếp nhận tàu trên 1.000 DWT, năng lực thôngqua cảng khoảng 0,3 triệu tấn/năm và các công trình kết cấu hạ tầng và phục vụ như
đê chắn sóng phía tây dài 550 m, kè bảo vệ bờ dài 215 m, bến tàu dài 191,4 m, sânbãi chứa hàng rộng 16.417 m2, nhà kho rộng 270 m2 và khu văn phòng rộng 270 m2
+ Cảng cá Phan Rí và La Gi: chủ yếu là cảng phục vụ đánh bắt thuỷ sản vànghề cá, có khả năng tiếp nhận tàu thuyền đến 400 CV và là nơi neo đậu tàu thuyềncủa ngành thủy sản
3.2 Hệ thống điện
3.2.1 Nguồn điện
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận được cấp điện từ các nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia:
- Nhà máy thủy điện Hàm Thuận (huyện Hàm Thuận Bắc) 2*150MW
- Nhà máy thủy điện Đa Mi (huyện Tánh Linh) 2*87,5MW
- Nhà máy thủy điện Đại Ninh (huyện Bắc Bình) 300MW
- Nhà máy thủy điện Bắc Bình (huyện Bắc Bình) 33MW
- Nhà máy Phong điện 1 Bình Thuận (huyện Tuy Phong) 120MW, GĐ 1: 30
MW vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng vào dịp 19/04/2012
- Trạm diesel huyện đảo Phú Quý 3MW, đã hoàn thành trạm phong điện
Các tuyến 110kV hiện có trên địa bàn tỉnh (484,382 km):
- Ninh Phước – Phan Rí – Lương Sơn – Phan Thiết (113,72 km)
Trang 39- Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Tân – Xuyên Mộc (108,662 km).
- Hàm Thuận – Phan Thiết (2 mạch * 58 km)
- Hàm Thuận – Đức Linh (53 km)
- Đại Ninh – Phan Rí (mạch 1 : 40 km)
- Trạm 220kV Phan Thiết – Mũi Né (mạch 1: 18 km)
- Xuân Trường – Đức Linh (35 km, đang thi công)
c Lưới phân phối trung thế
Các tuyến trung thế đã cải tạo và được xây dựng ở cấp 22 kV, cấu trúc tuyến là
3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp và lặp lại Phần lớn là đường dây trên không,
tỉ lệ cáp ngầm không đáng kể Phần lớn lưới trung thế đang vận hành hình tia
d Trạm biến áp
* Toàn tỉnh có 1 trạm 220/110 kV Phan Thiết, công suất 125MVA, nhận điện
từ tuyến 220 kV Hàm Thuận – Phan Thiết, đã hoàn thành, nhưng chưa đưa vào vậnhành do đường dây 220 kV chưa thi công xong
* Các Trạm biến áp 110 kV trên địa bàn tỉnh:
- Trạm Phan Thiết : 110/22kV – (1*63 + 1*40MVA)
- Trạm Lương Sơn : 110/22kV – (1*25MVA)
* Ngoài ra,có một trạm nâng áp 22/110 kV Phong điện 1 Bình Thuận 45MVA
* Trạm hạ thế: Hầu hết các trạm hạ thế được vận hành ở cấp điện áp 22-15/0,4kV
3.3 Công trình thủy lợi
3.3.1 Hiện trạng
Tính đến nay trên địa bàn Bình Thuận có tất cả 283 công trình thủy lợi (kể cả 3
hồ chứa đang xây dựng)
Bảng 2.12: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi trong tỉnh
T
Hàm T.Na m
H
Tân Lagi
-Đức Linh
Tán h Linh
Tổng cộng
Trang 40Năng lực thiết kế tưới tưới của các công trình thủy lợi hiện đang khai tháckhoảng 58.704 ha, trong đó dung tích hồ chứa khoảng 213,5 triệu m3 và dung tíchcác ao bàu nhỏ là 20,0 triệu m3
có dung tích nhỏ hơn 10 triệu m3
* Hệ thống hồ Sông Quao
Là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, được đầu tư xây dựng từnăm 1995, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1998 Nhiệm vụ công trình theo thiết kếđược duyệt tưới cho 8.120 ha đất canh tác thuộc huyện Hàm Thuận Bắc Tuy nhiên,hiện nay năng lực thiết kế tưới công trình tăng trên 12.000 ha do mở rộng khu tưới vànhờ nguồn nước bổ sung từ đập Đan Sách và nguồn nước từ thủy điện Đại Ninhthông qua kênh chuyển nước 812 - Châu Tá - Sông Quao Hệ thống kênh chính dàihơn 28 km và 20 kênh cấp I với tổng chiều dài hơn 60 km, chuyển nước cho các hồCẩm Hang, hồ Suối Đá để tăng năng lực tưới cho hai công trình này Hệ thống hồSông Quao bao gồm 24 ao bàu nhỏ, 23 đập dâng kiên cố, trong đó - đập Đan Sách làđập đầu nguồn làm nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cho hệ thống, 70 đập tạm và nhiềuhình thức công trình khác
* Hệ thống hồ Cà Giây
Khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành 2000 Nhiệm vụ công trình làcấp nước tưới đảm bảo cho 3,965 ha đất canh tác cho các xã Bình An, Hải Ninh, ChợLầu, Phan Rí Thành, Phan Hiệp, Phan Hòa thuộc huyện Bắc Bình Nhờ nguồn nước
xả từ Nhà máy Thủy điện Đại Ninh (phát điện tháng 4/2008), thông qua tuyến kênhchuyển nước từ Sông Lũy về Hồ Cà Giây đã phát huy năng lực thiết kế (NLTK) côngtrình, đưa diện tích tưới Đông xuân từ 2.281 ha năm 2007 lên 5.300 ha năm 2009.Sau khi Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết (NLTK 15.700 ha) hoàn thành sẽ tưới bổsung cho 5.200 ha hai vụ Đông xuân và Hè thu cho khu tưới Cà Giây và Đồng Mới