SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Người thực
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT PHẦN ĐỌC HIỂU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quế
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
I Lí do chọn đề tài 1
II Mục đích nghiên cứu 1
III Đối tượng nghiên cứu 1
IV Phương pháp nghiên cứu 2
B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
1 Hệ thống các mức độ câu hỏi đọc hiểu 4
1.1 Các câu hỏi ở mức độ nhận biết ………… ……… 4
1.2 Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu ……… 11
1.3 Các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp……… ………12
1.4 Các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao………12
2 Rèn luyện kỹ năng phân tích đề……….12
3 Rèn luyện kỹ năng trình bày câu trả lời…….……… 12
4 Rèn luyện kỹ năng phân bố thời gian hợp lý và trình bày bài viết khoa học 13
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……… ……… … 17
C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………18
1 Kết luận.…… ……… 18
2 Kiến nghị………18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………19
Trang 3A MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài
Thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đề mấu chốt,được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bốngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào yêu cầu cầnđạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá năng lực đọc,viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suy nghĩ độclập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc” Bắt đầu từ năm học2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia đãđược tổ chức trong toàn quốc Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kì thi Quốcgia có nhiều điểm khác biệt
Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phươngdiện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2phần: phần đọc hiểu và phần làm văn Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếpcận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng sốđiểm bài thi Điều này xuất phát từ quan niệm không hoàn toàn giống trước về mụctiêu, nội dung dạy học môn Ngữ văn Không có trình độ, năng lực đọc thì khôngthể hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản Không nắm vững, đánh giá được văn bản thìkhông thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo
Bởi đây là phần mới trong đề thi nên vẫn còn những giáo viên chưa hệ thốngđược tương đối đầy đủ kiến thức cần thiết quan trọng liên quan đến đọc hiểu vănbản, chưa có phương pháp ôn tập phù hợp; không ít học sinh lớp 12 THPT lúngtúng khi làm bài Bản thân tôi nhận thấy hướng dẫn cách làm tốt phần đọc hiểu chohọc sinh lớp 12 THPT là điều hết sức cấp thiết để các em đạt kết quả tốt nhất cho kìthi quan trọng trong cuộc đời của mình
Chính từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinhnghiệm tích lũy được trong quá trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: Rèn luyện một số kỹ năng giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
II Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất: trên cơ sở những kiến thức lý thuyết đọc hiểu cần phải nắm vững,
hệ thống các kỹ năng cần thiết để học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữvăn nói chung và đề thi THPT Quốc gia nói riêng
Thứ hai: giúp học sinh chủ động, tự tin làm bài phần đọc hiểu trong đề thiTHPT Quốc gia đạt kết quả cao
Thứ ba: đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên Ngữvăn trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đề phần đọc hiểu môn Ngữ văn
III Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những ngữ liệu được trích từ tácphẩm trong SGK, Sách bài tập nhưng chủ yếu là ngữ liệu không nằm trong chương
Trang 4trình; rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng câu hỏi đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trìnhbày câu trả lời phần đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết khoa học, phân
bố thời gian hợp lí
IV Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết vềnhững kiến thức lý thuyết liên quan đến đọc – hiểu văn bản và rèn luyện kĩ nănglàm bài phần đọc – hiểu trong đề thi Ngữ văn
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành kiểm tra, đánh giá tại hai lớp 12C5, 12C7
- Thống kê toán học: Qua bài kiểm tra, đánh giá giáo viên thống kê kết quả
để đánh giá năng lực của học sinh
Trang 5B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữviết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng
bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe Hiểu là pháthiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩacủa mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vàođời sống Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát,biện luận đúng - sai về lôgíc, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.Trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện nay, phần đọc hiểu thường cóhình thức cho một văn bản và yêu cầu thí sinh dựa vào văn bản đó để trả lời các câuhỏi đọc hiểu Mục đích của các câu hỏi nhằm đánh giá xem người đọc có hiểu vănbản không Hiểu ở đây trước hết là phải nắm đúng, nắm đủ thông tin của văn bản;hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của văn bản; cao hơn là phải hiểu sâu văn bản (nhất làvăn bản văn học) tức là hiểu những gì không nói trên câu chữ văn bản; hiểu theonhiều nghĩa khác nhau, phát hiện được những nội dung, ý nghĩa mà người khácchưa/không thấy; thậm chí có khi nằm ngoài ý đồ của tác giả… Câu hỏi có thể làdạng trắc nghiệm khách quan, có thể là tự luận, nhiều khi kết hợp cả hai Văn bản
có thể là văn bản văn học, có thể là văn bản thông tin; có thể có trong chương trìnhhoặc không có trong chương trình Văn bản có thể chỉ là kênh chữ cũng có thể kếthợp kênh chữ với kênh hình (bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, tranh ảnh)
Hiện nay đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề hướng dẫn học sinh cách làm bàiphần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn THPT nói chung và đề thi Ngữ văn THPTQuốc gia nói riêng Nhưng hầu hết các tài liệu chưa hệ thống một cách đầy đủnhững giải pháp cần thiết giúp học sinh làm bài thi phần đọc hiểu đạt kết quả tốtnhất có thể
II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đạihọc, Cao đẳng đã xuất hiện phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn Năm học
2014 – 2015, Bộ GD & ĐT chính thức công bố phương án tổ chức một kì thi chung
- THPT Quốc gia Đây là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong đổi mớigiáo dục Xuất phát từ xu hướng đổi mới: từ kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ nhữngkiến thức (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) chuyển sang kiển trađánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phávăn bản) Đây cũng là hướng tiếp cận với xu thế chung của thế giới Nội dung kiếnthức để làm dạng đề này lại nằm rải rác ở chương trình và phụ thuộc rất lớn vàokhả năng đọc hiểu của học sinh, chưa có một tài liệu chính thống nào cung cấp
Trang 6phương pháp, kĩ năng và xâu chuỗi vấn đề lại để hướng dẫn học sinh làm dạng bàinày một cách có hệ thống Nhiều thầy cô giáo và học sinh còn chưa tự tin khi làmphần Đọc hiểu
Cùng với thực tế chung của các trường THPT trong cả nước, trường THPT LêHồng Phong cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.Về phía giáo viên: cácgiáo viên luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề Song trong quá trình hướngdẫn học sinh làm phần đọc hiểu vẫn, nhiều giáo viên chưa trang bị cho học sinhmột cách hệ thống những kĩ năng cần thiết phải có từ việc nhận diện các dạng câuhỏi, cách trình bày câu hỏi, bài viết hay phân bố thời gian hợp lí Về phía học sinh:chưa phân biệt được các dạng câu hỏi đọc hiểu, kĩ năng làm bài còn yếu
Năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công dạy 2 lớp: 12C5, 12C7.Sau khi làm bài số 1 theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy học sinhchưa có kĩ năng làm bài phần đọc hiểu Số lượng bài đạt mức điểm yếu và trungbình chiếm đa số, điểm khá ít, còn điểm giỏi không có
Khảo sát kết quả cụ thể ở 2 lớp 12C5, 12C7 với tổng số học sinh 68 em nhưsau:
đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia
III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1 Hệ thống các mức độ câu hỏi đọc hiểu
Đề bài đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh có cấu trúc gồm 2 phần:
- Phần 1: Đề đưa ra một văn bản: văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng,văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích Xuhướng sẽ là một văn bản mới nằm ngoài sách giáo khoa
- Phần 2: Đề đưa ra các câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhậnbiết (Biết) – thông hiểu (Hiểu) – vận dụng (thấp) – vận dụng cao
1.1 Các câu hỏi ở mức độ nhận biết
Nhận biết, nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời câu hỏi: Nó là gì?
Câu trả lời cũng không cần nêu chính xác định nghĩa, khái niệm mà chỉ cần miêu
tả, nêu, giới thiệu đúng đặc điểm của sự vật, hiện tượng ấy và quan trọng hơn là cầnnhận ra được sự vật, hiện tượng ấy trong thực tế
Câu hỏi nhận biết thường có các dạng chủ yếu sau:
Trang 7DẠNG 1: Yêu cầu nhận diện một số loại từ quan trọng
Từ đơn Từ đơn là từ do một tiếng cấu tạo nên Ví dụ: hoa, lá, hát, đi, đẹp,
…
Từ ghép Từ ghép là từ được tạo thành bằng cách ghép hai hay nhiều tiếng
có quan hệ với nhau về nghĩa Từ ghép có hai loại:
- Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau vềmặt ngữ pháp Ví dụ: sách vở, nhà cửa, đi đứng,…
- Từ ghép chính phụ: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổsung cho tiếng chính về mặt ý nghĩa Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau Ví dụ: hoa hồng, xe đạp sách giáo khoa,…
Từ láy Từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng Từ láy
được chia làm hai loại:
- Từ láy toàn bộ: là loại từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn
Ví dụ: xanh xanh, xinh xinh,…; nhưng cũng có trường hợp tiếngđứng trước biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sựhài hòa về mặt âm thanh, ví dụ: tim tím, nhè nhẹ, ra rả, thămthẳm,…
- Từ láy bộ phận: từ láy có các tiếng giống nhau về phụ âm đầuhoặc vần, ví dụ: rõ ràng, lí nhí, long lanh, lô nhô,…
Từ Hán Việt Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng nhất trong từ mượn Đơn vị
cấu tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt Ví dụ: sơn hà,thiên đô, viễn khách,…
nghĩa và liên tưởng
Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, tráinghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câutrước
Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thếtừ ngữ đã có ở câu trước.Phép nối Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ vớicâu trước.
DẠNG 3: Yêu cầu về nhận diện phương thức biểu đạt
Trang 8Phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp
Tự sự Trình bày diễn biến sự việc (kể lại, tường thuật lại mộthệ thống các sự kiện nối tiếp nhau)Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyềnhạn, trách nhiệm giữa người và người
DẠNG 4: Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ
- Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, trauchuốt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt đượcgiá trị nghệ thuật – thẩm mĩ
PCNN chính luận
- Dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng,lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóngbỏng trong đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực chínhtrị, xã hội
PCNN khoa học
- Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học –công nghệ, phần lớn được sử dụng ở dạng viết nhưngcũng có thể sử dụng ở dạng nói
PCNN hành chính - Sử dụng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếpđiều hành và quản lí xã hội.
DẠNG 5: Yêu cầu nhận diện các kiểu văn bản
Phân loại văn bản theo
phương thức biểu đạt
Văn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luậnVăn bản thuyết minh
Trang 9Văn bản hành chính
Phân loại văn bản theo phong
cách chức năng ngôn ngữ
Văn bản nghệ thuậtVăn bản sinh hoạtVăn bản báo chíVăn bản chính luậnVăn bản khoa họcVăn bản hành chính
DẠNG 6: Yêu cầu nhận diện các biện pháp nghệ thuật
* Một số phép tu từ ngữ âm:
- Phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài: một số câu văn có lúc nhịp ngắn và nhịp dài.Nhịp ngắn diễn tả cái náo nức hay dữ dội; nhịp dài thường diễn tả cảm xúc hay nốitiếp của nhịp ngắn một cách cụ thể hơn
- Hài thanh: phối hợp thanh bằng và thanh trắc
- Tính chất đóng, mở của âm tiết
- Phép điệp: thuộc vào phép tu từ ngữ âm gồm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Nhân hóa
Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, bằng những
từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làmcho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gầngũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người
Ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằmtăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Trang 10tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn
và thú vị
Nói quá (thậm xưng)
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tínhchất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấnmạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê
sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự
* Một số phép tu từ cú pháp:
- Phép liệt kê: là thủ pháp sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại
để diễn đạt trọn vẹn sâu sắc những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng,tình cảm
- Phép lặp cú pháp: là cách lặp đi lặp lại một kiểu câu nhằm nhấn mạnh và tạosắc thái biểu cảm cho ý cần diễn đạt
- Câu hỏi tu từ: là thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn tả cảm xúc và biểu đạt niềmtin, sự xác nhận chắc chắn trước một đối tượng, một sự việc
- Phép chêm xen: là bộ phận xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tinnào đó Nó có thể nằm ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu Khi nói, khi đọc, nó đượctách ra bằng ngữ điệu; khi viết, nó được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặcdấu gạch ngang
DẠNG 7: Yêu cầu nhận diện các thành phần ngữ pháp của câu
* Các thành phần chính của câu:
Chủ ngữ
- Là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng,
… là chủ thể của hành động, trạng thái, đặc điểm,… đượcmiêu tả ở vị ngữ
Vị ngữ - Là thành phần chính của câu nêu lên hành động, trạng
thái, tính chất,… của chủ thể được nói đến ở chủ ngữ
- Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu
Trang 11Bổ ngữ Là thành phần cú pháp bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính
từ
Định ngữ - Định ngữ là thành phần bổ sung ý nghĩa cho danh từ
- Định ngữ có thể đứng ở giữa câu hoặc cuối câu
* Các thành phần biệt lập của câu:
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với
sự việc được nói đến trong câu
- Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng,giận, )
- Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung ý nghĩa cho một bộ phận của câuhoặc cho cả câu
DẠNG 8: Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
* Các kiểu câu chia theo mục đích nói:
* Các kiểu câu chia theo cấu tạo, chức năng ngữ pháp
Câu chủ động Nhiều độc giả rất yêu thích những trang văn của nhà văn TôHoài.Câu bị động Những trang văn của nhà văn Tô Hoài được nhiều độc giảyêu thích.Câu khẳng định Tôi đã học hành rất chăm chỉ
Câu phủ định Nhiều bạn học sinh THPT hiện nay không nỗ lực trong họctập.Câu đặc biệt Mưa Gió Não nùng (đặt trong tình huống cụ thể)
Câu đơn Tôi đi học
Câu ghép Vì trời mưa nên tôi đi học muộn
Lưu ý: Học sinh cần đọc kĩ câu hỏi: yêu cầu xác định kiểu câu theo mục đích
nói hay theo cấu tạo ngữ pháp để có câu trả lời đúng nhất.