1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện

20 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu - Tìm ra được phương pháp rèn cho học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.. - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Tôi rất tâm đắc câu nói của Vijaya Lankshmi Pandit: “ Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “ Chân” và thực hành cái

“Thiện” Đúng vậy! Môn Ngữ văn có sứ mệnh cao đẹp đó: hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căn ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm

thụ giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật Đó cũng là những con người biết ham

muốn để đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trên thực tế, việc giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THCS rất phong phú về đề tài

và đa dạng về thể loại trong đó có thể loại nghị luận Văn nghị luận chiếm vị trí quan trọng trong nội dung chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.8.9 Mặc dù việc dạy văn nghị luận trong nhà trường đã được tiến hành từ lâu, song phương pháp, hiệu quả giảng dạy còn nhiều điều trăn trở vì một số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc rèn các kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh Bên cạnh đó, thực trạng học văn, viết văn nghị luận ở trường mà tôi đang công tác còn nhiều hạn chế trong cách thức trình bày, lập luận thiếu sự thuyết phục và có hạn chế trong việc viết văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.…Vì vậy, tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần phải rèn cho học sinh

kĩ năng viết văn nghị luận Trong đó, kĩ năng viết văn nghị luận phải xuất phát từ kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu

- Tìm ra được phương pháp rèn cho học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện

- Đổi mới cách làm, phương pháp giảng dạy nghị luận văn học nhất là nghị luận

về nhân vật trong tác phẩm truyện (tức là phân tích, cảm nhận…về nhân vật)

Nhiệm vụ

- Nghiên cứu thực trạng về dạy học ngữ văn nói chung và dạy văn nghị luận văn học nói riêng tại trường THCS Lương Thế Vinh

- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể để giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện

3 Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện

4 Giới hạn của đề tài

Trang 2

Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh -H.Krông Ana – T Đăk Lăk

- Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hay rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện

Những vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây, nhưng qua quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm của riêng mình Có những nội dung cũ, có nội dung mới, nhưng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình đã qua thử nghiệm và có kết quả khả quan

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy Ngữ văn,

đặc biệt là nghị luận văn học

- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá

trình lĩnh hội của học sinh

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước

+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn

- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy

Ngữ văn ở lớp 9A1, 9A4 trường THCS Lương Thế Vinh

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Từ năm 1998, Bộ giáo dục đã triển khai dự án phát triển giáo dục THCS nhằm đổi mới toàn diện bậc học này.Môn Ngữ văn là môn có vị trí vô cùng quan trọng trong các môn học ở bậc học phổ thông và cũng là môn học có nhiều thay đổi nhất trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập Nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng học được đặt lên hàng đầu

Để dạy tốt môn Ngữ văn 9, nhất là văn nghị luận, đòi hỏi giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, tích hợp nhiều phân môn Tùy vào từng chủ đề của bài học mà giáo viên tích hợp cho thích hợp Giáo dư Lê Trí Viễn đã từng nói: “Dạy văn lấy cảm làm đâu” Giáo viên dạy văn, nhất là văn nghị luận không thể nghèo nàn về cảm xúc Bởi hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận nhất là nghị luận về nhân vật phải có cảm xúc chân thật Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ngoài vốn kiến thức về chuyên môn còn phải không ngừng trau dồi, học hỏi nâng cao trình độ, nâng cao kiến thức xã hội; giáo viên còn có khả năng sử dụng và truyền đạt ngôn từ cho học sinh

Môn Ngữ văn là một môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, định hướng, phát triển nhân cách cho học sinh Học văn là học làm người, học phép ứng nhân

xử thể trong cuộc sống Đây cũng là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của người học Vì thế để dạy tốt môn Ngữ văn, người dạy phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc sống, xã hội

Trang 3

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất mong muốn tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn

2 Thực trạng

a Thuận lợi

-Về phía nhà trường: Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của

Ban Giám Hiệu nhà trường, được sự giúp đỡ của các đồng chí trong tổ chuyên môn

- Về phía giáo viên: Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực Giáo viên đã được trực tiếp giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là dạy học sinh lớp 9; giáo viên đã nhiều năm ôn thi tuyển sinh cho học sinh cuối cấp và ôn thi học sinh giỏi các cấp Tôi nhận thấy rằng khối lớp này đề cập tới chủ yếu là kiểu văn nghị luận Và tôi đã thấy được những điểm yếu của học sinh, trong đó có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện còn hạn chế nên trăn trở Tôi đã rèn cho học sinh về vấn đề này

và đã thu được kết quả khả quan

- Về phía học sinh: Ở những lớp dưới, các em đã có hiểu biết căn bản cách trình bày đoạn văn như đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh Ít nhất, học sinh có thể hình dung thế nào là một đoạn văn Tuy mỗi đoạn văn trên đều mang đặc trưng riêng biệt của nó nhưng các em đã có thể biết tập hợp các câu văn phù hợp về vấn đề

để tạo thành một đoạn văn

Học sinh đã được học văn nghị luận ở lớp 7 và 8, đặc biệt là học sinh lớp 8 đã được học cách xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản

b Khó khăn

* Những vấn đề còn tồn tại và hạn chế của chương trình SGK.

Mặc dù các em đã được học về văn nghị luận ở lớp 7 (tiết 79, 83, 84, 87, 88, 91,

92, 98, 99, 100, 103, 104, 112, 116 và học về cách xây dựng đoạn văn ở lớp 8 ( tiết 12,

17, 99,100 ) nhưng chương trình Ngữ văn lớp 9 không có tiết ôn tập văn nghị luận nên học sinh có thể quên những lí thuyết cơ bản về văn nghị luận cũng như đoạn văn nghị luận

Riêng đối với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, học sinh lớp 9 chỉ được học trong 03 tiết cách thức làm một bài văn, trong khi đó khi thi học kì và thi tuyển sinh, các em không làm thành bài mà viết đoạn văn độc lập với số câu qui định Quan trọng hơn là những năm gần đây, cấu trúc đề thi, kiểm tra thường xuyên, định kì, thi h ọc sinh giỏi thường xuyên ra Vì vậy, buộc giáo viên phải chú ý đặc biệt tới vấn đề này

* Phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Một số giáo viên chưa quan tâm, chú ý rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh Việc chưa quan tâm này cũng do nhiều yếu tố Phần nhiều bởi khung chương trình của khối lớp, đặc biệt là lớp 8, giáo viên cố gắng dạy hết lượng kiến thức yêu cầu theo Chuẩn kiến thức kĩ năng nên không còn thời gian để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học

Trang 4

sinh Nhưng lớp 9 văn nghị luận là trọng tâm mà viết đoạn văn là chủ yếu vì các em phải vận dụng nó trong các bài kiểm tra định kì, các kì thi nên buộc giáo viên phải lồng ghép, kết hợp để rèn cho học sinh, do đó gặp không ít khó khăn

Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến những giải pháp khắc phục những hạn chế của SGK về rèn kĩ năng viết đoạn trong các giờ trả bài, hướng dẫn tự học ở nhà, tăng thêm đoạn văn mẫu, kiểm tra viết đoạn, tích hợp các văn bản Hơn nữa, trong chương trình không có tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận Do đó, giáo viên chưa dành thời gian ra đề cho học sinh về nhà tự viết và kiểm tra, sửa bài

*Kỹ năng viết đoạn văn của học sinh.

- Học sinh ít được thực hành viết đoạn văn nghị luận Lớp 7, 8 tổng số tiết là 05

tiết Lớp 9 tổng số tiết là 03 tiết

- Học sinh có những hiểu biết còn hạn chế về đoạn văn nói chung và đoạn văn

nghị luận nói riêng và đặc biệt là đoạn văn nghị luận văn học mà trong đó có đoạn văn

về nhân vật trong tác phẩm truyện

Ví dụ: Trong phiếu thăm dò đầu năm vừa qua, tôi ra câu hỏi cho học sinh hai lớp

mà tôi đang giảng dạy là lớp 9a1 (lớp mũi nhọn) và lớp 9a4 (đại trà) với đề bài:

Đề 1: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “ Vũ

Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người con dâu hiếu thảo, nghĩa

tình”

Đề 2: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “ Vũ

Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ nữ hết lòng vì gia

đình”

Qua phần chấm bài, lớp đại trà (9a4), tổng số 28 hs mà có tới 15 học sinh viết câu này thành bài văn hoặc có nhiều em viết thành 3-4 đoạn văn Lớp 9a1 vẫn còn một học sinh viết gạch đầu dòng và thành 04 đoạn văn Điều đó có chứng tỏ rằng các em chưa hiểu một đoạn văn là gì?

- Học sinh thiếu kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về nhân vật.

Một số học sinh chưa viết đúng hình thức của một đoạn văn: Viết thành bài văn, viết nhiều đoạn, liệt kê các ý gạch đầu dòng Học sinh không tìm được luận điểm chính, không biết triển khai luận điểm, chưa biết sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để triển khai luận điểm

Ví dụ 1: Đề 2: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm

sau: “ Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ nữ hết

lòng vì gia đình” Có học sinh đã viết như sau:

- Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp Vũ Nương được

gả vào gia đình Trương Sinh luôn giữ gìn khuôn phép-> người con gái hoàn hảo, đẹp

người, đẹp nết

- Vũ Nương chưa từng làm cho cha mẹ phải thất hòa

Trang 5

- Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy để chào tạm biệt nói những lời yêu thương và mong muốn sớm được đoàn tụ

- Những dẫn chứng trên cho thấy Vũ Nương rất tốt

Đề bài yêu cầu là viết “một đoạn văn” thì các em lại viết thành “nhiều đoạn văn” Các em chưa xác định được câu trên đề bài là luận điểm của đoạn văn mà cũng

là câu chủ đề nên khi xây dựng thành đoạn văn, các em không biết đặt nó ở vị trí nào trong đoạn Có học sinh còn không sử dụng luận điểm trên trong bài viết Ngoài những lỗi trên, trong bài làm này của học sinh còn mắc nhiều khuyết điểm nữa như: Sai lỗi viết chữ đầu câu, đầu đoạn không viết hoa; diễn đạt lủng củng, lặp ý; chưa có dẫn chứng cụ thể, sai kiến thức, dùng kí hiệu “ ->” trong bài làm…

- Một số học sinh chưa biết viết câu mở đoạn hoặc mở đoạn dài dòng

Thống kê bài thăm dò lớp 9a4 có 28 học sinh thì có tới 15 em không biết viết câu mở đoạn Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh nằm trong tình trạng này

Ví dụ: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau:

“Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một người con dâu hiếu thảo, nghĩa tình” Có học sinh đã viết: “Nhân vật Vũ Nương trong

truyện dù về nhà chồng xảy ra nhiều xích mích nhưng nàng luôn làm tốt trách nhiệm của một người vợ tốt” Nếu học sinh viết đoạn văn theo cách diễn dịch thì buộc câu mở

đoạn phải nêu luận điểm của cả đoạn Nếu là đoạn văn quy nạp thì câu đầu đoạn văn

đó cũng phải giới thiệu được khái quát về nhân vật: nhật vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai? Em có ấn tượng chung với nhân vật như thế nào? Ví dụ như “Nhân vật Vũ

Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là nhân vật đã để lại

dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc” Đề bài trên đã có luận điểm cho sẵn nhưng học sinh không biết đưa luận điểm đó vào bài làm của mình mà còn khai thác nghiêng về

“người vợ tốt”, chưa rõ nhân vật này trong truyện gì? Của tác giả nào? Khiến cho câu văn chưa rõ ý, khó hiểu Nguyên nhân là các em chưa hiểu luận điểm là gì và cách viết câu luận điểm

- Một số học sinh chưa biết chọn lọc, khái quát các ý chính phần thân đoạn Trong văn nghị luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, sau khi nêu ý khái quát ( câu mở đoạn) thì người viết phải trình bày luận cứ để làm sáng tỏ ý khái quát đó Nhưng học sinh bị “vấp” nhiều nhất ở phần này Đó là tình trạng học sinh đi

kể chuyện, chưa biết chọn lọc dẫn chứng, viết lan man, dài dòng nên dễ bị lạc hướng, thiếu chính xác, trọng tâm Kể cả giáo viên đôi lúc cũng cảm thấy lúng túng, vụng về trong việc xác định nêu lí lẽ gì và viết dẫn chứng ra sao Có khi còn không biết đưa dẫn chứng vào bài làm

Ví dụ: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của kim Lân

Học sinh đã trình bày phần thân đoạn như sau: “Hôm ấy, giặc Pháp bắn súng vào làng, gia đình ông Hai phải đi tản cư Một hôm từ phòng thông tin về, ông đã nghe

Trang 6

được tin làng ông theo giặc từ hai người đàn bà tản cư Ông về nhà, mặt buồn rười rượi, cáu gắt vợ con Sau đó ông trò chuyện với con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm Khi nghe được tin cải chính, ông mừng lắm”

Bài làm trên cho thấy rõ là học sinh kể chuyện về ông Hai, cũng theo trình tự nhưng chưa khái quát được luận điểm chính của văn bản là tình yêu làng, yêu nước thiết tha, cháy bỏng của ông Hai Học sinh không khái quát được những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên là nỗi nhớ làng khi đi tản cư, nỗi đau khổ, tuyệt vọng, bế tắc khi nghe tin làng theo giặc và niềm vui sướng, hả hê khi nghe tin cải chính Em chỉ kể liệt

kê những điều mình nghĩ Câu văn vừa lạc sang kể vừa thiếu tính liên kết, thiếu ý khái quát, chọn lọc Vì vậy, không thể coi đây là đoạn văn nghị luận

- Học sinh chưa biết viết kết đoạn

Kết đoạn cũng giống như kết bài Nó mang tính chất tổng hợp những vấn đề đã trình bày ở phần mở và thân đoạn Đoạn văn yêu cầu cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm truyện nhưng các em đã tổng hợp luôn cả tác phẩm Chưa biết viết câu mở đoạn hoặc ôm đồm sang ý khác, lạc hướng:

Ví dụ 1: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “

Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người con dâu hiếu thảo,

nghĩa tình” Học sinh đã có những cách viết phần kết đoạn như sau:

- Sao đó, Vũ Nương lo ma chay chu tất cho bà mẹ chồng giống như với cha mẹ

đẻ và chơ đợi chồng trở về cùng với con nhỏ.

- Vào một buổi tối trước ánh đèn con bảo cái bóng là cha lúc đó chàng mới biết nghĩ sai cho vợ như đã quá muộn.

- Từ những việc làm trên ta thấy Vũ Nương người con hiếu thảo và luôn thủy chung với chồng.

- Sau khi đi lính trở về nhìn thấy con của mình.

- Suy ra phẩm chất đạo đức, từ nét đẹp đến tính nết của người con gái thuần khiết, đảm đang.

- Nàng không dám đi lấy chồng vì tấm lòng thủy chung dành cho Trương Sinh là

vô bờ.

3 Nội dung và hình thức của giải pháp:

a Mục tiêu của giải pháp

Từ những thực trạng trên, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng học tập ở môn Ngữ văn của học sinh Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, từ đó có phương pháp viết bài văn nghị luận văn học

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

Trang 7

Giải pháp 1: Cung cấp và ôn tập lại cho sinh những kiến thức cơ bản về văn nghị luận, nghị luận về tác phẩm truyện và đoạn văn.

Về văn nghị luận, cần cho học sinh nắm được văn nghị luận là gì?Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện; khái niệm nhân vật văn học

Về đoạn văn, cần ôn lại cho học sinh khái niệm, vai trò, hình thức trình bày, cấu trúc của một đoạn văn và đặc biệt giúp học sinh hiểu được sự khác nhau giữa đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện; cách trình bày

nội dung đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện

*Khái quát về nghị luận và nghị luận về tác phẩm truyện.

- Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng mệnh đề, phán đoán logic thuyết phục Từ đó có thể nêu khái niệm chung về văn nghị luận như sau: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết ( người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết phục người nghe

Nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hoặc nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể

Ví dụ:

+ Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

+ Cảm nhận của em về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

- Đặc trưng của văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện:

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Nhân vật văn học có thể là con người có tên như ông Sáu, bé Thu, Phương Định có thể là người không có tên như viên quan, thằng bán tơ Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ Vì vậy, người đọc phải tưởng tượng, xây dựng lại trong các mối quan hệ của nó Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn

về cuộc đời Xét từ góc độ kết cấu, nhận vật trong tác phẩm có hai loại: nhân vật chính (nhân vật giữ vai trò thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, được nhắc đến

từ đầu đến cuối truyện ), và nhân vật phụ ( nhân vật nói ít đến hơn, giữ vị trí thứ yếu

so với nhân vật chính, phụ trợ cho nhân vật chính thực hiện hành đồng, bộc lộ tính cách) Nhân vật được xây dựng trên các phương diện ngoại hình, tài năng, cử chỉ,

Trang 8

hành động để bộc lộ tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm… Do đó, những nhận xét, đánh giá…về nhân vật trong tác phẩm truyện phải xuất phát từ tính cách, hành động…và nghệ thuật trong tác phẩm

Yêu cầu về nội dung của đoạn văn nghị luận này là nhận xét đánh giá đúng đắn, sinh động thông qua giải thích, chứng minh Về hình thức đoạn văn có 3 phần:

mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; luận điểm, luận cứ rõ ràng,lời văn chuẩn xác

* Khái quát về đoạn văn.

- Đoạn văn là gì?

Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chữ cái viết hoa (lùi vào 1 đến

2 ô) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh

- Số lượng câu trong đoạn văn không qua trọng, có thể chiếm nhiều câu, có thể gồm vài ba câu, có khi chỉ gồm một câu (như trong văn tự sự và văn biểu cảm), nhưng phải bảo đảm phát triển đầy đủ ý của chủ đề đoạn văn

-Ý nghĩa, tác dụng của đoạn văn trong văn bản

Văn bản là tập hợp một hoặc nhiều đoạn văn Vì vậy, đoạn văn trong văn bản

có tác dụng tạo sự liên kết giữa các đoạn văn với đoạn văn trong một văn bản Nó góp phần làm cho văn bản có tính thống nhất về nội dung, mạch lạc, rõ ràng, khoa học về hình thức

- Cách trình bày nội dung đoạn văn thông thường

Trong thực tế tạo lập văn bản, người ta thường sử dụng những cách sau để trình bày nội dung đoạn văn:

+ Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: Là trình bày nội dung đi từ khái quát đến cụ thể Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu sau triển khai, làm rõ ý của câu chủ đề

+ Trình bày nội dung theo cách quy nạp: Là cách trình bày đi từ ý cụ thể đến

ý khái quát Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn Trước câu chủ đề có thể dùng những từ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát như: Tóm lại, có thể nói rằng…

+ Trình bày nội dung theo cách song hành: Là cách trình bày nội dung không

sử dụng câu chủ đề Các câu trong đoạn bình đẳng với nhau về ý nghĩa, không câu nào phụ thuộc hay bao hàm ý của câu nào

- Trình bày đoạn văn theo cách Tổng – Phân – Hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề

Trang 9

Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8 Tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua các buổi học phụ đạo buổi chiều.Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh

khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương

đồng, tương phản, đòn bẩy

- Sự khác nhau giữa đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.

Trong một văn bản, mỗi đoạn văn là một phần của văn bản, có nhiệm vụ triển khai một vấn đề của văn bản, quan hệ mật thiết với các đoạn văn khác trong văn bản Đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện có nhiệm vụ “thu nhỏ” tất cả những vấn đề của nhân vật trong một văn bản Thực chất, nó là một văn bản nhỏ đầy đủ ý nghĩa, nội dung của một văn bản hoàn chỉnh Nó chỉ khác một văn bản ở hình thức và độ dài.Vì vậy, không những luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động mà ngôn ngữ phải cô đọng, khái quát, có tính bao hàm cao Viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện là viết đầy đủ nội dung những trình bày ngắn gọn, hàm súc, có tính khái quát cao về một nhân vật trong tác phẩm văn học

- Cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện :

Phần 1: Mở đoạn Giới thiệu nhân vật phải cảm nhận được nêu ở đề bài

Phần 2: Thân đoạn: Dùng luận cứ khái quát, chọn lọc để làm sáng tỏ câu mở đoạn

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng ( luận cứ) để phân tích, làm rõ vấn đề đã nêu ở mở đoạn

Phần 3: Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật… trong tác phẩm vừa nêu ở mở đoạn và thân đoạn

Giải pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh biết nhận diện các dạng đề khác nhau

* Định hướng các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện

- Đề chỉ nêu chung chung, chưa có luận điểm, chỉ có nêu tên nhân vật.(Ví dụ: Cảm nhận về nhân vật Xi-mông)

- Đề đã nêu luận điểm nhưng chưa nêu rõ mà phải khái quát thành câu luận điểm ( ví dụ như: Cảm nhận về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương) Đề có 2 luận điểm “ số phận” và “ vẻ đẹp” mà chưa khái quát cụ thể số phận như thế nào hay vẻ đẹp gì Buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh hình thành hai luận điểm mấu chốt đó

- Đề cho sẵn luận điểm rõ ràng ( ví dụ: Ông Sáu là một người cha thương con vô

bờ bến)

Trang 10

Nhìn chung đề ra rất phong phú, đa dạng nhưng có thể thu gọn về hai dạng đoạn văn: Đoạn văn khái quát về nhân vật và đoạn văn triển khai cụ thể một đặc điểm nổi bật về nhân vật

* Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm đoạn văn khái quát về nhân vật

Đoạn văn khái quát về nhân vật nghĩa là đề ra chỉ nêu chung chung, chưa có luận điểm, chỉ nêu tên nhân vật.(Ví dụ: Cảm nhận về nhân vật Xi-mông) Yêu cầu đạt được về nội dung của đonạ văn này là học sinh giới thiệu được nhân vật, khái quát được những đặc điểm nổi bật về nhân vật và đánh giá chung về nhân vật cũng như các vấn đề có liên quan

- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật nêu ra ở đề bài (Câu 1 của đoạn văn):

Nói tới nhân vật là nói tới tác phẩm, tác giả Qua thực tế cho thấy, học sinh thường lúng túng trong việc viết câu mở đoạn bắt nguồn từ nguyên nhân các em không đọc kĩ đề bài và không biết phân tích đề và không biết khái quát luận điểm Muốn học sinh làm được, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thao tác đầu tiên là đọc kĩ đề, sau

đó đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh: “Đề bài yêu cầu cảm nhận về nhận vật nào? Của

ai? Trong tác phẩm nào?Đề bài đã cho sẵn luận điểm về nhân vật chưa? Đó là luận điểm gì? Nếu chưa thì em sẽ nêu ấn tượng chung về nhân vật như thế nào? Sau khi đặt

câu hỏi xong, giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp những câu hỏi trên sao cho thành một câu hoàn chỉnh thì đó là câu mở đoạn Với dạng đề này, mở đoạn chỉ cần giới thiệu được nhận vật, tác giả, tác phẩm và ấn tượng ban đầu đối với nhân vật

Ví dụ1: Nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những nhân vật đã để lại bao tình cảm yêu quí trong lòng độc giả

Ví dụ1: Nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là nhân vật để để lại những ám ảnh khó quên trong lòng người đọc

-Thân đoạn: ( câu 2.3.4…8.9):

Phần thân đoạn, giáo viên cần tập trung hướng dẫn cho học sinh dựa vào tác phẩm để khái quát những đặc điểm nổi bật về nhân vật qua các khía cạnh như số phận,

vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất, tình cảm…của nhân vật Thực trạng chung của học sinh hiện nay là các em chưa biết khái quát Mỗi đặc điểm nổi bật mà các em tìm được dưới

sự gợi mở của giáo viên đó là những luận điểm mà khi xây dựng thành bài văn thì ta sẽ lấy đó là những câu chủ đề của các đoạn văn trong phần thân bài Vì vậy, giáo viên cần tỉ mỉ, chỉnh sửa, hướng dẫn các em đi tìm các đặc điểm nổi bật đó thật hiệu quả Nếu

các em kể về nhân vật thì thầy cô sẽ nói với các em là “ Em nói như thế thì đi kể

chuyện rồi? Từ những sự việc em vừa kể em khái quát lên nhận xét đó là người như thế nào? ”Tùy từng tác phẩm truyện mà thầy cô có cách đặt câu hỏi khác nhau Nếu

các em bị lạc hướng hoặc nói không đúng với ý đồ của giáo viên thì thầy cô buộc phải gợi mở, lái đúng vào “ quĩ đạo” của mình

VD: Để nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, em sẽ phải đề cập đến khía cạnh

nào của nhân vật? ( số phận và vẻ đẹp), Em thấy Vũ nương có số phận như thế nào, hãy viết thành một câu cho cô được không? (Như bao người phụ nữ trong xã hội lúc

Ngày đăng: 25/04/2018, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w