SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 10 Người thực hiện: Lê T
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 10
Người thực hiện: Lê Thị Hằng
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Tổ: Sử- Địa- GDCD
SKKN Thuộc lĩnh vực( môn): Địa lý
BÁ THƯỚC: 05/ 2016
Trang 21.3 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
2.3 Một số kỹ năng khai thác có hiệu quả kênh hình
3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
183.1 Kết luận
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10nói riêng chứa đựng một lượng kiến thức rất lớn của từng bài học Chương trình vànội dung sách giáo khoa địa lí 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát
về tự nhiên, địa lí dân cư và kinh tế- xã hội Đây là những không gian địa lí mà họcsinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp Vì vậy, việc khai thác, pháthiện các kiến thức từ kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh chụp…) có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc học tập môn địa lí 10 của học sinh Tuy nhiên, từ thực tếdạy học nhiều năm cho thấy, việc học sinh biết cách khai thác và sử dụng kênh
Trang 3hình trong sách giáo khoa địa lí 10 còn nhiều hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao Từ
thực tế đó, bản thân đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ năng giúp học sinh
khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 ở trường THPT
Bá Thước ” nhằm góp một phần nhỏ của mình trong việc “bồi dưỡng cho các em
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” như điều
24 Luật Giáo dục đã trình bày khi nói về phương pháp giáo dục ở phổ thông
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở thực tiễn nhiều năm dạy học địa lí 10, bản thân nhận thấy việchọc sinh biết cách khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí cònnhiều hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao, đề tài cung cấp một số kinh nghiệm hướngdẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí
10
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT Bá Thước
- Chương trình sách giáo khoa địa lý 10 ban cơ bản
- Thời gian nghiên cứu trong khoảng thời gian hai năm học: 2014- 2015 và2015- 2016
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến một số kinh nghiệm sử dụngkênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nóiriêng Từ những tư liệu sưu tầm được, bản thân tiến hành phân loại và chọn lọc một
số kinh nghiệm kết hợp với những kinh nghiệm bản thân để viết sáng kiến kinhnghiệm này
2 NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Quan niệm chung về kênh hình trong sách giáo khoa địa lí
Nội dung của sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nóiriêng thường được trình bày bằng kênh chữ và kênh hình Kênh hình trong sáchgiáo khoa địa lí là bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, ảnh chụp, biểu đồ, tranh vẽ
và các bảng số liệu Chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải lôgic trong dạyhọc địa lí
Trang 42 1.2 Các loại kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 khá phong phú với nhiều loại khácnhau, chủ yếu là các sơ đồ, lược đồ, ảnh chụp, bảng số liệu, biểu đồ, bảng kiếnthức
Cụ thể, sách giáo khoa địa lí 10 gồm có:
- Hệ thống bản đồ, lược đồ: 31 cái, chủ yếu là bản đồ tự nhiên, dân cư, kinhtế- xã hội nói chung trên thế giới
- Biểu đồ có một số loại, như biểu đồ tròn, biểu đồ cột thể hiện các đối tượngnhiệt độ một số địa điểm, dân số, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế, bao gồm
có 9 biểu đồ
- Hệ thống tranh ảnh nhiều hơn cả với 39 tranh ảnh; đây là những hình ảnhrất sinh động, thể hiện được những đặc trưng cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội
Ngoài ra, sách giáo khoa địa lí 10 gồm có rất nhiều sơ đồ, bảng số liệu thống
kê và các bảng kiến thức Bảng số liệu thống kê, bảng kiến thức bản thân nó vừa làkênh chữ, vừa là kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức địa lí, đặc biệt là các bảng
số liệu thống kê, nó cũng là một dạng kiến thức tương tự các biểu đồ địa lí
2.1.3 Ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10nói riêng là một bộ phận quan trọng với chức năng vừa minh họa cho kiến thứcđược trình bày bằng kênh chữ vừa tự nó chứa đựng một lượng kiến thức lớn vàquan trọng trong từng bài học Như đã trình bày ở phần trên, chương trình và nộidung sách giáo khoa địa lí 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức chung nhất vềvấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội đại cương Đây là những không gian địa lí mà họcsinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp Vì vậy, việc hướng dẫn họcsinh khai thác kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh chụp…) trong sách giáo khoađịa lí 10 có nhiều ý nghĩa:
- Kích thích tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh Nhờ đó họcsinh hiểu và nắm kiến thức, kĩ năng của bài học một cách đầy đủ, vững chắc hơn
- Phát triển ở học sinh khả năng tư duy địa lí, tư duy liên hệ tổng hợp
- Góp phần hình thành kĩ năng tìm, xử lý và thông báo thông tin trên cơ sở
đó mà có phương pháp học tập địa lí, phát triển năng lực tự học, một năng lực quan
Trang 5trọng cần thiết của con người trong thời đại công nghiệp hoá, thời đại thông tin, nềnkinh tế tri thức…
Ngoài ra việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoađịa lí 10 còn có tác dụng giúp học sinh có thêm phương tiện trong học tập môn địa
lí (khi không có đủ bản đồ treo tường, tập bản đồ thế giới hoặc học sinh ngồi ở vịtrí quá xa so với bảng…), giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình vềcác mặt kĩ năng, tư duy địa lí
2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1 Đối với giáo viên
Trong thực tế mặc dù đã rất thấm nhuần tư tưởng dạy học theo hướng đổi
mới toàn diện, nhưng có những lúc giáo viên bỏ qua các bước hình thành các kỹ năng khai thác kênh hình cho học sinh làm bài giảng trở nên khó hiểu, khó nhớ, khó vận dụng vào cuộc sống và những bài giảng đó có thể coi là những bài giảng chưa thành công Đối với nội dung chương trình địa lý lớp 10 đòi hỏi người học cần phải đạt được các yêu cầu: ghi nhớ, phân tích, giải thích, đánh giá, nêu được giải pháp đối với các vấn đề, thì người giáo viên phải hình thành được cho học sinh các kỹ năng khai thác kênh hình một cách hiệu quả
2.2.2 Đối với học sinh
Trường THPT Bá Thước là trường miền núi thuộc một trong 62 huyện nghèocủa cả nước, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí chưa cao, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp Nên Trong quá trình tiếp nhận những kiếnthức ở trên lớp, có nhiều học sinh cảm thấy chán môn học, đặc biệt là những học sinh có ý thức học tập chưa cao Hay có một bộ phận học sinh học chỉ mang tính chất đối phó với giáo viên, hoặc chỉ với mục đích hoàn thành các bài kiểm tra điều kiện Điều đó đồng nghĩa học sinh chưa được hình thành các kỹ năng khai thác kênh hình mà chỉ quan tâm đến kênh chữ Đối với môn địa lý ở trường THPT nếu như giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt sao cho đủ kiến thức mà quên hình thành các kỹ năng địa lý thì môn học trở nên khô khan học sinh khó tiếp thu Vì vậy hơn lúc nào hết với tôi việc hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình luôn làvấn đề quan trọng
2.3 MỘT SỐ KỸ NĂNG KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10
Trang 62.3.1 Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10
2.3.1.1 Đối với giáo viên
Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 phải
có hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học đượcquy định trong chương trình giáo dục Tập trung vào việc sử dụng kênh hình nhưmột nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh họa kiến thức Vì vậy, giáo viêncần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ để hiểu rõ nộidung, tác dụng của từng loại, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh tiếpxúc với kênh hình
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồngthời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình
- Khi soạn bài, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tươngđối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hộikiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí có hiệu quả cao
- Khi lên lớp, với những nội dung đã có trong kênh hình giáo viên khônggiảng hoặc làm thay học sinh trong việc khai thác chúng mà nêu thành các vấn đềhoặc đặt câu hỏi cho học sinh làm, giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn giúp đỡhọc sinh Ngoài ra, không bỏ sót một kênh hình nào của sách giáo khoa, đồng thờiphải biết hướng dẫn học sinh sử dụng chúng đúng lúc
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từngloại kênh hình để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy
2.3.1.2 Đối với học sinh
- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của kênh hình trong sáchgiáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nói riêng đối với từng bài họcđịa lí
- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoađịa lí để khai thác các kiến thức địa lí chứ không chỉ dừng lại ở việc là để minh họathêm cho kiến thức được trình bày bằng kênh chữ trong sách giáo khoa địa lí
+ Học tập ở nhà:
Khi chuẩn bị bài mới: bên cạnh đọc kênh chữ trong sách giáo khoa, các tàiliệu tham khảo liên quan, xem bản đồ treo tường Học sinh cần nghiên cứu kênh
Trang 7hình của bài trong sách giáo khoa để xem những kênh hình liên quan đến những nộidung nào trong bài học được trình bày bằng kênh chữ Cần quan sát kĩ các kênhhình, xem chúng thuộc loại kênh hình nào? Nội dung chủ yếu của mỗi kênh hình làgì? nội dung nào chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ, những hìnhnào có nội dung trùng với kênh chữ? Từ đó vận dụng các kĩ năng khai thác cáckênh hình đó để tìm hiểu trước các kiến thức của bài mới một cách tốt nhất trướckhi lên lớp.
Học bài cũ: Sau khi đọc lại vở ghi bài học trên lớp, đọc kênh chữ trong sáchgiáo khoa và nhớ lại bài giảng của giáo viên Học sinh nên sử dụng mỗi kênh hìnhtrong sách giáo khoa địa lí vừa để mô tả một số kiến thức vừa nhận xét, phân tích,giải thích một số kiến thức của bài học đã học trên lớp bằng cách ghi ra giấy nháp.Sau đó đối chiếu với phần kiến thức bài học được trình bày bằng kênh chữ trongsách giáo khoa, được ghi trong vở và lời giảng của giáo viên trên lớp Nhờ đó giúphọc sinh nhớ và hiểu kiến thức nhanh và lâu quên hơn
+ Học tập trên lớp: Ngoài đọc kênh chữ trong sách giáo khoa và nghe lờigiảng của giáo viên thì học sinh cần sử dụng tối đa các kênh hình có trong bài học.Như đã trình bày trong phần chuẩn bị bài mới thì học sinh cần quan sát kĩ các kênhhình, xem chúng thuộc loại kênh hình nào? Nội dung chủ yếu của mỗi kênh hình làgì? Nội dung nào chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ, những hìnhnào có nội dung trùng với kênh chữ? Từ đó vận dụng các kĩ năng khai thác kiếnthức từ các kênh hình đó vừa để trả lời các câu hỏi (nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở,thảo luận nhóm…) của giáo viên đưa ra vừa để hiểu sâu hơn các kiến thức của bàihọc
2.3.2 Một số kỹ năng khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10
Do kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 khá phong phú với nhiều loạikhác nhau, số lượng mỗi loại cũng khá nhiều Vì vậy, tôi chỉ trình bày mỗi loại 01
ví dụ về kinh nghiệm bản thân trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hìnhsao cho có hiệu quả nhất
2.3.2.1.Kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa địa lí 10
Sách giáo khoa địa lí 10 gồm có 31 bản đồ, lược đồ, trong đó có 12 bản đồthể hiện các vấn đề tự nhiên, 4 bản đồ dân cư, 15 bản đồ kinh tế- xã hội Đây là hệ
Trang 8thống thông tin rất quan trọng giúp học sinh khai thác được nội dung bài học mộtcách dễ dàng, đồng thời rèn luyện các kỹ năng địa lý cho học sinh.
Nói về kênh hình trong sách giáo khoa địa lí thì bản đồ như một người “anhcả” có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy và học địa lí Trước hết vì nó là kiếnthức được “lý giải” bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như cuốn sách giáo khoađịa lí thứ hai Các bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa giúp học sinh bồi dưỡngnăng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu
Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác bất kì một bản đồ, lược đồ nào trongsách giáo khoa địa lí 10 thì giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiếnthức về bản đồ (hệ thống kinh vĩ tuyến, phương hướng,…) và các bước đọc mộtbản đồ (những kiến thức này đã được học ở địa lí lớp 6 và lớp 9) Tuy nhiên cũngtuỳ theo nội dung trên bản đồ, lược đồ mà các yêu cầu này có thể khác nhau Sau
đó lưu ý học sinh là bản đồ, lược đồ này sử dụng để tìm hiểu nội dung kiến thứcnào bằng hệ thống câu hỏi liên quan (có thể do giáo viên tự đặt ra hoặc sử dụng câuhỏi kèm theo trong sách giáo khoa)
- Với bản đồ, lược đồ trình bày các nội dung về tự nhiên trong sách giáo khoa địa lý 10: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi: Xác định các đối tượng
trên bản đồ, giới hạn và phạm vi ảnh hưởng của các đối tượng đó đối với vấn đềcủa khu vực đó như thế nào Các đối tượng địa lý trên bản đồ trong chương trìnhđịa lý lớp 10 chủ yếu là các dòng sông, hướng gió, dòng biển, các mảng kiến tạo,các dãy núi, phân bố dân cư, gia tăng dân số vì vậy học sinh cần phải nắm rõ các
ký hiệu, các ước hiệu trên bản đồ, để có thể dễ xác định các đối tượng, trên cơ sở
đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội
mà đối tượng đó tạo ra
Ví dụ: trong bài 14 thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới khí hậu trênTrái Đất( chương trình sách giáo khoa địa lý 10 chương trình cơ bản)
Trang 9Hình 14.1 Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
Để hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong các nội dungtrên, giáo viên nên xây dựng các phiếu học tập (bảng kiến thức trống) để học sinhnắm được đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất theo mẫu:
Các đới khí hậu Các kiểu khí hậu Giới hạn Tính chất
- Với các bản đồ, lược đồ trình bày nội dung về dân cư: chủ yếu trình bày
về sự phân bố dân cư của thế giới, mỗi khu vực Khai thác hiệu quả các bản đồ nàytheo hướng như sau: Cho học sinh quan sát các mức phân chia mật độ dân số củathế giới, khu vực Sau đó yêu cầu học sinh xác định các vùng có mật độ dân sốđông, mật độ dân số thưa, vì sao dân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ýdựa vào điều kiện tự nhiên, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội để giải thích Từ đórút ra thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế
Trang 10Ví dụ: Khi dạy đến nội dung phân bố dân cư trong bài 25 thực hành( phântích bản đồ phân bố dân cư trên thế giới( chương trình cơ bản sách giáo khoa địa lý10) theo các bước sau:
+ Giáo viên hỏi học sinh: Mật độ dân số (người/km2) được chia làm mấycấp? Đó là những cấp nào?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phần nội dung chính của hình 25.1,hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế gới Về phầnnhận xét yêu cầu học sinh phải dựa vào hình 25.1 và làm rõ các vấn đề (Dân cư tậptrung chủ yếu ở các khu vực: Nam Á, Đông Nam Á, Tây Âu, khu vực Cariber…cáckhu vực có mật độ dân cư phân bố thưa thớt: Bắc Phi, Bắc Á, Bắc Mỹ, Ôxtraylia).Còn về phần giải thích, theo phản xạ thì nhiều học sinh sẽ dựa vào phần nội dungkênh chữ trong sách giáo khoa và ghi vở cùng với lời giảng của giáo viên ở phầnkiến thức vừa học
Hình 25 Phân bố dân cư thế giới năm 2000 (trang 98 – SGK Địa lí 10)
- Với các bản đồ, lược đồ trình bày nội dung về kinh tế: Thể hiện sự phân bố theo
không gian các ngành nông nghiệp, công nghiệp Để khai thác các bản đồ này, giáoviên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồnông nghiệp và các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được
cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất củacác ngành Dựa vào kiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích nguyênnhân sự phân bố đó
Trang 11Ví dụ: Hình 28.2 về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới: giáoviên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
+ Hãy xác định sự phân bố các loại cây lương thực trên bản đồ?
+ Hãy nhận xét sự phân bố các loại cây lương thực trên?
+ Chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có sự phân bố đó?
+ Sự phân bố trên ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và xã hội của thếgiới và khu vực
Ví dụ hình 32.3 trong bài 32 địa lý các ngành công nghiệp( sách giáo khoa địa lý
10 chương trình cơ bản) về nội dung trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu
mỏ trên thế giới, thời kỳ 2000- 2003 Để hướng dẫn học sinh khai thác thông tin trên bản đồ này, giáo viên cần phải yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau: + Trình bày những khu vực có dầu mỏ trên thế giới?
+ Nhận xét trữ lượng dầu mỏ các khu vực trên thế giới?
+ Tài nguyên dầu mỏ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực này?