SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY TIẾT “Ôn tập” ĐỊA LÍ 7 Ở TRƯỜNG THCS HÀ VINH Ngườ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY TIẾT “Ôn tập” ĐỊA LÍ 7 Ở TRƯỜNG THCS HÀ VINH
Người thực hiện: Nguyễn Minh Thu
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Vinh SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2016
Trang 2MỤC LỤC
Trang
A Phần mở đầu……… 1
I Lí do chọn đề tài 1
II Mục đích nghiên cứu 1
III Đối tượng nghiên cứu 2
IV Phương pháp nghiến cứu 2
B Phần nội dung……… 2
I Cơ sở lí luận của vấn đề……… 2
II Thực trạng của vấn đề……… 3
1 Thực trạng……… 3
2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên……… 4
III Các giải pháp tổ chức thực hiện……… 5
1 Tổ chức trò chơi trong phần khởi động hoặc chuyển tiếp sang nội dung mới của tiết “Ôn tập”………
5 2 Tổ chức trò chơi trong phần nội dung chính của tiết “Ôn tập” 8
3 Tổ chức trò chơi trong phần củng cố của tiết “Ôn tập”……… 14
IV Kết quả kiểm nghiệm……… 16
C Kết luận và kiến nghị……… 17
Trang 3A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Ngày nay trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, giáo dục được coi
là một lĩnh vực rất quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗiquốc gia Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy – học nói chung và dạy học môn Địa línói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm, các nhà
quản lí giáo dục và cả xã hội Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và Nghị
quyết TW2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải: “Đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, trong giảng dạy Địa lí, để có thể đạtđược mục tiêu đó, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc Các giờ dạy học thực sự phải là những giờ học thú vị, tạo được hiệu quảcao trong việc truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh Nhưng trên thực tế,Địa lí là môn học mà nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng là môn phụ nên ítđược quan tâm Cộng thêm trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên còn nặng
về truyền thụ lí thuyết nên Địa lí càng trở nên khô khan đặc biệt càng nhàm chán
và đơn diệu hơn khi dạy các tiết “Ôn tập” trong phân phối chương trình Vậy làm thế nào để mỗi khi học các tiết Địa Lí nói chung và tiết “Ôn tập” nói riêng
trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗihọc sinh? Chính vì vậy, tôi đã đưa một số trò chơi vào các bài dạy của mình đểgây hứng thú học tập cho học sinh và cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi của cácem: thích hoạt động, hiếu động và ưa khám phá Học sinh được học tập mộtcách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất hào hứng, không khí học tập hứng khởi vàphấn chấn mà kiến thức vẫn được khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc
Với các lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức
trò chơi trong dạy tiết Ôn tập Địa lí 7 ở trường THCS Hà Vinh” Đề tài này
phần nào khích lệ phong trào học tập môn Địa lí của học sinh, giúp học sinhkhám phá và có cái nhìn mới hơn về môn học và cũng làm phong phú thêm vốntrò chơi của các em
II/ Mục đích nghiên cứu:
Trang 4Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở cấp THCS đặc biệt
trong các tiết “Ôn tập” theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo
của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động giao lưu.Quan trọng hơn, khi tham gia vào các trò chơi học tập sẽ tạo điều kiện cho các
em ngoài việc tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác mà còn rèn luyện,phát triển cả về trí tuệ, thể lực và nhân cách Từ đó sẽ hình thành và rèn luyệncho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Dẫn đến những đổi mới
về nội dung và phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy quá trình tự học của họcsinh, để có thể học tập lên và học tập suốt đời
III/ Đối tượng nghiên cứu:
Cách tổ chức một số trò chơi trong dạy tiết “Ôn tập” môn Địa lí 7 tại
trường THCS Hà Vinh - Hà Trung – Thanh Hóa
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đềnghiên cứu để thu thập thông tin về cơ sở lí luận của trò chơi, về đặc điểm tâm lílứa tuổi của học sinh,…
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học môn Địa lí chủ yếuthông qua dự giờ, thăm lớp ở trong trường để thu thập thông tin liên quan đếnviệc sử dụng trò chơi
- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra cho giáo viên và học sinh đểthu thập thông tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm kết quả nghiên cứu về ứng dụng tròchơi trong môn Địa lí, so sánh và đối chiếu với thực trạng
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
Từ trước đến nay, có nhiều tác giả cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạyhọc là rất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng cho người học, không chỉ làphương tiện mà còn là phương pháp giáo dục Như tác giả Trương Thị Xuân
Huệ trong công trình nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công
tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1” khẳng định: trò chơi có nhiệm vụ
giáo dục, có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào
cuộc sống của trẻ Và Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
Trang 5Trong suy nghĩ của nhiều người, nhiều học sinh, Địa lí được coi là môn
“đất đá, khô khan” nên rất ít học sinh yêu thích môn học này nhất là với tiết dạy
“Ôn tập” Bài “Ôn tập” vô cùng cần thiết cho vấn đề củng cố kiến thức cho các
em trong tất cả các môn học nói chung Riêng đối với môn Địa lí thì đây là mộttrong những bài khó dạy, vì trong sách giáo khoa không có bài ôn tập cụ thể, lạikhông có sách nào hướng dẫn một tiết ôn tập một cách chi tiết Hơn nữa, cũng
chưa có tác giả nào đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy tiết “Ôn tập”.
Có chăng, một số tác giả chỉ đề cao vai trò, tác dụng và giới thiệu các trò chơi cóthể sử dụng trong dạy học Cũng có một số sáng kiến kinh nghiệm thể hiện dạy
tiết “Ôn tập” bằng phương pháp dạy học mới.
Hơn nữa, xét về cơ sở tâm lí học sinh THCS nói chung và học sinh khối lớp
7 nói riêng thuộc lứa tuổi thiếu niên mà giao tiếp là hoạt động chủ đạo của các
em Trong đó giao tiếp với bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ýnghĩa thiết thực đối với sự phát triển nhân cách của thiếu niên Sự phát triển trigiác của học sinh THCS được tăng lên rõ rệt Các em có khả năng phân tích vàtổng hợp khi tri giác sự vật hiện tượng Tuy nhiên, tri giác của các em vẫn cònhạn chế: thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri giác Ở lứa tuổi này, ghinhớ chủ định, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ lôgic đang dần được chiếm hơn ghi nhớmáy móc Nhưng các em thường mâu thuẫn trong ghi nhớ, mặc dù có khả năngghi nhớ ý nghĩa song các em vẫn tùy tiện trong ghi nhớ Còn ghi nhớ máy móccác em chưa hiểu đúng về vai trò của ghi nhớ này nên xem là học vẹt và coithường Đặc biệt hơn đó là sự phát triển chú ý của các học sinh THCS phát triểnmạnh song không bền vững Điều này phụ thuộc vào hứng thú nhận thức, vào tàiliệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng, thái độ của học sinh trong giờ học Bởi vậy, giáoviên cần tổ chức giờ học có nội dung hấp dẫn, Vậy thông qua các trò chơi tronghọc tập Địa lí sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng quan sát, phát triển tốt cả hailoại ghi nhớ trên và nhất là tạo điều kiện cho học sinh phải tích cực hoạt động,tích cực suy nghĩ, tham gia xây dựng bài,…
Chính vì lẽ đó, tôi thấy rằng đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức trò
chơi trong dạy tiết Ôn tập Địa lí 7 ở trường THCS Hà Vinh” của tôi là cần
thiết nhằm phần nào thay đổi nhận thức cũng như cách dạy, cách học về mônĐịa lí đối với nhiều người, đặc biệt với người dạy và người học
II/ Thực trạng của vấn đề:
1 Thực trạng :
Trang 6Tiết “Ôn tập” có vai trò quan trọng trong chương trình Địa lí nói chung và Địa lí 7 nói riêng Bởi tiết “Ôn tập” ngoài việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức
về: dân cư thế giới, vị trí – đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người
ở các môi trường Địa lí và các châu lục, còn rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái
độ cho các em Qua tiết dạy này, giáo viên ôn chắc phần mục tiêu cần đạt được,đồng thời bổ sung phần kiến thức học sinh bị khuyết hoặc còn non, còn thiếunhằm chuẩn bị cho kiểm tra một tiết có kết quả tốt nhất Thế nhưng, trên thực tế,
các tiết “Ôn tập” lại ít được giáo viên và học sinh quan tâm nhất Vì sao lại vậy?
a Đối với giáo viên:
- Giáo viên có tâm lí rất ngại dạy tiết “Ôn tập” vì nội dung hoặc dàn ý ôn tậpkhông có trong sách giáo khoa hay các sách tham khảo
- Giáo viên tổ chức tiết ôn tập rất đơn giản, chưa chu đáo thậm chí là sơ sài (chủyếu soạn và dạy theo câu hỏi cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa)
- Giáo viên không đổi mới phương pháp: thường sử dụng phương pháp vấn đáp(thầy hỏi – trò trả lời) sao cho hết bài, hết tiết
- Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là cóhạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi Để chuẩn bị chomột trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều (đồ dùng họctập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức,….)
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại
ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học? Khi tổ chức các trò chơi thìgiáo viên giao việc cho học sinh chưa cụ thể Thời gian quy định cho mỗi hoạtđộng chơi chưa rõ ràng,…
b Đối với học sinh:
- Học sinh không thích tiết ôn tập, hơn nữa học sinh rất thực tế, các em chạytheo các môn khoa học tự nhiên và môn ngoại ngữ, không thích các môn xã hộinhất là môn Địa lí, các em xem đây là môn phụ thì chính các tiết ôn tập làm các
em nhàm chán nhất
- Học sinh chưa có ý thức tự ôn tập ở nhà, còn quen phong cách chờ đợi giáoviên hướng dẫn, gợi ý hoặc giao việc (nhất là đối với học sinh xã Hà Vinh, phầnđông là học sinh công giáo, bố mẹ đi làm ăn xa)
- Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy, cô những câu hỏi có nội dung, yêucầu chưa hiểu
.- Trên lớp, khi học tiết ôn tập, nhiều em không chú ý, cho rằng phần kiến thứcnày đã học rồi
2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Trang 7Qua quá trình dạy học khối lớp 7 năm học 2014-2015, tôi khảo sát thấy kết quả học tập của các em còn thấp, ngại học bài cũ, còn tinh thần học tập trên
lớp thường uể oải và ít hào hứng khi học đến tiết “Ôn tập” Tôi đã nhận thấy kết
quả làm bài kiểm tra ngay sau tiết ôn tập của học sinh lớp 7A khi chưa áp dụng
đề tài nghiên cứu là rất thấp
Đề bài kiểm tra một tiết (Tiết 13 PPCT):
Câu 1(3đ): Em hãy so sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô
thị?
Câu 2(2đ): Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với
sản xuất nông nghiệp?
Câu 3(2đ): Đới nóng nằm ở vị trí nào trên Trái đất? Kể tên các kiểu môi trường
ở đới nóng?
Câu 4(3đ): Em hãy phân tích biểu đồ khí hậu dưới đây Từ đó, cho biết biểu đồ
đó thuộc kiểu môi trường nào của đới nóng?
Kết quả sau khi làm bài kiểm tra trên:
Từ thực trạng trên, nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môn Địa lí cũng
như nâng cao hứng thú của học sinh đối với việc học tiết “Ôn tập”, tôi đã mạnh
dạn nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm đề tài: “Một số kinh nghiệm tổ chức trò
chơi trong dạy tiết Ôn tập Địa lí 7 ở trường THCS Hà Vinh”.
III/ Giải pháp tổ chức thực hiện:
1 Tổ chức trò chơi trong phần khởi động hoặc chuyển tiếp sang nội dung
mới của tiết “Ôn tập”:
Sử dụng trò chơi khi bắt đầu vào tiết học có tác dụng khởi động tư duy củahọc sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoảimái và vui vẻ Không chỉ vậy, trò chơi còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang
Trang 8một nội dung mới trong giờ học Cách chuyển tiếp này, giúp học sinh thay đổitrạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học.
Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “ AI NHANH HƠN” vào đầu tiết 12 “Ôn tập”
Địa lí 7 để khởi động tiết học mới
* Mục đích:
- Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới.
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiếtkiệm thời gian
- Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án
- Học sinh: thẻ đúng , sai
* Cách tổ chức:
- Chia lớp làm 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ , cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và
theo dõi chéo, 1 thư ký ghi kết quả
- Thời gian: 4 phút
- Luật chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọctừng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ (đúng hoặc sai) đểtrả lời Em nào vi phạm luật là loại kết quả Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáoviên đưa đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả
- Cách tính điểm: mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm/học sinh, trả lời sai trừ
5 điểm/học sinh Tổng điểm mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời.Câu hỏi:
- Tháp tuổi thể hiện một số đặc điểm về dân sô? (Đ)
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm dưới 2,0%? (S)
- Dân cư thế giới phân bố không đồng đều: đông ở đồng bằng và thưa thớt ở
miền núi, hải đảo? (Đ)
- Có hai kiểu quần cư: quần cư nông thôn và quần cư thành thị? (Đ)
- Đới nóng nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực ở mỗi bán cầu? (S)
- Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió
mùa là các kiểu môi trường thuộc đới nóng? (Đ)
→ Trọng tài theo dõi tổng kết Đội nào có tổng số điểm cao hơn đội đó thắngcuộc Phần thưởng cho đội thắng sẽ là tràng pháo tay tán thưởng
→ Giáo viên đánh giá việc thực hiện trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc,khuyến khích đội thua lần sau cố gắng hơn
Trang 9Sau đó, giáo viên giới thiệu bài mới luôn: Những câu hỏi trên cũng chính
là nội dung mà cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong tiết ôn tập hôm nay
Ví dụ 2: Sử dụng trò chơi: “AI NHANH HƠN” đã giới thiệu ở trên trong
phần chuyển tiếp từ ôn tập lí thuyết sang ôn tập rèn luyện kỹ năng thực hành ở
tiết 56: Ôn tập (bài 47 đến bài 50) theo phân phối chương trình.
* Mục đích:
- Giới thiệu nội dung mới trong tiết học một cách hấp dẫn.
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiếtkiệm thời gian
- Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các bức tranh in màu
* Cách tổ chức:
- Chia lớp làm 2 đội chơi tương ứng với 4 tổ (tổ 1+2 là một đội, tổ 3+4 là một
đội) , 5em mỗi đội chơi, cử 2 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo
- Thời gian: 3 phút
- Luật chơi:
+ Giáo viên tổ chức cho đại diện 2 đội bắt thăm tranh và treo lên 2 ô bảng
+ Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu các bức tranh khác cần chọn
để dán vào ô bảng có bức tranh của đội mình
+ Giáo viên phổ biến luật chơi:
2 đội xếp thành 2 hàng dọc giữa lối đi, khi giáo viên hô hiệu lệnh “bắtđầu”, từng em mỗi đội nhanh chóng lên chọn tranh dán có nội dung liên quanđến bức tranh của nhóm mình, rồi về cuối hàng để bạn thứ 2 lên, cứ lần lượt nhưvậy cho đến khi dán xong
- Cách tính điểm: Đội nào dán đúng và đảm bảo thời gian đạt 10 điểm, nếu sai 1nội dung trừ 1 điểm và vi phạm thời gian cứ 10 giây trừ 1 điểm
Trang 10→ Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét và đưa đáp án chuẩn cho học sinh đối chiếu kết quả, đánh giá việc thực hiện trò chơi, tổng kết điểm cho mỗi đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng.
Châu Nam Cực Châu Đại Dương
→ Giáo viên giới thiệu chuyển tiếp sang nội dung mới: Như vậy, khí hậu là một
trong những yếu tố tự nhiên có tác động đến địa hình và cảnh quan mỗi châulục Đặc điểm khí hậu được biểu hiện rõ trong biểu đồ khí hậu ở mỗi bài học.Phân tích biểu đồ khí hậu là một kỹ năng quan trọng xuyên suốt cả chương trìnhĐịa lí 7, cô cùng các em cùng tìm hiểu sang phần: rèn luyện các kỹ năng trong
đó có kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu
2 Tổ chức trò chơi trong phần nội dung chính của tiết “Ôn tập”:
Đây là phần củng cố, hệ thống cả kiến thức và kĩ năng cho học sinh theophần, theo chương hoặc theo chủ đề Ở phần này, tôi thường ôn tập theo từng vấn
đề trong từng phần hoặc từng chương Hình thức ôn tập tôi thường chia ra 2