1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ: Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

26 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 64,73 KB

Nội dung

Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học mônTiếng Việt ở Tiểu học-Đó là kỹ

Trang 1

Phần 1 MỞ ĐẦU

1 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ em là được cắp sách tớitrường Ở đó các em được cùng bạn bè học tập vui chơi Và khi các em biết đọc ,biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em

Người xưa nói “Nét chữ nết người” bao hàm hai ý: nét chữ thể hiện tínhcách con người và thông qua rèn luyện chữ viết để giáo dục tính cách con người

Ngày nay, không thiếu các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp khi tuyểndụng nhân viên đều yêu cầu người xin việc viết đơn bằng chữ viết tay ( Qua chữviết để tìm hiểu năng lực, tính cách.)

Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định: Trẻ em viếtbằng tay khắc sâu ký ức hơn gõ trên bàn phím vì vậy mà rèn luỵên trí nhớ tốt hơn

Nói như thế để thấy được từ xưa đến nay chữ viết có vai trò quan trọng nhưthế nào Đặc biệt ở bậc Tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập ,giao tiếp

Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác

mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học mônTiếng Việt ở Tiểu học-Đó là kỹ năng viết chữ Nếu học sinh viết đúng,viết đẹp, rõràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt nhờvậy mà kết quả học tập tốt hơn Ngược lại, nếu học sinh viết xấu sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng học tập của các em Chữ viết và dạy viết là vấn đề được

cả xã hội quan tâm Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp công, góp sức để cảitiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết Tuy vậy còn nhiều họcsinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm Điều đó đã ảnh hưởng không tốt đến các mônhọc khác Tiểu học là bậc học nền tảng Chữ viết là một trong những công cụ giaotiếp thuận lợi và quan trọng của con người Chưa cần biết nội dung văn bản đó viếtnhư thế nào nhưng nếu chữ viết rõ ràng, đẹp thường làm cho ngừơi đọc có cảm tìnhngay Dạy Tiếng Việt, dạy các em biết viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa

để mở ra cánh cửa bước vào tương lai, chiếc chìa khóa đó sẽ là người bạn thân thiếtcủa các em, luôn bên cạnh các em trong suốt cả cuộc đời

Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”.

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:

Trang 2

Để giúp học sinh lớp 2 có chữ viết đẹp, đúng chính tả, không mắc lỗi chính

là mục đích lớn của sáng kiến kinh nghiệm Nhiệm vụ đặt ra là hoàn thành kếhoạch của người giáo viên đứng lớp giúp học sinh thực hiện tốt kỹ năng viết để từ

đó học sinh có thể có điều kiện học tốt các môn học khác,đưa chất lượng học tậpcủa học sinh lên cao và qua đó còn rèn cho các em tính kiên trì, cẩn thận , óc thẩm

mỹ sáng tạo, bồi dưỡng cho tâm hồn các em thêm phong phú

2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm

Giúp trau dồi kỹ năng viết chữ đúng, đẹp, biết cách trình bày bài hơn nữacòn giúp các emcó đức tính kiên trì, cẩn thận Trong nhà trường, việc rèn chữ chohọc sinh cũng chính là rèn tính cẩn trọng, lòng tự trọng để sau này chia tay với máitrường hành trang các em mang theo không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức kỷcương, đức tính cẩn thận kiên trì lúc bước vào đời Hành trang ấy cũng thực sự làcần thiết

Thường xuyên kiểm tra để củng cố, bổ sung cho học sinh những thủ thuậtviết chữ, thao tác viết và kĩ thuật viết

Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng trau dồi chữ viết,nhất là khâu viết bảng, viết mẫu, viết lời nhận xét trong bài làm của học sinh đểchữ viết của thầy cô luôn là mẫu chữ chuẩn mực cho học sinh noi theo

3 Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm

Qua việc nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinhlớp 2”, tôi xin đóng góp một số vấn đề sau: Vận dụng phương pháp rèn chữ viếtcho học sinh lớp 2 giúp các em nâng cao chất lượng chữ viết đồng thời nâng caochất lượng học tập các môn học khác Trong quá trình rèn viết các em sẽ rèn đượctính cẩn thận ,kiên trì ,óc thẩm mĩ sáng tạo để từ đó phát triển toàn diện nhân cáchtheo mục tiêu giáo dục đề ra Sáng kiến kinh nghiệm cũng là tài liệu bổ ích để cácbạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào lớp mình giảng dạy nằm góp phần nângcao chất lượng dạy và học cũng như góp phần phát triển toàn diện nhân cách chohọc sinh

Trang 3

Phần 2 NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG

1.Cơ sở lý luận

Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp với nhau bằng phương tiệnngôn ngữ.Từ ngàn xưa, con người chỉ biết sống bầy đàn, dần dần xã hội phát triểncon người đã biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ Âm thanh ngôn ngữ là phươngtiện giao tiếp quan trọng nhất Nhưng bằng vỏ âm thanh, ngôn ngữ không truyền đi

xa được và khó truyền từ đời này sang đời khác Bổ khuyết cho nhược điểm ấy màngôn ngữ chữ viết ra đời Nhờ chữ viết mà những kinh nghiệm quý báu, nhữngphát minh quan trọng của loài người ngày càng được tích lũy phong phú Truyềnthống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo nên những con người có trítuệ và nhân cách Văn hóa ấy để lại bằng chữ viết Những cụ đồ những nhà nho,nhà giáo ngày xưa đã để lại những nét chữ chân phương trong kho tàng thư tịch vànhững nét chữ rồng bay phượng múa trong nghệ thuật thư pháp

“Viết” là một trong bốn kỹ năng (nghe, đọc, nói, viết ) mà bộ môn TiếngViệt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh Kỹ năng viết bao gồm:

kỹ năng viết chữ, kỹ năng viết chính tả, kỹ năng viết câu đúng ngữ pháp , kỹ năngviết một số thể loại văn trong nhà trường Kỹ năng viết có vai trò rất quan trọng bởi

vì chữ viết chính là công cụ để giúp học sinh học tập Thực hiện tốt các kỹ năngviết không những đảm bảo cho học sinh học tốt các môn học mà đó cũng chính làgiữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Có thể nói rằng chữ viết đóng vai trò quyếtđịnh trong việc học tốt các môn học khác Mục tiêu của chúng ta là giúp trẻ “ Đọcthông –Viết thạo” Trẻ đọc thông viết thạo sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn,học tốt hơn Ngoài ra việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp cũng là giúp các em pháttriển toàn diện, rèn luyện được những đức tính tốt như Thứ trưởng Giáo dục và Đàotạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định:

Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiệnđược đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với ngườiđọc Rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn được tính

kỷ luật và văn hóa viết

2 Cơ sở thực tiễn

Thực tế ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới ,thời đại công nghệthông tin bùng nổ Mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn

Trang 4

bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy Chính vì vậy mà nhiều năm gần đây việcrèn chữ của người học ít được gia đình và nhà trường quan tâm Mặc dù cũng cóphong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớpchứ chưa quan tâm tới việc rèn chữ cho học sinh cả lớp Ở các trường Tiểu họccũng vậy, tình trạng học sinh viết xấu là một thực trạng đáng báo động Người giáoviên không chú trọng lắm vào việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh thậm chí cũng cógiáo viên chữ viết chưa đúng quy cách.Cũng có những trường thường đạt giải caotrong các kỳ thi chữ viết đẹp nhưng ở những trường đó cũng chỉ có những em trongđội tuyển mới được quan tâm nhiều.Và với những em đi thi cũng chỉ chú ý tới rènchữ ,giữ những quyển vở tham gia dự thi sạch đẹp Có nghĩa là mục đích rèn chữthiên về để đi thi nhiều hơn đích rèn người

Mặt khác, ở địa bàn Thị trấn, học sinh được tiếp xúc với nhiều phương tiệnthông tin hiện đại, không gian cho các em vui chơi hạn hẹp hơn nên học sinhthường xuyên làm bạn với những căn phòng chật hẹp, máy vi tính, ti vi và số họcsinh bị cận cũng vì thế mà tăng lên Nhiều vị phụ huynh lại cho rằng nguyên nhân

bị cận là do rèn chữ Ngay cả các em được chọn vào đội tuyển thi viết chữ đẹpthường cũng không nhận được sự ủng hộ của gia đình Tất cả những thực trạngtrên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng học tậpcủa học sinh nói chung Thực trạng này nhắc nhở chúng ta đã đến lúc cần phảigióng một hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người có cách nhìn, cách hiểu đúng đắn về

ý nghĩa, vai trò của việc rèn chữ viết cho học sinh và việc tìm ra phương pháp rènchữ đúng cách là quan trọng và cần thiết

3.Thực trạng vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới

a.Quá trình nghiên cứu

Sau khi nhận lớp được một tuần ,tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viếtđầu năm Tôi đọc cho học sinh viết một đoạn văn và kết quả thu được như sau:

Trang 5

-Viết xấu do tính cẩu thả: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việcviết chữ xấu Ngoài ra các em còn chưa nắm vững quy trình viết, viết không đúngmẫu, đúng cỡ quy định

- Các em viết sai do nhầm lẫn các phụ âm đầu

Tôi lấy dẫn chứng cụ thể cho các vị phụ huynh thấy.Ngay ở trong lớp những

em viết đẹp là những em học rất tốt (Cao Đức Lâm, Nguyễn Khắc Hiếu, Đỗ ThùyLinh, Nguyễn Thị Luyên ) và ngược lại những em viết xấu , viết sai nhiều thì kếtquả học của các em chưa được tốt ( Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Việt Dương,Nguyễn Thị Huyền ) Ở trong huyện những trường có chất lượng chữ viết caocũng là những trường có chất lượng học tập tốt và ngược lại

Và một điều nữa cũng cần đả thông tư tưởng cho các vị phụ huynh là nếuhọc sinh rèn viết đúng phương pháp sẽ không ảnh hưởng xấu tới thị lực của cácem,nói bị cận do rèn viết là hoàn toàn lệch lạc Từ đó tôi cùng phối hợp với phụhuynh để xây dựng phong trào Giữ vở sạch,viết chữ đẹp Tôi giới thiệu bộ chữmẫu để các vị phụ huynh tham khảo ,tư vấn cho các vị phụ huynh cách chọn vở,chọn bút phù hợp cho các em Và sự tin tưởng , ủng hộ nhiệt tình từ các phụ

Trang 6

huynh học sinh ở lớp đã khién tôi quyết tâm hơn trong việc tìm tòi ,cải tiến phươngpháp dạy học và giáo dục

Với học sinh,vào đầu năm học mới tôi đã kiểm tra sách vở đồ dùng họctập,hướng dẫn học sinh cách bọc, giữ gìn sách vở.Cùng học sinh ra quyết tâm thựchiện các chỉ tiêu về rèn chữ,lấy các bài viết đẹp để các em xem và học tập tấmgương.Như vậy tôi vừa tuyên truyền vừa xây dựng nề nếp phong trào ngay từ đầunăm học.với những em có năng khiếu và viết khá đẹp tôi có định hướng ngay từđầu luôn theo dõi kèm cặp,bồi dưỡng,với học sinh viết yếu thì rèn luyện thườngxuyên

Giải pháp 2 Cung cấp và củng cố cho học sinh những thủ thuật viết chữ ,thao tác viết và kĩ thuật viết

Các thủ thuật viết chữ có lẽ các em học sinh đã được thầy cô hướng dẫn rất

kĩ từ khi các em học lớp 1 nhưng không phải em nào cũng nắm được và em nàocũng nhớ Vì vậy trong quá trình dạy học tôi củng cố và cung cấp lại những thủthuật viết ,thao tác viết và kĩ thuật viết cần thiết cho các em

b) Cách cầm bút.

Cầm bút tay phải bằng ba đầu ngón tay(ngón cái,ngón trỏ và ngón giữa)Bađầu ngón tay tiếp xúc với nhau không đè lên nhau.Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút2,5 cm Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết.Lúcviết điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tayvà các ngón tay

Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên và sang ngangphải thật nhẹ tay

Khi cầm bút cần lưu ý:Phần mặt ngòi bút hướng lên trên và phần cựa gàhướng xuống dưới mặt bàn

Trang 7

c) Thao tác viết liền mạch :

Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tớiđiểm bắt đầu của nét đứng sau,các nét viết liền mạch không nhấc bút

d) Kỹ thuật lia bút:

Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cácvới nhau nét bút được thể hiện liên tục nhưng ngòi bút ,phấn không chạm vào mặtgiấy,mặt bảng

Vd: Từ chữ b đến chữ a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sangđiểm bắt đầu của chữ a

Hoặc từ chữ g sang chữ a không viết liền mạch được ta viết chữ g sau đó liabút sang điểm bắt đầu của chữ a.Hay chữ cờ ,cá ,cà cũng như vậy

e) kĩ thuật rê bút :

Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết Ởđây xảy ra trường hợpdụng cụ viết ( ngòi bút,phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc củanét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau

Vd:khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ sau đó không nhấc bút để viết

mà rê ngược ngòi bút lên đường kẻ thứ hai để viết nét móc hai đầu

g) Cách xê dịch vở khi viết :

Khi viết chữ đứng học sinh để vở ngay ngắn trước mặt.Nếu viết chữ nghiêngcần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng mép bàn tạo thành 1 góckhoảng 15 độ.khi viết độ nghiêng các nét chữ cùng vói mép bàn tạo thành một gócvuông Như vậy dù viết theo kiểu chữ đứng hay nghiêng nét chữ cũng luôn thẳngđứng trước mặt(chỉ khác cách để vở)

Trang 8

- Nếu âm tiết có âm cuối vần thìdấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứhai của nguyên âm đôi.

Ví dụ : nướng ,viết ,sướng

i ) Cách đánh dấu phụ :

Dấu phụ ở các chữ cái ă , â ,ê ,ô ,đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái Điểmcao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị chữ ,điểm thấp nhất của dấu không chạmvào phần nét cơ bản của các chữ cái ,chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ

Dấu phụ của chữ ư , ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng về phíabên phải của thân chữ , độ cao không quá 1/3 đơn vị chữ ,ở chữ ư điểm dừng bútcủa nét phụ chạm vào đầu của nét móc thứ hai ;ở chữ ơ ,điểm dừng bút của nét phụchạm vào điểm dừng bút của nét cong kín

k ) Cách trình bày bài :

Hướng dẫn học sinh cách trình bày sao cho khoa học:Khi viết ,viết đúngmẫu không viết ra lề ,không viết ngoài dòng.Viết sai không tẩy xóa mà có thể gạchdưới hoặc để một khoảng ngắn rồi viết lại Ngoài ra cần hướng dẫn cụ thể các emtrình bày ở vở học sinh trong từng thể loại bài ,cách kẻ vở khi hết môn,hết ngày,hếttuần sao cho thống nhất

Giải pháp 3 Kĩ năng làm mẫu :

Ở bậc tiểu học chữ viết của thầy cô giáo để lại ấn tượng sâu sắc đối với họcsinh chúng ta thường nói “Thầy nào – trò nấy “.Quả thật chữ viết của giáo viên làvấn đề có tính chất quyết địnhbởi giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh vềtất cả mọi mặt nhất là học sinh tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thầy cô luôn

là một hình ảnh rất tài giỏi , đẹp đẽ và mẫu mực Học sinh quan sát và bắt chướcchữ cô giáo nên trong một lớp chữ viết các em tương đối giống nhau và gần giốngchữ giáo viên Chính vì vậy mà muốn làm tốt công việc rèn chữ thì trước tiênngười giáo viên phải là người có kĩ năng viết chữ thành thạo ,phải có chữ viêt đềuđẹp ,đúng cỡ chữ quy định dành cho học sinh tiểu học ,chữ viết của giáo viên phải

rõ ràngvà có khả năng viết mẫu cho học sinh noi theo trong mỗi giờ dạy của mình(trên giấy và cả trên bảng ) Nếu giáo viên chữ xấu thì khó có thể dạy cho học sinhviết đẹp được Giáo viên còn viết sai chính tả thì không thể dạy học sinh viết đúngchính tả được Chữ viết đẹp chỉ cần một chút nhỏ sự tài hoa bởi vậy điều quantrọng là người giáo viên phải luyện viết thường xuyên Rèn luyện kĩ năng viết chữ

là một công việc rất công phu đòi hỏi sự rèn luyện có ý thức, tính kiên trì, lòng say

Trang 9

mê và ý thức trách nhiệm Để đảm bảo tốt kĩ năng làm mẫu ngoài việc rèn luyện kĩnăng viết của mình tôi tìm đọc thêm các sách tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy

để nắm rõ kích thước, tên các nét và quy trình viết từng con chữ, cách phân biệt đểviết đúng các phụ âm đầu ,các vần và các dấu thanh dễ lẫn Điều đó có ý nghĩa rấtlớn trong việc rèn chữ cho học sinh bởi lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn viếtcủa cô không đơn thuần chỉ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo mà còn thổivào tâm hồn ngây thơ của các em một luồng sinh khí mới, khơi dậy trong các emước mơ vươn tới cái đẹp trong cuộc đời bao la rộng lớn Kĩ năng làm mẫu cũng cầnđược duy trì ở mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ là lúc giáo viên viết mẫu mà mỗinhận xét cô đánh giá ,mỗi lời cô nhận xét trong trang vở của các em đều được các

em nâng niu, trân trọng và đó cũng chính là “mẫu” mà học sinh dễ học nhất Chính

vì vậy mà mỗi khi kiểm tra bài tôi đều tâm niệm mình vừa kiểm tra, nhận xét vừaviết mẫu cho các em và cố gắng làm sao để đó luôn là “mẫu”chuẩn nhất, đẹp nhất

Giải pháp 4 Rèn chữ thông qua các môn học :

Trong quá tình giảng dạy của mình thông qua tất cả các môn học tôi luôn rèncho các em ý thức viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp khoa học và tôi khéo léokết hợp việc sửa lỗi chữ viết cho học sinh nhất là ở các phân môn của môn TiếngViệt như: tập viết, chính tả, tập làm văn, tập đọc, luyện từ và câu Cụ thể như sau :

a Phân môn tập viết :

Tập viết là môn học có tính chất thực hành không có tiết học lí thuyết chỉ cócác tiết rèn kĩ năng viết Tính thực hành là mục đích của việc học tập viết cũng làđiều khẳng định vị trí quan trọng phân môn này ở học sinh Tiểu học Nhưng cũngchính vì tính chất này mà phân môn tập viết bị một số giáo viên coi nhẹ, lên lớpqua loa thiếu sự quan tâm đến chữ viết của các em vì cho rằng toàn bộ chữ viết đãđều có mẫu rồi, các em chỉ việc quan sát và viết Nhưng không phải học sinh nàocũng có khả năng quan sát và viết đúng Có những embiết quan sát, biết viết nhưng

do tính hiếu động, thiếu kiên trì khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéoléo, cẩn thận Các em chỉ lo viết cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viếtchuẩn Do vậycác em thường viết sai các nét nối từ con chữ này sang con chữ kia,khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúngchiều rộng của con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không ước lượngkhoảng cách giữa chữ này với chữ kia,ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí

Ở lớp 2, phân môn tập viết hướng dẫn các em viết chữ hoa, từ và câu ứngdụng Khi luyện viết chữ hoa, căn cứ vào sự cấu tạo, nét giống nhau của các chữ,

Trang 10

tôi đã chia các chữ hoa thành 5 nhóm nhỏ và ghép bộ chữ mẫu theo từng nhóm đểminh họa cho bài dạy

Nhóm 1: U, Ư, V,X, N, M

Khi rèncần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu ( chú ý có biến điệu ở cácchữ X , N , M ), cần hướng dẫn các em điều khiển nét bút ở phần cong sao chomềm mại (chữ N, M, là chữ cái viết hoa kiểu 2 )

Nhóm 4 : P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V

Đối với nhóm chữ này nên bắt đầu luyện tập cho các em nét thẳng đứng sau

đó mới chuển sang viết nét móc ngược trái có biến điệu

Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, A (Chữ Q cả hai kiểu, chữ A kiểu 2 )

Trong nhóm chữ này cần phải rèn luyện chữ O thật nhiều, viết chữ O đẹpthì viết những chữ còn lại sẽ đẹp

Phân thành các nhóm chữ để luyện có rất nhiều thuận lợi: đơn giản và dễviết ,cùng nằm trong khung hình giống nhau, có những nét giống nhau

Trước hết tôi hướng dẫn các em viết đúng,viết đẹp các nét đã sau đó mớicho học sinh luyện chữ Ở mỗi nhóm chữ bao giờ tôi cũng cho học sinh nhận xét sựgiống nhau và khác nhau với chư khác ở trong nhóm mà các em đã học ở giờ trước

để các em có cơ sở viết đúng,viết đẹp Mỗi lần viết chữ hoa tôi đều củng cố chohọc sinh cấu tạo từng chữ, chiều cao, bề ngang của mỗi con chữ Mặt khác tôihướng dẫn thật kĩ cách viết: từ điểm đặt bút tới điểm dừng bút Học sinh viết chữđược rồi tôi chuyển sang viết từ, câu ứng dụng Trong mỗi từ, mỗi câu ứng dụng tôiđều cú ý hướng dẫn tỉ mỉ cách viết liền mạch, viết nét nối, độ cao từng con chữ,khoảng cách giữa các tiếng, các từ

Trang 11

Trước khi viết bao giờ tôi cũng nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, cách cầmbút, đặt vở Trong quá trình viết cần quan sát các em để nhắc nhở uốn nắn kịpthời Sau mỗi bài viết tôi đều kiểm tra đánh giá, khen ngợi những em có tiến bộđồng thời có kế hoạch uốn nắn, kèm cặp những em còn viết xấu Với những em viếtxấu ( đặc biệt là học sinh khuyết tật ) tôi thường tới tận nơi viết mẫu, hương dẫn tỉ

mỉ rồi yêu cầu các em về nhà viết lại Còn với những em viết đẹp, tôi giới thiệuthêm cho các em một số nét sáng tạo, cách viết nét thanh nét đậm để các em tựluyện thêm và tự sáng tạo cách viết đẹp

b Phân môn chính tả:

Khi dạy phân môn chính tả tôi rất chú trọng khâu hướng dẫn học sinh viếtđúng ( trong các tiết chính tả nghe viết, nhớ viết ) và khâu hướng dẫn học sinh phânbiệt chính tả để viết đúng Với những từ dễ lẫn tôi hướng dẫn học sinh phân biệt cảhai mặt cấu tạo chữ và nghĩa của các chữ đó trong văn cảnh

Ví dụ: Phân biệt ra /da/gia ngoài hướng dẫn học sinh phân biệt qua cách đọccần dựa vào nghĩa của các chữ trong từng văn cảnh:

ra: r + a ( ra vào thường chỉ hoạt động )

da: d + a (da thịt, da dẻ: thường dùng chỉ lớp bao bọc bên ngoài của conngười, của vật )

gia: gi + a (gia đình, gia công: chỉ tập thể sống, chỉ quan hệ có tính chấthuyết thống hoặc chỉ tính chất của công việc )

Khi hướng dẫn học sinh viết đúng tôi thường sắp xếp để cho nhiều học sinhđược luyện viết đúng trong khoảng thời gian quy định Tôi yêu cầu 100% học sinh

có bảng con để ngoài những học sinh lên bảng viết thì học sinh dưới lớp sẽ viết vàobảng con Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc theo dõi học sinh Khi đọc cho họcsinh viết bài tôi luôn cố gắng đọc chuẩn xác từng chữ để qua việc nghe đọc họcsinh viết đúng chính tả Khi các em viết bài xong ngoài những tiết tôi kiểm tra bài

và chữa lỗi thì một số tiết tôi hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bài và ghi số lỗi, sau

đó tự biết bài mình được bao nhiêu theo thang đánh giá Đ- CĐ Việc học sinh tựkiểm tra bài và nắm được số lỗi của mình sẽ giúp các em sửa lỗi chính tả nhanhhơn và nhớ lâu hơn

Mặt khác, tôi đề ra quy định chung cho cả lớp: Những từ viết sai viết lại 3dòng, nếu mỗi bài viết sai 3 từ trở lên thì về nhà viết lại cả bài đó.Với những emviết xấu, tôi yêu cầu có vở luyện viết ở nhà Sau mỗi giờ tập đọc, các em tự viết lại

Trang 12

một đoạn trong bài sau đó nộp lại cho giáo viên kiểm tra Với những từ nhiều họcsinh viết sai tôi tìm xem nguyên nhân học sinh sai để khắc phục Nếu học sinh sai

do nhầm phụ âm đầu, tôi cho các em lấy thêm ví dụ những từ có cặp âm đầu dễ lẫn

để phân biệt

Tôi còn cung cấp cho các em một số mẹo giúp phân biệt các phụ âm dễ nhầm:

- Mẹo phân biệt CH/TR

+ Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với CH chứ khôngviết với TR: cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt

+ Những đồ dùng trong gia đình nông dân cũng viết với ch chứ không viếtvới tr: cái chõng, cái chạn, cái chai, cái chổi, cái chậu Ở đây có một trường hợpngoại lệ là: cái tráp

+ TR không bao giờ đi với các vần oa, oe, uê, oă chỉ có CH là có khả năng

đi với các vần này

- Mẹo phân biệt d / gi / r

+ R và GI trong các từ thuần Việt không bao giờ kết hợp với âm đệm , tức

là không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy Do vậy khi gặpnhững vần này ta viết với D

Ví dụ: dọa nạt, duy trì, vô duyên, kiểm duyệt

+ Ở một số trường hợp R đồng nghĩa với L và S do quan hệ về nguồn gốc.Đây là cơ sở để viết đúng R

- Mẹo phân biệt L / N

+L có thể đứng trước âm o, u còn N thì không.Tức là N không bao giờ đứngtrước các vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy, Do vậy khi gặp những vần này

Ví dụ: lầm – nhầm, loáng –nhoáng, lanh –nhanh, lấp láy – nhấp nháy, lố lăng –nhố nhăng, lỡ - nhỡ, lớn – nhớn

Trang 13

- Mẹo phân biệt S /X

+ S không kết hợp được với 4 vần oa, oe, oă, uê, do vậy chỉ viết X khi gặp 4vần này

Ví dụ: xoa tay, xoay xở, tóc xoăn, xuề xòa

Ở đây có một số trường hợp ngoại lệ soát trong rà soát, viện kiểm soát soạntrong soạn bài, tòa soạn, soán trong soán đoạt và những trường hợp lặp âm đầu nhưsuýt soát, sột soạt, sờ soạng

+ Tên các loại thức ăn và đò dùng liên quan đến việc bếp núc thường được viếtvới X

Ví dụ: xôi, xúc xích, phở xào, cái xoong, nước xốt, xiên thịt

+ Hầu hết các từ chỉ sự vật còn lại đều viết với S

Ví dụ: Chỉ người : ông sư, bà sãi, đại sứ, nguyên soá , ông sếp

Chỉ động thực vật: con sư tử, con cá sấu, con sò, con sóc, con sáo, con sâu,cây sen, cây sấu, cây sồi, cây si

Chỉ đồ vật: cái sọt, súc vải, song cửa, viên sỏi, cái siêu, tờ sớ

Chỉ các hiện tượng, sự vật tự nhiên: sao, sương, sông, suối, sấm sét

Ở đây cũng có những trường hợp ngoại lệ: Chiếc xe, cây xoan,cây xoài, trạm

xá, xương, cái xắc, bà xơ, cái xô, cái xẻng, mùa xuân

Ngoài những mẹo để phân biệt các âm đầu dễ lẫn,trong mõi giờ chính tả tôicòn kết hợp củng cố, cung cấp cho học sinh một số qui tắc kết hợp chính tả TiếngViệt

- K, C, Q

+ K viết trước các kí hiệu ghi âm e, ê, i ( kẻ, kể, kia )

+ Q viết trước âm u ( quả, quang, quăng, quầng )

+ C viết trước các kí hiệu ghi âm : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.( ca, căn, co, cô, cờ, cũ, cừ, )

- G, GH, NG, NGH

+ G, NG viết trước các kí hiệu ghi âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ( gà, gỗ, gần, gắn, gờ,ngăn, ngủ, ngon )

Ngày đăng: 21/12/2018, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w