1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn tự sự ở lớp 6

21 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 202 KB

Nội dung

Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các emchưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản, sự việcsắp xếp thiếu tính hợp lí, chưa làm nổi bật được nhân vật ch

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn ngoài việc trang

bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng vấn đề văn học, tạo cho họcsinh khả năng khám phá về vẻ đẹp của tác phẩm văn học còn có nhiệm vụ giúpcho học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới( nói vàviết)

Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tinđại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường ham chơi điện

tử, sách kiếm hiệp Các em đã không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu vì vậyviết được một đoạn, bài văn quả là một điều rất khó đối với các em Nhiều emkhông ngần ngại bê nguyên si bài văn mẫu, lắp ghép những mảnh vụn mà các

em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu lô gích Các nhà giáo dục cho

rằng: Học trò ngày nay không còn là “chiếc bình chứa” để thầy rót kiến thức vào nữa, mà các em là “ngọn lửa” Việc dạy của thầy là phải làm sao tiếp cho

“ngọn lửa” bùng cháy lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con đường” để các em tự học

Để viết được một đoạn văn, bài văn hay không phải dễ đối với học sinh hiệnnay Bởi vì các em học sinh cần phải có kĩ năng quan sát, vận dụng tổng hợp cáckiến thức trong môn học, các kiến thức trong đời sống xã hội và đặc biệt phải cóvốn từ phong phú để đưa vào làm một đề văn cụ thể Trong môn tập làm văn 6

kì I, phần hướng dẫn học sinh viết một bài văn tự sự ( dạng văn bản sáng tạo)

chiếm thời lượng tương đối lớn Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy, tôi thấy các emchưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi bước vào khâu viết văn bản, sự việcsắp xếp thiếu tính hợp lí, chưa làm nổi bật được nhân vật chính Thường thì họcsinh nhớ đâu viết đó, viết lan man dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, kể lể dài dòng,các ý trùng lặp, bài văn không nhất quán, không làm nổi bật được nội dung, chủ

đề của tác phẩm Đặc biệt, một thực trạng đáng buồn là học sinh không biết táchđoạn, phần thân bài là một đoạn lớn, các đoạn văn chưa đúng với chức năng,nhiệm vụ của từng phần; bài văn nhàm chán không có tình huống, kịch tính củatruyện, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của văn bản Để giúp các

em dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một bài viết văn tự sự mạch lạc, sinh động,cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, đặc biệt là cáchphân đoạn, dựng đoạn rõ ràng, lô gích, hợp lí, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài

" Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết bài văn tự sự lớp 6".

2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu:

Rèn kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề không mới nhưng lại có khả nănglớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặtcâu, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câuchuyện Việc rèn kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong phương phápdạy học: tích hợp và tích cực giữa chủ thể học sinh trong quá trình dạyhọc.Trong phạm vi đề tài này tôi đưa ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách

Trang 4

thức rèn kĩ năng để hướng dẫn học sinh viết được bài văn tự sự, góp phần nângcao chất lượng bộ môn văn trong nhà trường

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lí thuyết:

- Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu:

- Phương pháp kiểm tra, khảo sát:

- Phương pháp cố vấn chuyên gia:

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1.Cơ sở lí luận:

1.1.Một số vấn đề chung về văn tự sự:

Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: tác phẩm tự sự (theo quan điểm lí

luận văn học) và phương thức tự sự (trong tập làm văn).

a Theo quan điểm lí luận văn học.

"Tác phẩm phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trongkhông gian, thời gian qua các sự kiện, sự cố xảy ra trong cuộc đời con người.Trong tác phẩm tự sự nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thâm nhậpsâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúnghầu như không có mối phân biệt nào cả

Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc cócảm giác hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hìnhxác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tìnhcảm, ý muốn của nhà văn"

b.Theo quan niệm trong tập làm văn.

Trong tập làm văn, khái niệm "Tự sự" được hiểu theo nghĩa rộng Đó làphương thức biểu đạt bằng cách kể ra các sự kiện theo mối quan hệ nào đó nhưquan hệ nhân quả, quan hệ liên tưởng

Sách giáo khoa Tập làm văn trước đây (1986 - 1995) không dùng khái niệm

tự sự mà dùng các khái niệm kể chuyện, trần thuật, tường thuật Trong sách giáokhoa Ngữ văn 6- Tập 1- trang 28- nhà xuất bản giáo dục 2002, nêu định nghĩa

về văn tự sự như sau:

" tự sự" ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này

dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa Tự sựgiúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái

độ khen, chê

c Mối quan hệ giữa tự sự với các phương thức khác.

Trong các quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chấtcủa văn bản mà người viết kết hợp với hầu hết các phương thức biểu đạt, songchủ yếu là các phương thức miêu tả, biểu cảm và nghị luận

+ Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc, hìnhdáng, diện mạo của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống động trướcmắt người đọc Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện

Trang 5

được rõ hơn thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phải trăntrở, nghĩ suy trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện này càng thêm sâu sắc + Tự sự kết hợp với nghị luận:

Ở chương trình Ngữ văn THCS đã cung cấp 6 kiểu văn bản dựa trên 6phương thức biểu đạt chính Nếu như các phương thức miêu tả, biểu cảm, tựsự chủ yếu dùng hình tượng, hình ảnh, cảm xúc để tái hiện hiện thực thì nghịluận dùng lí lẽ lô gích phán đoán nhằm làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm,

tư tưởng nào đó Các phương thức trên là cơ sở của tư duy hình tượng, còn nghịluận là cơ sở của tư duy lô gích Chính vì thế mà trong văn bản tự sự, để ngườiđọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người kể có khinghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng Như vậy, có thể nói rằng trong tự sự gần như có tất cả các phương thức biểuđạt vì tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất đối với cuộc sống mà cuộc sống thìhết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ tất cả các tình huống, cảnh ngộ, tất cả cáckiểu nhân vật, các mẫu người mà ta gặp thường ngày Vì thế mà trong văn bản tự

sự có các yếu tố khác kết hợp

2.1Đặc điểm của bài văn tự sự:

a.Tự sự là gì?

Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến

sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa

- Phân loại: Gồm 2 loại cơ bản:

* Tự sự đời thường:

- Là kể lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình mà hàng ngày mình

đã thấy, đã nghe, đã biết

- Hiện thực cuộc sống là nội dung quan trọng của kể chuyện đời thường Kểchuyện đời thường phải coi trọng sự thật, người viết chỉ lựa chọn chi tiết, sắpxếp chứ không được bịa (hoàn toàn khác với hư cấu nghệ thuật)

- Nhân vật và sự việc phải chân thực, có ý nghĩa

- Tưởng tượng đóng vai trò tích cực trong cuộc sống, tạo nên những hình ảnhrực rỡ, phản ánh ước mơ, khát vọng cao đẹp của con người

- Như vậy, điều quan trọng là câu chuyện tưởng tượng phải có diễn biến tựnhiên, hợp lí vì chứa đựng ý nghĩa xã hội

* Mục đích của tự sự:

- Thông qua nhân vật, chủ đề, giọng điệu kể, người kể giải thích sự việc, tìmhiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ yêu ghét, khen chê

b Sự việc và nhân vật trong văn tự sự:

* Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng:

Trang 6

- Trong thời gian cụ thể

- Ở địa điểm cụ thể

- Do nhân vật cụ thể

- Có nguyên nhân, diễn biến và kết quả

- Đặc biệt, sự việc được sắp xếp theo một trình tự, một diễn biến hợp lí đểthể hiện tư tưởng của người kể

* Nhân vật:

- Nhân vật chính và nhân vật phụ:

+ Nhân vật chính: xuất hiện nhiều, từ đầu đến cuối, được tập trung khắc họatrên nhiều phương diện: tên tuổi, lai lịch, diện mạo, tài năng, tính cách, hànhđộng, lời nói, việc làm Đây là nhân vật giữ vai trò then chốt, thiếu những nhânvật này thì không còn là truyện

+ Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính, làm sáng tỏ nhân vậtchính, tô đậm nhân vật chính

- Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện:

+ Nhân vật chính diện: thể hiện tư tưởng, lí tưởng xã hội nhất định, được tácgiả tập trung đề cao, biểu dương và khẳng định bằng những phẩm chất tốt vànhững hành động cao cả, đẹp đẽ

+ Nhân vật phản diện: trái ngược với nhân vật chính diện, nhân vật này bị tácgiả phê phán, tố cáo, chế giễu, phủ định thường đại diện cho cái xấu, cái ác,cái tiêu cực

* Đặc biệt, khi xây dựng nhân vật trong văn tự sự, nhân vật cần phải có ngoạihình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách , có xung đột giữa các nhân vật thìmới có chuyện xảy ra trong thời gian và không gian nhất định Nhân vật phải cụthể, tiêu biểu cho một lớp người nào đó trong xã hội

c Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự:

- Kể theo ngôi thứ ba, lời kể mang tính khách quan của người đứng ngoài cuộc

- Kể theo ngôi thứ nhất, lời kế là những lời tâm sự thủ thỉ, bộc bạch tình cảm,thổ lộ cuộc sống nội tâm của người kể chuyện

- Có thể kể phối hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, khiến cho giọng điệu câuchuyện mang tính tự nhiên, sinh động, mạch chuyện thấm đẫm chất thơ

* Một tác phẩm tự sự cần có nhiều loại ngôn ngữ đan xen nhau, phối hợp vớinhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật

- Ngôn ngữ kể: thể hiện diễn biến cốt truyện

- Ngôn ngữ tả: tả nhân vật, tả khung cảnh làm nền, làm phông cho câu chuyện

- Ngôn ngữ nhân vật: lời đối thoại và độc thoại của nhân vật

d Thứ tự kể trong văn tự sự:

Trang 7

* Kể theo dòng chảy thời gian: (kể xuôi)

- Câu chuyện được kể theo sự việc diễn ra, sự việc nào diễn ra trước thì kểtrước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau, kể cho đến hết: các truyện dân gianđược kể theo lối này

* Kể theo dòng hồi tưởng và phép đồng hiện:( kể ngược)

- Có lúc chuyện sau được kể trước, chuyện trước được kể sau, các sự việc đanxéo nhau, mục đích gây bất ngờ, hứng thú cho người đọc, tô đậm tính cách nhânvật: các truyện đương đại thường kêt theo kiểu này

e Lời văn, đoạn văn tự sự:

có lời đối đáp giữa các nhân vật thường tương ứng với một đoạn thoại, tức làđoạn đối thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộcthoại

g Chủ đề và dàn bài của một bài tự sự:

* Chủ đề:

- Là vấn đề chủ yếu, là lí tưởng mà người kể muốn thể hiện, gửi gắm qua vănbản Những điều muốn nói, muốn gởi gắm ấy có thể là sự ca ngợi, khẳng địnhhay lên án, phê phán

- Chủ đề cần hướng vào cuộc sống của con người, gửi gắm thông điệp cho conngười, ngay cả khi thế giới nhân vật trong truyện là con vật, đồ vật Vì vậy, khibắt tay vào viết một bài văn tự sự, người viết cần đặt câu hỏi:Câu chuyện mìnhsắp kể sẽ có ý nghĩa gì, truyện nhằm gửi gắm điều gì?

* Dàn bài:

- Mở bài:

+ Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện

+ Có thể bắt đầu từ một sự cố nào đó hoặc từ kết cục của câu chuyện, số phậncủa nhân vật rồi ngược lại kể từ đầu

- Thân bài:

+ Lần lượt kể các tình tiết làm nên câu chuyện

+ Kể các chi tiết sự việc xoay quanh nhân vật, xoay quanh câu chuyện Có thể

kể theo trình tự thời gian, tuyến nhân vật hoặc theo mạch cảm xúc Nếu tácphẩm có nhiều nhân vật thì các tình tiết lồng vào nhau, đan xen nhau theo diễnbiến câu chuyện

+ Có sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc Cầnchú ý tạo tình huống đặc biệt cho truyện, gây hấp dẫn cho người đọc

Trang 8

+ Có thể đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm: Yếu tố miêu tả về hình dáng nhânvật, có yếu tố tự sự: về hành động, việc làm, lời nói, cử chỉ, tính cách; có yếu tốbiểu cảm về suy nghĩ, thái độ của nhân vật, của người kể.

+ Có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba

+ Tình tiết chính, có ý nghĩa cần kể chi tiết Tình tiết phụ chỉ cần đi lướt qua

- Kết bài:

+ Kết thúc câu chuyện

+ Sự việc kết thúc, tình trạng số phận nhân vật được thể hiện khá rõ

+ Có thể kết bài theo hướng mở: Hành động của nhân vật vẫn như đang còn tiếpdiễn

- Số học sinh nắm được kiến thức cơ bản về văn tự sự: 74,1%

- Só học sinh nắm chưa chắc kiến thức : 25,9 %

- Số học sinh biết viết đoạn tương đối hoàn chỉnh: 15%

- Còn lại số học sinh không hiểu, viết chưa đúng, chưa hay

b Nguyên nhân của thực trạng trên:

* Về phía giáo viên:

- Giáo viên mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung lí thuyêt cơbản trong sách giáo khoa, phần rèn kĩ năng nói và viết chưa thực sự có hiệu quả.giờ dạy đơn điệu, khô khan, giáo viên cũng chưa có sự rung cảm với một số nộidung được đề cập tới trong bài dạy, chưa có nhiều đổi mới về phương pháp,không khắc sâu được kiến thức cho học sinh, điều đó khiến học sinh có tâm límệt mỏi, ngại học

Trong quá trình dạy các văn bản tự sự ở phân môn Văn học, giáo viên chưatích hợp hiệu quả với phần Tập làm văn Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và rabài tập về nhà cho các em

Giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung, đưa ra các ý lớn trong khâu lập dàn ý

mà chưa hướng dẫn cụ thể, chưa tích cực trong việc đưa ra một số đoạn văn mẫu

để học sinh tham khảo sau khi các em đã trình bày bài làm của mình

Giờ trả bài chưa hiệu quả, đặc biệt chưa chú trọng tới việc nhận xét cách xâydựng nhân vật, các tình tiết truyện, lời kể mà chỉ chú ý đến lỗi chính tả, cáchdùng từ đặt câu

* Về phía học sinh:

Học sinh ngại học văn, trong giờ học không chú ý học Học văn đòi hỏi viếtnhiều, đọc nhiều nhưng học sinh lại ngại đọc, ngại viết, đặc biệt rất ngại đọc cáctài liệu tham khảo(Các câu chuyện được viết trên sách báo) để mở rộng hiểubiết, trau dồi vốn từ

Trang 9

Học sinh không có đủ tài liệu tham khảo.Vì vậy chỉ có thể nắm bắt đượcnhững gì SGK cung cấp

Kiến thức về đời sống thực tế của học sinh còn ít, các em chưa quan tâm đếnđời sống thực tế, thiếu sự rung cảm trước những hiện tượng của cuộc sống đờithường, học sinh chưa có nhiều vốn từ nên nhiều bài viết còn khô khan, xa rờithực tế hoặc luôn theo một khuôn mẫu chung

Thêm vào đó, nhiều học sinh coi nhẹ môn học, chưa chú ý đến việc học, ýthức chưa cao, về nhà không làm bài (không luyện viết) nên khi viết thườngvụng về, lúng túng

* Cơ sở vật chất của nhà trường:

Trang thiết bị và đồ dùng trực quan như tranh ảnh, băng hình chưa có hoặcchưa đáp ứng được nhu cầu của môn học

- Sau nhiều năm trăn trở trong quá trình giảng dạy, tôi đã có những kinh

nghiệm giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 6

3 Giải pháp tổ chức thực hiện:

1.1 Giải pháp:

a Đối với giáo viên:

Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như: những tri thức, vốnsống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn; đồng thời, qua đóuốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởngcủa các em

Giáo viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải làngười tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt độngtìm tòi, khám phá, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới Giáo viên phải cónăng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai tròcủa học sinh và hoạt động dạy học, từ cách dạy thông báo - giải thích- minh họasang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá

Giáo viên phải thực sự say mê, tâm huyết với nghề, biết truyền lửa, khơigợi niềm đam mê văn học trong bài giảng, kích thích năng lực quan sát, tư duy,sáng tạo của học sinh

Việc luyện viết bài văn tự sự là rất cần thiết, bởi học sinh viết tốt bài văn

tự sự có nghĩa là đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học văn

Trong thực tế giảng dạy môn Tập làm văn lớp 6 ở trường THCS hiện nay,đặt trọng tâm ở thực hành: xây dựng qua bài thực hành, thực hành nhận biết vàthực hành làm văn bản Do đó điểm mới và khó trong chương trình là phươngpháp dạy thực hành

b Đối với học sinh:

Tích cực học tập, suy nghĩ, quan sát, chủ động tham gia vào các hoạt độnghọc tập để tự khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ

và hành vi đúng đắn

Đặc biệt, học sinh cũng phải nắm chắc lí thuyết liên quan đến thể loại văn tự

sự thì mới có thể làm tốt một bài văn tự sự

Trang 10

Mạnh dạn trình bày sản phẩm đoạn văn hoặc bài viết của mình, biết lắng nghe

và tiếp thu những ý kiến mang tính xây dựng của thầy và bạn, tích cực thảo luận,tranh luận, đặt câu hỏi cho bạn thân, cho thầy, cho bạn để hiểu kĩ, hiểu sâu vềvấn đề

Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập củabản thân và bạn bè

2.1.Tổ chức thực hiện:

a Cung cấp kiến thức về văn bản tự sự.

Trước khi rèn kĩ năng viết bài văn tự sự, tôi cung cấp cho học sinh các kiếnthức cơ bản phần lí thuyết thông qua bài dạy trên lớp, các buổi phụ đạo thêm

b Hình thành những kĩ năng để viết một bài văn tự sự:

Bước 1 Tìm hiểu đề.

Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinhđọc nhiều lần ( thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dướinhững từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổibật các yêu cầu của đề

Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêucầu của đề bài:

Ví dụ:

Đề 1 Cho đề văn: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em

* Yêu cầu trả lời:

- Kiểu bài của đề bài là gì?

- Em hiểu thế nào là kể bằng lời văn của em?

- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào?

* Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ quan trọng

Bước 2 Tìm ý, lập dàn ý và xác định ngôi kể:

* Lập ý:

Trong việc tìm ý giáo viên cần lưu ý các em các thao tác tưởng tượng, hư cấu

* Lập dàn ý:

Học sinh lập dàn ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

* Xác định ngôi kế: GV hướng dẫn học sinh lựa chọn ngôi kể phù hợp để thểhiện tốt nhất nội dung mà mình muốn gửi đến người đọc Hai ngôi kể: ngôi kểthứ nhất và ngôi kể thứ ba

Bước 3 Xác định câu chủ đề cho từng ý, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

Mỗi ý lớn trong phần dàn ý sẽ viết ít nhất một đoạn văn Cần cho học sinhnắm được khái niệm và nhận biết đoạn văn:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo lập văn bản, do nhiều câu tạo thành

Ngày đăng: 14/10/2017, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w