1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh yếu kém

18 261 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 461 KB

Nội dung

Chưa có chương trình giảng dạy dành riêng cho học sinh yếu kém ở các cấp học để học sinh đảm bảo nền kiến thức cơ bản giúp các em có thể theo kịp chương trình học và không bỏ học giữa ch

Trang 1

TRƯỜNG THCS NGỌC THANH

Chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém:

“RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH YẾU KÉM”

I Phần mở đầu:

1 Tên chuyên đề/chủ đề/môn học: “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận

xã hội cho học sinh yếu kém”

2 Tác giả chuyên đề, chức vụ và đơn vị công tác: Tô Thị Bích Đào - giáo viên trường THCS Ngọc Thanh

3 Đối tượng học sinh (lớp mấy), dự kiến số tiết dạy: Học sinh Lớp 9 – thời lượng 3 tiết

II Nội dung chuyên đề:

1 Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị/môn học năm học

2018 -2019.

1.1 Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị năm học 2018-2019:

* Học lực

Cộn

So năm trước

So kế hoạch

* Hạnh kiểm:

Khối TSHS TốtSL % KháSL % Trung bìnhSL % YếuSL %

So năm trước

0

- Tỷ lệ học sinhlên lớp thẳng: 344/367 = 93,7% (năm trước 93,8 %);

- Tỷ lệ học sinhlên lớp sau khi lại: 361/367 = 98,4% (năm trước 97,4%);

Trang 2

- Học lưu ban: 2 em (năm trước 7 em);

- Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 82/87 = 94,3% (năm trước 98,2%);

- Thi vào lớp 10 TPTH đạt điểm TB các môn thi: 4,5 (năn trc 4,05) xếp thứ 10 trong TP (năm trước xếp thứ 12), thứ 137 trong tỉnh, Trong đó:

Văn: 5,0 % xếp thứ 9/12; Toán 3,6 xếp thứ 12/12; Tiếng Anh 3,7 xếp thứ 9/12; Lý: 6,0 xếp thứ 7; Sử: 4,0 xếp thứ 12

Chất lượng mũi nhọn:

Thi học sinh giỏi lớp 9

- Cấp thành phố: 3 giải (1 giải ba môn T Anh; 2 KK môn Ngữ văn);

- Cấp tỉnh 01 giải KK Thi KHTN, KHXH

- Cấp thành phố: 1 giải KK KHTN;

Thi giao lưu học sinh giỏi 6,7,8: 10 giải (3 nhì, 2 ba; 5 KK)

- Thi TDTT đạt 1 giải nhì; 2 giải ba cấp thành phố

- Tổng số giải: 19 giải (trong đó có 3 giải nhì môn Toán cấp tphố) 1.2 Thực trạng chất lượng môn học Ngữ văn năm học 2018-2019 của trường THCS Ngọc Thanh:

STT Lớp Giáo viên

dạy

Điểm trung bình môn học cả năm

Sĩ số

Tô Thị Bích

Nguyễn

Nguyễn Thị

Tô Thị Bích

Nguyễn Thị

Nguyễn Thị

Trang 3

+ Nhìn vào kết quả giáo dục 2 mặt của nhà trường năm 2018-2019, có thể thấy

số học sinh yếu kém về học lực còn chiếm tỉ lệ cao Đặc biệt ở bộ môn Ngữ Văn, tỉ lệ là 9,8%

+ Theo đánh giá của Sở Giáo dục – Đào tạo Vĩnh Phúc năm học 2017 – 2018 Trường THCS Ngọc Thanh là một trong những trường có kết quả thi đầu vào THPT trong những năm gần đây thấp Cho đến năm học 2018 – 2019 chất lượng thi vào THPT có biến chuyển Để chất lượng đại trà lớp 9 đi lên trường THCS Ngọc Thanh đã quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ học sinh yếu kém trong học tập Năm học 2019 – 2020, nhà trường đặt ra mục tiêu chung là: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện bền vững; nâng cao chất lượng mũi nhọn; chú trọng giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh; giảm tỷ lệ lưu ban, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học Từ mục tiêu trên, Nhà trường đã xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy và học Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn là công tác phụ đạo học sinh yếu Bởi giảm được tỉ lệ học sinh yếu sẽ góp phần nâng cao chất lượng đại trà

2 Nguyên nhân của thực trạng học sinh yếu kém bộ môn Ngữ Văn

2.1 Nguyên nhân khách quan:

2.1.1 Chưa có chương trình giảng dạy dành riêng cho học sinh yếu kém ở các cấp học để học sinh đảm bảo nền kiến thức cơ bản giúp các em có thể theo kịp chương trình học và không bỏ học giữa chừng, tránh việc giảng dạy chạy theo thành tích, hiệu quả thiết thực không cao, không mang lại động lực cho người học

2.1.2 Nguyên nhân từ phía gia đình

- Hoàn cảnh gia đình của một số em rất đặc biệt: có trẻ mồ côi, bố mẹ li dị, con ở với bố hoặc mẹ, ông bà hay chú thím nên phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo học tập của con mà phó thác cho thầy cô, cho nhà trường

- Phụ huynh thường có suy nghĩ là bài vở của con em mình đã có thầy cô giáo dạy dỗ nên chủ quan không sát sao tới, thường kệ trẻ học tập ra sao thì học Điều này lâu ngày thành một thói quen khiến trẻ xem nhẹ việc học, chỉ học qua loa, đối phó dẫn tới mất gốc và học kém

- Trong điều kiện xã hội hiện nay, kinh tế của mỗi gia đình khá giả hơn nên cha mẹ thường nuông chiều con cái cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh học yếu kém Thay vì học trẻ lại có nhiều niềm ham mê như xem tivi, chơi game, tụ tập vui chơi theo nhóm bạn dần dần sẽ bỏ bê việc học tập

- Phụ huynh chưa trang bị góc học tập và thời gian biểu học tập cho con một cách khoa học cũng là một lí do khiến trẻ em học kém Bởi việc trẻ có một góc học tập và thời gian biểu khoa học là rất cần thiết, nó giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và sinh hoạt để trẻ khỏe cả về thể chất và trí tuệ

Trang 4

2.1.3 Nguyên nhân từ nhà trường và giáo viên

- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm

- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học (ĐDDH)

- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp

- Phương pháp giảng dạy là một trong những kỹ năng quan trọng của một người giáo viên, việc học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức hay không phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố này Thế nên phương pháp giảng dạy chưa phù hợp

là nguyên nhân chính dẫn tới việc học sinh học yếu kém Mỗi giáo viên đều có phương pháp giảng dạy khác nhau, có giáo viên giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc đã có khả năng truyền đạt tốt và ngược lại Cùng là một lượng kiến thức nhưng có giáo viên dạy khiến học sinh hứng thú và hiểu sâu nhưng cũng có giáo viên thì làm chưa được

- Bên cạnh đó, giáo viên không phân loại học sinh khi dạy cũng khiến các

em học sinh yếu kém ngày càng mất gốc và chán học Bởi các kiến thức luôn có

sự tiếp nối và nâng cao, khi các em học sinh đã mất kiến thức cơ bản thì việc tiếp nhận thêm cái mới sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều

- Học sinh học yếu kém thì bất kể một giáo viên nào cũng nhận ra được nhưng có người nóng vội, đã giúp đỡ học sinh rồi mà các em không tiến bộ nên

bỏ bê Không phải ai cũng sẵn sàng dành tâm huyết và kiên trì để giúp các em thoát ra khỏi tình trạng đó

2.2 Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ bản thân người học

- Nguyên nhân đầu tiên học sinh học yếu kém là lười học Các em học sinh yếu kém thường là những học sinh cá biệt, không thích học, có sức ì rất lớn, lười ghi chép và làm bài ở nhà Bản thân trẻ không tìm được hứng thú hay thấy yêu thích việc học thì dĩ nhiên không thể học tập tốt được

- Học sinh học yếu kém còn do bị bị hổng kiến thức từ những lớp dưới Kiến thức được sắp xếp từ đơn giản tới phức tạp nên nếu bị hổng hay bị mất gốc thì việc học tập sau này trở nên rất khó khăn Chúng ta thường ví việc học tập giống như trồng một cái cây, nếu gốc rễ không tốt thì sẽ không thu được quả ngọt Học sinh cũng thế, nếu các em không học tập tốt từ những lớp nhỏ thì việc học tập sau này không nhận được kết quả cao Học sinh khi bị hổng kiến thức, học kém kết quả học tập sẽ chỉ yếu kém thậm chí là con số 0

- Học sinh chưa tìm ra được phương pháp học hiệu quả, chưa biết tự học

Có những học sinh rất chăm chỉ, kết quả học tập còn hạn chế Những học sinh

Trang 5

trong trường hợp này thường thường là những học sinh học vẹt, học máy móc chỉ nắm được kiến thức bề nổi chứ chưa hiểu bản chất

3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn, giảm thiểu học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp đối với môn Ngữ văn:

3.1 Định hướng chung

3.1.1 Đối với học sinh

- Học sinh cần xác định được động cơ học tập đúng đắn

- Biết vượt lên hoàn cảnh gia đình để tập trung vào việc học Có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh

- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, cần cù bù thông minh

- Cần phát huy tinh thần tự học bài cũ và làm bài tập ở nhà Trên lớp cần chú ý nghe giảng và phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi và đồ dùng học tập

3.1.2 Đối với phụ huynh

- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình

- Giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà, phải có góc học tập và thời gian biểu cho học sinh

- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần

- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường

- Thường xuyên liên hệ với GVCN lớp để nắm được tình hình học tập của con em, từ đó GVCN cùng trao đổi với phụ huynh để tìm giải pháp tốt nhất cho con em mình học tập

3.1.3 Đối với giáo viên

Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên Bởi giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng, là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu

- Giáo viên bộ môn phải biết phân tích nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý và có hiệu quả

- Đề xuất với Tổ chuyên môn, nhà trường về cách khắc phục để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất

- Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của học sinh, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục

- Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học tự chọn, chính khóa có thể ở trường, ở nhà

- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh

- Đối với môn Ngữ văn, trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động Dù học sinh yếu hay giỏi, bằng nhiều cách giáo viên cần lôi cuốn các

Trang 6

em tham gia vào nhiệm vụ học tập, tránh tình trạng để học sinh ngoài lề, không quan tâm sát sao đến từng đối tượng

Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh Bài tập nhận biết cho nhóm yếu làm, bài tập thông hiểu nhóm trung bình, bài tập vận dụng nhóm khá, giỏi Như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu

Nếu giáo viên cứ cho học sinh cùng làm tất cả các bài tập mà không phân theo từng đối tượng thì học sinh yếu kém sẽ không theo kịp các bạn khá giỏi, dễ gây cảm giác mặc cảm, chán nản trong học tập

Hoặc trong lớp học có nhiều học sinh yếu, khi giảng dạy giáo viên lưu ý: Trong phần khai thác kiến thức mới, người dạy vẫn cho học sinh cả lớp tìm hiểu đầy đủ kiến thức cơ bản Đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những học sinh yếu kém làm các bài tập vừa sức, có thể giáo viên xây dựng thêm một số bài tập trắc nghiệm đơn giản để các em nhận biết, từ đó kích thích tính cố gắng, chăm chỉ học tập của học sinh Để dần dần đưa các em yếu kém hòa nhập vào nhịp độ học tập của cả lớp

- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu

- Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ

- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) GVCN báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn, từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong khối góp ý bổ sung

3.2 Một số giải pháp cụ thể khi giảng dạy “Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh yếu kém”

Vấn đề viết đoạn văn NLXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi tuyển sinh THPT Vì vậy, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội là một đòi hỏi thực sự cần thiết đối với học sinh trung học nói chung, đối với học sinh yếu, kém nói riêng

Trong cấu trúc của đề thi vào 10 của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc có một câu nghị luận xã hội, chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số đề ra Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các phương diện của đời sống Vừa có dạng đề

về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề về các hiện tượng đời sống Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục là quá ít ỏi Cụ thể:

- Bảng hệ thống các tiết dạy lí thuyết về đoạn văn và kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7, 8, 9:

Trang 7

Lớp Tiết Tên văn bản

7 Tiết 94 Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

8

Tiết 10 Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Tiết 16 Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Tiết 100 Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Tiết 102 Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Thực tế đó khiến học sinh không có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội một cách thường xuyên dẫn tới kết quả đạt được không cao Học sinh THCS đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi Nhiều em cách nhìn nhận vấn đề còn ấu trĩ, thậm chí lệch lạc do đó để hiểu đúng, hiểu sâu bản chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với các em Đặc biệt là học sinh yếu kém, các em ít hứng thú học tập, chưa chịu khó tìm hiểu thực tế, việc viết đoạn văn nghị luận xã hội càng gặp nhiều khó khăn Với chuyên đề này tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp biện pháp tháo gỡ những khó khăn trên

3.1 Về kiến thức:

- Giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đoạn văn, đoạn văn nghị luận và đoạn văn nghị luận xã hội

3.1 1 Khái niệm đoạn văn:

- Đoạn văn là bộ phận ( phần) của văn bản, phụ thuộc vào văn bản

+ Về nội dung: Diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh

+ Về hình thức: Chữ đầu viết hoa lùi đầu dòng ( khoảng 1 con chữ), sau chữ cuối có chấm xuống dòng

+ Về độ dài ( thông thường): ít nhất phải gồm 2 câu

+ Về cấu tạo đầy đủ ( áp dụng với đoạn nghị luận xã hội ): thường gồm 3 phần: Mở đoạn ( 1- 2 câu), thân đoạn ( khai triển đoạn) gồm 5 -7 câu, kết đoạn ( 1-2 câu)

+ Về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn có mối quan hệ rất chặt chẽ về nội dung và hình thức, tạo nên một mạng liên kết của cả đoạn ( câu quan hệ với chủ đề và câu quan hệ với câu) Cụ thể:

Sơ đồ liên kết câu và liên kết đoạn văn:

Liên kết câu Liên kết đoạn

Trang 8

- Các cách trình bày nội dung đoạn văn:

Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng rất nhiều cách khác

nhau Với cấp THCS- theo chúng tôi, giáo viên chỉ cần giúp học sinh nắm được

những cách trình bày cơ bản đó là: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích và

tổng- phân - hợp

Sơ đồ cách trình bày nội dung trong đoạn văn:

Đoạn văn

Đoạn văn có câu chủ đề Đoạn văn không có câu chủ đề

Diễn dịch Quy nạp Tổng- phân- hợp Móc xích Song hành

Đoạn văn có câu chủ đề gồm: Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn tổng- phân- hợp

+ Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung khái quát đến các ý

chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý chung, khái quát đó Câu mang ý chung, khái quát

đứng trước đoạn văn và có tư cách là câu chủ đề, các câu còn lại trong đoạn văn

có nhiệm vụ làm rõ cho câu chủ đề

Sơ đồ:

(1)( Câu chủ đề)

1 2 3

+ Đoạn quy nạp: Quy nạp là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý

chung, khái quát Theo đó câu mang ý chung đứng sau câu kia và nó có tư cách

là câu chốt của đoạn văn đó

Sơ đồ:

(1) (2) (n-1)

Liên kết

chủ đề

Liên kết

lô gic

Phép lặp

Phép Thế

Phép nối

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

Trang 9

(n) Câu chốt

+ Đoạn tổng- phân- hợp: Đoạn văn tổng - phân - hợp là cách trình bày nội dung

đoạn văn đi từ ý chung, khái quát rồi đến các ý chi tiết, cụ thể, sau đó tổng hợp thành ý khái quát cao hơn

Sơ đồ:

(1) Câu chủ đề 1

(2) (3) (n-1)

(n) Câu chủ đề 2 ( khái quát, nâng cao)

Đoạn văn không có câu chủ đề gồm: đoạn móc xích, đoạn song hành.

+ Đoạn móc xích: Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc

nối vào ý trước ( qua những từ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trứơc

Sơ đồ:

(1)

(2) (n)

+ Đoạn song hành: Song hành là cách trình bày đoạn văn sắp xếp các ý ngang

nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc nối vào ý kia

Sơ đồ:

(1) (2) (n)

3.1 2 Khái niệm đoạn văn nghị luận:

a Văn bản nghị luận:

* Thế nào là văn nghị luận:

- Theo từ điển Tiếng Việt, nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn

đề nào đó

- Loại văn bản dùng để phát biểu tư tưởng, quan niệm của mình về một vấn

đề nào đó và thuyết phục người nghe đồng tình với mình gọi là văn nghị luận Như vậy, văn bản nghị luận là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc ( người nghe) một tư tưởng, quan điểm nào đó Muốn thế, bài văn nghị luận phải

có luận điểm rõ ràng, có lĩ lẽ và dẫn chứng thuyết phục

b Đoạn văn nghị luận:

Đoạn văn nghị luận cũng phải đảm bảo các đặc điểm chung của một đoạn văn thông thường

- Đoạn văn nghị luận là một phần ( bộ phận) của văn bản nghị luận

Trang 10

- Yêu cầu của đoạn văn nghị luận:

+ Đoạn văn phải đúng yêu cầu về hình thức và cách thức diễn đạt nội dung đã chọn ( như quy nạp, diễn dịch, tổng- phân- hợp…)

+ Đoạn văn phải thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở

vị trí đầu tiên ( đối với đoạn diễn dịch, tổng-phân-hợp) hoặc cuối cùng ( đối với đoạn quy nạp)

+ Đoạn văn cần có đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật

tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm

+ Các câu trong đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội dung

và hình thức Đoạn văn phải đảm bảo có tính liên kết, quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác nhau trong văn bản

+ Đoạn văn cần có sự diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận điểm có sức thuyết phục

- Cách trình bày nội dung thường gặp của đoạn văn nghị luận: quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích, tổng-phân-hợp

c Đoạn văn nghị luận xã hội

Cũng như bài văn nghị luận xã hội, đoạn văn nghị luận xã hội bao gồm 2 dạng: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống

3.2: Về kĩ năng

- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội

Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng rất nhiều cách khác nhau: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích và tổng- phân - hợp Trong chuyên đề này, chúng tôi hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày đoạn văn Tổng phân -hợp bởi nó mang đầy đủ những đặc điểm của đoạn văn nói chung

- Nội dung được trình bày theo trình tự từ khái quát ( Tổng hợp) đến cụ thể (phân tích) rồi lại về khái quát ( tổng hợp)

- Cấu tạo: gồm 3 phần: Mở đoạn ( thường gồm 1 câu) có nội dung nêu ra

ý chung, khái quát của cả đoạn, thân đoạn ( khai triển đoạn) gồm một số câu có nội dung triển khai cụ thể các ý đã nêu ở câu mở đoạn, kết đoạn (thường gồm 1 câu), có nội dung tóm tắt, tổng hợp nội dung đã được nêu ra ở phần mở đoạn và triển khai cụ thể ở phần thân đoạn Như thế đoạn tổng- phân- hợp thực chất là sự tổng hợp của đoạn diễn dịch và quy nạp

Để làm tốt được đoạn văn nghị luận xã hội theo kết cấu Tổng - phân - hợp

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w